Nguyễn Ngọc Danh

 

HIỀN SĨ - ĐẠO SĨ - BA VUA TẠI MÁNG CỎ CHÚA HÀI ĐỒNG.

HỌ LÀ AI ?

 

 

Mùa Giáng Sinh- Mùa Noel, những từ ngữ quá quen thuộc với người Việt, bất kể thuộc thành phần, tôn giáo nào, đều mang tâm thức là mùa của vui tươi, hạnh phúc hay rất lăng mạn trong t́nh yêu đôi lứa. Đặc biệt người tín hữu công giáo.

Họ trưng bày cảnh đêm Giáng Sinh với máng cỏ, trong đó có ba nhân vật chính : Mẹ Maria, Thánh Giuse, Chúa Hài Đồng. Chung quanh có ḅ, chiên, lừa, các mục đồng. Sau đêm mừng lể Giáng Sinh trong máng cỏ xuất hiện thêm ba nhân vật gồm : Ông da đen. Ông da trắng, Ông da vàng. Ba nhân vật này ngày xưa chúng tôi được quư Cha, quư Thầy, quư Sơ, những người hướng dẫn về giáo lư cho biết, đó là Ba Vua tới thờ lạy chúa Hài Đồng Giêsu. Sau này và măi cho tới hôm nay tháng 12- 2018, tất cả các sách phúc âm công giáo đều dịch là ba Hiền sĩ, hay Đạo sĩ từ phương Đông tới Jerusalem theo thánh sừ Mathew..

Qua sách, báo, Intrenet ngày nay, t́m hiểu thêm chúng ta c̣n thấy tên của từng người và c̣n cho là biểu tượng cho ba châu lục: Châu Phi (Ông da đen). Châu Á (Ông da vàng), Trung Đông (Ông da trắng). Nhưng đó chỉ là phần ngoại sử. Nó mang tính suy đoán hay dẫn giải theo cảm tính. Tựu trung, tôi vẫn luẩn quẩn, thắc mắc câu hỏi "Chính thực họ là aí " ? và chưa được giải thích một cách rơ ràng. V́ thời Chúa Giáng trần, người Do Thái và một số quốc gia đă có sử sách ghi chép. 

Ba nhà Hiền sĩ, Đạo sĩ, họ là ai? thuộc quốc gia nào? Họ tới với tánh cách cá nhân hay đại diện cho tầng lớp quư tộc vua chúa nào? Tại sao họ lại theo dấu ngôi sao lạ tới Do Thái? Giải đáp được những câu hỏi đó, chúng ta sẽ hiểu được một phần nào giá trị thiêng liêng cao quư cuả ngày lễ Giáng Sinh. Đồng thời biết được chân tướng của ba vị Đạo Sĩ kia.

Trước tiên xin khắng định, tôi không phải nhà thần học, cũng không là một nhà khảo cổ. Tôi chỉ dựa vào lịch sử theo Cựu Ước, người Thiên Chúa Giáo gọi là Thánh Kinh Cựu Ước và đó cũng là cuốn sử của Do Thái thời xa xưa, ḥng t́m hiểu thêm về Ba Vua, Hiền Sĩ, Đạo Sĩ mà thôi. Do đó những ǵ thuộc về huyền nhiệm và tín lư, là một giáo hữu trong cộng đoàn cuả giáo hội, tôi luôn tuân thủ mọi điều giáo hội chỉ dậy và ấn định. Với chủ đích của bài viết, tôi sẽ đi vào phần cốt lơi là đi theo dấu chân của Cựu Ước cộng với lịch sử địa dư hiện đại để có thể t́m hiều chân tướng thật sự của ba nhân vật : Ba Vua, Hiền sĩ, Đạo sĩ.

Theo phúc âm thánh Mathew: Vây khi Chuá Jesu đă sinh ra tại Bethlehem đất họ Juda, đời vua Herode, th́ có ba vua từ Phương Đông đến thành Jerusalem (Math 2,1). Vâỵ ba vua đó là ai? Các bản dịch Thánh Kinh Mỹ gọi họ là Magi. Các bản dịch của Việt Nam là: Đạo sĩ, Hiền sĩ, Thầy Chiêm Tinh.... Lục t́m trên Net tôi gặp các bài viết như sau:

1 - Câu Mt 2,1 trong bản Nova Vulgata là: “Cum autem natus esset Iesus in Bethlehem Iudaeae in diebus Herodis regis, ecce Magi ab oriente venerunt Hierosolymam”.

Trong tiếng Latinh: magi là số nhiều của magus - có nghĩa là phù thuỷ (sorcerer), pháp sư (magician), nghĩa là người sử dụng các sức mạnh bí ẩn của tự nhiên để tạo ảnh hưởng đến các sự kiện và thực hiện những kỳ công. Thuật từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp magoi là số nhiều của magos - nghĩa là người thuộc hàng tư tế và có học thức (thế kỷ IV TCN). Nhưng từ này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ba Tư cổ (thế kỷ VII TCN): magush, và thậm chí có thể phát sinh từ ngôn ngữ Tiền-Ấn-Âu (khoảng thế kỷ III TCN): magh (đt.) nghĩa là có khả năng, có quyền lực. Trong tiếng Anh (từ thế kỷ XIII), từ này phát sinh ra từ magician (thuật sĩ, thầy pháp, thầy phù thuỷ, nhà ảo thuật), ngày nay thường được hiểu theo nghĩa xấu, nhưng trong nguyên ngữ th́ không phải như vậy
 

2 - Magi = ba vua?

Cha Cố Chính Linh (1916) dịch câu Mt 2,1: “Vậy khi Đức Chúa Jêsu đă sinh ra ở Bethlehem đất họ Juđa, đời vua Hêrôđê, th́ có ba vua ở phương Đông đến thành Jerusalem” và ngài chú thích: “Từ thuở xưa trong Hội Thánh vốn đoán các bác sĩ ấy là ba vua - PSAL. LXVIII, 30-32; ISAIA LXIX,7; LX,3-10 – Ông thánh Beda dạy rằng: Tên ba vua ấy là Caspar, Melchior, Balthasar” 8].

Thực ra, magi được gọi là “ba vua” là do các tác giả Kitô giáo, khoảng thế kỷ III, liên kết các ngài với câu Tv 72,11: “Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng” [9]. Ngoại trừ Tertullian (Adv. Marcion, III, xiii) nói rằng các ngài “gần như là những vị vua (fere reges)”, không có giáo phụ nào nói rằng các ngài là vua, và như vậy cũng phù hợp với những kết luận từ các chứng cứ ngoài Thánh Kinh của Philon, Herodotus (History I, ci) và Strabo (XI, ix, 3) [10].
 

3 - Magi = Các đạo sĩ?

Uỷ ban Giám mục về Truyền bá Phúc Âm (1973), Cha Nguyễn Thế Thuấn (1976) và Cha An Sơn Vị (1983) dịch “magi” là “đạo sĩ”. Chúng ta có thể hiểu là từ này theo nghĩa rộng là “người xuất gia tu hành”, như thế cũng đúng với “magi” như đă nói trên.
 

4 - Magi = các nhà chiêm tinh?

Nhóm Phiên Dịch CGKPV xưa nay vẫn dùng từ “nhà chiêm tinh” để chỉ các vị magi. Quả thực magi cũng là những nhà chiêm tinh ( trích từ Wikipedia)

 

Qua môt số sách vở và bài viết dẫn chứng trên, chúng ta thấy các tác giả bài viết chỉ giải thích về tên cuả họ, mà không nêu rơ được họ là ai, thuộc ḍng tộc nào. quốc gia nào ở Phương Đông. Và chắc chắn họ không phải là Vua. Sau này c̣n cho họ tên : Caspar, Melchior, Balthasar và khoác cho họ là đại diên của Phi Châu (ông màu da đen), Á Châu (Ông màu da vàng) và Trung Đông (Ông màu da trắng) như tŕnh bày ở trên

Đọc lại đọan phúc âm của thánh Mathew : “Vậy khi Đức Chúa Jêsu đă sinh ra ở Bethlehem đất họ Juđa, đời vua Hêrôđê, th́ có ba vua ở phương Đông đến thành Jerusalem” [1] (Mt 2,1).

Đoạn thánh kinh trên chúng ta nên chú ư tới câu : Có ba vua ở Phương Đông tới. Câu này xác định rơ ràng ba ông Vua ( Magi) đến từ Phương Đông. C̣n lễ vật họ dâng cho Chúa Hài Đồng là :Vàng, Nhũ Hương, Mộc Dược. Phần này cũng nên bàn thêm về biểu tượng của các lễ vật:

- Vàng chỉ sự giàu sang, quư phái dành cho vua chúa. Ư tưởng Chúa Hà́ Nhi là Vua.

- Nhũ Hương, loại hương liệu dùng trong các nghi thức tế lễ, dâng hiến thần linh trong đền thờ. Biểu tượng cho bản tính thiêng liêng, cao trọng của Chuá Hà́ Nhi.

-Mộc Dược là các loại cây chữa bệnh. Người Việt chúng ta gọi là dược thảo, biểu tượng cho bản tính loài người của Chuá khi xuống thế. V́ mang bản tính loài người nên cha mẹ và Chuá Jesu nhiều khi cũng phải dùng tới khi trở trời, trái gió bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi. v..v

Nhưng trong bà́ này trọng tâm là t́m hiểu ba ông Vua, Hiền Sĩ, Đạo sĩ. Họ thuộc ḍng giống nào? Tại sao một vị vua dân Do Thái được sinh ra quá quan trọng đối với họ như thế? Tất cả những câu hỏi ấy không thể nào trả lời một cách nghiêm túc nếu chúng ta không thuộc Cựu Ước cũng là lịch sử và địa chính trị của dân Do Thái vào trước và cùng thời Chúa giáng trần. Vậỵ để thống nhất, chúng ta nên tạm dùng từ Hiền Sĩ ( Magi) hay Đạo sĩ cho Ba Ông trong bài này..

Trước hết chúng ta t́m hiểu về địa lư chính trị của Do Thái thờ́ Chúa Jêsu giáng thế. Theo phúc âm thánh Mathew, ba vị hiền sĩ đến từ Phương Đông. Không nói tới tên tuổi và thuộc đất nước nào. Xét về địa lư phương Đông của nước Do Thái thời đó là một vùng thuộc các giống dân gọi chung là Assyria ( xem bản đồ ). Vùng này hồi đó và măi cho tới hôm nay và rất có thể măi măi hoàn toàn thù nghịch với Do Thái.

 

 

Xem bản đồ chúng ta thấy các phương: Đông, Nam, Bắc cuả Do Thái thời đó toàn là những nước hay đế quốc thù ghét Do Thái. V́ kể từ khi Abraham đưa ḍng họ từ Thành Ur tới Canna rồi từ Canna tới Egypt, từ Egypt trở lại đất Canna,  họ bắt buộc phải tranh đấu một sống một c̣n với các giống dân chung quanh, gây ra sự thù hằn, ganh ghét giữa dân Do Thái và các nước lân bang qua hai phương diện: Tranh dành lănh thổ và niềm tin ( tôn giáo). Tất cả những nước bao quanh Do Tháí ở phương Đông gồm: Iraq, Iran, Jordan. Phương Bắc: Syria. Phương Nam: Egypt. Những nước đó họ đều thờ các vị Thần khác nhau theo niềm tin của từng quốc gia, hoàn toàn không thống nhất. Thần của họ là những biểu tương mang tính vật chất nhiều hơn là thiêng liêng. Ngược lại Do Thái thờ Đấng dựng nên muôn loài, là Đấng Tự Hữu (Yêhova). Ngài là chúa trời đất và muôn loài nên không mang tên rơ ràng, vô h́nh, vô tướng, biểu tượng bằng bốn chữ YHWH . Trong Kinh thánh phiên âm là đấng Yêhova hay Yahvê. (Kitô giáo gọi là Thiên Chúa hay Chúa Trời.) Tất cả những xung khắc về quyền lợi lănh thổ và nhất là tín ngưỡng đă dẫn tới sự thù địch truyền kiếp giữa họ và dân Israel, sau này là Do Thái măi cho tới ngày nay. Đặc biệt khi xuất hiện Kinh Cựu Ước, trong đó người Do Thái luôn xem dân tộc ḿnh là kẻ được Chúa chúc phúc, tuyển chọn, bao che, bênh vực. Các dân chung quanh bị người Do Thái khinh thường coi rẻ, bị gọi là dân ngoại, tội lỗi v́ thờ các thần trần thế ô uế nên không được Chúa trời yêu thương, che chở. Những trận chiến ngoài phân tranh dành lănh thổ, phần tôn giáo đóng một vai tṛ rất qua trọng và gần như chủ yếu.

Qua những ḍng lịch sử khái quát trên cho chúng ta có kết quả là Do Thái từ ngàn xưa tới nay luôn bị bao bọc bởi các nước thù địch ở các phương Bắc, Đông và Nam, ngoại trừ phía Tây là biển Địa Trung Hải. Từ đó cho phép chúng ta đặt nêu câu hỏi: Tại sao ba nhà Hiền Sĩ, Đạo sĩ thuộc các nước Phương Đông là những nước thù địch lại phải mất công đi t́m kiếm và dâng lễ vật cho một vị vua Do Tháí mới sinh, một vị vua tương lai của các giống dân thù nghịch truyền kiếp với đất nước họ từ ngàn xưa? Việc làm ấy nào có lợi ǵ cho đất nước và chính cá nhân họ. Hơn nữa Do Thái thời đó c̣n dưới sự thống trị của người La Mă, một đất nước hèn kém, nghèo nàn gần như sắp diệt vong. Nếu có hạ sinh được vị vua trong hoàng thành của Herode th́ cũng chẳng khác chi bao vị vua vô tích sự khác. Hoặc nếu có sự xuất hiện một minh quân, cái thế, th́ chỉ có lợi cho dân Do Thái, cũng đồng nghĩa với sự nguy hiểm cho các dân tộc lân bang và chính quốc gia của họ. Vây việc ǵ họ phải đi t́m kiếm một vị vua của nước thù địch, rồi quỳ lạy và dâng hiến lễ vật. Như thế có nghịch lư và đồng nghĩa với tội phản bội tổ quốc, tổ tiên họ hay không?

Xuyên qua những dữ kiện ấy, câu hỏi được đặt ra :" Thực sự Ba vị Đạo Sĩ đến từ Phương Đông là ai trong đoạn kinh thánh của Thánh Mathew ?. Họ thuộc ḍng tộc nào mà tôn quư, quỳ lạy một chú bé Do Thái nghèo hèn nơi hang ḅ lừa và cũng là kẻ thù nghịch của dân tộc họ? T́m được giải đáp cho câu hỏi này cũng chính là đi t́m chân tướng thực của ba vị Magi.

 

Các vị thần cuả Assyria, Babilon và Egypt

 

Thân phận Ba vị Đạo sĩ Sĩ ấy là ai ?

Qua đoạn thánh kính của thánh Mathew, Thánh sử đă vẽ lại h́nh ảnh ba vị Đạo Sĩ tới kính viếng Chúa Hài Đồng:

Và ḱa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương, lại đi trước họ, măi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nh́n thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đă gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đă quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đă dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đă qua đường khác trở về xứ sở ḿnh ( Mt 2; 1-12)

Khung cảnh ấy cho chúng ta thấy sự khiêm cung của ba vị Đạo Sĩ đến từ Phương Đông trước cảnh nghèo hèn của cha mẹ và bé hài nhi Do Thái. Chú bé đó lại là người không cùng chủng tộc tín ngưỡng với Họ. Đây là một sự kiện nghịch lư và lạ lùng chưa từng xảy ra. Điều này càng chứng tỏ họ tuy đến từ các quốc gia Phương Đông, nhưng bản thân họ không phải là kẻ thù của người Do Thái và rất có thể họ là những người rất cảm t́nh với người Do Thái. Sự cung kính và yêu thương của họ được thể hiện qua những lễ vật: Vàng, Nhũ Hương, Mộc Dược mà ư nghĩa của từng lễ vật đă nói tới ở phần trên. Vậy họ là ai ? Thân phận của họ thế nào ? Họ thuộc ḍng giống nào ở phương trời xa xôi Phương Đông kia? Họ có dây mơ, rễ má với dân Do Thái hay không?  Vậy chúng ta nên đi vào cuốn Cựu Ước cũng là lịch sử của Do Thái để t́m chân tướng của họ, xem có liên quan ǵ tới ḍng giống Do Thái hay không? Tại sao họ lại có môt mối chân t́nh vô cùng kỳ lạ như thế?
 

Tóm Lựọc Lịch Sử Từ Khi Abraham bỏ Thành Ur Tới Khi Chúa Giáng Trần:

Khi Abraham rới bỏ thành Ur trên vùng đất thuộc đồng bằng cực nam Assyria ngày nay thuộc Iraq. Đồng bằng này được cấu tạo bởi hai ḍng sông lớn vùng Assyria là Tigris và Euphrates . Một ngày, Abraham nghe tiếng gọi huyền bí của Thánh linh. Ngà́ hứa sẽ đưa ông và gia tộc về vùng Đất Hứa, nơi chảy ra sữa và mật ong. Đất hứa ấy ở đâu? Abraham nào có biết. Nhưng tiếng nói ấy có một hấp lực kỳ lạ trong tâm trí. Ông bèn dẫn gia tộc rời bỏ thành Ur, lên đường qua các vùng hoang mạc, những khúc gần bờ sông Euphrates và Tigrits, nghỉ chân tại Harras rồi đi về hướng Tây Nam qua Damacus, đi thẳng vế hướng Nam tới Bethel (đất Canna sau này). Sau đó vùng Bethel bị hạn hán, đói nghèo, Abraham dẫn gia tộc họ hàng qua Egypt kiếm sống. Shara, vợ cuả Abraham bị bắt rồi cung hiến cho Pharaon của Egypt. Bà đượcThiên Chúa che chở nên từ thân thể bà phát sinh ra những chứng bịnh lạ cho Pharaon và Hoàng cung. Hoảng sợ, họ thả bà ra và đuổi cả gịng họ này ra khỏi Ai cập.

Trở lại vùng đất Bethel (Canna). Đoàn người của Abraham phải chiến đầu kịch liệt một sống, một c̣n với các giống dân sống chung quanh. Mặc dù dân it, nhưng nhờ sự hộ tŕ cuả đấng tối cao, Người đă hứa sẽ đưa ông về vùng đất hứa nên đoàn người cuả Abrahm đă toàn thắng trên khắp chiến trường, tạo nên một lănh thổ mới, một đoàn người di dân mới tại tân lănh địa Canna. Từ lănh địa naỳ đoàn người cuả Abraham sinh sôi nảy nở lớn mạnh dưới sư quan pḥng cuả đấng Yêhova, từ thế hệ này tới thế hệ khác, truyền tới đời Jacob, sau naỳ đổi thành Israel. Đây chính là khúc quan trọng tạo nên một ḍng tộc mà cho tới ngày nay trong cuốn Cựu Ước xem như miêu duệ cuả Abraham tại vùng đất Thánh Canna. Và tại đó một kinh thành Jerusalem được xây dựng mang dấu tích thánh thiêng. Chính từ ḍng dơi naỳ sẽ nảy sinh một chồi Jessê thơm ngát. Và cũng chính ḍng họ này, Thiên Chúa phải can thiệp bởi sự bội tín của họ.

Jacob có mười hai người con trai, ít nhất một người con gái, sinh bởi hai bà vợ chính là Leah và Rachel và bởi hai người hầu gái của hai bà là Bilhah và Zilpah. Mười hai con trai của Jacob: Reuben, Simeon, Levi, Judah, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Issachar, Zebulun, Joshep, Benjamin và con gái Dinah.
 

Bản dồ cuộc hành tŕnh cuả Abraham

Ông chia đất đai cho mười một người con trai. Riêng chi tộc Levis không đựợc chia đất đai nhưng được hưởng thuế và các vật dâng hiến của người dân thuộc mười một chi tộc Israel. V́ chính ḍng họ Levis lănh nhận chức tư tế, đại diện cho dân Israel dâng của lễ tại các đền thờ phượng đấng Jêhova : Họ không có đất thừa hưởng ở Ca Na An (DSKư 18:23–24), nhưng họ nhận được thuế một phần mười (DSKư 18:21), bốn mươi tám thành (DSKư 35:6), và được quyền nhận của bố thí của dân chúng trong các buổi lễ (PTLLKư 12:18–19; 14:27–29).

Đất nước Israel sau thời vua Salomon băng hà bị chia thành hai phần lấy thành Jerusalem làm ranh giới.

Phía Bắc phần đất Samaria chia cho chín chi họ : Reuben, Simeon, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Issachar, Zebulun, Joshep, và một phần chi họ Levis. Thủ đô của họ là Saramita.

Phía Nam có 02 chi họ: Judah, Benjamin, và một số thuộc chi họ Levis. Thành thánh Jêrusalem là thủ đô thuộc về vùng phiá nam.

Tới thời điểm này Dân tộc Israel chia rẽ thành hai khu vực riêng biệt Nam, Bắc nên trong Thánh Kinh Cựu Ước gọi là hai Nhà Israel và Judah thay v́ hai nước.

 

 

Sự Biến Mất cuả nhà Israel (Phiá Bắc)

Sau khi vua David băng hà, nhường ngôi lại cho con là Salomon. Salomon là môt vị vua rất thông minh, ông nổi danh qua việc xét xử hai người đàn bà giành nhau việc đánh tráo một đứa c̣n sống và một đứa đă chết. Nhưng sau đó Salomon sống một cuộc sống hoang loạn, sa đọa, tin theo lời các bà vợ dân ngoại, tin và tôn thờ các ngẫu tượng của dân ngoại cùng với Đấng Yahve, Đấng đă lập giao ước với Abraham tổ phụ của dân Israel. Salomon đă dẫn đưa vương quốc Israel vào con đường sai lầm nên Chúa tuyên phán sẽ xé vương quốc Israel ra và trao một phần cho một kẻ tôi tớ (verses 11-13).

Điều này đă ứng nghiệm như lời tiên tri. Sau khi Salomon băng hà, vương quốc Israel phân chia thành hai. Một nhóm đa số tách rời theo Jeroboam (con vua Salomon) về hướng Bắc Jerusalem thành lập vương quốc Israel với Mười chi họ và một số thuộc ḍng Levy. Nhóm nhỏ c̣n lại theo Rehoboam (con của Salomon) đi về hướng nam lập thành vương quốc Judah (1 king 12, 2 -2 chronicles 10-11). Kể từ đó hai vương quốc này trở nên thù nghịch nhau ṛng ră suốt hai thế kỷ.

 

Nhóm Phía Bắc 10 chi họ Israel : Asher, Dan, Ephraim, Gad, Issachar, Manasseh, Naphtali, Reuben, Simeon, và Zebulu.

Qua nhiều lời cảnh cáo của các tiên tri, đặc biệt tiên tri Elia, Vua và dân Israel vẫn không hối cải, tiếp tục sống trong một tôn giáo pha trộn với các nghi thức tôn giáo chính, tà lẫn lộn. Cuối cùng vào năm 722 BC (trước Thiên Chúa) qua nhiều đợt tấn công của người Assyria, dân Israel bị xua đuổi và đè bẹp. Họ bị bắt làm tù binh và đưa đi lưu đày trên khắp vùng Assyria bên kia sông Euphrates (phiá Đông ) Israel như lời các tiên tri cảnh cáo trước đó hai thế kỷ. Trong khi đó số dân Israel thấp hèn nghèo khó c̣n ở lại, trở thành kẻ bị trị, sống lẫn lộn với người Assyria chiếm đóng rồi bị đồng hóa trở thành giống dân Samaritano. Đây là giống dân Israel bị pha trộn. Họ không c̣n thờ phượng Thiên Chuá, thay vào đó là các thần của dân ngoại Assirya. Từ đó người Do Thái (Jews) gọi bọn họ là dân ngoại ngay cả khi họ trở về từ chốn lưu đày Babilon,và sau này trong Tân Ước Chúa Giêsu nhắc đến họ trong một vài dụ ngôn cũng gọi họ là kẻ ngoại giáo. Nhưng là một Samaritano tốt lành.

 

Nhóm phía Nam 02 Chi tộc: Judah - Benjamen Bị Lưu Đày

Trong khi đó ở phía Nam, lịch sử Judah có một chút khác biệt v́ cũng có một số vua biết kính sợ Thiên Chúa, đă cố gắng kéo dân Judah về con đường thiên hảo, nên Judah cũng kéo dài hơn Israel vài thế kỷ. Cuối cùng họ vẫn sống một cuộc sống sa đọa về luân lư và đạo đức. Giống như vương quốc Israel, Chúa đă sai nhiều tiên tri rao lời cảnh cáo nhưng họ không nghe. Thế rồi án phạt của Chúa ứng nghiệm. Ngày tàn của Judah vào năm 586 BC dưới sức tấn công tàn bạo của dân Assyri (Đế quốc Babylon). Họ cướp của và tàn phá Jerusalem. Người dân Judah bị đưa đi lưu đày trên đất Babylon hơn 70 năm. Trong những tháng ngày lưu đày ấy, họ ăn năn thống hối, kêu cầu Thiên Chúa đến giải thoát họ. Cuốn Kinh Cựu Ước được hoàn thành và ra đời vào trong hoàn cảnh éo le khốn khổ này. Trong đó bài Thánh Vịnh Bên Bờ Sông Babylon là ấn tích muôn đời cho con cháu Judah nói riêng và ḍng dơi Israel nói chung. 

Sau thời Nabucôđônoso (604-552), đế quốc Babylon suy thoái và tan ră, nhường chỗ cho đế quốc Ba Tư của vua Kyrô. Năm -539 BC vua Kyrô Ba tư ( Iran ngày nay) chiếm được thành Babylon và sau đó mở rộng đế quốc đến tận Ai Cập.

Vua Kyrô tôn trọng phong tục các giống dân đă bị chinh phục. Ông có chính sách rộng răi về mặt tôn giáo: Công nhận và khuyến khích tôn giáo của các dân dưới quyền cai trị, v́ vậy mà năm -538 (TCN) ông ra chiếu chỉ cho phép người Do Thái ở Babylon được hồi hương. Đồng thời vua cho trả lại những vật dụng quí giá mà Nabucôđônoso đă lấy của Đền Thờ Giêrusalem và c̣n ra lệnh xuất tiền công khố để đài thọ phí tổn xây lại Đền Thờ. Tiên tri Daniel c̣n gọi là Isaia Đệ Nhị đă không ngần ngại gọi Kyrô là “Đấng Được Xức Dầu Của Thiên Chúa” (451) và là “Mục Tử Của Thiên Chúa” (4428), là người được Chúa chọn để cứu Dân Chúa.

Sau khi được giải thoát khỏi kiếp nô lệ tại Babilon, theo sách vở có khoảng năm chục ngàn (50,000) người trở về quê cha, đất tổ xây dựng lại cuộc sống mới và tái thiết lại thánh Thánh Giêrusalem bị phá đổ. Trong sự trở về ấy, có thể có rất nhiều người Do Thái quyết định ở lại, không trở về quê hương v́ đă lập nghiệp, có cơ ngơi nơi dất khách, quê người.

Số người ở lại Babilon này, cộng với số người thuộc Mười Chi Họ Israel phiá Bắc bị người Assyria lưu đày trên khắp vùng thuộc lưu vực hai con sông Tigris và Eupharis. Họ đưọc xem là Mười Hai chi tộc Do Thái bị thất lạc ( The lost Tribes of Israel). Điều này được chứng minh là hiện nay có những bộ tộc tại miền Bắc Ấn, tại Bắc Miến Điện, tại Yemen, Ethiopia và một vài bộ tộc nhỏ trên các quốc gia tạị Phi Châu. Tất cả những ḍng tộc lớn, nhỏ và những người thất lạc khác, tuy họ sống ngoài lănh thổ Israel, đất nước Judah ( Jew, Do Thái ngày nay ), nhưng tâm hồn luôn hướng về quê cha đất tổ. Họ khẳng định chính họ là miêu duệ cuả gịng dơi Israel qua những phong tục, nghi thức lễ tế của người Do Thái xưa. Ngày nay với sự tiến bộ khoa học về DNA, họ có chỉ số nguyên thuỷ Do Thái lớn hơn những người Do Thái tại bản quốc hiện nay. Họ luôn mong ngóng một ngày nào đó được về sống trên vùng đất cổ xưa bên thành thánh Jerusalem.

Phải chăng chính ba vị Đạo sĩ đến từ Phương Đông trong câu kinh thánh của Thánh Mathew là những miêu duệ của Mười Hai Chi Tộc Do Thái bị thất lạc khi xưa? Chỉ có những con người mang huyết thống và luôn ngưỡng mộ, hướng tâm hồn ḿnh về quê Cha Đất tổ Israel mớí bỏ cả cuộc đời t́m kiến sự lạ báo hiệu việc giáng thế (xuất hiện) cuả đấng Cứu Độ mà người Do Thái trông ngóng.

Sự trông ngóng, mong đợi đó được báo trước từ miệng các Tiên Tri qua những bài Thánh Vịnh. Đối với người Do Thái, Đấng Thiên sai ấy sẽ đến đề giải thoát dân Isreal và đưa đất nước và con người họ lên thành quốc gia danh dự và cao trọng nhất trong các quốc gia trên địa cầu này. Cũng bởi chính điều này nên người đàn bà Do Thái nào kết hôn mà không sinh con dù trai hay gái được xem là những kẻ không được Thiên Chúa chúc phúc

Trong niềm tin và sử liệu tŕnh bày trên chúng ta có thể tin rằng ba vị Đạo Sĩ ở Phương Đông đi t́m Chuá cũng chính là miêu duệ cuả các chi tộc Israel bị thất lạc nên cả cuộc đời họ, họ đă bỏ công sức t́m kiếm và theo dơi điềm lạ. Khi thấy điềm lạ đó xuất hiên trên bầu trời, họ tin rằng Đấng Thiên Sai mà các tiên tri nói tới khi xưa đă xuất hiện tại Do Thái. Do đó, tuy sống trên các quốc gia thù nghịch với dân Do Thái và tại các vùng đất xa xôi, khác nhau, nhưng cùng mục đích và chí hướng tin rằng đấng Thiên sai đă giáng trần trên đất Do Thái. Họ đă cùng nhau cất bước lên đường về Do Thái để t́m kiếm đấng Thiên Sai. Nhưng khi họ t́m thấy Đấng họ muốn t́m, th́ cảnh vật và thực trạng trước mắt quá đỗi khiêm tốn, nghèo nàn. Với niềm tin, họ vẫn khiêm cung quỳ lạy và dâng các lễ vật cho vị Thiên Sai đến để cứu độ cho muôn dân.

 

Kết

Ba vị Đạo Sĩ ấy đến từ các đất nước thù nghịch với Do Tháí ở Phương Đông. Phải chăng họ chính là Miêu Duệ cuả Mười Hai Chi Phái Israel phía Bắc, và Judah phía Nam bị thất lạc? Họ bị phân tán và làm nô lệ tại các nước thuộc giống dân Assyria trên vùng đất giữa hai ḍng sông Tigrit và Euphrates hơn 700 BC ( trước Chúa Giáng Sinh). Mặc dù thân thế của họ thuộc về giống dân nơi sinh sống nhưng tâm hồn vẫn luôn quan tâm tới sự hưng vong, tồn tại của tổ tiên Israel. Sự quan tâm ấy được chứng minh qua sự vui mừng lên đường của ba vị Đạo sĩ t́m kiến Vua Do Thái, hay Đấng Thiên Sai giáng trần được mô tả trong bài Kinh Thánh của Thánh Mathew ( 2: 1-12)./. Cũng Vậy, năm 70 AC (sau thiên Chúa) người Do Thái bị La Mă thẳng tay trục xuất khỏi lănh thổ, họ lang thang trên khắp thế giới. Sau khi đế quốc La Mă sụp đổ, vùng đất hứa cuả người Do Thái lại rơi vao tay người Hồi Giáo. Từ đó trở đi tưởng chừng như người Do Thái không bao giờ phục hồi lại quê hương, vùng đất mà đấng Jêhova đă hứa ban cho tổ tiên của họ.

Trên con đường lưu lạc khi bị đẩy ra khỏi quê hương do đế quốc La Mă. Người Do Tháí bị khinh rẻ, kỳ thị và sát hại. Nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn hướng về vùng Đất Hứa Canna. Khi gặp nhau, câu chào của họ luôn được nói: "Hẹn gặp lại tại Jerusalem năm tới". Câu chào hỏi ấy là môt thông điệp đầy ḷng cương quyết gởi tới tất cả mọi người Do Thái đang lang thang lưu đầy khắp nơi gần Hai ngàn năm. Và cũng nhắc nhở với nhau " Lời hứa của Chúa với Cha Ông họ khi xưa sẽ không bao bị quên lăng". Trong cái bóng tối vô vọng ấy th́ Thế Chiến Thứ II chấm dứt. Cảm thương cho dân tộc Do Thái bị người Đức sát haị hơn 06 triệu người, Liên Hiệp Quốc đă chia vùng đất của dân Palestin lúc đó thành hai phần. 57 % cho Do Thái. C̣n 43% cho Palestin gốc Ả Rập. Phần đất này LHQ giao cho người Anh cai trị với Jerusalem là thành phố quốc tế.

Năm 1948 khi người Anh tuyên bố chấm dứt sự cai trị do LHQ ủy nhiệm th́ người Do Thái cũng tuyên bố Độc Lập sau gần hai ngàn năm người Do Thái mất nước. Đây cũng là lần Exodus thứ ba. Qua gần hai ngàn năm mất nước, bị lưu đầy. họ vẫn tin vào lời hứa của Jehova. Và họ đă làm được điều kỳ diệu: Trở về miền Đất Hứa và Jerusalem lại trở thành thủ đô của dân tộc Do Thái vào ngày 6 tháng 11 năm 2017 do TT Donald Trump thực hiện. Ông được người Do Thái xem như một Kyro thứ hai, người được xức dầu bởi đấng Yehova

Phải chăng ba vị Đạo sĩ đi t́m Chúa sinh ra tại hang Bethlehem chính là những miêu duệ của người Do Thái bị lưu đày trên các vùng đất Phương Đông? Và cũng như Do Thái ngày nay đă t́m về vùng Đất Hứa mà Thiên Chúa hứa ban cho các tổ phụ của họ? Tuy vẫn c̣n nhiều khó khăn, nhưng có sự ǵ mà không thể đối với Đấng Toàn Năng? T́m hiểu về sự kiện này, người viết hay c̣n rất nhiều người Việt trên khắp thế giới, cảm thấy tâm hồn ḿnh mang tâm trạng gần giống như các nhà hiền sĩ, đạo sĩ xưa nơi máng cỏ. Mong rằng sẽ có một ngày t́m về quê hương để nh́n thấy, chào đón một minh quân của VN ra đời.
 

California Dec 14, 2018

Ngọc Danh

 

 

art2all.net