Lê Duy Đoàn

 

 GIAI PHẨM XUÂN 2018

QUỐC HỌC HUẾ - TÌNH YÊU

 

 

Nguyễn Hữu Thứ

CÁC HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ

TRONG GIAI ĐOẠN 1945-1975

 

          Giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn ngắn nhưng thường được xem như một trong những thời có nhiều biến động dữ dội, đau thưÔng nhất trong lịch sử Việt Nam. Huế, cố đô lại nằm ở vùng giới tuyến Nam Bắc được xem như nơi cô đọng các biến cố và trường Quốc Học chịu ảnh hưởng nặng nề của các sự thay đổi ấy. Làm hiệu trưởng trường trong giai đoạn này là cả một vấn đề nhức óc. Nay nhân lễ đệ bách chu niên trường Quốc Học, chúng tôi sơ lược về những vị hiệu trưởng đó.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 1:

Ông Phạm Đ́nh Ái (1945-1947)

Ông Phạm Đính Ái, người Quảng Nam, đỗ cử nhân Lư Hóa, bắt đầu dạy ở trường Quốc Học Huế từ thập niên 30, nổi tiếng là dạy giỏi, nghiêm chỉnh và có óc tổ chức. Sau cuộc đảo chánh Nhật 9-3-1945, nội các cũ của vua Bảo Đại, theo đề nghị của Thượng thư bộ Học Trần Thanh Đạt, cử giáo sư Nguyễn DưÔng Đơn làm Giám đốc Học chánh Trung Phần và ông Phạm Đ́nh Ái làm hiệu trưởng trường Quốc Học.

Hai ông đă đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo chưÔng tŕnh giáo dục đầu tiên và trong quyết định dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ.

Mặt trận Việt Minh cướp chính quyền ngày 19-8-1945 vẫn giữ ông Ái trong chức vụ hiệu trưởng. Người đưÔng thời tin rằng ông đă tạo ra một không khí giáo dục hào hùng đầy tin tưởng. Bộ máy nhà trường đang chạy tốt th́ xảy ra việc kư kết Hiệp định ngày 6-3-1946, ông Ái phải cho trường dọn tạm thời vô Đại Nội. Công việc vẫn chạy tốt th́ xảy ra chiến tranh bắt đầu từ 19-12-1946, ông Ái tập kết ra vùng Nghệ Tĩnh, trường Quốc Học xem như ră đám.

Sau năm 1954, ông Phạm Đ́nh Ái đoàn tụ với gia đ́nh, ông tham gia công việc giáo dục, lập pháp. Sau năm 1975, ông di cư qua Pháp, sống với gia đ́nh một người con trai (rể của giáo sư Nguyễn Đ́nh Hàm). Cuối năm 1991, ông trở về Việt Nam, theo lời của thân nhân, để có thể an giấc ngh́n thu ở quê cha đất tổ. Ông mất ngày 14-4-1992 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi. Trường Quốc Học Huế, học sinh cũ ở nhiều nơi trên thế giới có làm lễ truy điệu vị thầy cũ.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 2:

Ông Phạm Văn Nhu (1947-1948)

Khi mặt trận Huế tan vỡ vào đầu năm 1947, dân chúng Huế tản cư ra vùng thôn quê. Đời sống vẫn phải tiếp tục. Một số tập kết ra Bắc, một số lớn hơn hồi cư, nên các trường công lập cũng phải mở cửa. Lúc đó trường Quốc Học bị quân đội Pháp chiếm, trụ sở Việt Anh do phủ Ủy viên Pháp quốc, tưÔng đưÔng tịa Công sứ cũ - chiếm. Trường được san sẻ chỗ học với trường tiểu học Thượng Tứ (Paul Bert cũ), trường Lê Lợi (Chaigneau cũ). Thầy thiếu nên trong niên học 1947 - 1948, trường chỉ mở dến lớp Đệ tam (tưÔng đưÔng lớp 10). Hội đồng chấp chánh mời ông Phạm Văn Nhu, một giáo sư cũ làm hiệu trưởng. Ông miễn cưỡng nhận lời, song có lẽ một phần v́ bệnh tật, một phần chán nản về sự sa sút của trường trung học xưa nhất Việt Nam nên ông ít đến trường. Giáo sư Thân Trọng Hy, giám học xử lư thường vụ. Rồi ông Nhu xin từ chức.

Lúc trường ổn định, ông Nhu đi dạy trở lại. Lúc ông Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền, ông được cử giữ chức chủ tịch Quốc hội. Trong danh nghĩa ấy, ông tháp tùng phái đoàn TP. Sài Gòn về dự lễ 60 năm ngày thành lập trường Quốc Học tổ chức tại Huế ngày 26-12-1956. Sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm không còn, h́nh như ông lánh vào ẩn dật. Nay ông Nhu đă an giấc ngh́n thu ở quê nhà.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 3:

Ông Nguyễn Hữu Thứ (1948-1950)

Khi trường Quốc Học đang gặp khó khăn th́ ông Ưng Quả, cựu giáo sư của trường đang giữ chức Giám đốc Học chánh Trung Phần, gặp ông Nguyễn Hữu Thứ, học trò cũ của trường và đă dạy ở trường từ niên khóa 1945-1946. Ông Thứ bị quân đội Pháp bắt trong một cuộc hành quân và phóng thích sau một thời gian giam giữ. Ông Ưng Quả mời ông Thứ làm hiệu trưởng, ông Thứ từ chối v́ lư do cá nhân. Ông Ưng Quả kiên tŕ mời mấy lần nữa, vài người nói thêm như ông Lê Khắc Tường, ông Phạm Bích, Đổng lư văn phòng của Thủ hiến Phan Văn Giáo. Hè năm 1948, sắp khai giảng niên khóa 1948-1949, trường mở thêm lớp đệ nhị chuyên khoa, ông Ưng Quả đích thân gặp ông Thứ và chấp nhận một số đề nghị trong đó có:

- Pháp hoàn trả trụ sở Việt Anh

- Các cơ quan thuộc hội đồng chấp chánh Trung phần trả lại các phòng mượn của trường Đồng Khánh và trường này cho trường Quốc Học mượn lầu phía tây

- Cho phép các công chức có khả năng dạy nếu trường Quốc Học cần.

Cấp trên chấp nhận yêu cầu. V́ thế từ niên khóa 1948-1949 trường có các lớp đệ nhất (tưÔng đưÔng lớp 12). Tuy nhiên, một vấn đề khác được đặt ra: Giáo sư dạy môn triết lư.

May cho trường là linh mục Cao Văn Luận về Huế để đi nhận một giáo xứ ở Nghệ Tĩnh, song linh mục bị kẹt ở Ba Đồn, nam đèo Ngang. Linh mục được phép của tòa Thánh cho dạy môn triết ở trường Quốc Học. Nhờ vậy mà từ năm 1950, trường Quốc Học có tổ chức thi Tú tài toàn phần, học sinh đỗ với tỷ lệ cao, nhiều người được đi du học, nhờ linh mục Luận giúp đỡ. Cần lưu ư là nhờ linh mục Luận mà Viện Đại Học Huế sớm được thành lập.

Ông Nguyễn Hữu Thứ, người Thừa Thiên. Sau khi tái lập xong các lớp tú tài, ông trở về ngành tư pháp cho đến năm 1975. Ông qua Canada theo diện ODP vào cuối năm 1991. Ông định cư ở Missisauga, theo địa chỉ 5124 Rothesay Court, Missisauga, Ontario L5M3Y3.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 4:

Ông Huỳnh Hòa (1950-1954)

Ông Huỳnh Hòa sinh ngày 13-5-1914 tại làng Xuân Đài, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông dạy Pháp văn ở trường Quốc Học. Lúc ông nhậm chức vào đầu năm học 1950-1951, trường có nhiều điều kiện thuận tiện hơn: có chỗ học ổn định cho học sinh, giáo sư tạm đủ, t́nh h́nh chính trị lắng dịu hơn một chút. Năm 1954, ông được bổ nhiệm vào
TP. Sài Gòn, giữ chức vụ ở Bộ Giáo dục hay Nha Trung Tiểu Học. Lúc rảnh, ông dạy Pháp văn ở trường Hồ Ngọc Cẩn cho đến năm 1969. Ông qua đời ngày 22-5- Tân Dậu (1981) tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 67 tuổi.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 5:

Ông Nguyễn Văn Hai (1954-1956)

Ông Nguyễn Văn Hai là một giáo sư toán nổi tiếng. Ông nhậm chức lúc có Hiệp định Genève, 20-7- 1954. Sau đó, quân đội Pháp hoàn trả cơ sở trường Quốc Học cho Việt Nam. Công việc đầu tiên là tiếp thu trường. Quân đội Pháp không phá phách trường, trạng thái còn tốt nên ông chỉ cần đem bàn ghế bên lầu phía tây trường Đồng Khánh về là được.

Các tầng lầu của trường, trước 1945 làm kư túc xá, chưa chia phòng, dùng sau.

Công việc thứ hai là tiếp nhận giáo sư và học sinh từ Bắc vào. Công việc nặng nhọc, nhưng không khí trường sôi động, vui vẻ hẳn lên v́ có thầy mới trò mới.

Từ niên khóa 1954-1955, trường Quốc Học chỉ có các lớp trung học đệ nhị cấp, các lớp đệ nhất cấp vẫn ở trụ sở Việt Anh, lúc đầu được xem như Khải Định-Quốc Học chi nhánh. Về sau tách thành trường riêng.

Năm 1956, Ông Nguyễn Văn Hai được cử giữ chức Giám đốc Nha Học Chánh Trung Phần. Lúc Viện Đại Học Huế được thành lập năm 1957, ông Hai được bổ nhiệm làm giáo sư rồi Khoa trưởng trường Đại học Khoa học Huế. Sau năm 1975, ông di cư qua Hoa Kỳ, hiện định cư ở Louisville, tiểu bang Kentucky.

 

HIỆU TRƯỞNG THỨ 6:

Ông Nguyễn Đ́nh Hàm (1956-1958)

Ông Nguyễn Đ́nh Hàm, nguyên là một công chức hành chánh, từ năm 1945 ông dạy toán ở trường. Năm 1956, ông được cử làm hiệu trưởng lúc t́nh h́nh ở Huế được xem như có an ninh nhất. Trường được trang bị đầy đủ và giáo sư dồi dào. Lúc đó chỉ có học sinh trung học đệ nhị cấp nên tổ chức ǵ cũng dễ cả.

Ông Nguyễn Đ́nh Hàm lănh nhiệm vụ tổ chức lễ hội 60 năm ngày thành lập trường rất thành công, có lẽ vô tiền khoáng hậu.

Ông Hàm chỉ làm hiệu trưởng hai niên khóa. Về sau ông có làm hiệu trưởng trường trung học tư thục Duy Tân. Tư thất ở 19/11 đường Lư Thường Kiệt Huế.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 7:

Ông Đinh Qui (1958-1963)

Ông Đinh Qui sinh năm 1918, quê quán ở Đồng Hới, Quảng B́nh. Ông là cựu học sinh, cựu giáo sư trường Quốc Học. Ông có soạn sách giáo khoa môn toán, hợp tác cùng các ông Lê Nguyên Diệm, Bùi Tấn.

Thời 1954, lúc trường Quốc Học có cơ sở Việt Anh dành cho các lớp trung học đệ nhất cấp, ông Đinh Qui phụ trách nơi này. Dần dần, trường Việt Anh tách ra thành trường Nguyễn Tri Phương.

Năm 1958, Ông Đinh Qui được cử làm hiệu trưởng trường Quốc Học và ở chức vụ này 5 niên khóa cho đến năm 1963.

Ông vào TP. Sài Gòn tùng sự ở Nha Trung Tiểu Học. Sau 1975, ông cùng gia đ́nh qua Úc và qua đời ở đó năm 1982, thọ 64 tuổi.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 8:

Ông Dương Thiệu Tống (1963-1964)

Ông Dương Thiệu Tống, gốc miền Bắc, có họ gần với nhạc sĩ tài hoa Dương Thiệu Tước.

Giáo sư Dương Thiệu Tống đỗ Ph.D tại Đại học Colombia, thành phố New York, Hoa Kỳ. Ông sinh năm 1925, có nét hao hao giống nhạc sĩ Văn Cao. Ông hát hay, giọng kim. Lúc hát bài “Thiên thai” bằng tiếng Anh rất hay, ông được nhiều người tán thưởng.

Giáo sư Tống chỉ làm hiệu trưởng trường Quốc Học một niên khóa rồi xin đổi vào dạy ở Viện Đại học Sài Gòn. Sau năm 1975, ông còn dạy ở đấy một thời gian. Địa chỉ nhà Ông: 528/15/7 Lê Văn Sỹ, quận Tân B́nh, TP. Hồ Chí Minh.

 

HIỆU TRƯỞNG THỨ 9:

Ông Nguyễn Kư (1964-1971)

Ông Nguyễn Kư sinh năm 1937, người Thừa Thiên là cựu học sinh, cựu giáo sư của trường Quốc Học. Ông được cử làm hiệu trưởng năm 1964, giữ chức vụ này lâu nhất, đến 7 niên khóa.

Ông Nguyễn Kư xin mở dần thêm các lớp đệ nhất cấp. Ông xin thuyên chuyển vào Sài Gòn năm 1971. Sau 1975, Ông di cư qua Canada. Địa chỉ hiện nay: 5782 Christophe Colomb, Montreal, PQ H28 2GI, Canada.



HIỆU TRƯỞNG THỨ 10:

Ông Nguyễn Văn Lâu (1971-1973)

Ông Nguyễn Văn Lâu cùng tuổi với Ông Nguyễn Kư, cũng là cựu học sinh, cựu giáo sư của trường Quốc Học. Ông làm hiệu trưởng hai niên khóa, ông Lâu xin thuyên chuyển vào Sài Gòn. Sau 1975, ông di cư qua Hoa Kỳ. Địa chỉ hiện nay: 3090 Seafield Court, San Jose, CA 95148, USA.


 

 

HIỆU TRƯỞNG THỨ 11:

Ông Phan Khắc Tuân (1973-1975)

Ông Phan Khắc Tuân sinh năm 1937, người Quảng Trị, cựu học sinh, cựu giáo sư của trường. Ông làm hiệu trưởng trường Quốc Học cho đến 1975.

 

Giai đoạn 1945-1975 đă lui vào dĩ văng nhưng đó là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của trường Quốc Học, trường Đồng Khánh.

Chúng tôi thuật lại sơ lược giai đoạn lịch sử ấy để hậu thế không những đừng đánh giá sai thế hệ đó mà còn biết ơn những người đă cố gắng giữ truyền thống tốt đẹp cho trường Quốc Học trong mọi t́nh h́nh khó khăn.

 

Nguyễn Hữu Thứ

 

 

chân trần

art2all.net