Lê Duy Đoàn

ĐI T̀M NHÀNH HOA THẠCH THẢO

Tản mạn của Lê Duy Đoàn

 

Phạm Ngọc Túy

ĐI T̀M NHÀNH HOA THẠCH THẢO

Một vài ghi nhận

 

          Tôi được đọc trước một số bài anh Đoàn viết gởi qua mail, chỗ anh em thân t́nh, tôi đọc rồi để đó, chưa có ư kiến ǵ. Nhận được tập sách này tôi khá ngạc nhiên, tôi chưa hề nghĩ anh in sách.

...Dường như trong mỗi con người chúng ta đều có một nhành hoa thạch thảo để tưởng nhớ, để đi t́m, để nắm bắt. Nhành hoa thạch thảo trong tập sách là những ǵ Duy Đoàn đă sống, đă trải nghiệm, không bao giờ phai, không bao giờ quên.

Xa Huế đă lâu, tâm thức luôn hướng về mái chùa xưa, những vị thầy khả kính, những ngôi trường thân yêu thời thơ ấu, thuở thiếu thời, cho đến khi trưởng thành. Rồi ngay cả mối t́nh xa xưa...Duy Đoàn ghi lại tất cả, không sót một thứ ǵ. Sao có người có một kí ức, một trí nhớ tuyệt vời đến thế!

Tuy vậy, nhan đề chỉ là một sự gợi mở.

Cứ đến Tết, các bà nội trợ đi chợ mua thực phẩm để lo việc cúng kiếng, các loại trái, củ, quả về làm mứt đăi khách trong ba ngày Tết, xong rồi mới tính đến chuyện ăn chơi. Đa phần các nhà ở Huế đổ xâm hường. Các thứ bài khác được chơi trong nửa đầu tháng giêng vào dịp nghỉ Tết là bài Tới, với các quân bài quen thuộc, giá mua rất b́nh dân. Ai đă từng quan sát hay tham dự một cuộc chơi Bài cḥi ở chợ Mai làng Nam Phổ đều nhớ: Con Ầm con Voi, Xe, Gối,Tám Tiền, sáu dây, Nghèo, Hoa, Nọc đượng.v.v..Đó là bài Tới. C̣n các loại bài khác là bài Cát tê, Bài X́ lát. Cát tê là một loại h́nh khác của bài X́ Lát, với các con Cơ, Rô, Đầm, Bích...Ngày Tết cũng là một dịp để bói bài. Huế là mảnh đất mùa hè nóng như thiêu đốt, mùa đông lạnh thấu xương, chưa kể lụt băo hàng năm. Phải chăng v́ vậy, hàng năm Tết đến, rất đông các gia đ́nh ở Huế đều sắm một bộ xăm hường – loại phổ thông làm bằng các vật liệu dễ kiếm – để vừa chơi vừa thăm ḍ may rủi, hên xui đầu năm. Dần dần, đổ xăm hường được h́nh thành như một sở thích, một tập quán qua nhiều năm tháng. Các thẻ dùng đổ xâm hường và cách chơi xăm hường anh Đoàn đă nói rất rơ từng chi tiết, tôi khỏi cần nhắc lại. Tiếng reo của sáu hột xúc xắc trong cái đoại bằng sứ, một cái đoại to gấp đôi tô dùng để ăn bún nghe thật vui tai. Mỗi người khi gieo xúc xắc đều hồi hộp mong đổ ra trạng Anh, trạng Em! Đổ ra được Lục phú là hên nhất nhưng rất khó. Ngày Tết không chơi tṛ đổ xăm hường, chừng như thiếu một cái ǵ đó, làm không gian Tết bớt sự đầm ấm, thân t́nh và vui tươi của gia đ́nh Huế đón Xuân. Với tôi, lần đầu tiên, qua anh Đoàn, mới được biết người ta dùng sáu hào trong quẻ dịch để áp dụng vào các loại thẻ của bộ xăm hường.

Chất Huế trong tập sách là những cái rất đời thường, dù thời gian ba bốn chục năm trôi qua có phần phôi pha, vẫn c̣n lắng đọng trong tâm thức của người xa Huế. Đó là những tháng ngày đi học đáng nhớ, trong hồi ức về thời thơ ấu ở trường làng, một thứ hồi ức trong như pha lê, trong“ Ngày xưa thân ái ”, về trường Quốc học, về Đại học Sư phạm khiến tôi đọc rồi không khỏi hồi nhớ, những ngày xa xưa ḿnh c̣n là cô sinh viên của trường Đại học Văn khoa Huế.

Có những điều mà con người ta khi lớn lên, bước qua tuổi xế rồi vẫn khôn nguôi. Đó là thời đến trường mặc quần xanh áo trắng với con trai, con gái th́ áo dài với tóc thề chấm ngang vai, có người để dài ngang lưng. Hết thời học trung học, có người đậu vào Đại học lên sinh viên, có người rẽ ngang đi làm hay đi lính. Trải qua bao thăng trầm nghiệt ngă có, hên may có, cái thuở mặc áo lam đến chùa nghe lời Phật dạy càng không dễ ǵ quên. Cái kí ức trong trẻo ấy Đoàn gọi là: “ Sư phạm – một con đường” và “ Những ngày sống động”.

Thuở đang c̣n là học tṛ nhỏ của trường làng, anh cũng không quên.“ Thằng bé khờ khạo...dễ thương ” đó là anh, và cũng chính thằng bé đó lớn lên mang theo hành trang vào đời lời mẹ dạy, lời cha dạy về tính nhân hậu, ḷng từ bi trong: “ Mỗi chuyện nhỏ - Một bài học ”. Càng đọc tôi càng ngạc nhiên bởi trước đây tôi chỉ biết anh như một thầy giáo, rồi một họa sĩ, mà những bức tôi thích nhất là những bức vẽ cây cỏ lá hoa...hơn những bức vẽ người. Huế là một miền đất có nhiều dấu ấn đặc biệt. Từ đàn Nam giao, đến các cửa kinh thành ...đều là chứng nhân của lịch sử lẫn thiên tai. Vậy mà, trận lụt 53 c̣n ghi dấu trong tâm thức người xa Huế đă đành, sao đến đoại bún ḅ“ Nhan sắc đă tàn phai ” theo cách nói của Duy Đoàn, c̣n ám theo người sang đến Mỹ, Ca na da, Nhật...nữa sao?!

Đoàn viết mà như sống tận lực tận tâm trên từng trang giấy, từng câu chữ. Tưởng như Anh mời người đọc cùng ḿnh vượt qua sáu tỉnh miền Tây Nam bộ không chỉ bằng lí thuyết suông. Những ai từng đọc Nguyễn hiến Lê, Sơn nam, B́nh nguyên Lộc đều nhận thấy điều đó. Anh đưa người đọc ra Bắc, đến tận ngôi chùa cổ có tiếng ở Ninh B́nh để thấy một điều gần như hiển nhiên và thật tế nhị khi viết:“ ...Có vào đến tận nơi, nh́n tận mắt mới thấy tượng th́ thái quá, chùa th́ bất cập và sự mất cân xứng trong tỉ lệ giữa tượng và chùa ” . Cảnh quan xung quanh Ninh B́nh được mô tả ngắn gọn, sinh động, chừng như người viết thể hiện sự lịch lăm của ḿnh không thể hơn được nữa.

Mang theo cái tâm thành từ quá khứ đến hiện tại, người đọc có thể thấy bàng bạc, tiềm ẩn thật sâu bên trong tâm hồn người viết vẫn là cái tâm của người con Phật, một thời đă sống, và làm việc cho đến bây giờ. “ Thơ vận vào người, ” tôi cũng từng làm thơ từ năm mười bốn, mười lăm tuổi và hiểu rất rơ điều đó.

Tập sách đầu tay anh cho ra đời vào cái tuổi “ Thất thập cổ lai hy” là một điều đáng trân trọng. Ở chỗ cái kí ức thần tiên ấy, lối văn viết rất thật, có chỗ gần như lời th́ thầm, tưởng như ai đang rót vào tai câu chuyện đời xưa, chuyện du kí, chuyện nhân quả, như mới xảy ra ngày hôm qua: “ Tội nghiệp, Ác chi mà ác thế, Cửa sập”.

Chẳng cần bóng bẩy, h́nh thức hay tân h́nh thức làm ǵ cho nhọc công.

Mà vẫn mang tâm thế của một người văn.


Huế 29/7/2014
Phạm ngọc Túy

 

chân trần

art2all.net