THE STORY OF MY LIFE CHUYỆN ĐỜI TÔI
CHƯƠNG XV
Mùa hè và mùa đông theo sau vụ Frost King, tôi trải qua với gia đ́nh tại Alabama. Tôi thích thú hồi tưởng lại chuyến trở về nhà này. Cây cối đă nở nụ và đơm hoa. Tôi hạnh phúc. Vụ The Frost King đă ch́m trong quên lăng. Khi những chiếc lá đỏ thắm và vàng óng rải đầy mặt đất, và những trái nho thơm mùi xạ hương vốn bao phủ ṿm cây ở cuối vườn, đang trở nên vàng nâu dưới mặt trời, tôi bắt đầu viết một bản phác thảo về đời tôi – một năm sau khi tôi đă viết The Frost King. Tôi vẫn hết sức cẩn trọng về mọi thứ mà tôi viết. Tôi bị dày ṿ bởi ư tưởng rằng, cái tôi viết không tuyệt đối là của riêng tôi. Không ai biết về những nỗi sợ này, ngoài cô giáo. Một sự nhạy cảm kỳ lạ ngăn cản tôi nhắc đến The Frost King; và thường khi, khi một ư tưởng lóe ra trong quá tŕnh đàm thoại, tôi thường đánh vần nhè nhẹ vào bàn tay cô , “Em không chắc nó là của em.” Vào những lúc khác, giữa một đoạn văn mà tôi đang viết, tôi tự nhủ thầm, “Nếu người ta phát hiện, rằng nó đă được ai đó viết ra cách đây đă lâu, th́ sao nhỉ?” Một nỗi sợ hăi ma quái gh́ chặt lấy bàn tay tôi, đến nỗi, ngày đó tôi không thể viết ǵ thêm. Và thậm chí cả bây giờ, đôi khi tôi cảm thấy sự bất an và lo lắng tương tự. Cô Sullivan an ủi và giúp đỡ tôi trong mọi cách mà cô có thể; nhưng cái kinh nghiệm khủng khiếp mà tôi đă trải qua, để lại một ấn tượng lâu dài trên tâm hồn tôi, và cái ư nghĩa của nó, tôi chỉ vừa mới bắt đầu hiểu. Chính là với hy vọng phục hồi ḷng tự tin của tôi, mà cô thuyết phục tôi viết cho tạp chí The Youth's Companion một bản tường thuật ngắn về đời tôi. Lúc bấy giờ, tôi 12 tuổi. Khi tôi nh́n lại cuộc phấn đấu của ḿnh để viết câu chuyện nhỏ bé đó, th́ dường như chắc hẳn tôi đă có linh cảm về sự tốt lành mà công việc đó đem lại; nếu không thế, th́ chắc là tôi đă không thể nào hoàn tất được bản phác thảo đó. Tôi viết một cách rụt rè, sợ hăi, nhưng kiên quyết, được thúc giục bởi cô giáo – cô biết rằng, nếu tôi kiên tŕ, tôi sẽ t́m thấy lại điểm tựa tinh thần của ḿnh và kiểm soát những năng lực vốn có của tôi. Cho tới thời điểm của vụ Frost King, tôi đă sống cuộc sống “vô ư thức” [unconscious] của một đứa trẻ nhỏ; bây giờ những ư tưởng của tôi được xoay hướng vào bên trong, và tôi “thấy” những sự vật vô h́nh. Dần dần, tôi trồi lên khỏi cái bán ảnh [44] của cái kinh nghiệm đó, với một tâm trí được làm cho minh mẫn hơn bởi sự thử thách, với sự hiểu biết chân thực hơn về cuộc đời. Những biến cố chủ yếu của năm 1893 là chuyến đi của tôi đến Washington vào dịp lễ nhậm chức của tổng thống Cleveland, và chuyến tham quan thác Niagara và Hội chợ Thế giới. Dưới những hoàn cảnh như thế, việc học tập của tôi thường xuyên bị ngắt quăng và bị đặt sang một bên trong nhiều tuần, đến nỗi mà, tôi không thể nào đưa ra một bản tường thuật có mạch lạc về chúng. Chúng tôi đi tới Niagara vào tháng 3, năm 1893. Thật khó mà mô tả những cảm xúc của ḿnh khi tôi đứng trên vị trí mà ở đó thác Niagarara treo lơ lửng, và cảm thấy làn không khí rung động và mặt đất run rẩy. Nhiều người thấy kỳ lạ, làm thế nào mà tôi lại bị ấn tượng bởi những kỳ quan và những vẻ đẹp của Niagara. Họ luôn hỏi, “Cái đẹp và âm nhạc đó có ư nghĩa ǵ với em? Em không thể thấy những làn sóng đang nhấp nhô tràn lên băi biển hoặc nghe tiếng thét gào của chúng. Chúng có ư nghĩa ǵ với em?” Trong ư nghĩa hiển nhiên nhất, chúng có vô vàn ư nghĩa. Tôi không thể thăm ḍ hay định nghĩa cái ư nghĩa của chúng, cũng như tôi không thể thăm ḍ hay định nghĩa t́nh yêu, tôn giáo hay sự thiện. Trong mùa hè của năm 1893, cô Sullivan và tôi tham quan Hội chợ Thế giới với Tiến sĩ Alexander Graham Bell. Với sự thích thú thuần túy [45], tôi hồi tưởng những ngày đó, khi mà một ngàn điều tưởng tượng trẻ con đă trở thành những thực tại đẹp đẽ. Mọi ngày, trong trí tưởng tượng của ḿnh, tôi làm một chuyến du hành ṿng quanh thế giới, và thấy nhiều kỳ quan từ những vùng xa xôi nhất của trái đất – những kỳ tích của sự phát minh, những kho báu của công nghệ và kỹ xảo, và mọi sinh hoạt của đời sống con người thực sự đi qua dưới những đầu ngón tay tôi. Tôi thích viếng thăm Midway Plaisance [46]. Nó có vẻ giống như trong Ngàn lẻ một đêm, đầy ắp sự mới lạ và kỳ thú. Ở đây, là xứ Ấn Độ trong những cuốn sách mà tôi đă đọc, trong dăy quày hàng kỳ lạ, với thần Shiva và những vị thần voi; ở kia, là vùng đất của những Kim Tự Tháp được tập trung trong một mô h́nh Cairo, với những đền thờ Hồi giáo và đoàn lạc đà dài; xa kia là hồ nước ngọt nhỏ gần sông của Venice, nơi mà chúng tôi đi thuyền mọi buổi chiều tối khi thành phố và những ṿi phun nước được thắp sáng. Chúng tôi cũng lên một con tàu Viking, nằm cách chiếc tàu thủy nhỏ không xa. Trước đây, tại Boston, tôi đă từng ở trên một chiến hạm, và thú vị khi thấy người thủy thủ dong thuyền, trong băo táp và khi bể lặng sóng êm, với trái tim dũng cảm, và đuổi theo bất cứ ai lặp lại tiếng kêu lớn của anh ta: “Chúng ta thuộc về biển cả” và chiến đấu kiên cường, độc lập, tự lực cánh sinh… Cách chiếc tàu này một quăng ngắn, có một mô h́nh của Santa Maria, mà tôi cũng xem xét. Vị thuyền trưởng chỉ cho tôi “xem” cái cabin của Columbus và cái bàn giấy trên đó có một đồng hồ cát. Cái dụng cụ nhỏ bé này gây ấn tượng với tôi nhiều nhất, bởi v́ nó làm cho tôi nghĩ, người hoa tiêu anh hùng hẳn phải cảm thấy chản nản biết bao, khi ông thấy cát chảy xuống từng hạt trong khi những con người tuyệt vọng đang âm mưu muốn ám sát ông. Ông Higinbotham, Chủ tịch của Hội chợ Thế giới, tử tế cho phép tôi sờ vào những vật được trưng bày, và tôi háo hức thu vào mọi cái kỳ thú của Hội Chợ với những ngón tay tôi. Nó là một loại kính vạn hoa sờ mó được, cái thành phố này của phương Tây. Mọi sự đều làm tôi say mê, nhất là những bức tượng đồng thau của Pháp. Chúng quá giống người thật, tôi nghĩ, chúng là những linh ảnh về thiên thần mà nhà nghệ sĩ đă chụp bắt và buộc lại trong những h́nh thức nghệ thuật trần thế. Tại cuộc triển lăm Mũi Hảo Vọng [Cape of Good Hope exhibit], tôi học nhiều về quá tŕnh của việc đào mỏ kim cương. Bất cứ khi nào có thể, tôi sờ cái máy trong khi nó đang chuyển động, để có một ư tưởng rơ ràng hơn, như thế nào mà những ḥn đá được cân, cắt, và đánh bóng. Tôi t́m trong bồn rửa để kiếm một viên kim cương và tự ḿnh t́m thấy nó – người ta nói, đó là viên kim cương đích thực duy nhất mà từng được t́m thấy tại Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Bell đi với chúng tôi khắp nơi, và thích thú
mô tả cho tôi những vật thú vị nhất. Tại gian hàng về điện, chúng tôi
xem xét những cái điện thoại, máy hát, và những phát minh khác, và ông
làm cho tôi hiểu, như thế nào mà có thể gửi một tin nhắn trên điện tín,
vượt lên cả không gian lẫn thời gian, và, giống như Prometheus, lấy lửa
từ bầu trời. Chúng tôi cũng tham quan gian hàng nhân chủng học, và tôi
rất thích thú với những di tích của Mexico cổ đại, những dụng cụ thô sơ
bằng đá, mà thường là cái di chỉ duy nhất của một thời đại – những đài
tưởng niệm đơn giản của những đứa con thất học của thiên nhiên [tôi nghĩ
như thế khi tôi sờ vào chúng] mà dường như chắc chắn sẽ trường tồn,
trong khi những đài tưởng niệm của những vị vua và những hiền nhân đều
tan thành cát bụi. Tôi cũng ấn tượng với những xác ướp Ai Cập, mà tôi
không dám sờ vào. Từ những di tích này, tôi học nhiều về sự tiến bộ của
con người hơn là tôi đă “nghe” hay đọc cho tới lúc ấy.
[45] Unmixed delight: sự thích thú thuần túy. Ư nói, một sự thích thú không bị mối lo âu nào quấy rầy.
[46] Một công viên tại
phía Nam của Chicago, Hoa Kỳ.
|