THE STORY OF MY LIFE CHUYỆN ĐỜI TÔI
CHƯƠNG XVIII
Vào tháng 10, năm 1896, tôi bước vào trường Nữ học Cambridge [48], để chuẩn bị cho đại học Radcliffe. Khi c̣n bé xíu, tôi viếng thăm Wellesley và làm kinh ngạc các bạn tôi bằng lời thông báo, “Một ngày nào đó, tôi sẽ vào đại học – nhưng tôi sẽ học ở Harvard!” Khi được hỏi, tại sao tôi không học ở Wellesley, tôi đáp rằng, ở đó chỉ có con gái. Cái ư tưởng vào đại học đă ăn rễ trong trái tim tôi và trở thành một ước mơ nghiêm túc. Ư tưởng đó đă thúc đẩy tôi bước vào cuộc cạnh tranh với những cô gái b́nh thường – mặc dù sự chống đối mạnh mẽ của nhiều người bạn thân thiết và khôn ngoan. Khi tôi rời New York, cái ư tưởng đó đă trở thành một mục đích cố định; và người ta quyết định rằng, tôi sẽ đến học tại trường Cambridge. Đây là con đường gần nhất mà tôi có thể đi, để tới Harvard, và để thành tựu lời tuyên bố trẻ con của ḿnh. Tại trường Cambridge, kế hoạch là, cô Sullivan sẽ dự những giờ học với tôi và thông dịch lời giảng cho tôi. Dĩ nhiên, kinh nghiệm dạy học của những vị giáo viên ở đây chỉ thích hợp cho những học sinh b́nh thường, và cách duy nhất để hiểu họ, là “đọc môi” của họ. Năm đầu tiên, tôi có những môn học : văn chương Anh, tiếng Đức, tiếng Latin, số học, tập làm văn bằng tiếng Latin, và những chủ đề phụ khác. Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ dự một khóa học nào với ư tưởng chuẩn bị cho đại học; nhưng tôi được cô Sullivan rèn luyện kỹ về tiếng Anh, và chẳng bao lâu, những giáo viên của tôi thấy rơ rằng, tôi không cần sự thụ huấn đặc biệt nào trong môn học này – ngoài việc nghiên cứu có tính phê phán những cuốn sách được chỉ định bởi trường đại học. Vả lại, tôi đă có một căn bản tốt trong tiếng Pháp, và đă được học 6 tháng tiếng Latin; nhưng tiếng Đức là môn học mà tôi quen thuộc nhất. Tuy nhiên, mặc dù những thuận lợi này, có những trở ngại nghiêm trọng đối với sự tiến bộ của tôi. Cô giáo Sullivan không thể đánh vần trên bàn tay tôi mọi thứ mà những cuốn sách đ̣i hỏi, và thật khó để in những cuốn sách giáo khoa bằng chữ nổi, một cách kịp thời, để tôi dùng – mặc dù các bạn của tôi ở London và Philadelphia sẵn sàng đẩy nhanh việc đó. Trong một thời gian, quả thực, tôi phải chép lại bài học Latin bằng chữ Braille, để tôi có thể đọc lên với những cô gái khác. Chẳng bao lâu, các giáo viên khá quen với cách phát âm bất toàn của tôi, để trả lời những câu hỏi của tôi và sửa chữa những sai lầm. Tại lớp, tôi không thể ghi những lời giảng hay viết những bài tập; nhưng tôi viết mọi bài tập làm văn và bài dịch tại nhà, trên máy đánh chữ của tôi. Mỗi ngày, cô giáo đi tới lớp với tôi và đánh vần vào bàn tay tôi với sự kiên nhẫn vô biên, tất cả những ǵ mà những giáo viên nói. Trong những giờ học, cô tra những từ mới cho tôi và đọc đi đọc lại những lời giảng và những cuốn sách mà tôi không có bản in chữ nổi. Sự nhàm chán của công việc đó, là khó ḷng quan niệm nổi. Bà Grote, cô giáo tiếng Đức của tôi, và ông Gilman, vị hiệu trưởng, là những giáo viên duy nhất trong trường, đă học “cách đánh vần bằng ngón tay” để giảng dạy cho tôi. Không ai nhận thức đầy đủ hơn Bà Grote thân mến, là bà đánh vần chậm và bất cập ra sao. Tuy nhiên, bằng trái tim nhân ái của ḿnh, bà vất vả đánh vần những lời giảng cho tôi, trong những bài học đặc biệt 2 lần một tuần, để cho cô Sullivan được nghỉ ngơi chút ít. Nhưng mặc dù mọi người đều tử tế và sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi, chỉ có một bàn tay duy nhất mà có thể biến sự vất vả thành ra niềm vui thích [49]. Năm đó, tôi hoàn tất môn số học, ôn tập ngữ pháp Latin, và đọc 3 chương của Gallic War của Caesar. Trong tiếng Đức, tôi đọc – một phần với những ngón tay của ḿnh, một phần với sự hỗ trợ của cô Sullivan – Lied von der Glocke và Taucher, của Schiller; Harzreise, của Heine; Aus dem Staat Friedrichs des Grossen, của Freytag; Fluch Der Schonheit, của Riehl; Minna von Barnhelm, của Lessing; và Aus meinem Leben của Goethe. Tôi rất thích những cuốn sách tiếng Đức này, nhất là những bài thơ trữ t́nh tuyệt vời của Schiller. Tôi cũng thích lịch sử về những thành tựu huy hoàng của Frederik Đại Đế, và tiểu sử về đời của Goethe. Tôi tiếc rẻ khi đọc xong Die Harzreise – nó đầy những câu nói dí dỏm thông minh và những mô tả hấp dẫn về những ngọn đồi phủ đầy cây leo, những ḍng suối ca hát, róc rách trong nắng, và những vùng hoang dă – đây là những vùng thiêng liêng đối với truyền thống và truyền thuyết, của một thời đại giàu tưởng tượng, đă biến mất từ lâu. Những mô tả như trong Die Harzreise chỉ có thể phát xuất từ những ai mà đối với họ, thiên nhiên là “một cảm nhận, một t́nh yêu, và một khao khát.” Một vài tháng trong năm, ông dạy tôi về văn học Anh. Chúng tôi cùng nhau đọc As You Like It, của Shakespeare; Speech on Conciliation with America, của Burke; và Life of Samuel Johnson của Macaulay. Những quan điểm uyên bác về lịch sử và văn học và những giải thích khéo léo của ông làm cho việc học của tôi trở nên dễ dàng và thú vị, so với việc tôi chỉ đọc một cách máy móc những lời giảng tất yếu ngắn gọn trong những giờ học. Bài diễn văn của Burke th́ bổ ích hơn bất cứ cuốn sách nào về đề tài chính trị mà tôi từng đọc. Tâm trí tôi bị xáo động bởi những thời đại nhiễu nhương, và những nhân vật quan trọng – có vai tṛ quyết định đối với cuộc sống của hai dân tộc đang tranh chấp nhau – dường như di động ngay trước mắt tôi. Trong khi bài diễn văn của Burke trào lên trong những đợt sóng mạnh mẽ của sự hùng biện, tôi tự hỏi, làm sao mà vua George và những bộ trưởng của ông đă có thể làm ngơ trước lời cảnh báo tiên tri của ông về sự chiến thắng của chúng ta và sự nhục nhă của họ. Rồi tôi đi vào trong những chi tiết u buồn về mối quan hệ của nhà chính khách lớn với đảng của ông và với những đại biểu của nhân dân.Tôi nghĩ, thật kỳ lạ, tại sao những hạt giống của chân lư và minh triết quư giá như thế, mà lại rơi xuống sự ngu dốt và thối nát. Tác phẩm Life of Samuel Johnson của Macaulay cũng rất thú vị, theo một cách khác. Trái tim tôi xúc động, đồng cảm với người đàn ông cô đơn, lặng lẽ gặm nhắm nỗi phiền muộn của ḿnh trên phố Grub, và thế nhưng, giữa sự lao nhọc và sự đau khổ khủng khiếp của thể xác và linh hồn, luôn luôn thốt lên một lời nhân ái, và giúp một tay cho kẻ nghèo và kẻ bị khinh rẻ. Tôi vui mừng trước mọi thành công của ông, tôi lờ đi những sai lầm của ông, và ngạc nhiên, không phải v́ ông có những sai lầm đó, mà ngạc nhiên rằng, chúng đă không nghiến nát hay khiến cho linh hồn ông bé lại. Nhưng mặc dù cái sự thông minh sáng chói của Macaulay, và năng lực đáng phục của ông trong việc làm cho cái tầm thường trở thành tươi mát và mỹ lệ, nhưng cái tính lạc quan của ông đôi khi làm tôi chán, và việc ông thường xuyên hy sinh sự thật để gây ấn tượng nơi người đọc, khiến cho tôi phải giữ một thái độ nghi vấn, rất không giống thái độ sùng kính khi tôi lắng nghe Demosthenes [50] của Vương quốc Anh. Tại trường Cambridge, lần đầu tiên trong đời ḿnh, tôi tận hưởng t́nh bạn của những cô gái b́nh thường thuộc lứa tuổi của tôi. Tôi sống cùng dăm bảy đứa khác trong ngôi nhà thú vị tiếp giáp với trường, ngôi nhà nơi mà ông Howells thường sống, và tất cả chúng tôi có bầu không khí gia đ́nh. Tôi tham dự nhiều tṛ chơi của chúng, ngay cả tṛ “bịt mắt bắt dê” và nô đùa trong tuyết; tôi có những cuộc đi dạo dài với chúng; chúng tôi thảo luận việc học hành và đọc to lên những cái mà chúng tôi thích thú. Một vài trong số những nữ sinh học cách nói chuyện với tôi, do vậy, cô Sullivan không cần phải lặp lại những lời nói của chúng. Vào Giáng Sinh, mẹ tôi và em gái nhỏ của tôi trải qua những ngày nghỉ với tôi, và ông Gilman có nhă ư cho phép Mildred học trong trường của ông. Do vậy, Mildred lưu lại với tôi tại Camridge, và trong 6 tháng hạnh phúc, chúng tôi hầu như không rời nhau. Cái làm cho tôi hạnh phúc nhất, là khi hồi tưởng lại những giờ mà chúng tôi đă trải qua, giúp đỡ nhau trong học tập và cùng nhau giải trí. Tôi dự kỳ thi dự bị cho Radcliffe từ 29-6 cho đến 3-7 của năm 1897. Tôi phải thi các môn: tiếng Đức Sơ cấp và Cao cấp; Pháp, Latin, Anh; lịch sử Hy Lạp và La Mă, mất 9 tiếng đồng hồ cả thảy. Tôi đỗ hết các môn, đạt hạng “ưu” trong môn tiếng Đức và tiếng Anh. Có lẽ, cũng cần có một lời giải thích về phương pháp được áp dụng khi tôi dự kỳ thi của ḿnh.Những thí sinh phải thi trong 16 tiếng đồng hồ – 12 tiếng, để thi các môn sơ cấp, và 4 tiếng, các môn cao cấp. Mỗi lần, thí sinh phải làm bài 5 tiếng đồng hồ để tính điểm. Đề thi được phát ra lúc 9 giờ tại Harvard và được mang tới Radcliffe bởi một đặc phái viên [special messenger.] Khi chấm bài, giám khảo không biết tên thí sinh, mà chỉ biết số báo danh. Tôi mang số báo danh 233, nhưng, bởi v́ tôi phải dùng máy chữ, nên không thể che giấu danh tính của tôi. Người ta nghĩ rằng, tôi nên làm bài thi của ḿnh trong một căn pḥng riêng, một ḿnh, bởi v́ tiếng ồn của máy đánh chữ có thể quấy rầy những cô gái khác. Ông Gilman đọc tất cả đề thi cho tôi bằng cách “đánh vần bằng ngón tay.” Một người đàn ông đứng canh gác ở cửa lớn, không cho ai vào pḥng thi. Ngày đầu tiên, tôi thi môn tiếng Đức. Ông Gilman ngồi bên cạnh tôi và đọc qua đề thi lần thứ nhất, rồi từng câu, trong khi tôi lặp lại thành tiếng, để chắc chắn rằng, tôi hiểu ông một cách tuyệt đối. Những đề thi rất khó, và tôi cảm thấy rất lo lắng khi tôi viết ra câu trả lời của ḿnh trên máy đánh chữ. Ông Gilman đánh vần [vào bàn tay tôi] những cái mà tôi đă viết, để tôi làm những thay đổi cần thiết, và ông chèn chúng vào bài làm của tôi. [ Ở đây, tôi mong muốn nói rằng, kể từ đó, tôi đă không có sự thuận lợi này trong bất cứ cuộc thi nào khác. Tại Radcliffe, không ai đọc đề thi cho tôi sau khi chúng được viết, và tôi không có cơ hội nào để sửa chữa những sai lầm, trừ phi tôi hoàn tất bài thi trước khi hết giờ làm bài. Trong trường hợp đó, tôi chỉ sửa chữa những sai lầm mà tôi có thể nhớ lại trong vài phút được cho phép, và ghi chú về những sửa chữa này ở cuối bài thi.] Nếu tôi đỗ cao trong kỳ thi “dự bị” [51] so với trong kỳ thi “chính thức” [52], có 2 lư do. Trong những kỳ chính thức, không ai đọc lại bài thi của tôi cho tôi, và, trong kỳ thi dự bị, tôi thi những môn mà một vài môn trong số đó, phần nào quen thuộc với tôi trước khi tôi đến học tại trường Cambridge; bởi v́ lúc đầu năm, tôi đă đỗ những môn tiếng Anh, Lịch sử, tiếng Pháp và tiếng Đức, mà ông Gilman đă cho tôi thi thử – lấy lại những đề thi của trường Harvard đă ra vào năm trước. Ông Gilman gửi bài thi viết của tôi tới những giám khảo, với một giấy xác nhận rằng, tôi, thí sinh có số báo danh 233, đă tự tay làm những bài thi. Tất cả những môn khác của kỳ thi dự bị, đều được tiến hành trong cùng cách thức như vậy.
Không có đề thi nào trong số chúng là quá khó như đề
thi thứ nhất. Tôi nhớ rằng, cái ngày khi mà đề thi Latin được mang tới
cho chúng tôi, Giáo sư Schilling đi vào và thông báo với tôi rằng, tôi
đă đỗ cao trong môn tiếng Đức. Điều này khích lệ tôi rất nhiều, và tôi
phóng nhanh tới cuối cuộc thử thách với một trái tim nhẹ nhàng và một
bàn tay vững chắc.
[48] Đây là một trường trung học tại Mỹ, chứ không phải đại học Cambridge tại Anh. [49] Ư nói, tuy có nhiều người giúp đỡ, nhưng “bàn tay duy nhất” có thể biến sự vất vả thành sự vui thích, đó là bàn tay của cô giáo Sullivan. [50] Desmosthenes: [384–322 TCN] : Một chính khách và nhà hùng biện kiệt xuất Hy Lạp thời cổ đại. Ở đây, chắc tác giả muốn nói về Burke, bởi v́ ông này cũng là một chính khác và nhà hùng biện. [51] Preliminaries: Kỳ thi Dự bị. [52] Finals: Tạm dịch là “kỳ thi chính thức.” Sau khi đỗ kỳ thi “dự bị,” thí sinh mới được dự thi kỳ thi “chính thức.” Đỗ được kỳ thi “chính thức,” mới được vào học tại Đại học Radcliffe. Như vậy, muốn vào Radcliffe, thật không dễ dàng !
|