ĐỖ TƯ NGHĨA

 

THE STORY OF MY LIFE

CHUYỆN ĐỜI TÔI

 

CHƯƠNG XIX

 

          Khi bắt đầu năm thứ hai tại trường của ông Gilman, ḷng tôi tràn đầy hy vọng và quyết tâm phải thành công. Nhưng trong vài tuần đầu tiên, tôi gặp phải những khó khăn không lường trước. Ông Gilman đồng ư rằng, năm đó, tôi sẽ học toán là chính. Các môn phụ khác là vật lư, đại số, h́nh học, thiên văn học, tiếng Hy Lạp và Latin. Rủi thay, nhiều trong số những cuốn sách tôi cần, đă không được in chữ nổi kịp thời để cho tôi dùng trong những giờ học. Và tôi cũng thiếu những thiết bị cho một vài môn học của ḿnh.

Những lớp học này rất đông học sinh, và những giáo viên không thể dành cho tôi sự chú ư đặc biệt. Cô Sullivan buộc phải “đọc” cho tôi mọi cuốn sách có trong giáo tŕnh, và thông dịch cho các giáo viên, và lần đầu tiên trong 11 năm, có vẻ như bàn tay thân mến của cô không đáp ứng được nhiệm vụ của ḿnh.

Tôi cần phải viết bài đại số và h́nh học tại lớp và giải những bài toán vật lư, và tôi không thể làm những việc này cho đến khi mua một cái máy đánh chữ Braille – nhờ phương tiện đó, mà tôi có thể ghi lại tŕnh tự các bước và những quá tŕnh làm bài của ḿnh. Tôi không thể theo dơi bằng mắt những biểu đồ h́nh học được vẽ trên bảng đen, và phương tiện duy nhất để tôi có thể có một ư tưởng rơ ràng về chúng, là sắp xếp chúng trên một cái gối đệm với những sợi dây thép thẳng và cong, mà có hai đầu uốn cong và nhọn.

Tóm lại, môn học nào cũng có những trở ngại của nó. Đôi khi, tôi nản chí và biểu lộ cảm xúc của ḿnh trong một cách thức, mà tôi xấu hổ khi nhớ lại – đó là những dấu hiệu cho thấy sự sa sút về sức khỏe của tôi, mà về sau, được dùng để chống lại cô Sullivan. Trong tất cả những người bạn nhân ái mà tôi có ở đó, cô là người duy nhất có thể biến cái cong thành cái thẳng và cái thô ráp thành cái mịn màng.

Tuy nhiên, dần dần những khó khăn của tôi bắt đầu biến mất. Những cuốn sách in chữ nổi và những thiết bị khác được gửi đến, và tôi lại lao vào công việc của ḿnh với ḷng tự tin mới mẻ. Đại số và h́nh học là những môn học duy nhất vẫn tiếp tục thách thức những nỗ lực của tôi. Như tôi đă nói trước đây, tôi không có chút năng khiếu nào về toán học; nhiều thắc mắc của tôi đă không được giải thích một cách đầy đủ như tôi mong muốn. Những biểu đồ h́nh học th́ đặc biệt nan giải, bởi v́ tôi không thể thấy mối quan hệ giữa phần này và phần nọ, ngay cả trên cái gối đệm. Măi cho đến khi ông Keith dạy tôi, th́ tôi mới có một ư tưởng rơ ràng về toán học.

Tôi đang bắt đầu vượt qua những khó khăn này, th́ một biến cố xảy ra, mà sẽ làm thay đổi mọi sự.

Ngay trước khi những cuốn sách in chữ nổi đến, ông Giilman đă bắt đầu khiển trách cô Sullivan, rằng tôi đang làm việc quá vất vả. Mặc dù những phản đối kịch liệt của tôi, ông giảm bớt số lượng những bài đọc thuộc ḷng. Ban đầu, mọi người đă nhất trí rằng, tôi sẽ, nếu cần thiết, có 5 năm để chuẩn bị cho đại học. Nhưng cuối năm thứ nhất, sự thành công của tôi trong những kỳ sát hạch khiến cho cô Sullivan, cô Harbaugh (phụ tá cho ông Gilman) và một người khác, thấy rằng, tôi có thể – không cần quá nhiều nỗ lực – hoàn tất việc chuẩn bị của ḿnh chỉ trong 2 năm nữa. Ban đầu, ông Gilman đồng ư với kế hoạch này, nhưng khi những bài học của tôi đă trở nên phần nào khó khăn, th́ ông quả quyết rằng, tôi đă làm việc quá sức, và rằng, tôi nên lưu lại trường thêm 3 năm nữa. [53]

Tôi không thích kế hoạch của ông, bởi v́ tôi mong ước vào đại học với các bạn cùng lớp của ḿnh.

Vào ngày 17 tháng 10, tôi không được khỏe, và không đi học. Mặc dù cô Sullivan biết bệnh t́nh của tôi không trầm trọng, thế nhưng ông Gilman tuyên bố rằng, sức khỏe tôi đang suy sụp, và ông giảm bớt nhiều nội dung trong chương tŕnh học của tôi – mà có lẽ đă khiến cho tôi không thể dự kỳ thi vào đại học với lớp của ḿnh. Cuối cùng, sự bất đồng quan điểm giữa ông Gilman và cô Sullivan đưa tới kết quả, là mẹ tôi rút em gái Mildred của tôi và tôi ra khỏi trường Cambridge.

Sau một thời gian tŕ hoăn, người ta sắp xếp rằng, tôi sẽ tiếp tục học với một gia sư, ông Merton S. Keith, giáo viên của trường Cambridge. Cô Sullivan và tôi trải qua phần c̣n lại của mùa đông tại Wrentham, cách Boston 25 dặm – với những người bạn của chúng tôi, gia đ́nh Chamberlin.

Từ tháng 2 đến tháng 7, năm 1898, ông Keith đến Wrentham 2 lần một tuần để dạy tôi đại số, h́nh học, tiếng Hy Lạp và Latin. Cô Sullivan thông dịch lời giảng của ông.

Vào tháng 10 năm 1898, chúng tôi trở lại Boston. Ở đây, ông dạy tôi 5 buổi một tuần, mỗi buổi học khoảng 1 giờ – suốt trong 8 tháng. Trước mỗi bài học, ông giải thích những ǵ mà tôi không hiểu trong bài học trước, cho bài tập mới, và đem về nhà những bài tập tiếng Hy Lạp mà tôi đă viết trong tuần trên máy chữ, sửa chữa đầy đủ, và trả lại cho tôi. Trong cách này, sự chuẩn bị cho đại học tiếp tục mà không bị ngắt quăng.

Tôi thấy học riêng với gia sư th́ dễ dàng hơn và thú vị hơn là học chung trong lớp. Không vội vă, không lẫn lộn. Gia sư tôi có nhiều thời gian để giải thích những ǵ mà tôi không hiểu; do vậy, tôi tiến bộ nhanh hơn và làm bài vở tốt hơn khi học tại trường. Tôi vẫn thấy khó khăn trong việc giải những bài toán số học, so với bất cứ môn học nào khác. Ước chi, đại số và h́nh học dễ bằng nửa các môn về ngôn ngữ và văn học! Nhưng ngay cả toán học, ông Keith cũng làm cho nó trở nên thú vị; ông thành công trong việc “gọt đẽo” những bài toán, khiến chúng nhỏ lại, đủ để lọt vào cái đầu của tôi. Ông giữ cho tâm trí tôi tỉnh giác và hào hứng. Ông rèn luyện nó lư luận một cách rơ ràng, và t́m kiếm những câu kết luận một cách trầm tĩnh và hợp logic, thay v́ nhắm mắt nhảy vào trong không gian và không đến đâu cả. Ông luôn dịu dàng và nhẫn nại, cho dẫu tôi chậm hiểu tới đâu, và hăy tin tôi, với sự ngu dốt của tôi, th́ chắc hẳn sự kiên nhẫn của Job [54] cũng phải chào thua!

Vào 29 và 30 tháng 6, năm 1899, tôi dự kỳ thi “chính thức” vào Radcliffe College. Ngày đầu tiên, tôi thi các môn tiếng Hy Lạp tŕnh độ Sơ Cấp và tiếng Latin tŕnh độ Cao Cấp, và ngày thứ hai, thi các môn h́nh học, đại số, và tiếng Hy Lạp, tŕnh độ Cao Cấp.

Giới hữu trách của đại học không cho phép cô Sullivan đọc đề thi cho tôi; do vậy, ông Eugene C. Vining, một trong những giáo viên tại viện Perkins, được phân công lo việc sao chép đề thi cho tôi sang mẫu tự Braille của Mỹ. Ông Vining là một người lạ với tôi, và không thể truyền thông với tôi, trừ ra, bằng cách viết chữ Braille. Vị giám thị cũng là một người lạ, và không cố truyền thông với tôi, trong bất cứ cách nào.

Hệ thống Braille hoạt động khá tốt trong các môn thi về ngôn ngữ, nhưng khi đến môn đại số và h́nh học, th́ những khó khăn nổi lên. Tôi hết sức bối rối, và cảm thấy nản ḷng, v́ đă phung phí quá nhiều thời gian quư báu, nhất là trong môn đại số. Đúng là, tôi có thể dùng cả 3 hệ thống Braille phổ biến tại Mỹ [hệ thống Anh, Mỹ và New York Point], để đọc những tác phẩm văn xuôi và thơ; nhưng đối với những kư hiệu trong h́nh học và đại số, th́ tôi chỉ quen với hệ thống Braille của Anh – trước đây, khi làm toán đại số, tôi chỉ dùng hệ thống này. Hai ngày trước khi thi, ông Vining gửi cho tôi một bản sao, viết bằng chữ Braille, của một trong những đề thi cũ, môn đại số, của đại học Harvard. Trước sự sửng sốt của tôi, tôi phát hiện rằng, nó được viết theo kư hiệu Mỹ. Ngay lập tức, tôi ngồi xuống viết thư cho ông Vining, yêu cầu ông giải thích những kư hiệu. Tôi nhận được, qua đường bưu điện, một đề thi khác và một bảng kư hiệu, và tôi bắt tay vào học bảng kư hiệu.

Nhưng vào đêm trước ngày thi môn đại số, trong khi tôi đang vùng vẫy trên vài kư hiệu rất phức tạp, tôi không thể phân biệt được những tổ hợp trong các ngoặc đơn và căn số. Cả ông Keith và tôi đều buồn bă và đầy những dự cảm xấu cho ngày mai. Sáng hôm sau, một thời gian ngắn trước khi môn thi bắt đầu, chúng tôi đến trường đại học và nhờ ông Vining giải thích đầy đủ hơn về những kư hiệu của Mỹ.

Khi thi h́nh học, kiểu chữ Braille Mỹ làm tôi bối rối, và không thể nắm bắt rơ ràng những ǵ mà tôi đang đọc. Với môn đại số, tôi c̣n gặp nhiều khó khăn hơn. Những kư hiệu – mà tôi đă học gần đây, và tôi nghĩ rằng tôi biết – cũng làm tôi bối rối. Vả lại, tôi không thể thấy những ǵ tôi viết trên máy đánh chữ của ḿnh. Trước đây, tôi luôn luôn làm bài bằng chữ Braille theo hệ thống Anh, hoặc thầm trong trí mà không viết ra. Ông Keith đă tin tưởng quá nhiều vào khả năng của tôi trong việc “giải thầm” những bài toán trong trí, và đă không rèn luyện cho tôi viết bài thi. Hậu quả là, tôi làm bài quá chậm chạp, và tôi phải đọc đi đọc lại đề thi để xác định đề thi yêu cầu tôi phải làm cái ǵ. Bây giờ, quả thực, tôi không chắc rằng, tôi đă đọc mọi kư hiệu một cách đúng đắn. Tôi thấy khó mà giữ cho tâm trí ḿnh được minh mẫn.

Nhưng tôi không trách cứ ai cả. Hội đồng thi của đại học Radcliffe không ngờ rằng, họ đă gây nhiều khó khăn cho tôi; họ cũng không hiểu những khó khăn đặc thù mà tôi phải vượt qua. Nhưng nếu họ vô t́nh đặt những trở ngại trên lối đi của tôi, th́ tôi cũng có niềm an ủi, v́ biết rằng tôi đă vượt qua tất cả chúng.

 

_____

[53] Một số tài liệu cho biết, ông Gilman muốn giữ Helen lại trường của ông lâu hơn, để tạo uy tín cho trường của ḿnh. Ông cũng muốn tách Helen ra khỏi ảnh hưởng của cô giáo Sullivan.

[54] Job: Một nhân vật trong Cựu Ước. Đức Chúa Trời đă thử thách ông nhiều lần, bằng cách bắt ông phải chịu nhiều tai họa, nhưng ông vẫn kiên nhẫn, tin tưởng Đức Chúa Trời.
 


Xem tiếp CHƯƠNG XX

Trở về TRANG CHÍNH
 

 

art2all.net