ĐỖ TƯ NGHĨA

 

THE STORY OF MY LIFE

CHUYỆN ĐỜI TÔI

 

CHƯƠNG II

 

          Tôi không thể nhớ lại cái ǵ đă xảy ra trong những tháng đầu tiên của cơn bệnh của ḿnh.Tôi chỉ biết rằng, tôi ngồi trên ḷng mẹ tôi và níu vào váy bà khi bà đi lui tới để làm những công việc nội trợ. Hai bàn tay tôi rờ rẫm mọi đồ vật và quan sát mọi chuyển động, và trong cách này, tôi học để biết nhiều đồ vật. Chẳng bao lâu, tôi cảm thấy nhu cầu truyền thông với những người khác và bắt đầu làm những dấu hiệu thô sơ. Một cái lắc đầu, có nghĩa là “không,” và một cái gật đầu, có nghĩa là “vâng.” Một cái vẫy, có nghĩa là “hăy đến,” và một cái đẩy, có nghĩa là “hăy đi.” Nếu cần bánh ḿ, tôi sẽ bắt chước tác động cắt thành lát và phết bơ vào chúng. Nếu tôi muốn mẹ làm kem cho bữa ăn tối, tôi ra dấu sự vận hành của cái freezer và rùng ḿnh, tỏ ra ḿnh đang lạnh.

Tuy nhiên, mẹ tôi thành công trong việc làm cho tôi hiểu nhiều thứ. Tôi luôn luôn biết khi nào bà muốn tôi đi lấy cho bà cái ǵ đó, và tôi thường chạy lên lầu hay bất cứ nơi nào khác mà bà chỉ định. Quả thực, tôi mang ơn bà – sự khôn ngoan đầy yêu thương của bà – về mọi thứ tươi sáng và tốt đẹp trong cái đêm dài của tôi.

Tôi hiểu nhiều về những ǵ đang diễn ra xung quanh ḿnh. Lúc 5 tuổi, tôi học cách xếp và cất quần áo sạch khi chúng được mang về từ tiệm giặt ủi, và tôi phân biệt quần áo của tôi với quần áo của người khác.

Tôi biết – qua cách mà mẹ tôi và cô tôi ăn vận – khi nào họ sắp đi ra ngoài, và tôi luôn năn nỉ đ̣i đi cùng họ. Tôi luôn được cho gọi khi có khách, và khi khách ra về, tôi vẫy tay chào họ – tôi nhớ mơ hồ ư nghĩa của cái cử chỉ đó.

Một hôm, một vài quư ông nào đó ghé thăm mẹ tôi. Tôi cảm thấy cửa trước được đóng lại, và những âm thanh khác mà cho thấy là họ đang đến. Một ư nghĩ đột ngột hiện lên, và tôi chạy lên lầu trước khi bất cứ ai có thể ngăn chặn tôi, để mặc vào cái áo đầm của ḿnh. Đứng trước tấm gương soi – như tôi đă “thấy” những người khác thường làm – tôi xức dầu lên đầu và phủ lên khuôn mặt tôi một lớp phấn dày.

Rồi tôi buộc một tấm mạng qua đầu, để nó che phủ mặt và rơi thành những nếp gấp xuống hai vai, rồi buộc một cái khung [13] to đùng xung quanh cái thắt lưng nhỏ bé của tôi, để nó lủng lẳng ra phía sau, gần chạm cái gấu áo sơ-mi.

Trang điểm xong, tôi đi xuống để giúp chiêu đăi khách.

Tôi không nhớ, lần đầu tiên tôi nhận thức rằng tôi khác với những người khác là khi nào; nhưng tôi biết điều đó trước khi cô giáo đến. Tôi đă nhận thấy rằng, mẹ tôi và các bạn tôi, khi muốn cái ǵ đó được làm, họ không dùng những dấu hiệu như tôi, nhưng nói bằng miệng họ. Đôi khi tôi đứng giữa hai người đang nói chuyện với nhau và sờ môi họ. Tôi không thể hiểu, và tôi bực bội. Tôi cử động đôi môi và khua tay như điên mà không kết quả. Điều này đôi khi khiến cho tôi điên tiết, đến nỗi tôi đá túi bụi và la hét om ṣm cho đến khi mệt lả.

Tôi nghĩ rằng, tôi biết khi nào ḿnh hư hỏng, bởi v́ tôi biết tôi làm tổn thương Ella, chị vú của tôi, đá vào chị, và khi cơn giận dữ qua đi, tôi có một cảm giác gần như hối tiếc. Nhưng tôi không thể nhớ trường hợp nào mà cảm nhận này ngăn tôi lặp lại hành vi hư hỏng khi tôi không có được cái mà tôi muốn.

Trong những ngày đó, một đứa bé da đen, Martha Washington, con gái của người nấu bếp, và Belle – một con chó săn già, lông xù, và là một thợ săn giỏi khi nó c̣n trẻ – là những người bạn trung thành của tôi. Martha Washington hiểu những dấu hiệu của tôi, và tôi hiếm khi gặp khó khăn trong việc bảo nó làm đúng cái mà tôi mong muốn. Tôi thích thú v́ đă “ăn hiếp” được nó và nó thường ch́u theo sự độc tài của tôi hơn là mạo hiểm một cuộc đối đầu xáp lá cà. Tôi khỏe, năng động, và bất chấp những hậu quả.

Tôi biết khá rơ ḿnh muốn cái ǵ và luôn luôn làm theo ư thích, cho dẫu tôi phải chiến đấu kịch liệt để có nó. Chúng tôi trải qua rất nhiều thời gian trong bếp, nhồi bột thành những viên, giúp làm kem, xay cà phê, căi cọ nhau qua bát bánh, và cho những con gà mái và gà tây ăn – chúng lúc nhúc xung quanh những bậc cấp dẫn vào nhà bếp. Nhiều con trong số chúng th́ quá thuần hóa, đến nỗi chúng thường mổ thức ăn trên bàn tay tôi và để cho tôi sờ vào chúng.

Một hôm, một chú gà tây trống lớn giật lấy một trái cà chua từ bàn tay tôi và bỏ chạy. Có lẽ, được gợi hứng bởi sự thành công của chú Gà Tây, chúng tôi mang đến đống củi một cái bánh cake, mà người đầu bếp vừa mới rắc đường lên, và nhâm nhi từng miếng một. Sau đó, tôi bị đau bụng, và tôi tự hỏi, chú gà tây có bị trừng phạt như vậy hay không.

Con gà sao [14] thích ẩn nấp trong tổ ở những nơi hẻo lánh, và một trong những sở thích của tôi, là đi săn những cái trứng trong cỏ rậm.

Tôi không thể nói với Martha Washington khi nào tôi muốn đi săn trứng, nhưng tôi thường gập đôi hai bàn tay lại và đặt xuống đất, có nghĩa là, một cái ǵ đó tṛn trên cỏ, và Martha luôn luôn hiểu. Khi chúng tôi đủ may mắn, t́m thấy một cái tổ, tôi không bao giờ cho phép nó mang trứng về nhà. Tôi làm cho nó hiểu, bằng những dấu hiệu nhấn mạnh, rằng nó có thể té ngă và làm vỡ trứng.

Vựa ngô, chuồng ngựa, và cái sân, nơi mà những con ḅ cái được vắt sữa, sáng và chiều – là những nguồn thích thú không bao giờ cạn đối với Martha và tôi. Những người vắt sữa thường cho phép tôi giữ hai bàn tay trên những con ḅ cái trong khi họ vắt sữa, và con ḅ cái thường “hục hặc,” có lẽ nó không thích sự ṭ ṃ của tôi.

Việc chuẩn bị cho Giáng Sinh luôn luôn là một niềm thích thú lớn với tôi. Dĩ nhiên, tôi không biết mọi thứ này có mục đích ǵ, nhưng tôi thưởng thức những cái mùi thú vị lan tỏa khắp ngôi nhà và những mẩu thức ăn ngon được trao cho Martha Washington và tôi để giữ cho chúng tôi im lặng. Họ cho phép chúng tôi xay những đồ gia vị, chọn nho khô và liếm những cái th́a.

Tôi treo cái bít tất dài của ḿnh, bởi v́ những đứa trẻ khác đều làm thế; tuy nhiên, tôi không thể nhớ, rằng cái nghi thức này có gây thích thú đặc biệt nào cho tôi hay không; cũng như, sự ṭ ṃ có khiến cho tôi dậy trước ánh sáng của ngày để t́m kiếm những món quà của ḿnh?

Martha Washington cũng rất nghịch ngợm như tôi. Hai đứa trẻ nhỏ được đặt ngồi trên những bậc cấp của mái hiên, một buổi chiều tháng 7 nóng bức. Một đứa th́ đen như than, với những lọn tóc hơi xoăn, được buộc với những sợi dây giày, ḷi ra trên đầu giống như những cái khui nút chai. Đứa kia, trắng trẻo, với những lọn tóc vàng, dài. Một đứa 6 tuổi, đứa kia, lớn hơn 2 hay 3 tuổi. Đứa nhỏ hơn, bị mù – đó là tôi – và đứa kia, là Martha Washington. Chúng tôi bận rộn cắt những con búp bê bằng giấy; nhưng chẳng bao lâu, chúng tôi chán cái tṛ giải trí này, và sau khi cắt vụn những sợi dây giày của ḿnh và xén mọi chiếc lá khỏi cây hoa kim ngân ở trong tầm với, tôi xoay sự chú ư sang những cái “khui nút chai” của Martha. Lúc đầu, nó phản đối, nhưng sau cùng, tuân phục. Nghĩ rằng “ăn miếng, trả miếng” là chuyện công b́nh, nó chộp lấy cái kéo và cắt phăng một trong số những lọn tóc của tôi, và có lẽ nó đă cắt trụi hết, nếu không có sự can thiệp đúng lúc của mẹ tôi.

Belle – con chó của chúng tôi – là một người bạn khác của tôi. Nó đă già, lười biếng và thích ngủ bên cạnh đám lửa lộ thiên hơn là nô đùa ầm ĩ với tôi. Tôi cố hết sức để dạy nó thứ ngôn ngữ dấu hiệu của tôi, nhưng nó đần và không chú ư. Đôi khi nó giật ḿnh nhảy cẫng lên và rùng ḿnh với sự phấn khích, rồi trở nên hoàn toàn cứng đơ, như những con chó thường làm khi chúng chỉ trỏ vào một con chim. Lúc ấy, tôi không biết tại sao Belle lại hành động theo cách đó; nhưng tôi biết nó không đang làm như tôi mong muốn. Điều này khiến tôi bực ḿnh, và bài học luôn chấm dứt bằng một trận đánh bốc một chiều [15]. Belle thường chỗi dậy, vươn ḿnh một cách lười biếng, làm một hai cái khịt mũi khinh bỉ, đi qua phía đối diện của ḷ sưởi và lại nằm xuống, và tôi, chán nản và thất vọng, bỏ đi t́m Martha.

Nhiều sự việc của những năm tháng sớm sủa đó đă ăn sâu trong trí nhớ tôi, bị cô lập, nhưng rơ ràng và rạch ṛi, khiến cho cảm thức về cuộc sống câm lặng, vô mục đích, không có ánh sáng ban ngày đó càng thêm sâu đậm.

Một hôm, tôi làm đổ nước lên cái tạp dề của ḿnh; tôi trải nó ra để phơi khô trước đám lửa đang chập chờn trên ḷ sưởi của pḥng khách. Cái tạp dề không khô đủ nhanh theo ư tôi, nên tôi tiến gần hơn và ném nó ngay trên đống tro nóng. Lửa bùng lên; những ngọn lửa vây quanh tôi, đến nỗi, trong chớp mắt, y phục của tôi đang bốc cháy. Tôi kêu lên kinh hăi, và Viny, bà vú già của tôi, đến cứu.

Ném một cái chăn lên người tôi, bà gần như làm tôi chết ngạt, nhưng ngọn lửa đă được dập tắt.Trừ hai bàn tay và mái tóc, tôi không bị bỏng quá nặng.

Khoảng thời gian này, tôi phát hiện ra công dụng của cái ch́a khóa. Một buổi sáng, tôi khóa mẹ tôi lại trong nhà bếp, nơi mà bà phải lưu lại trong 3 tiếng đồng hồ, bởi v́ những người giúp việc đang ở trong một pḥng tách biệt của ngôi nhà. Bà liên tục đập mạnh vào cửa lớn, trong khi tôi ngồi ở bên ngoài trên những bậc cấp của mái hiên và cười thích chí khi tôi cảm nhận âm thanh loảng xoảng. Đây không phải là cái tṛ nghịch ngợm nhất của tôi, mà thuyết phục bố mẹ tôi rằng, tôi phải được dạy dỗ càng sớm càng tốt. Sau khi cô giáo Sullivan đến, tôi t́m một cơ hội để nhốt cô trong căn pḥng của cô. Tôi lên lầu với một cái ǵ đó mà mẹ tôi làm cho tôi hiểu rằng, tôi phải giao cho cô Sullivan; nhưng ngay sau khi tôi đă giao nó cho cô, th́ tôi đóng sầm cửa lớn, khóa nó lại, và giấu cái ch́a khóa dưới cái tủ áo trong tiền sảnh. Tôi không chịu nói, cái ch́a khóa ở đâu. Cha tôi buộc phải kiếm một cái thang và đưa cô Sullivan ra ngoài qua cửa sổ – trước sự thích thú của tôi. Nhiều tháng sau, tôi mới đưa ra cái ch́a khóa.

Khi tôi vào khoảng 5 tuổi, chúng tôi dời từ ngôi nhà nhỏ có cây hoa leo bao phủ đến một ngôi nhà mới rộng hơn. Gia đ́nh gồm có cha mẹ tôi, hai người anh cùng cha khác mẹ, và về sau, một em gái nhỏ, Mildred. Kư ức rơ ràng sớm sủa về cha tôi, là việc tôi ṃ mẫm đi xuyên qua những đống nhật báo lớn đến bên cạnh ông, và thấy ông một ḿnh, đang cầm một tờ giấy đằng trước mặt. Tôi rất bối rối không biết ông đang làm cái ǵ. Tôi bắt chước hành động này, thậm chí c̣n mang kiếng của ông, nghĩ rằng, chúng sẽ giúp khám phá cái bí mật này. Nhưng trong dăm bảy năm, tôi không thể phát hiện ra cái bí mật đó. Rồi tôi học để biết những tờ giấy này là cái ǵ, và biết rằng, cha tôi biên tập một trong số chúng.

Cha tôi rất yêu thương, chiều chuộng, và tận tụy với gia đ́nh. Ông hiếm khi rời xa chúng tôi, trừ ra trong mùa săn. Người ta bảo tôi, ông là một thợ săn giỏi, và là một xạ thủ nổi danh. Ngay sau gia đ́nh, ông yêu những con chó và cây súng ngắn của ḿnh. Ḷng hiếu khách của ông rất lớn, gần như thái quá : ông hiếm khi về nhà mà không đem theo một người khách.

Niềm tự hào đặc biệt của ông là khu vườn lớn, nơi mà, người ta nói, ông trồng những trái dưa hấu và những trái dâu ngon nhất trong quận; và ông thường mang đến cho tôi những trái nho chín đầu mùa và những trái dâu ngon nhất.Tôi nhớ cái xúc chạm vuốt ve của ông, trong khi ông dẫn tôi từ cây này sang cây khác, từ cây nho leo này sang cây nho leo khác, và niềm vui thích nồng nhiệt của ông đối với bất cứ cái ǵ làm tôi hài ḷng.

Ông là một người kể chuyện nổi tiếng; sau khi tôi thủ đắc ngôn ngữ, ông thường đánh vần một cách vụng về vào bàn tay tôi những giai thoại thú vị nhất của ông, và không có ǵ làm ông vui thích hơn là bảo tôi tôi lặp lại chúng vào một khoảnh khắc thích hợp.

Tôi đang ở miền Bắc, tận hưởng những ngày đẹp cuối cùng của mùa hè năm 1896, th́ nghe tin ông mất. Ông trải qua một cơn bệnh ngắn, chịu đau đớn một thời gian ngắn, rồi, mọi sự kết thúc.

Đây là nỗi sầu muộn lớn đầu tiên của tôi – kinh nghiệm cá nhân với cái chết.

Tôi phải viết về mẹ tôi như thế nào nhỉ? Bà quá gần gũi với tôi, đến nỗi, việc nói về bà là thiếu tế nhị.

Trong một thời gian dài, tôi xem em gái bé nhỏ của tôi như là một “kẻ phá đám.” Tôi biết rằng, tôi đă không c̣n là “cục cưng” duy nhất của mẹ tôi, và ư tưởng đó khiến cho tôi vô cùng ghen tức. Nó thường trực ngồi trên ḷng mẹ tôi, nơi mà tôi thường ngồi, và có vẻ như giành hết sự chăm sóc và thời gian của bà.

Một hôm, một cái ǵ đó xảy ra, mà với tôi, dường như thêm vào sự tổn thương, c̣n có sự sỉ nhục. Vào thời gian đó, tôi có một con búp bê ưa thích, mà về sau, tôi đặt tên là Nancy. Than ôi, nó là nạn nhân vô tội của những cơn giận của tôi, đến nỗi, nó đă bị hoàn toàn xơ xác.

Tôi có những con búp bê biết nói, khóc, mở và nhắm mắt; thế nhưng, tôi chưa bao giờ yêu con búp bê nào như tôi yêu Nancy đáng thương. Nó có một cái nôi, và tôi thường trải qua một tiếng đồng hồ hay nhiều hơn, ru cho nó ngủ. Tôi canh chừng cả con búp bê lẫn cái nôi với sự quan tâm ganh tỵ nhất. Nhưng một lần, tôi phát hiện ra em gái nhỏ của tôi ngủ b́nh yên trong cái nôi đó. Trước sự “ngạo mạn ” của một kẻ mà tôi chưa có chút yêu thương nào ràng buộc [16], tôi điên tiết lên. Tôi lao tới cái nôi, lật úp nó, và đứa bé nhỏ có lẽ đă bị giết, nếu mẹ tôi không kịp đón lấy em trong khi em rớt xuống. Quả thực, khi chúng ta bước vào trong thung lũng của nỗi cô độc được nhân lên đến hai lần [17], chúng ta biết rất ít về những t́nh cảm âu yếm vốn xuất phát từ những lời nói, hành động và t́nh bạn thân thiết. Nhưng về sau, khi tôi được phục hồi cái di sản con người của ḿnh, th́ Mildred và tôi trở nên quá thân thiết với nhau, đến nỗi, chúng tôi hài ḷng nắm tay nhau mà đi, bất cứ nơi nào tùy thích – mặc dù em không hiểu “ngôn ngữ ngón tay” của tôi, cũng như tôi không hiểu những tiếng líu lo trẻ con của em.

___________________

 

[13] Bustle : một cái khung tṛn, độn trong váy phụ nữ, để làm cho váy phồng ra.

[14] Guinea-fowl: Gà sao; loài chim lớn thuộc họ gà lôi, lông xám sẫm có chấm trắng.

[15] One-sided boxing match: cuộc đấu box một chiều. Ư nói, đối thủ “chịu trận,” không trả đ̣n.

[16] Vào giai đoạn này, linh hồn Helen chưa tỉnh dậy, nên cô bé chỉ sống với bản năng thú vật, chứ chưa có những t́nh cảm thực sự của con người.

[17] Twofold solitude: nỗi cô độc gấp đôi [ư nói, vừa mù vừa điếc].


 

Xem tiếp CHƯƠNG III

Trở về TRANG CHÍNH
 

 

art2all.net