THE STORY OF MY LIFE CHUYỆN ĐỜI TÔI
CHƯƠNG XX
Cuộc phấn đấu để vào đại học đă chấm dứt, và tôi có thể bước vào Radcliffe bất cứ khi nào tôi thích. Tuy nhiên, trước khi tôi vào đại học, người ta nghĩ rằng, tốt nhất là tôi nên học thêm một năm nữa với ông Keith. Do vậy, cho măi đến mùa thu năm 1900, th́ giấc mơ vào đại học của tôi mới trở thành sự thật. Tôi nhớ ngày đầu tiên tại Radcliffe. Đó là một ngày đầy thích thú với tôi. Tôi đă mong đợi nó trong nhiều năm. Một lực mạnh mẽ bên trong tôi – mạnh mẽ hơn sự thuyết phục của các bạn tôi, mạnh mẽ hơn ngay cả sự khẩn cầu của trái tim tôi – đă thúc đẩy tôi thử sức mạnh của ḿnh, theo những tiêu chuẩn của những sinh viên b́nh thường. Tôi biết rằng, có những trở ngại trên lối đi, nhưng tôi háo hức muốn vượt qua chúng. Tôi đă thuộc nằm ḷng những lời của một hiền nhân La Mă: “Bị trục xuất khỏi La Mă, chỉ là sống bên ngoài La Mă.” Bị ngăn cấm, không được đi trên những xa lộ của kiến thức, tôi buộc phải làm cuộc hành tŕnh của ḿnh qua vùng quê, bằng những con đường hẻo lánh – đành vậy thôi; và tôi biết rằng, ở đại học, có nhiều con đường nhỏ nơi mà tôi có thể chạm tay với những cô gái đang suy nghĩ, yêu thương và đang phấn đấu như tôi. Tôi bắt đầu việc học với niềm háo hức. Trước mắt tôi, một thế giới mới đang mở ra trong vẻ đẹp và ánh sáng, và tôi cảm thấy bên trong tôi cái năng lực để biết mọi sự. Trong xứ thần tiên của Tâm Trí, tôi sẽ tự do như mọi kẻ b́nh thường. Những con người, phong cảnh, tập tục, những niềm vui, những bi kịch, sẽ là những kẻ thuyết minh sống động, xúc chạm được của thế giới thực. Những giảng đường dường như tràn đầy tinh thần của các bậc vĩ nhân và kẻ minh triết và tôi nghĩ rằng, những giáo sư là hiện thân của sự khôn ngoan. Nếu kể từ đó, tôi đă học hỏi một cách khác, th́ tôi sẽ không nói với ai. Nhưng chẳng bao lâu, tôi khám phá ra rằng, đại học không phải hoàn toàn là cái lyceum [55] lăng mạn mà tôi đă tưởng tượng. Nhiều trong số những giấc mơ vốn làm mê say cái kinh nghiệm non nớt của tôi, trở nên ngày càng bớt đẹp, và “phai nhạt đi trong ánh sáng của ngày thường.” [56] Dần dần, tôi bắt đầu thấy có những bất lợi ở đại học. Sự bất lợi mà tôi cảm nhận thấm thía nhất, là thiếu thời gian. Trước đây, tôi thường có thời gian để suy nghĩ, suy tưởng – trí óc tôi và tôi. “Chúng tôi” thường ngồi với nhau vào một buổi chiều tối và lắng nghe những giai điệu nội tại của linh hồn, mà người ta chỉ nghe được trong những khoảnh khắc nhàn rỗi, khi những vần thơ của nhà thơ yêu dấu nào đó chạm vào một dây tơ sâu thẳm, êm ái trong linh hồn, mà cho tới lúc đó, đă câm lặng. Nhưng ở đại học, không có thời gian để giao cảm với những ư tưởng của ḿnh. Dường như người ta vào đại học là để học, chứ không phải để suy nghĩ. Khi bước vào những cánh cửa của học vấn, người ta bỏ lại bên ngoài những thú vui thân yêu nhất – sự cô độc, những cuốn sách và trí tưởng tượng. Kể cả tiếng thông reo th́ thầm. Tôi nghĩ, tôi phải t́m niềm an ủi nào đó trong ư tưởng rằng, tôi đang tích trữ những kho báu cho sự hưởng thụ tương lai. Nhưng có điều, tôi không phải là một cô gái quá lo xa, đủ để hy sinh niềm vui hiện tại cho việc tích trữ của cải pḥng khi mưa gió. Những môn học trong năm thứ nhất của tôi là tiếng Pháp, tiếng Đức, lịch sử, văn học Anh và tập làm văn tiếng Anh. Trong giáo tŕnh tiếng Pháp, tôi đọc một số tác phẩm của Corneille, Molière, Racine, Alfred de Musset và Sainte-Beuve, và trong tiếng Đức, những tác phẩm của Goethe and Schiller. Tôi nhanh chóng duyệt qua [reviewed] toàn bộ giai đoạn lịch sử từ sự sụp đổ của đế quốc La Mă cho tới thế kỷ 18, và trong văn chương Anh, tôi nghiên cứu một cách có thẩm định những bài thơ của Milton và Areopagitica. Tôi thường xuyên được hỏi, làm thế nào mà tôi vượt qua những điều kiện đặc biệt mà trong đó tôi làm việc, tại đại học. Trong pḥng học, dĩ nhiên, tôi hầu như cô độc. Vị giáo sư th́ xa xôi như thể ông đang nói qua một cái điện thoại. Những bài giảng được đánh vần vào bàn tay tôi càng nhanh càng tốt, và nhiều cái thuộc về cá tính của diễn giả bị đánh mất, trong nỗ lực để theo kịp cuộc đua. Những từ ngữ vụt qua bàn tay tôi giống như những con chó săn theo đuổi một con thỏ rừng mà chúng thường bắt hụt. Nhưng trên phương diện này, tôi nghĩ, chắc ḿnh cũng không quá tệ so với những cô gái khác đang ghi bài. Nếu tâm trí bận rộn với quá tŕnh máy móc – nghe và ghi chép một cách gấp rút – th́ tôi nghĩ rằng, người ta khó mà có thể chú ư nhiều đến cái đề tài đang được nghiên cứu, hay cái thể cách mà trong đó nó được tŕnh bày. Trong khi giáo sư giảng bài, tôi không thể ghi chép ǵ được, bởi v́ hai bàn tay tôi bận “lắng nghe.” Thường khi, tôi ghi lại những ǵ mà tôi có thể nhớ về chúng khi tôi về nhà. Những bài tập, những chủ đề hằng ngày, những b́nh luận, và bài kiểm tra hằng giờ, những kỳ thi giữa năm và cuối năm – tất cả đều được tôi viết trên máy đánh chữ, để cho những vị giáo sư dễ dàng phát hiện ra, là tôi biết ít ra sao. Khi tôi bắt đầu học về thi luật Latin, tôi “chế tác” và giải thích cho giáo sư của tôi một hệ thống dấu hiệu để chỉ những âm vận và âm lượng khác nhau. Tôi dùng máy đánh chữ Hammond. Tôi đă thử nhiều máy, và tôi thấy máy Hammond thích hợp nhất với những nhu cầu đặc thù của ḿnh. Với cái máy này, những con thoi cơ động có thể được dùng, và người ta có thể có dăm bảy con thoi, mỗi con thoi với một bộ mẫu tự khác nhau – tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, hay kư hiệu toán học, tùy theo loại văn bản mà người ta muốn tạo ra trên máy chữ. Không có nó, tôi không biết ḿnh có thể vào đại học hay không. Trong giáo tŕnh, có rất nhiều cuốn sách mà sinh viên bắt buộc phải đọc. Thế nhưng, rất ít trong số đó có bản in bằng chữ nổi cho người mù; nên, cô giáo Sullivan buộc phải đánh vần chúng vào bàn tay tôi. Do vậy, so với những cô gái khác, tôi phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị những bài học. Tôi có những khó khăn mà chúng không có. Có những ngày, sự tập trung chú ư đến quá nhiều chi tiết khiến linh hồn tôi nổi giận. Và ư tưởng rằng, tôi phải trải qua nhiều giờ để đọc một vài chương sách – trong khi những cô gái khác đang cười, hát và nhảy múa – khiến cho tôi “nổi loạn.” Nhưng chẳng bao lâu, tôi hồi phục sự lạc quan của ḿnh và, bằng tiếng cười, đuổi sự bất măn ra khỏi tâm hồn. Bởi v́, nói ǵ đi nữa, th́ bất cứ ai muốn đạt được kiến thức chân thực, đều phải một ḿnh leo lên Ngọn Đồi Khó Khăn; và bởi v́ không có con đường vương giả nào để lên tới đỉnh, tôi đành phải đi ṿng vèo theo cách của ḿnh. Tôi trượt ra đằng sau nhiều lần, tôi ngă xuống, tôi đứng yên, tôi va phải mép của những trở lực ẩn giấu, tôi nổi cáu, lấy lại b́nh tĩnh, và tự chủ hơn, tôi lừ đừ tiến lên, tôi nhích được một chút, tôi cảm thấy phấn khởi, tôi trở nên háo hức hơn và leo cao hơn, và tôi bắt đầu thấy một chân trời đang rộng mở. Mọi phấn đấu là một thắng lợi. Chỉ cần một nỗ lực nữa thôi, là tôi sẽ chạm vào đám mây rực sáng, chiều sâu thiên thanh của bầu trời, và những vùng cao mơ ước của ḿnh. Tuy nhiên, tôi luôn luôn cô độc trong những cuộc phấn đấu này. Ông William Wade và ông E. E.Allen, vị Giám đốc Viện Giáo dục người Mù Pennsylvania, kiếm cho tôi nhiều cuốn sách mà tôi cần, được in nổi. Sự ân cần của họ đă là một sự hỗ trợ và khích lệ với tôi, mà họ không ngờ tới. Năm rồi, năm thứ hai của tôi tại Radcliffe, tôi học tập làm văn môn tiếng Anh, Thánh Kinh trong văn học Anh, những chế độ chính trị của Hoa Kỳ và châu Âu, những Đoản Thi trữ t́nh của Horace, và hài kịch Latin. Giờ tập làm văn là thú vị nhất. Nó rất sinh động. Những bài giảng luôn hấp dẫn, sinh động và và ư vị; bởi v́ vị giáo sư, ông Charles Townsend Copeland – hơn bất cứ ai khác cho đến năm nay – đem văn học tới trước mắt tôi, trong cái tươi mát và quyền lực độc đáo của nó. Trong một giờ ngắn ngủi, bạn được phép uống vào cái đẹp vĩnh cửu của những vị thầy xa xưa mà không cần sự thuyết minh hay diễn giải. Bạn say sưa trong những ư tưởng đẹp đẽ của họ. Bạn tận hưởng, với cả linh hồn, cái tiếng sấm dễ chịu của Cựu Ước, quên đi sự hiện hữu của Jahweh và Elohim; và bạn đi về nhà, cảm nhận rằng, bạn đă “có những thoáng nh́n về cái hoàn hảo, mà trong đó, tinh thần và h́nh thức [spirit and form] cư ngụ trong sự hài ḥa bất tử; trên cái thân cây xưa của thời gian, chân lư và cái đẹp hiện ra trong một sự phát triển mới. Năm nay là năm hạnh phúc nhất, bởi v́ tôi đang học những môn học vốn gây cho tôi sự thích thú : kinh tế học, văn học thời Elizabeth, Shakespeare, dưới sự hướng dẫn của giáo sư George L. Kittredge, và Lịch sử triết học, giảng dạy bởi giáo sư Josiah Royce. Thông qua triết học, người ta hiểu và đồng cảm với những truyền thống của những thời đại xa xưa, và những lối tư tưởng khác, mà có vẻ như xa lạ và phi lư. Nhưng đại học không phải là Athens thời cổ đại như tôi nghĩ. Ở đó người ta không gặp bậc vĩ nhân và kẻ minh triết; người ta thậm chí không cảm nhận sự xúc chạm sống động của họ. Đúng là, họ ở đó; nhưng dường như họ là những xác ướp [57]. Chúng ta phải kéo họ ra từ bức tường nứt nẻ của học vấn và mổ xẻ, phân tích họ trước khi chúng ta chắc chắn rằng, chúng ta có một Milton hay một Isaiah, mà không chỉ là một sự bắt chước khéo léo. Đối với tôi, dường như nhiều học giả quên rằng, sự thưởng thức những tác phẩm vĩ đại tùy thuộc nhiều vào chiều sâu của sự đồng cảm, hơn là sự hiểu biết. Cái phiền phức, là rất ít trong những lời giải thích vất vả của họ bám chặt vào trí nhớ ta. Tâm trí ta thả chúng rơi xuống như một cành cây để rơi quả chín của nó. Người ta có thể biết một bông hoa, rễ, thân và tất cả, và hết thảy những quá tŕnh tăng trưởng của cây hoa, và thế nhưng, họ không thưởng ngoạn được cái đẹp của bông hoa tươi, tắm trong sương của bầu trời. Một cách đi lặp lại, tôi hỏi một cách bực bội, “Tại sao em lại phải quan tâm đến những lời giải thích và những giả thiết này?” Chúng nằm đó đây trong trí tôi giống như những con chim mù đập vào không khí với đôi cánh vô dụng của chúng. Tôi không có ư phản bác một sự hiểu biết thấu đáo về những tác phẩm nổi tiếng mà chúng ta đă đọc. Tôi chỉ chống đối những b́nh luận tràng giang đại hải và những lời phê b́nh gây hoang mang, mà chỉ dạy ta có một điều: có bao nhiêu con người, có bấy nhiêu quan niệm. Nhưng khi một học giả lớn như giáo sư Kittredge thuyết minh những ǵ mà vị thầy nói, th́, “như thể một thị giác mới được ban cho người mù.” Ông làm sống lại Shakespeare, nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều lúc tôi ao ước muốn quét phăng đi một nửa những điều mà tôi phải học; bởi v́ một tâm trí quá tải không thể tận hưởng cái kho báu mà nó đă tích lũy với giá đắt. Tôi nghĩ, không thể đọc trong một ngày 4 hay 5 cuốn sách khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau, và bàn luận về những đề tài rất khác biệt nhau, mà không bỏ mất chính những cứu cánh mà v́ nó, người ta đọc. Khi người ta đọc vội vă và lo lắng – luôn bị ám ảnh bởi những bài kiểm tra viết và những kỳ thi – th́ óc năo người ta trở nên cồng kềnh với nhiều thứ linh tinh mà dường như có ít công dụng với nó. Vào thời điểm hiện tại, trí óc tôi quá đầy những thứ hỗn tạp, đến nỗi tôi hầu như tuyệt vọng, không biết làm sao để sắp xếp chúng một cách có trật tự. Bất cứ khi nào tôi bước vào vương quốc của tâm trí ḿnh, tôi cảm thấy giống như con ḅ đực trong cửa tiệm đồ sứ. Hàng ngh́n cái đầu thừa đuôi thẹo của kiến thức đổ ầm xuống cái đầu tôi giống như những hạt mưa đá và tôi cố trốn thoát khỏi chúng; và khi tôi cố trốn thoát, những tà thần và Thủy thần đủ loại theo đuổi tôi, cho đến khi tôi mong ước – ồ, xin hăy tha thứ cho mong ước độc ác của tôi – ước chi tôi có thể phá đổ những thần tượng mà tôi t́m đến để thờ phụng! Nhưng những kỳ thi là những “ông kẹ” chủ yếu trong cuộc sống của tôi ở đại học. Mặc dù tôi đă đối mặt với chúng nhiều lần và đánh bại chúng, thế nhưng chúng lại nổi lên và đe dọa tôi với những cái nh́n hằn học, cho đến khi tôi cảm thấy ḷng can đảm chuồn đi ở những đầu ngón tay ḿnh. Những ngày trước khi thi, là thời gian mà bạn phải nhồi nhét vào tâm trí những công thức kỳ bí và những nhật kỳ không tiêu hóa nổi – những món ăn kiêng không khoái khẩu, cho đến khi, bạn mong ước rằng, ước chi những cuốn sách, các môn học và chính bạn nữa, đều được chôn vùi dưới đáy biển! Sau cùng, cái giờ khắc kinh khủng đă đến, và bạn quả thực là một kẻ diễm phúc nếu bạn cảm thấy được chuẩn bị, và có thể đúng lúc triệu hồi những kiến thức đă học, mà sẽ trợ giúp bạn trong cái nỗ lực tối cao đó. Nó xảy ra quá thường xuyên, đến nỗi cái tiếng kèn kêu cứu của bạn đă trở thành tiếng kêu trong sa mạc. Thật bối rối và bực ḿnh : ngay khi bạn đến cần trí nhớ, th́ nó liền chắp cánh bay xa. Những sự kiện mà bạn đă thu thập với biết bao công sức, luôn luôn biến đi vào lúc mà bạn cần đến chúng nhất. “Hăy tường thuật ngắn gọn về Huss và sự nghiệp của ông.” Huss ư ? Ông ta là ai, và ông ta làm ǵ? Cái tên có vẻ như quen thuộc một cách xa lạ. Bạn lục lọi cái “kho chứa” của bạn về những sự kiện lịch sử, như săn t́m một mẩu lụa trong một cái túi đựng giẻ rách. Bạn chắc rằng, nó ở một nơi nào đó trong tâm trí bạn, gần chóp đỉnh – bạn thấy nó ở đó hôm kia, khi bạn đang tra cứu về thời kỳ đầu của Phong trào Cải cách. Nhưng bây giờ nó ở đâu? Bạn lôi ra mọi thứ đầu thừa đuôi thẹo của kiến thức – những cuộc cách mạng, những cuộc ly giáo, những cuộc tàn sát, những hệ thống chính quyền; nhưng Huss – ông ta là ai? Những thứ mà bạn biết, lại không ăn nhập ǵ với đề thi. Trong tuyệt vọng, bạn chộp lấy cái “kho chứa” đó, đổ hết mọi thứ ra, và trong một góc, là người đàn ông của bạn – đang b́nh thản nghiền ngẫm về ư tưởng riêng của chính ḿnh, không hề biết đến cái tai họa mà ông đă mang đến cho bạn. Ngay lúc đó, vị giám thị báo tin đă hết giờ. Với một sự chán ngán sâu sắc, bạn đá cái đống rác rưởi đó vào trong một góc và đi về nhà, đầu óc đầy những “âm mưu cách mạng” – muốn băi bỏ cái quyền thiêng liêng của các vị giáo sư, cái quyền nêu những câu hỏi mà không có sự đồng ư của người bị hỏi. Một ư tưởng chợt đến với tôi rằng, trong hai, ba trang vừa rồi của chương này, tôi đă dùng những từ hoa mỹ mà chúng sẽ xoay lại chế giễu tôi. À, chúng đây rồi – những ẩn dụ trêu cợt và đi nghênh ngang đằng trước tôi, chỉ trỏ vào con ḅ đực trong tiệm đồ sứ bị tấn công bởi những hạt mưa đá và những “ông kẹ” với những cái nh́n hằn học… Hăy để cho chúng tiếp tục trêu chọc. Những từ đó mô tả một cách quá chính xác cái bầu khí của những ư tưởng xô bồ, hỗn độn mà trong đó tôi sống, đến nỗi, tôi sẽ làm ngơ chúng một lần, và nghiêm túc mà nói rằng, những ư tưởng của tôi về đại học đă thay đổi. Những ngày tôi chuẩn bị vào Radcliffe được bao phủ bởi một vầng hào quang của sự lăng mạn, mà bây giờ chúng đă mất; nhưng trong sự chuyển tiếp từ cái lăng mạn sang cái thực tế, tôi đă học nhiều điều, mà có lẽ tôi đă không bao giờ biết, nếu tôi đă không thí nghiệm. Một trong những điều đó, là sự quư giá của ḷng kiên nhẫn, mà nó dạy ta rằng, ta nên xem sự giáo dục của ḿnh như một cuộc đi dạo trong vùng quê, một cách thong thả, để cho trí óc tự do mở ra trước những ấn tượng đủ loại. Sự hiểu biết như thế tràn ngập linh hồn, vô h́nh, với một con sóng thủy triều vô thanh của tư tưởng, ngày càng sâu sắc thêm. “Kiến thức là sức mạnh.” Đúng hơn, tri thức là niềm hạnh phúc, bởi v́ có tri thức – tri thức sâu, rộng – là biết phân biệt những cứu cánh chân thực với những mục đích giả tạo, và những điều cao cả với những điều ti tiện. Biết những tư tưởng và những hành động vốn đánh dấu sự tiến bộ của con người, là cảm nhận những tiếng đập vĩ đại của trái tim nhân loại qua những thế kỷ; và nếu người ta không cảm nhận trong những nhịp đập này sự phấn đấu hướng thượng, th́ quả thực, họ đă bị điếc trước những cái hài ḥa của sự sống.
______ [55] Lyceuum: Xưa kia, nó là tên một trường học do Aristotle sáng lập. Ngày nay, nó có nghĩa là “một trường trung học cấp ba,” hoặc một trường “đại học” – tùy theo từng nước. [56] Những từ này được lấy từ một câu thơ của nhà thơ William Wordsworth, Anh quốc. [57] Một cô sinh viên mù-điếc như Helen, mà có được một nhận định như thế này, thật là đáng nể!
|