ĐỖ TƯ NGHĨA

 

THE STORY OF MY LIFE

CHUYỆN ĐỜI TÔI

 

CHƯƠNG XXI

 

          Từ trước tới nay, tôi đă phác thảo những biến cố của đời tôi, nhưng tôi chưa cho thấy, tôi đă nương dựa bao nhiêu vào sách – không chỉ về sự vui thú và sự khôn ngoan mà chúng mang đến cho bất cứ ai đọc sách; sách c̣n cung cấp cho tôi thứ kiến thức mà những người b́nh thường thu thập được qua đôi mắt và đôi tai của họ. Quả thật, những cuốn sách đă có ư nghĩa quá nhiều trong sự giáo dục của tôi, so với những người khác. Do vậy, tôi sẽ quay trở lại cái thời điểm khi mà tôi bắt đầu đọc sách.

Tôi đọc câu chuyện có mạch lạc đầu tiên của ḿnh vào tháng 5, năm 1887, khi tôi 7 tuổi. Từ ngày đó đến nay, tôi đă ngấu nghiến mọi thứ dưới dạng chữ in nổi, mà đă đến trong tầm với của những đầu ngón tay đói khát của tôi. Như tôi đă nói, trong những năm đầu tiên của việc giáo dục của ḿnh, tôi không học một cách chính quy; tôi cũng không đọc theo một qui tắc nào.

Ban đầu, tôi chỉ có vài cuốn sách in nổi – “những sách đọc vỡ ḷng,” một tập truyện cho trẻ em, và một cuốn sách về trái đất gọi là Our World.

Tôi nghĩ đó là tất cả; nhưng tôi đọc đi đọc lại chúng, cho đến khi những con chữ bị quá ṃn, đến nỗi tôi khó ḷng nhận ra chúng. Đôi khi cô Sullivan đọc cho tôi, đánh vần vào bàn tay tôi những câu chuyện và những bài thơ nhỏ, mà cô biết tôi sẽ hiểu; nhưng tôi thích tự ḿnh đọc hơn, bởi v́ tôi thích đọc đi đọc lại những cái mà tôi thích.

Chính là trong chuyến viếng thăm Boston đầu tiên của ḿnh, mà tôi thực sự bắt đầu đọc một cách nghiêm túc. Tôi được phép trải qua một phần của mỗi ngày trong thư viện của Viện – lang thang từ kệ sách này sang kệ sách khác, và lấy xuống bất cứ cuốn sách nào mà những ngón tay tôi dừng lại. Tôi đọc, mặc dù trên một trang giấy, th́ trong 10 từ, tôi chỉ hiểu được 1, 2 từ. Những từ, chính chúng, làm tôi say mê; nhưng tôi không ghi nhớ một cách có ư thức những ǵ mà tôi đọc. Tuy nhiên, ở giai đoạn đó, tôi có một trí nhớ rất tốt. Nó lưu giữ nhiều từ và nguyên nhiều câu, mà không biết ǵ về nghĩa của chúng. Về sau, khi tôi bắt đầu nói chuyện và viết, th́ những từ và những câu này thường lóe ra hoàn toàn tự nhiên, đến nỗi các bạn tôi ngạc nhiên trước sự phong phú về vốn từ của tôi. Hẳn là tôi đă đọc nhiều bài thơ và những phần của rất nhiều cuốn sách – trong những ngày đó, tôi nghĩ rằng, tôi sẽ không thể đọc hết một cuốn sách nào – theo kiểu đọc mù mờ này, cho đến khi tôi khám phá ra Little Lord Fauntleroy, cuốn sách quan trọng đầu tiên mà tôi hiểu được.

Một hôm, cô giáo t́m thấy tôi trong một góc của thư viện, đang “trầm tư” trên những trang của The Scarlet Letter [58]. Lúc ấy, tôi mới khoảng 8 tuổi. Cô hỏi tôi, rằng tôi có thích bé Pearl không, và giải thích một vài trong số những từ làm tôi bối rối. Rồi cô bảo tôi rằng, cô có một câu chuyện hay về một cậu bé mà cô chắc rằng tôi sẽ thích hơn The Scarlet Letter. Nhan đề của câu chuyện đó là Little Lord Fauntleroy, và cô hứa sẽ đọc nó cho tôi vào mùa hè năm sau. Nhưng măi cho đến tháng 8, cô mới bắt đầu kể câu chuyện đó – những tuần đầu tiên ở bờ biển th́ quá đầy những khám phá và hào hứng, đến nỗi tôi quên đi sự hiện hữu của những cuốn sách. Rồi cô giáo đi thăm vài người bạn của cô tại Boston, rời xa tôi một thời gian ngắn.
Khi cô trở lại, hầu như cái đầu tiên mà cô làm, là bắt đầu kể câu chuyện Little Lord Fauntleroy. Tôi c̣n nhớ rành rọt thời gian và nơi chốn khi chúng tôi đọc những chương đầu tiên của câu chuyện trẻ em hấp dẫn này. Đó là một chiều ấm áp vào tháng 8. Chúng tôi ngồi với nhau trên một cái vơng móc giữa hai cây thông lớn, cách nhà một quăng ngắn. Sau bữa ăn trưa, chúng tôi vội vàng rửa chén bát, để có một buổi chiều càng dài càng tốt cho câu chuyện.
Trong khi chúng tôi vội vàng đi xuyên qua cỏ rậm về phía cái vơng, những con cào cào lúc nhúc xung quanh, bám vào áo quần chúng tôi. Tôi nhớ rằng, cô giáo cương quyết bắt tôi phải gỡ chúng ra trước khi ngồi xuống – một việc mà tôi thấy là lăng phí thời gian và không cần thiết. Cái vơng đầy lá thông, bởi v́ nó đă không được dùng trong khi cô giáo đi vắng. Mặt trời ấm áp chiếu trên những cây thông khiến chúng tỏa mùi hương. Không khí thơm tho, có vị của biển. Trước khi bắt đầu câu chuyện, cô Sullivan giải thích cho tôi những điều mà cô biết rằng tôi sẽ không hiểu, và trong khi tiếp tục đọc, cô giải thích những từ lạ.

Thoạt đầu, có nhiều từ mà tôi không biết, và việc đọc thường xuyên bị ngắt quăng. Nhưng ngay khi nắm được t́nh tiết của câu chuyện, th́ tôi trở nên quá bị cuốn hút và không c̣n chú ư đến những từ. Tôi lắng nghe một cách sốt ruột những lời giải thích mà cô Sullivan cảm thấy là cần thiết. Khi những ngón tay cô quá mỏi để mà đánh vần một từ khác, lần đầu tiên tôi có một cảm thức sắc bén về những khuyết tật của ḿnh. Tôi cầm lấy cuốn sách trong hai bàn tay, và cố sờ vào những con chữ, với một ao ước nồng nàn, rằng tôi sẽ không bao giờ có thể quên chúng.

Về sau, trước lời thỉnh cầu tha thiết của tôi, ông Anagnos đă cho in câu chuyện này bằng chữ nổi, và tôi đọc đi đọc lại nó, cho đến khi gần như thuộc ḷng; và qua suốt tuổi thơ của ḿnh, Little Lord Fauntleroy là người bạn đồng hành dịu dàng và thân thiết của tôi. Tôi đă đưa ra những chi tiết này, dù có thể gây nhàm chán – bởi v́ chúng tương phản một cách sống động với những kư ức mơ hồ, bấp bênh, lộn xộn của việc đọc sách trước đây của tôi.

Sự thích thú đích thực của tôi đối với sách, khởi đầu từ Little Lord Fauntleroy. Trong hai năm kế đó, tôi đọc nhiều cuốn sách tại nhà và trên những chuyến viếng thăm Boston. Tôi không thể nhớ nhan đề của tất cả mọi cuốn sách, hay tôi đă đọc chúng trong thứ tự nào; nhưng tôi biết, trong số chúng là Greek Heroes; Ngụ ngôn của La Fontaine; Wonder Book, Bible Stories của Hawthorne; Tales from Shakespeare, của Lamb; A Child’s History of England của Dickens; Ngàn Lẻ Một Đêm; The Swiss Family Robinson; The Pilgrim's Progress; Robinson Crusoe; Little Women, và Heidi, một câu chuyện hay nhỏ bé mà sau này tôi đọc bằng tiếng Đức. Tôi đọc chúng, xen kẽ giữa học và chơi, với một niềm thích thú ngày càng sâu hơn. Tôi không nghiên cứu chúng hay phân tích chúng – tôi không biết chúng có được viết khéo hay không; tôi không bao giờ nghĩ về bút pháp hay tác quyền.

Những kho báu được đặt dưới bàn chân tôi, và tôi chấp nhận chúng như chúng ta chấp nhận ánh mặt trời và t́nh yêu của những người bạn của ḿnh.

Tôi yêu Little Women bởi v́ nó cho tôi một cảm thức họ hàng với những cô gái và những cậu trai b́nh thường. Đời tôi, bị giới hạn trên nhiều phương diện, tôi phải t́m trong những cuốn sách thông tin về thế giới, nằm bên ngoài thế giới của riêng tôi. Tôi không đặc biệt quan tâm đến The Pilgrim's Progress, hay Ngụ Ngôn, mà tôi nghĩ rằng, tôi sẽ không đọc hết. Tôi đọc Ngụ Ngôn của La Fontaine, ban đầu, trong bản dịch tiếng Anh, và chỉ thưởng thức chúng một cách nửa vời. Về sau, tôi đọc lại cuốn sách trong tiếng Pháp, và tôi phát hiện rằng, mặc dù có những bức tranh sinh động và nghệ thuật tuyệt vời về ngôn ngữ, tôi không thích nó nhiều hơn. Tôi không biết tại sao, song những câu chuyện mà trong đó những con vật nói và hành động giống như những con người chưa bao giờ hấp dẫn tôi mạnh mẽ cho lắm. Những bức biếm họa buồn cười về những con vật chiếm cứ tâm trí tôi, át hẳn những bài học đạo đức.

La Fontaine hiếm khi khơi dậy cảm thức về đạo đức bậc cao của chúng ta. Những giai điệu cao nhất mà ông trổi lên, là những giai điệu của lư tính và ḷng tự ái. Chạy xuyên suốt tất cả những bài ngụ ngôn, là cái ư tưởng rằng, đạo đức của con người phát khởi hoàn toàn từ ḷng tự ái, và rằng, nếu ḷng tự ái được lư tính chỉ đạo, th́ tất yếu có hạnh phúc. Bây giờ, theo khả năng phán đoán của tôi, th́ tự ái là gốc rễ của mọi điều ác; tôi có thể sai, bởi v́ La Fontaine có nhiều cơ hội để quan sát con người hơn tôi. Tôi không quá phản đối những chuyện ngụ ngôn mỉa mai và châm biếm của ông. Tuy nhiên, tôi không mấy ưa những chuyện mà trong đó những chân lư quan trọng được dạy bởi những con khỉ và những con cáo.

Nhưng tôi yêu The Jungle BookWild Animals I Have Known. Tôi cảm thấy một niềm thích thú đích thực đối với chính những con vật – bởi v́ chúng là những con vật thực chứ không phải là những bức biếm họa về chúng. Người ta đồng cảm với t́nh yêu và sự thù hận của chúng, cười trên những hài kịch của chúng, và khóc trên những bi kịch của chúng. Và nếu chúng có một bài học đạo đức, th́ nó quá tinh tế, đến nỗi chúng ta không ư thức về nó.

Tâm trí tôi mở ra một cách tự nhiên và vui sướng với một khái niệm về thời cổ đại. Hy Lạp cổ đại hấp dẫn tôi với một nỗi say mê bí mật. Trong trí tưởng tượng của tôi, những vị thần nam và thần nữ vẫn c̣n bước đi trên trái đất và nói chuyện mặt đối mặt với con người, và trong trái tim tôi, tôi bí mật xây những điện thờ cho những vị thần mà tôi yêu nhất. Tôi biết và yêu toàn bộ những nữ thần, những anh hùng và những bán thần – à không, không phải tất cả, sự tàn nhẫn và tham lam của Medea và Jason th́ quá quái đản để được tha thứ, và tôi thường tự hỏi, tại sao những vị thần cho phép họ làm điều sai trái và rồi trừng phạt họ v́ sự ác của họ. Và sự bí mật này vẫn chưa được giải quyết. Tôi thường tự hỏi, làm thế nào mà “Thượng đế có thể câm lặng, trong khi tội lỗi ḅ đi, miệng cười toe, qua ngồi nhà Thời gian của Ngài.”

Chính tác phẩm Iliad đă làm cho Hy Lạp trở thành thiên đàng của tôi. Tôi quen với câu chuyện thành Troy trước khi tôi đọc nó trong nguyên tác, và do vậy, tôi gặp ít khó khăn trong việc làm cho những từ Hy Lạp phải “giao nộp những kho báu của chúng,” sau khi tôi băng qua biên giới của ngữ pháp. Thi ca vĩ đại, bất luận được viết bằng tiếng Hy Lạp hay bằng tiếng Anh, không cần nhà thuyết minh nào ngoài một trái tim nhạy cảm. Ước chi cái đám người vốn làm cho những tác phẩm vĩ đại của những nhà thơ trở thành khả ố bởi sự phân tích, những áp đặt, và những b́nh luận vất vả, có thể học cái chân lư đơn giản này! Người ta không cần phải định nghĩa mọi từ và những thành phần chính và vị trí ngữ pháp của chúng trong câu, để có thể thưởng thức một bài thơ hay. Tôi biết rằng, những vị giáo sư uyên bác của tôi đă t́m thấy nhiều báu vật trong Iliad mà tôi sẽ không bao giờ t́m thấy; nhưng tôi không tham lam. Tôi bằng ḷng để cho những người khác khôn ngoan hơn tôi. Nhưng với toàn bộ kiến thức uyên bác của họ, họ không thể đo lường hết cái đẹp của thiên sử thi tráng lệ đó, như tôi cũng không. Khi tôi đọc những đoạn hay nhất trong Iliad, tôi ư thức về một “giác quan - linh hồn” [soul-sense], một giác quan có thể nâng tôi lên khỏi những hoàn cảnh chật hẹp, tù túng của đời tôi. Những hạn chế về thể lư của tôi được quên đi – thế giới của tôi hướng lên trời – chiều dài, chiều rộng và khoảng mênh mông của bầu trời là của tôi!

Niềm thán phục của tôi đối với Aeneid th́ không quá lớn, nhưng không v́ thế mà bớt chân thực. Tôi đọc càng nhiều càng tốt, mà không cần sự trợ giúp của những ghi chú hay từ điển, và tôi luôn luôn thích dịch những trường đoạn mà tôi đặc biệt thích. Cách dùng từ của Virgil đôi khi tuyệt vời; nhưng những vị thần và những con người của ông di chuyển xuyên qua những “xen” [scene] đam mê, tranh chấp, trắc ẩn và t́nh yêu giống như những nhân vật đáng yêu đeo mặt nạ của thời đại Elizabeth; trái lại, trong Iliad, họ làm ba cái nhảy và tiếp tục hát. Virgil th́ thanh thản [serene] và đáng yêu giống như bức tượng thần Apollo bằng cẩm thạch dưới ánh trăng; Homer là một chàng trai xinh đẹp, sinh động dưới ánh nắng chan ḥa với gió trên tóc ḿnh.

Thật dễ dàng bay trên những đôi cánh bằng giấy ! Nhưng từ Greek Heroes đến Iliad không phải hoàn toàn thú vị. Người ta đă có thể du hành ṿng quanh thế giới nhiều lần, trong khi tôi mệt nhọc bước đi, xuyên qua những mê cung của ngữ pháp và từ điển, và rơi xuống những thứ cạm bẫy khủng khiếp gọi là những kỳ sát hạch, được tổ chức bởi những trường phổ thông và đại học, để làm rối trí những ai muốn t́m kiếm kiến thức…

Tôi bắt đầu đọc Thánh Kinh khá lâu trước khi tôi có thể hiểu nó. Bây giờ, tôi thấy kỳ lạ, rằng đă có một thời gian khi mà linh hồn tôi bị điếc trước những hài ḥa kỳ diệu của nó. Nhưng làm thế nào tôi có thể nói về những cái đẹp huy hoàng mà về sau tôi khám phá ra trong Kinh Thánh? Nhưng tôi nhớ rơ, một sáng Chủ Nhật trời mưa, khi, không có ǵ khác để làm, tôi nan nỉ cô chị họ tôi đọc cho tôi một câu chuyện từ Kinh Thánh. Mặc dù chị không nghĩ rằng tôi sẽ hiểu, chị bắt đầu đánh vần vào bàn tay tôi câu chuyện về Joseph và anh em ông. Nó không làm tôi thích thú mấy. Cái ngôn ngữ khác thường và sự lặp đi lặp lại, khiến cho câu chuyện trở thành không thực và xa vời trong vùng đất Canaan, và tôi ngủ thiếp đi, và lang thang đến vùng đất của Nod, trước khi những người anh em trai đến với chiếc áo khoác sặc sỡ vào trong lều của Jacob, và thốt ra lời nói dối độc ác của họ! Tôi không thể hiểu tại sao những câu chuyện của những người Hy Lạp th́ quá quyến rũ với tôi, trong khi những câu chuyện của Kinh Thánh lại nhàm chán; có lẽ bởi v́ tôi đă làm quen với vài người Hy Lạp tại Boston, và được gợi hứng bởi nhiệt t́nh của họ đối với những câu chuyện về đất nước họ. Trái lại, tôi chưa gặp một người Hebrew hay người Ai Cập nào, và do vậy, kết luận rằng, họ chỉ là những kẻ mọi rợ, và những câu chuyện về họ, chắc hẳn đều là chuyện bịa, giả thuyết này cắt nghĩa sự lặp đi lặp lại và những cái tên kỳ quặc. Thật khá kỳ lạ, ư tưởng gọi những tên ḍng họ Hy Lạp (patronymic) là “kỳ quặc,” chưa bao giờ xảy ra với tôi.
Nhưng làm thế nào tôi sẽ nói về ḷng sùng kính mà tôi đă có từ khi tôi khám phá ra Kinh Thánh? Trong nhiều năm, tôi đă đọc nó với một cảm thức về niềm vui, ngày càng lớn rộng và đầy cảm hứng; và chưa từng yêu cuốn sách nào khác như yêu nó. Tuy nhiên, có nhiều cái trong Thánh Kinh, mà mọi bản năng của bản thể tôi nổi dậy chống lại – quá nhiều, đến nỗi tôi hối tiếc v́ đă đọc nó xuyên suốt, từ đầu đến cuối. Tôi không nghĩ rằng, cái kiến thức mà tôi đă thu được về lịch sử và những nguồn gốc của nó bù đắp cho tôi về những chi tiết không thú vị mà nó đă áp đặt lên sự chú ư của tôi. Về phần tôi, tôi mong ước, cùng với ông Howells, rằng văn học của quá khứ phải được thanh tẩy tất cả những ǵ xấu xa và dă man trong nó – mặc dù tôi tôi phản đối bất cứ ai xuyên tạc và hạ thấp giá trị của những tác phẩm vĩ đại này.
Có một cái ǵ đó dễ sợ, ấn tượng, trong cái sự giản dị và khủng khiếp của The book of Esther. Cái ǵ có thể giàu kịch tính hơn cảnh Esther đứng trước người chủ độc ác của cô? Cô biết rằng, cuộc đời cô ở trong tay ông ta; không có ai bảo vệ cô tránh khỏi cơn thịnh nộ của ông ta; thế nhưng, khắc phục nỗi sợ hăi nữ nhi của ḿnh, cô đến gần ông, thúc đẩy bởi ḷng yêu nước cao cả nhất, chỉ có một ư tưởng: “Nếu tôi chết, tôi chết một ḿnh; nhưng nếu tôi sống, dân tộc tôi sẽ sống.”

Câu chuyện về Ruth, nữa – nó có tính Đông Phương biết bao! Nhưng cuộc sống của những người dân quê giản dị này rất khác với cuộc sống của kinh đô Ba Tư!

Ruth quá trung thành và dịu dàng, chúng ta không thể không yêu mến cô, khi cô đứng với những người thợ gặt giữa những cành ngô rung rinh. Linh hồn đẹp đẽ, vị tha của cô ngời sáng như một ngôi sao trong đêm của một thời đại tối tăm và tàn nhẫn. T́nh yêu giống như t́nh yêu của Ruth – thứ t́nh yêu vượt lên khỏi những giáo điều xung đột nhau và những định kiến thâm căn cố để về chủng tộc – là khó t́m thấy trên cơi trần gian này.

Kinh Thánh cho tôi một niềm an ủi sâu xa, rằng “những sự vật thấy được đều nằm trong thời gian, và những sự vật vô h́nh, th́ vĩnh cửu.” [59]

Từ khi biết yêu những cuốn sách, tôi chưa bao giờ ngừng yêu Shakespeare. Tôi không thể nói chính xác khi nào tôi bắt đầu đọc Tales from Shakespeare của Lamb. Nhưng tôi biết rằng, thoạt tiên, tôi đọc nó với sự hiểu biết và sự ngạc nhiên của một đứa trẻ. Macbeth dường như gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất. Chỉ cần một lần đọc, cũng đủ ghi khắc mọi chi tiết của câu chuyện lên kư ức tôi măi măi. Trong một thời gian dài, những con ma và những mụ phù thủy theo đuổi tôi ngay cả trong Giấc Mơ. Tôi có thể thấy, một cách tuyệt đối, con dao găm và bàn tay trắng trẻo nhỏ bé của Lady Macbeth – cái vết máu khủng khiếp cũng thực với tôi như bà hoàng hậu sầu muộn đó.

Tôi đọc King Lear ngay sau Macbeth, và tôi sẽ không bao giờ quên cái cảm giác kinh hoàng khi đọc đến cái cảnh [scene] mà trong đó đôi mắt của Glouster bị móc ra. Sự giận dữ vồ chụp lấy tôi, và những ngón tay tôi khựng lại; tôi ngồi thẫn thờ trong một hồi lâu, máu dồn lên hai thái dương, và toàn bộ sự thù ghét mà một đứa trẻ có thể cảm thấy, đổ dồn lên trái tim tôi.

Chắc hẳn tôi đă làm quen với Shylock [60] và Satan gần như cùng một lúc, bởi v́ hai nhân vật này đă từ lâu gắn liền với nhau trong trí tôi. Tôi nhớ rằng, tôi xót thương họ. Tôi mơ hồ cảm thấy rằng, họ không thể trở thành người tốt, cho dẫu họ mong muốn thế, bởi v́ dường như không ai sẵn ḷng giúp họ hay cho họ một cơ hội tốt đẹp. Ngay cả bây giờ, tôi không thể đành ḷng kết án họ hoàn toàn.

Có những khoảnh khắc khi mà tôi cảm thấy rằng, những Shylock, những Judas [61], và thậm chí Quỷ sứ, là những nan hoa găy trong cái bánh xe vĩ đại của sự thiện mà, đúng thời điểm, sẽ được làm cho trở nên nguyên vẹn. [62]

Dường như thật kỳ lạ rằng, lần đọc Shakespeare đầu tiên của tôi để lại cho tôi nhiều kỷ niệm không vui. Những vở kịch sinh động, nhẹ nhàng, giàu tưởng tượng – những vở kịch mà bây giờ tôi thích nhất – th́, thoạt đầu, không gây cho tôi ấn tượng mạnh, bởi v́ có lẽ chúng phản ánh cái ánh mặt trời và sự vui nhộn quen thường của cuộc đời một đứa trẻ. Nhưng “không có ǵ bốc đồng hơn kư ức của một đứa trẻ: cái nó sẽ nắm giữ, và cái nó sẽ đánh mất.”

Kể từ đó, tôi đă đọc những vở kịch của Shakespeare nhiều lần và thuộc ḷng nhiều phần của chúng, nhưng tôi không thể nói, là tôi thích vở nào nhất trong số chúng. Sự thích thú của tôi đối với chúng biến đổi như những tâm trạng của tôi. Những bài song [63] và những sonnet nhỏ có một ư nghĩa với tôi, tươi mát tuyệt vời như những vở kịch. Nhưng, với tất cả t́nh yêu của tôi dành cho Shakespeare, thường khi, thật là chán khi đọc những gán ghép mà những nhà phê b́nh văn học đă áp đặt lên những tác phẩm của ông. Tôi thường cố nhớ những thuyết minh của họ, nhưng chúng làm tôi nản ḷng và bực bội ; do vậy, tôi làm một “hợp đồng bí mật” với chính ḿnh, là sẽ không cố thêm nữa. Hợp đồng này chỉ bị phá vỡ khi tôi học Shakespeare dưới sự giảng dạy của giáo sư Kittredge. Tôi biết, có nhiều điều trong Shakespeare và trong thế giới mà tôi không hiểu; và tôi vui khi thấy tấm màn này đến tấm màn kia dần dần được vén lên, phát lộ những miền mới lạ của tư tưởng và cái đẹp.

Ngay sau thi ca, tôi yêu môn lịch sử. Tôi đă đọc mọi tác phẩm về lịch sử mà tôi đă có thể đặt tay lên, từ một danh mục gồm những sự kiện khô khan và những nhật kỳ c̣n khô khan hơn, cho đến History of the English People của Green, vô tư, mỹ lệ; từ History of Europe của Freeman cho đến Middle Ages của Emerson.

Cuốn sách đầu tiên đă cho tôi một cảm thức đích thực về giá trị của lịch sử, là World History của Swinton, mà tôi nhận được vào sinh nhật thứ 13 của ḿnh.

Mặc dù tôi tin rằng, bây giờ cuốn sách đó không c̣n nguyên giá trị, thế nhưng, kể từ đó, tôi đă giữ nó như một trong những kho báu của ḿnh. Từ nó tôi học được, như thế nào mà những tộc người lan rộng từ vùng đất này sang vùng đất khác và xây dựng những thành phố lớn; như thế nào mà một vài nhà cầm quyền, những Titans trần thế, đặt mọi sự dưới bàn chân họ, và với một lời quyết định, mở ra những cánh cổng hạnh phúc cho hàng triệu người và đóng chúng lại trên hàng triệu người khác; như thế nào, mà những dân tộc khác nhau đi tiên phong trong nghệ thuật và kiến thức và vỡ đất cho những phát triển hùng mạnh của những thời đại tương lai; như thế nào mà nền văn minh, có thể nói, kinh qua cuộc tàn sát hằng loạt của một thời đại suy đồi, và lại nổi lên, giống như con phượng hoàng, trong số những đứa con trai cao cả của miền Bắc; và như thế nào, mà bằng sự tự do, ḷng khoan dung và sự giáo dục, kẻ vĩ đại và bậc minh triết đă mở đường cho sự cứu rỗi của toàn thế giới.

Trong những bài đọc ở đại học, tôi đă phần nào quen thuộc với văn học Pháp và Đức. Người Đức đặt sức mạnh trước cái đẹp, và chân lư trước quy ước, cả trong cuộc đời thực lẫn trong văn học. Trong mọi sự anh ta làm, có một khí lực mănh liệt của cái búa tạ. Khi anh ta nói, th́ không phải để gây ấn tượng trên những người khác, nhưng bởi v́, trái tim anh ta sẽ bùng vỡ, nếu không t́m thấy một lối ra cho những ư tưởng vốn bùng cháy trong linh hồn ḿnh.

Rồi, trong văn học Đức nữa, có nhiều cái đẹp đẽ mà mà tôi thích; nhưng cái huy hoàng chủ yếu của nó, là t́nh yêu vị tha của người phụ nữ, sự hy sinh có sức mạnh cứu chuộc. Tư tưởng này thấm nhuần toàn bộ văn học Đức và được diễn đạt một cách thần bí trong tác phẩm Faust của Goethe: “Linh hồn Phụ nữ dẫn chúng ta hướng thượng và tiến lên!

Trong số những nhà văn Pháp mà tôi đă đọc, tôi thích Molière và Racine nhất. Có những cái đặc sắc trong Balzac và những đoạn trong Mérimée gây cho ta ấn tượng giống như một làn gió mạnh từ biển. Alfred de Musset th́ không đọc nổi!

Tôi ngưỡng mộ Victor Hugo – tôi đánh giá cao thiên tài của ông, sự chói sáng, chủ nghĩa lăng mạn của ông; mặc dù ông không phải là một trong những tác giả văn học mà tôi say mê. Nhưng Hugo, Goethe, Schiller và tất cả những nhà thơ lớn của mọi dân tộc vĩ đại, họ đều là những nhà thuyết minh về những sự thể vĩnh cửu, và linh hồn tôi cung kính đi theo họ vào trong những miền nơi mà Chân, Thiện và Mỹ là một.

Tôi e rằng, tôi đă viết quá nhiều về những người “bạn-sách” của tôi, và thế nhưng, tôi chỉ mới đề cập những tác giả mà tôi yêu mến nhất; và từ sự kiện này, người ta có thể cho rằng, nhóm ‘bạn-sách’ của tôi là rất hạn chế và phi dân chủ; nhưng đây là một ấn tượng rất sai lầm. Tôi thích nhiều nhà văn v́ nhiều lư do – Carlyle về sự kiên quyết, về sự khinh bỉ của ông đối với những cái giả tạo; Wordsworth, kẻ dạy tính nhất thể giữa con người và thiên nhiên; tôi t́m thấy một niềm vui thích tuyệt vời trong những cái kỳ dị và những cái gây ngạc nhiên của Hood; ở Herrick, tôi thích sự cổ kính và mùi hương có thể cảm nhận được của hoa huệ và hoa hồng trong những vần thơ của ông; tôi thích Whittier về sự nhiệt thành và sự trung thực về đạo đức. Tôi biết ông, và kư ức dịu dàng về t́nh bạn của chúng tôi nhân đôi sự thích thú mà tôi có khi đọc những bài thơ của ông. Tôi yêu mến Mark Twain – ai mà không yêu ? Những vị thần, nữa, cũng yêu mến ông và đặt vào trái tim ông mọi dạng thức của minh triết; rồi, sợ rằng ông sẽ trở nên một kẻ yếm thế, họ bắc qua tâm trí ông một cầu vồng của t́nh yêu và đức tin. Tôi thích Scott v́ sự tươi mát, ḷng quả cảm và sự trung thực to lớn. Tôi yêu mọi nhà văn mà tâm hồn của họ, như tâm hồn của Lowell, sôi lên trong ánh mặt trời của sự lạc quan – những suối nguồn của niềm vui và thiện chí, và thỉnh thoảng, có một thoáng giận dữ và đây đó một mối đồng cảm và ḷng trắc ẩn.

Nói tóm lại, văn học là Utopia [64] của tôi. Ở đây tôi không bị bị tước mất quyền công dân. Không có những rào chắn của những giác quan ngăn cản tôi tham dự vào cuộc đàm luận dễ thương, quư phái của những người bạn-sách của tôi. “Họ” nói chuyện với tôi mà không bối rối hay hay ngượng ngùng.

Những điều mà tôi đă học và những điều tôi được dạy, có vẻ như nhỏ bé một cách buồn cười, so với “t́nh yêu rộng lớn và ḷng bác ái thánh thiện của họ.”
 

______

 

 [58] Scarlet Letter: Nhan đề một cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng của nhà văn Mỹ, Nathaniel Hawthorne [ 1804 –1864]. Đă có bản dịch Việt ngữ : Chữ A màu đỏ - chúng tôi không nhớ tên người dịch và NXB.

 [59] Có nghĩa là, những giác quan [mà Helen bị khiếm khuyết], chỉ thấy được những sự vật hữu h́nh, nhưng linh hồn [là cái mà Helen không bị mất], mới thấy được cái vô h́nh. Sự phát hiện ra chân lư này quả thật là một niềm an ủi lớn đối với những người bị khiếm khuyết một vài giác quan, nhất là thị giác, như Helen Keller.

 [60] Shylock: Tên một nhân vật trong vở kịch Người Lái buôn thành Venice của Shakespeare.

[61] Judas: Vị tông đồ phản chúa Jesus [trong Tân Ước].

[62] Đây là một ư tưởng rất hoằng đại, sâu sắc.

[63] Song: Ở đây là bài thơ ngắn, thường được phổ nhạc để hát.

 [64] Utopia: Thế giới hoàn hảo trong trí tưởng tượng.

 


Xem tiếp CHƯƠNG XXII

Trở về TRANG CHÍNH
 

 

art2all.net