ĐỖ TƯ NGHĨA

 

THE STORY OF MY LIFE

CHUYỆN ĐỜI TÔI

 

CHƯƠNG III


          Trong khi đó, ước mong tự diễn đạt ḿnh tăng lên. Một vài dấu hiệu mà tôi đă dùng, ngày càng trở nên bất cập, và những thất bại trong việc làm cho người ta hiểu tôi, luôn luôn dẫn đến những cơn bùng vỡ giận dữ. Tôi cảm thấy như thể những bàn tay vô h́nh đang ngăn cản tôi, và tôi làm những nỗ lực điên cuồng để tự giải phóng ḿnh.

Tôi vùng vẫy – không phải bởi v́ sự vùng vẫy có thể giúp giải quyết vấn đề, nhưng v́ tinh thần phản kháng quá mạnh mẽ bên trong tôi; tôi thường ̣a khóc và thân xác mệt nhoài. Nếu mẹ tôi t́nh cờ ở gần đó, th́ tôi ḅ vào ṿng tay bà, quá khổ sở để mà nhớ nguyên nhân của cơn băo cảm xúc đó.

Sau một thời gian, nhu cầu về một phương tiện truyền thông nào đó trở nên quá cấp thiết, đến nỗi, những cơn bùng nổ này xảy ra hằng ngày, đôi khi hằng giờ.

Cha mẹ tôi vô cùng đau ḷng và bối bối. Chúng tôi sống xa bất cứ ngôi trường nào dành cho người mù và người điếc [18], và dường như không thể có ai chịu đến một nơi hẻo lánh như Tuscumbia để dạy một đứa trẻ vừa mù vừa điếc. Quả thực, đôi khi bạn bè và người thân của tôi không biết là tôi có thể được học hành hay không. Tia hy vọng duy nhất của mẹ tôi đến từ American Notes của nhà văn Dickens. Bà đă đọc bản tường thuật của ông về Laura Bridgman, và nhớ mơ hồ rằng, cô ta điếc và mù, thế nhưng, đă được giáo dục. Nhưng bà cũng nhớ, với một cơn đau xé ḷng và nỗi tuyệt vọng rằng, Tiến sĩ Howe – người đă khám phá ra cách dạy người điếc và mù – đă qua đời cách đây nhiều năm. Rất có thể, những phương pháp của ông đă chết đi với ông; và nếu chúng vẫn c̣n được áp dụng đi chăng nữa, th́ làm thế nào, một bé gái tại một thị trấn xa xôi ở Alabama, lại có thể được hưởng lợi từ chúng?

Khi tôi khoảng 6 tuổi, cha tôi nghe nói về một bác sĩ chuyên khoa mắt lỗi lạc tại Baltimore, người đă thành công trong nhiều trường hợp vốn có vẻ như vô vọng. Cha mẹ tôi đă quyết tâm đưa tôi đến Baltimore, để xem có thể chữa chạy ǵ được cho đôi mắt tôi không.

Chuyến đi, mà tôi nhớ rất rơ, là rất thú vị. Tôi làm quen với nhiều người trên xe lửa. Một quư bà tặng tôi một hộp vỏ ṣ. Cha tôi đục lỗ, để tôi có thể xâu chúng lại, và trong một thời gian dài, chúng giữ cho tôi vui vẻ và hài ḷng. Người soát vé cũng tử tế. Trong khi ông đi ṿng quanh để kiểm vé và bấm lỗ vào chúng, tôi níu vào đuôi áo khoác của ông. Cái bấm lỗ, mà ông để cho tôi chơi, là một đồ chơi thú vị. Cuộn ḿnh trong một góc của ghế ngồi, tôi tự tiêu khiển hằng giờ, làm những cái lỗ nhỏ trong những miếng giấy b́a.

Cô tôi đă làm cho tôi một con búp bê lớn, từ những cái khăn mặt cũ. Nó là một vật buồn cười nhất: không h́nh thù, không có mũi, miệng, tai, hay mắt – không có ǵ mà ngay cả trí tưởng tượng của một đứa trẻ có thể chuyển đổi nó thành một khuôn mặt.

Không hiểu sao, sự vắng mặt của đôi mắt lại gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ hơn mọi khiếm khuyết khác gộp lại. Tôi vạch ra điều này với mọi người, với sự kiên tŕ pha lẫn bực bội, nhưng có vẻ như không ai có đủ điều kiện để cung cấp đôi mắt cho con búp bê. Tuy nhiên, một ư kiến nổi lên trong đầu tôi, và vấn đề được giải quyết. Tôi nhoài ra khỏi ghế và t́m phía dưới nó, cho đến khi tôi t́m thấy cái áo choàng [không tay] của cô tôi, được đính những hạt cườm lớn. Tôi bứt hai hạt cườm ra, và ra dấu rằng, tôi muốn cô tôi khâu chúng vào con búp bê. Cô nhấc bàn tay tôi đặt lên đôi mắt cô như ḍ hỏi, và tôi gật đầu một cách cương quyết. Tôi không thể kềm giữ được niềm xúc động v́ vui sướng; nhưng, ngay lập tức, tôi mất mọi thích thú đối với con búp bê.

Suốt chuyến đi, tôi không có cơn giận dữ nào, bởi v́ có quá nhiều cái để giữ cho tâm trí tôi và những ngón tay tôi bận rộn.

Khi chúng tôi đến Baltimore, bác sĩ Chisholm tiếp chúng tôi rất tử tế; nhưng ông không thể làm ǵ được. Tuy nhiên, ông nói, tôi có thể được giáo dục, và khuyên cha tôi tham vấn Tiến sĩ Alexander Graham Bell [19], đang sinh sống tại Washington – người mà sẽ có thể cho ông thông tin về những trường học và những giáo viên cho trẻ em điếc hay mù. Theo lời khuyên của vị bác sĩ, chúng tôi ngay lập tức đi tới Washington để gặp Tiến sĩ Bell. Cha tôi buồn và nhiều lo âu, nhưng tôi hoàn toàn không ư thức về nỗi khổ của ông, mà chỉ thấy vui thích và hào hứng v́ được di chuyển từ nơi này sang nơi nọ. Mặc dù c̣n bé, tôi cảm nhận ngay sự âu yếm và mối đồng cảm mà khiến cho tiến sĩ Bell trở nên thân thiết đối với quá nhiều trái tim, cũng như những thành tựu kỳ diệu của ông giành được sự ngưỡng mộ của họ. Ông giữ tôi trên đầu gối trong khi tôi rờ rẫm cái đồng hồ đeo tay của ông. Ông hiểu những dấu hiệu của tôi; tôi biết điều đó, và yêu mến ông ngay lập tức. Nhưng tôi không mơ ước rằng, cuộc gặp gỡ đó sẽ là cánh cửa mà qua đó, tôi sẽ đi từ bóng tôi ra ánh sáng, từ sự cô lập sang t́nh bạn, kiến thức, và t́nh yêu.

Tiến sĩ Bell khuyên cha tôi viết thư cho ông Anagnos, giám đốc của viện Perkins tại Boston, [nơi mà Tiến sĩ Howe đă lao động vất vả cho người mù] và hỏi ông ta, liệu ông có một giáo viên có năng lực để bắt đầu việc giáo dục của tôi hay không. Việc này, cha tôi làm ngay. Và trong vài tuần, một lá thư với lời lẽ ân cần, đến từ ông Anagnos, đảm bảo rằng, đă t́m ra một giáo viên. Đó là mùa hè của năm 1886. Nhưng cho măi tới tháng 3 năm sau, th́ cô Sullivan mới đến.

Như thế, tôi ra khỏi Ai Cập và đứng trước núi Sinai [20], và một quyền lực thiêng liêng chạm vào linh hồn tôi và cho nó thị giác [21], để mà tôi có thể ngắm nh́n nhiều kỳ quan. Và từ ngọn núi thiêng, tôi nghe một giọng nói: “kiến thức là t́nh yêu, ánh sáng và thị giác.”

_________

[18]  Chúng tôi dùng từ “mù” và “điếc,” thay v́ “khiếm thị” và “khiếm thính” – v́ thấy hai từ thuần Việt [mù, điếc] chính xác hơn. Bà Nguyễn Hướng Dương – người sáng lập “thư viện sách nói cho người mù” tại Việt Nam – đă dùng từ “người mù” thay v́ “người khiếm thị.” Chúng tôi cũng đồng ư với Nguyễn Hướng Dương về cách dùng từ như trên.

[19] Alexander G. Bell [ 1847- 1922] : Vị này chính là người đă phát minh ra điện thoại.

[20]  Núi Sinai: [Theo Từ điển Wikipedia] Đây một ngọn núi trên Bán đảo Sinai của Ai Cập. Theo truyền thống của Do Thái, Kytô giáo và Hồi giáo, th́ chính tại núi này, mà Moses tiếp nhận 10 Điều Răn của Đức Chúa Trời.

[21] Sight : thị giác. Đây chỉ là một cách nói của tác giả.


 

Xem tiếp CHƯƠNG IV

Trở về TRANG CHÍNH
 

 

art2all.net