đỗ tư nghĩa
1. Dừng lại để lắng nghe
Khi ta cần lắng nghe một âm thanh lạ, há chẳng phải là ta tự nhiên ngừng gây ra tiếng ồn ? Ta không thể lắng nghe kỹ càng bao lâu ta c̣n đang nói chuyện, suy nghĩ, hay di chuyển lui tới một cách không chăm chú. Nhu cầu lắng nghe một cách chăm chú tạo ra sự tĩnh lặng của riêng nó. Khi ta thực sự nhận thức được là ta thiếu chú tâm (thất niệm) như thế nào, ta bắt đầu tự hỏi cái ǵ đang diễn ra bên trong và bên ngoài, th́ há chẳng phải là ta phải nh́n và lắng nghe một cách lặng lẽ hay sao ? Toni Packer
Cái nơi mà trầm cảm có mặt th́ xám xịt và u ám; nó có thể rất khủng khiếp và gây ra sự mất hướng. Dù trước đây bạn đă có mặt ở đó hay chưa, th́ mỗi lần nó đều khác. Có thể, đôi khi bạn dường như đang ở trong một sa mạc lạnh lẽo, cô đơn và không sinh khí. Những lần khác, nó có thể gây cảm giác là bạn đang ở trong một khu rừng rậm, cây cối xum xuê, đầy những con thú khủng khiếp ŕnh rập, ẩn nấp trong bóng tối. Hay bạn có thể cảm thấy ḿnh đang ở tận đáy một đại dương; nước cầm tù bạn, cái sức ép th́ không thể chịu nỗi, và bạn không thở được. Dù đó là nơi chốn hay địa thế nào, nó gây ra một cảm giác như thể là không có lối thoát. Bạn bị lạc đường thực sự. Khi chúng ta bị lạc đường, hoảng sợ, hay đối mặt với một cái ǵ đó mới mẻ hay lạ lẫm, th́ cái sự thôi thúc đầu tiên trong ta thường là chạy trốn hay chiến đấu để chống lại. Những năm tháng của sự tiến hóa đă dần h́nh thành cái đó trong ta. Mặc dù đôi khi t́nh huống trước mắt đ̣i hỏi một trong những đáp ứng đó, nhưng vào những lúc khác, th́ việc chạy trốn hoàn cảnh hay chống lại nó sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi đau và cái cảm thức rằng ḿnh đang bị sa bẫy. Té ngă vào trong sợ hăi và hoảng hốt, chúng ta trở nên ngày càng bị lạc đường. Trong trầm cảm, ta thường hay chạy trốn cho đến khi ta bị nuốt chững vào trong bóng tối – cái bóng tối mà đă trở thành đời ta. Trong một t́nh huống như vậy, th́ cái cốt tủy cho việc chữa trị của ta, là, trước hết, hăy đừng làm ǵ cả. Việc thực tập này có thể là khó khăn, bởi v́ nó dường như đi ngược lại tất cả những ǵ mà chúng ta tin tưởng. Thế nhưng, không làm ǵ cả – “ngồi xuống và câm miệng”, như Sư Trưởng Katagiri thường nói – là sự thực tập cốt tủy của Đạo Phật. Thực vậy, đó là cái kinh nghiệm của chính đức Phật. Ngài ngồi xuống dưới cây Bồ Đề và nguyện sẽ không di chuyển cho đến khi Ngài đă giải quyết cho chính ḿnh câu hỏi mà Ngài đă từng đặt ra nhiều năm. Cái quyết định này thường hay được xem như là anh hùng, và khi một người thấy xuyên suốt một t́nh huống như thế cho đến tận cùng, th́ nó có thể là anh hùng. Nhưng nó cũng là một hành vi của sự đầu hàng, thậm chí, là một hành vi của sự tuyệt vọng. Vào thời đó, Đức Phật đă thử nghiệm tất cả mọi thứ khác trên thế gian, tất cả những ǵ có thể có để cho Ngài thử. Ngài đă kinh qua những cực đoan của lạc thú giác quan, sự tự phủ nhận ḿnh, và việc hành xác. Cả hai con đường này đều không mang đến cho Ngài cái tuệ giác mà Ngài t́m kiếm. Và do vậy, Ngài quyết định ngừng sự t́m kiếm của ḿnh và chỉ việc ngồi xuống. Trong quyết định của Ngài có một yếu tố rất thực của tuyệt vọng, cái lưng của Ngài bị dồn sát vào bức tường. Cũng có một ít ṭ ṃ trong quyết định của Ngài. Ngài muốn phát hiện ra cuộc sống con người nó thực sự là như thế nào. Thay v́ nghiên cứu những triết học khác nhau và cố làm cho chúng thích ứng với những hoàn cảnh mà Ngài gặp phải, Ngài nghiên cứu chính bản thân ḿnh. Ngài nguyện đối mặt không nao núng với chính ḿnh và đời ḿnh, và nh́n xuyên suốt cuộc điều tra này cho đến cùng, dù nó dẫn Ngài đến đâu chăng nữa. (Đó là cái trước hết đă đưa nhiều người trong chúng ta tới một lối đi tâm linh - một sự kết hợp của nỗi tuyệt vọng và sự ṭ ṃ.) Trong trầm cảm, cái lưng của chúng ta thường hay bị dồn sát vào chân tường. Quả thật, không có ǵ mô tả trầm cảm tốt cho bằng cái cảm nhận này : không biết hướng về đâu, không c̣n có ǵ để làm. Thế nhưng, một nơi chốn như thế th́ chín muồi một cách không thể tin được; nó tràn đầy triển vọng, đầy khả tính (possibility). Nó cho chúng ta cái cơ hội để thực sự chú tâm và chỉ đơn thuần xem cái ǵ đang xảy ra. Khi chúng ta đă làm mọi thứ, khi mọi thứ mà chúng ta biết và tin tưởng, tất cả dường như đều không thích hợp (fit), th́ sau cùng, có cái cơ hội để nh́n sự vật một cách khác – ta có một cái nh́n mới mẻ về những ǵ mà đă trở nên cũ rích và quen thuộc với chúng ta. Đôi khi, khi cái lưng của chúng ta bị dồn sát vào chân tường, th́ cái điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm, là ngồi xuống và tĩnh lặng. Khi chúng ta bị lạc đường trong rừng, chúng ta có thể dừng lại, nh́n vào t́nh huống của ḿnh, và xem chúng ta đang ở đâu. Và khi ta đang ở giữa cơn trầm cảm, ta có thể dừng lại và nh́n vào cái nơi ḿnh đang có mặt, và quan sát, xem bằng cách nào mà ta lại có mặt ở đây. Ta có thể nh́n một cách tỉnh táo và không sợ hăi vào chính ta, đời ta, nỗi đau của ta, mà không có bất cứ ư tưởng nào về việc chữa trị chúng. Đạo Phật Zen triển khai một phương pháp để “làm việc” với trái tim và khối óc - trong thiền định - qua việc sử dụng cái gọi là công án. Công án ¨ thường hay được mô tả như là những công cụ dùng để đóng chặt sự tư duy của ta, để ta có thể trải nghiệm một cái ǵ đó sâu xa hơn bên trong ḿnh. Từ công án là một từ Trung Quốc nói đến một sự công bố hay một thông điệp hoàng gia. Những công án cho chúng ta một cái vị mănh liệt (strong taste) của cái tâm thức hằng ngày (vọng tâm. ND) của chúng ta, cũng như một thoáng nh́n về cái tâm giác ngộ (chân tâm.ND). Trầm cảm cũng đến với chúng ta như là một thông điệp hoàng gia. Trong việc dừng lại và lắng nghe trầm cảm, ta có thể nghe cái thông điệp mà nó mang đến. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là Genjokoan, hay là Công Án của Cuộc Sống Hằng Ngày. Đạo Nguyên cảm thấy rằng chính những câu hỏi của cuộc sống hằng ngày: – Tại sao chúng ta ra đời? Tại sao chúng ta phải đau khổ và chết ? Chúng ta là ai ? Chúng ta sẽ sống như thế nào trong khoảnh khắc này ? – chính những câu hỏi đó cung cấp tất cả những ǵ mà ta cần để giúp ta t́m thấy sự tự do mà ta t́m kiếm. Trầm cảm khơi dậy tất cả những câu hỏi này một cách mạnh mẽ hơn, đưa chúng vào trong đời chúng ta. Những câu hỏi này, và cái vị nồng nàn của nỗi đau và nỗi khổ đi kèm với chúng, là những hạt giống tự do của ta. Mặc dù việc tiếp cận với trầm cảm thật là đau đớn và khủng khiếp, chúng ta có thể làm như vậy. Ta có thể đứng lại và không chạy trốn. Ta thậm chí có thể để cho nó vào, và học cái mà nó nói với ta. Đức Phật t́m kiếm cái cơ sở nền tảng của đời Ngài, đối mặt trực diện với nó, và gọi tên nó ra. Chúng ta cũng có thể làm tương tự như vậy – với cơn trầm cảm của ḿnh. Làm như thế không có nghĩa là đầu hàng trầm cảm, mà đúng hơn, là đi bước đầu tiên trong việc chữa trị nỗi đau đớn và nỗi khổ của ḿnh. Trầm cảm không chỉ là một bước ch́m sâu hơn vào trong ṿng cương tỏa của nỗi khổ và nỗi buồn. Bất cứ ai (mà) đă trải nghiệm nó, đều biết rằng nó khác về chất với cái ư thức (tâm) hằng ngày của ta. Trầm cảm mang đến cho ta những cảm nhận mạnh mẽ về nỗi vô vọng, một cảm thức về sự “ vô dụng” (worthlessness) của ḿnh, và một ư thức rơ rệt và dai dẳng hơn về sự chết. Nhưng trước khi t́m kiếm những giải pháp, ta phải nh́n vào chính những cảm nhận trần trụi này. Việc đối mặt với trầm cảm cho phép ta nh́n một cách kề cận, có lẽ là lần đầu tiên, vào những vấn đề và những cảm nhận sâu xa nhất trong đời ta. Ta có một sự lựa chọn nền tảng. Ta có thể chạy trốn những cảm nhận này, mà chỉ khiến cho chúng mạnh mẽ hơn. Ta có thể cố khiên cưỡng đặt chúng vào trong một cái khuôn khổ của niềm tin – hoặc là của chính ta, hoặc là của một ai khác. Ta có thể nh́n trầm cảm về mặt đạo đức, hay tin rằng nó là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Ta có thể nh́n nó về phương diện y học và t́m kiếm sự chữa trị nơi một y sĩ. Ta có thể tin rằng nó có tính tâm lư học và t́m những câu trả lời trong quá khứ của ta. Hoặc, ta có một lựa chọn khác: trước khi t́m kiếm bất cứ khái niệm (concept) hay lời giải thích nào, ta có thể làm như Đức Phật đă làm, và nh́n sự vật như chúng đang là. Ta có thể nh́n một cách từ bi vào cái đang xảy ra cho ta trong trầm cảm. Chúng ta có thể tự xem xét chính ḿnh mà không chạy trốn, không chiến đấu, không có những ư niệm tiền lập, không có bất cứ ư tưởng nào về một giải pháp.
THÁM HIỂM THÊM: Tại một nơi yên tĩnh, hăy ngồi kiết già trên một cái đệm (bồ đoàn), hay ngồi thẳng lưng trên một cái ghế. Xếp hai bàn tay lên đùi, và nh́n xuống một điểm trên sàn, đằng trước bạn vài thước. Hăy ngồi thẳng đứng, xương sống tựa một cách thoải mái vào hông, đưa cằm vào trong một chút. Bây giờ, hăy để cho sự chú ư di chuyển từ đầu, qua cổ, vai, và ngực, để rồi tập trung vào bụng dưới. Hăy cảm nhận sự lên xuống của bụng khi bạn thở vào, thở ra. Nếu muốn, bạn có thể thầm nghĩ “vào” và “ra” với hơi thở của bạn. Hăy nhận biết về khoảng không gian xung quanh bạn. Hăy cảm nhận rằng đây là không gian của bạn, vùng đất của bạn, nhà của bạn. Bạn giống như một ḥn sỏi đang từ từ ch́m xuống đáy sông, nơi mà những làn sóng và những ḍng nước không thể chạm vào bạn. Hăy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi trên một ngai vàng, hay một chóp núi – bất cứ cái ǵ mà có vẻ như là một nơi hùng mạnh đối với bạn. Hăy tự nói thầm 3 lần : “Đây là nơi tôi ngồi.” Ở đây không có ǵ di chuyển bạn được. Bạn mạnh mẽ và an toàn tại địa điểm này. Tất cả sợ hăi, tất cả phiền muộn, tất cả đau đớn có thể đến và vỗ vào bạn (wash over) và đi ngang qua bạn - như những đợt sóng - nhưng không thể cuốn trôi bạn đi. Bây giờ hăy trở lại với hơi thở của bạn, theo dơi nó vào ra, khi bụng của bạn phồng lên và xẹp xuống. Hơi thở của bạn là cái neo luôn luôn có mặt ở đó, mà sẽ giữ cho bạn ở vị trí cố định. Hăy nhận biết rằng nơi chốn này, nơi mà bạn ngồi, th́ bao la và trải ra mọi hướng. Nó đủ rộng để chứa đựng bất cứ cái ǵ mà bạn mời vào. Hăy chào đón những cảm nhận của bạn về sợ hăi, sự đau đớn, cơn trầm cảm của bạn vào trong nơi này. Hăy nói với cơn trầm cảm rằng nó không cần phải cảm thấy bị loại trừ khỏi nơi này, rằng tại nơi này nó sẽ nhận được sự hiểu biết và ḷng từ bi. Hăy mời vào nơi này, bất cứ thần linh, hay những năng lượng (energies), mà bạn mong muốn. Nhất là những ǵ vốn tạo cho bạn sức mạnh – nhưng, nếu bạn muốn, hăy mời những ǵ mà có thể mang đến cho bạn sợ hăi. Rồi hăy trở lại với hơi thở của bạn, và hăy cảm nhận sự bao la của cái nơi chốn mà trong đó bạn ngồi như một ngọn núi. Khi bạn đă sẵn sàng trở lại, hăy nhắc nhở tất cả những ǵ mà bạn đă mời vào, rằng chúng nó được đón chào trở lại lần nữa khi bạn trở lại. Hăy tự nhắc nhở bạn rằng cái nơi này đợi chờ bạn, bất cứ khi nào bạn mong muốn. Hăy ngồi, hưởng thụ cái nơi này mà bạn đă tạo ra. Hăy để cho sự chú ư của bạn khởi lên qua ngực, vai và cổ, rồi từ từ mở mắt ra.
¨ Hiện nay, công án không c̣n phổ biến nữa. Xem Nẻo Vào Thiền Học của Nhất Hạnh. Đă tái bản nhiều lần. (ND).
trở về mục lục:
|