đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

10. Chạy trốn

 

 

 

  

 

Cái mà ta không thể đối mặt, cái ấy sẽ t́m kiếm ta một cách nào đó.

John Trudell

 

Một Thiền tăng nên thậm chí “lăng phí” thời gian với sự chú ư toàn tâm toàn ư.

Thiền ngữ  

 

 

Một trong những dấu hiệu chắc chắn của trầm cảm, là mất sự hứng thú đối với những điều mà vẫn thường mang đến cho ta lạc thú. Những cái này bao gồm không chỉ âm  nhạc, phim ảnh, những tṛ tiêu khiển và bạn bè, mà c̣n là những hoạt động nền tảng hơn như ăn, ngủ và sex. Thế gian đă trở nên xám xịt, và mặt trời c̣n không cho hơi ấm.

Trong đạo Phật có 3 loại cảm thọ: lạc thọ, khổ thọ và xả thọ. Trong trầm cảm, dường như mọi cảm thọ đều rơi vào trong lănh vực của khổ thọ và xả thọ.

Trong một t́nh huống như thế, ta cố t́m một cái ǵ đó mà sẽ cho ta lạc thú. Hay, nếu ta không thể t́m thấy lạc thú, th́ ít ra, ta cũng hy vọng trốn khỏi sự đau đớn, vào trong xả thọ. Thế nhưng sự đau đớn mà ta trốn chạy, dường như nó chờ đợi ta trong mọi khoảnh  khắc.

Trong những nỗ lực ngày càng tuyệt vọng để xoa dịu chính ḿnh, ta quay sang ma túy, rượu, hay buông ḿnh vào thức ăn, sex, hay công việc. Khi những cái này không có hiệu quả, có thể ta quay sang những đồ chơi mới hơn – TV, computer, tṛ chơi điện tử.  Hay có thể ta hướng về tôn giáo với cùng một nỗi tuyệt vọng và tham lam của tâm thức.

Dĩ nhiên, tính hiệu quả của tất cả những cái này th́ rất hạn chế. Điều này th́ càng đúng hơn b́nh thường, trong cái trống trải lạnh lẽo của trầm cảm. Thế nhưng phần lớn trong chúng ta chỉ càng nỗ lực nhiều hơn với cùng một đáp án, và nảy lên như quả bóng, từ cái này sang cái nọ. Tuy vậy, sự đau đớn vẫn đang đợi chờ ta ở đó.

Như với những sắc thái khác của trầm cảm, cái đáp ứng này là một sự phóng đại của cái tâm b́nh thường§ và đời sống b́nh thường của ta. Nó là một trường hợp trầm trọng hơn của cái khuynh hướng chạy trốn khỏi nỗi đau đớn trong đời ta, trốn tránh nỗi đau bằng mọi giá.

Nhiều thời gian của đời sống con người -  và nhiều hoạt động của con người - được dâng hiến cho cuộc truy tầm này. Trong lănh địa của trầm cảm, tuy nhiên, ta được trao tặng một cơ hội để mà khảo sát cuộc truy tầm này một cách sát sao kề cận hơn. Một phần bởi v́ nỗi đau th́ mănh liệt hơn, nhưng chủ yếu, là bởi v́ ta không thành công trong việc chạy trốn trầm cảm trong cách này.

Phần lớn chúng ta chạy trốn nỗi đau thuộc đủ loại. Cái phản ứng này giữ cho chúng ta không có mặt trong đời ḿnh một cách trọn vẹn; nó ngăn cản, không cho ta cảm nhận một cách đầy đủ niềm vui cũng như nỗi đau. Những cuộc chạy trốn của ta như thế, tạo ra một khoảng cách giữa đời ta và cuộc đời nói chung, và ta bị bỏ lại với một cảm thức mơ hồ, khó chịu rằng một cái ǵ đó là không thỏa đáng, rằng bản thân ta và đời ta đang thiếu mất một cái ǵ đó.

Trầm cảm không cho phép chúng ta quay mặt khỏi cuộc đời của chính ḿnh. Chúng ta không c̣n có thể chạy thoát những cảm giác khó chịu của ḿnh nữa. Điều này cho ta cơ hội để thấy là ta đă quay mặt như thế nào, và cuộc tự trốn chạy (reflexive flight) này đă thất bại ra sao. Sau cùng, khi lưng chúng ta đă sát vào chân tường,  ta có một cơ hội để thay đổi. Khi không có lối thoát, ta có thể t́m thấy một sự tự do mới. §

Tuy nhiên, trước hết, cần phải nh́n vào 2 sự hiểu lầm mà khiến cho ta chạy trốn. Cái thứ nhất, là cho rằng ở trong nỗi đau, là có một cái ǵ đó không ổn. Ở trong nỗi đau chỉ đơn giản có nghĩa là đang sống, là một con người đang cảm nhận. Đức Phật đă vạch rơ rằng ta được sinh ra, ta đau khổ, cảm nhận đau đớn, trở nên bệnh hoạn, và sau cùng, chết đi.

Dĩ nhiên, trốn tránh nỗi đau là điều tự nhiên. Trốn tránh nỗi đau giữ cho ta được sống c̣n.  Để bàn tay ḿnh trong một ngọn lửa sẽ là rồ dại.  Nhưng có những nỗi đau không cần thiết phải trốn tránh. Ta sẽ đi sai đường khi tin rằng ta không nên cảm thấy nỗi đau – rằng cái khoảnh khắc đau đớn hiện tại, cái kinh nghiệm hiện tiền, là không nên có mặt. Ta tin có một khoảnh khắc thích hợp (right) mà trong đó không có nỗi đau.

Khi ta tin rằng cái khoảnh khắc này - mà trong đó ta cảm thấy nỗi đau - là bất ổn một cách nào đó và không nên có mặt, th́ ta có thể tin rằng có một cái ǵ đó bất ổn với ta. Nếu không thế, th́ ta t́m kiếm một cái ǵ đó bên ngoài ḿnh, một cái ǵ bất ổn với cái trần gian này, để mà đổ lỗi, bắt nó chịu trách nhiệm về cái nỗi đau ấy.  Cách suy nghĩ (thinking) này là cái ngộ nhận thứ hai của ta, và nhiều trong số những vấn đề của ta phát sinh từ nó.

Khi ta nh́n cái t́nh huống của ḿnh với con mắt nhị nguyên: cái tự ngă khổ đau của ta ở một phía, và cái vấn đề gây ra sự khổ đau ấy ở phía bên kia, th́ dường như không có chọn lựa nào khác, ngoài cái việc tác động lên thế giới bên ngoài ta để làm cho ta hạnh phúc. Đưa tới tận cùng, cái niềm tin này trở nên một sự nghiện ngập hay cưỡng bách, như người nghiện cố gắng một cách lặp đi lặp  lại, cho dù không thành công, để t́m b́nh an trong câu trả lời duy nhất mà anh ta hay cô ta đă chọn. Cái niềm tin thông thường, vô dụng (futile) này chỉ là một phần của thân phận con người, mà Đức Phật và những người khác đă mô tả.

Cái toan tính muốn giải quyết những vấn đề thông qua những cái bên ngoài ḿnh dẫn đến nhiều trong số những hoạt động của con người.Trong thực tập tâm linh, có cơ hội để thấy sự sai lầm của cái logic này, mà trên đó phần lớn chúng ta đă xây dựng lên trong đời ḿnh.

Trong trầm cảm, th́ trở lực thật sự trong việc quay trở lại chính ḿnh, là cái cảm nhận rằng có một cái ǵ đó bất ổn tại chính cái gốc rễ của ḿnh, rằng ta bị hỏng tận nền tảng. Và bất cứ cái ǵ xoay hướng ta về phía chính ḿnh - mà buộc ta kết luận rằng ta chịu trách nhiệm một phần trong việc tạo ra nỗi khổ của ḿnh - bất cứ cái ǵ như thế, dường như đều chỉ củng cố thêm cái quan điểm này.

Trầm cảm thường hay được xem là một căn bệnh của sự quy ngă (self- centeredness). Trong trầm cảm, có thể ta ít nhiều quan ngại và dính líu nhiều hơn với cái tự ngă này so với b́nh thường, và thấy rằng nó dường như quá khiếm khuyết (flawed) và vô giá trị. Ban đầu, thậm chí cái việc thừa nhận rằng ḿnh đang bị trầm cảm, cũng là khó khăn; bởi v́ làm như vậy có vẻ như tương đương với việc thừa nhận rằng chính bản thân ḿnh đă bị “vỡ nát” (broken). Thay vào đó, có thể chúng ta tiếp tục trong nhiều năm trách cứ những người khác hay toàn thế gian. Đối với nhiều người, th́ cái sự chấp nhận tiên khởi về cơn trầm cảm như thế, chính nó trở thành một rào chắn. Nhưng nếu ta có thể quên đi những ư tuởng này về cái đúng và cái sai, về trách nhiệm và sự trách cứ (đổ lỗi), th́ sự hồi phục thực sự có thể bắt đầu.

Trong việc xử lư với nỗi đau trong trầm cảm – hay nỗi đau của cuộc hiện sinh – cần trước hết phải chấp nhận nỗi đau và ngừng cố chạy trốn nó. Những nguồn gốc, nguyên nhân, và giải pháp chữa trị nó th́ không quan trọng cho bằng sự chấp nhận nó và mối thâm t́nh của chúng ta với nó.

Thiền tập cho ta cơ hội lớn để làm chuyện này. Trong việc làm một cam kết với thiền tập, ta cũng tự cam kết  là cố không chạy trốn nỗi đau, mà thay vào đó, khám phá và điều tra nó.

Khi ta điều tra, ta bắt đầu thấy ta phán xét nỗi đau của ḿnh ra sao, và ta phản ứng lại nó như thế nào. Có thể ta trở nên tức giận, hay tưởng tượng ra hiều chuyện, hay t́m một ai đó để trách cứ (đổ lỗi). Chẳng bao lâu, ta thấy những toan  tính để trốn tránh nỗi đau của ḿnh th́ không có hiệu quả. Nếu ta tiếp tục kiên tŕ, (perserve), ta phát hiện rằng ta có thể vượt thắng nỗi đau, và sau cùng, đến một nơi an vui, thậm chí trong khi nỗi đau vẫn c̣n có mặt ở đó. Thật ra, nỗi đau đă trở thành một phần của sự b́nh an này.

Nếu ta chấp nhận nỗi đau của trầm cảm  của ḿnh,  điều tra nó, ta có thể thấy những toan tính để trốn chạy của ḿnh, đúng như thực tướng của chúng. Rồi, khi ta bắt đầu trải nghiệm nỗi đau một cách đầy đủ trọn vẹn hơn, th́ niềm vui cũng xuất hiện.

Chẳng bao lâu, ta bắt đầu hiểu sự phân biệt (distinction) giữa nỗi đau và nỗi khổ: nỗi đau th́ không thể trốn tránh được, nhưng nỗi khổ mà đến từ những toan tính nhằm chạy trốn nỗi đau, là không  cần thiết. Như bất cứ vị Thiền sư nào,  Sư Trưởng Katagiri, thường hay bảo chúng tôi,  “Tất cả những ǵ mà các con phải làm, là đứng thẳng lên giữa ḷng nỗi đau khổ của ḿnh.”§

 

 

KHÁM PHÁ THÊM: 

Hăy nhận diện (nêu ra) một trong những điều mà bạn dùng để chạy trốn khi mà sự thể không diễn ra như ư bạn muốn – thức ăn, TV, sex, công việc. Trong một giờ, một ngày, hay một tuần, hăy chọn việc không chạy trốn, khi đời bạn trở nên quá đau đớn – không phải để tỏ ra là ḿnh đức hạnh, mà như là một thí nghiệm, chỉ để quan sát cái tiến tŕnh này. Và nếu bạn thật sự bắt đầu cái việc trốn chạy đó, th́ hăy ngừng lại và quan sát. Hăy lưu ư xem bạn đang cảm thấy như thế nào khi bạn quay sang cái sự trốn chạy đó. Cái cảm giác đau đớn đó như thế nào ? Nó có tính vật lư, cảm xúc, hay trí năng (mental) ? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn không thể sử dụng sự chạy trốn của ḿnh ? Bạn có cố gắng t́m thấy một cái ǵ đó khác để dùng thay cho nó ? Cái cảm giác kéo ấy dài bao lâu ? Bạn cảm thấy thế nào khi cái ước muốn trốn chạy đă qua đi ?

 

* * * * * * * * * *

 

Bây giờ, hăy cứ tự cho phép ḿnh chạy trốn khi bạn muốn quay sang nó. Nhưng một lần nữa, hăy lưu ư xem bạn cảm nhận thế nào khi bạn làm cái việc đó. Cái ǵ thôi thúc ḷng ao ước muốn thoát khỏi những cảm giác khó chịu ? Bạn tham dự vào cái hoạt động đó trong bao lâu ? Tại sao bạn quyết định ngừng lại ? Bạn cảm nhận thế nào sau khi bạn đă đầu hàng sự chạy trốn trong một lát? Cái cảm giác đau đớn có c̣n ở đó không? Nó có bớt mănh liệt không ?


 

§ “Tâm b́nh thường” trong văn cảnh này, chỉ có nghĩa là trạng thái tâm thức b́nh thường, khi chưa bị trầm cảm, chứ không phải là cái “tâm bản nhiên” của “ b́nh thường tâm thị đạo” . (ND).

§ Câu nói này, thoạt  nghe  rất “nghịch lư.” Nhưng cứ đọc tiếp, dần dần ta sẽ hiểu. (ND).

§ Xưa kia, người ta thường nói rằng đạo Phật là “bi quan yếm thế.” Thực ra, đối mặt trực diện với khổ đau, cần phải có ḷng dũng cảm to lớn. (ND).

             

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net