đỗ tư nghĩa
11. Phân biệt và chọn lựa
Đạo lớn th́ không khó. Chỉ cần đừng chọn lựa.§ Triệu Châu (Joshu)
Chỉ một khác biệt đường tơ kẽ tóc, th́ đất và trời bị tách biệt nhau. Tăng Xán
Một trong những đặc tính chính của cơn trầm cảm của riêng tôi, là cái tâm trạng khinh bạc (cynical) và ưa phán xét mà nó đă tạo ra. Ở nơi công chúng, tôi thường trực nh́n quanh vào người khác, thầm xét đoán họ về y phục, cách ứng xử, ngôn ngữ của họ. Tôi có một thời gian khó khăn trong việc đọc sách, bởi v́ khi tôi đọc, tôi nghe chính ḿnh phê b́nh tác giả, nghĩ rằng tôi có thể viết tốt hơn, hay đưa ra một luận cứ tốt hơn. Tôi tưởng tượng rằng những người mà tôi gần gũi kề cận (close to), đă sống đời họ theo những động cơ và những ư tưởng hết sức tiêu cực. Những phán xét của tôi về chính ḿnh lại càng nghiêm khắc hơn nữa. Tôi thường trực khiển trách chính tôi về mọi ư tưởng hay hành động của ḿnh. Tôi cảm thấy ḿnh bị khiếm khuyết tận gốc, một trái táo đỏ đang bị ung thối tại chính cái lơi (core) của nó. Tôi đă có một số kinh nghiệm và kiến thức về cái mà đạo Phật gọi là ư thức phân biệt hay phán xét, nhưng trong cơn trầm cảm của ḿnh, như thể là tâm trí của tôi đă được gắn vào một cái loa. Tôi trở nên nhận biết, rằng cái ư thức phân biệt vẫn thường trực có mặt đằng sau hậu trường (background), trong mọi khoảnh khắc, nó toan tính cố tác động đến đời chúng ta. Trầm cảm đưa cái tâm phân biệt này ra khỏi bóng tối, và cho phép ta thấy nó có mặt trong tư duy của ta như thế nào. Mặc dù nó có thể to tiếng (ồn ào) hơn và tiêu cực hơn trong trầm cảm, nó cũng có thể tích cực hơn trong những phán đoán của nó. Vào những lúc này, có thể khó thấy (nó) hơn. Nhưng mà những phán đoán tích cực cũng có thể tạo ra cho ta nhiều rắc rối như những phán đoán tiêu cực, bởi v́ ta cũng vẫn c̣n bận rộn trong việc chọn lựa, phán đoán, đánh giá, và xếp thành phạm trù. Cái tâm phân biệt của ta xem xét mỗi kinh nghiệm và qui định (determine) xem là nó thú vị hay không thú vị, rồi qui định là nên t́m kiếm hay trốn tránh nó. Nó so sánh và xếp thành nhóm mọi sự mà ta tiếp xúc. Ta xem xét một cái ǵ đó, xem nó giống như những thứ khác mà ta trải qua ra sao, và nó xếp hạng ra sao so với với tất cả những cái khác. Tâm phân biệt th́ cần thiết § (không thể thiếu) cho nhiều hoạt động trong đời ta. Chẳng hạn, chắc chắn là nó hữu ích khi bạn muốn bắt một chuyến xe bus. Nhưng nó có thể là nguyên nhân của nhiều trong số những đau khổ của ta. Cái khó khăn là ta không biết khi nào th́ (nên) nghe theo nó và khi nào th́ (nên) đối xử với nó như là một đứa trẻ ưa quấy (fussy) – một cách nhân từ, nhưng cương quyết. Sau cùng, việc chọn lựa ngăn cản không cho ta trải nghiệm cuộc đời ḿnh. Ta thường hay bận rộn làm những quyết định về một kinh nghiệm hơn là gặp gỡ nó một cách thâm t́nh, với một cái tâm mở ra. Trong khi ta xem xét mọi thứ, định giá và sắp xếp chúng theo trật tự, ta bỏ qua (ignore) cái thực tại của mối tương quan của chúng. Chúa Jesus nói, “ Đừng phán xét, để khỏi bị phán xét.” Đây không phải chỉ là một mô tả về nhân và quả. Trầm cảm cho phép ta thấy rằng, thông qua những phán xét mà ta làm về người khác và chính ḿnh, ta tạo ra nhiều trong số những đau khổ của riêng ta. Khi ta phán xét và phân biệt, trong khoảnh khắc đó chính ta bị phán xét, bởi v́ ta phải sống trong cái thế giới của những phán xét mà ta đă tạo ra.
KHÁM PHÁ THÊM: Trong thiền định lặng lẽ, sau khi bạn đă ổn định trong thế tĩnh tọa, và đang theo dơi hơi thở, hăy di chuyển ư thức của bạn tới tư duy của bạn. Hăy bước lùi và quan sát những ư tưởng của chính bạn. Ban đầu, cái này có thể là khó, nhưng mỗi lần bạn nhận thấy rằng bạn đă trở nên dính líu với việc suy nghĩ một lần nữa, th́ hăy trở lại với sự quan sát đơn thuần, không có sự tự phán xét (self judgement). Hăy chú ư đặc biệt đến cách thức mà bạn thầm phán đoán và tổ chức. Đừng cố làm ngưng việc phán đoán này. Khi bạn trở nên nhận biết rằng bạn đang làm cái đó, chỉ đơn giản thầm ghi nhận “ phán đoán.” Cái tâm phân biệt, phán xét của ta rất tinh tế. Bạn có thể thấy rằng bạn đang phán xét chính ḿnh: “ Tôi thật là một con người khủng khiếp v́ quá ưa phán xét ” hay, “ Tôi là một thiền giả tồi bởi v́ tôi không thể làm cái này.” Khi bạn thấy rằng bạn đang phán xét chính ḿnh, chỉ đơn giản ghi nhận nó. Thậm chí, có thể là hữu ích, nếu bạn thầm nghĩ, “Ồ, lại phán xét nữa rồi” như là một cách để giảm bớt sự trách cứ. Trước khi xả thiền, hăy trở lại với hơi thở một vài phút.
* * * * * * * * * * *
Trong những sinh hoạt hằng ngày, hăy đưa ư thức của bạn tới tư duy của bạn, và ghi nhận sự phán xét khi nào nó diễn ra. Một lần nữa, đừng trách cứ chính ḿnh. Chỉ đơn giản ghi nhận, “ Ồ, lại phán xét nữa rồi.”
* * * * * * * * * *
Để thí nghiệm xem những phán xét tác động đến bạn ra sao, hăy cố làm một vài điều mà bạn luôn nghĩ rằng bạn ghét. Hăy tiếp cận cái hoạt động đó với một cái tâm cởi mở, và hăy chú ư tới tư duy của bạn. Hăy ghi nhận khi nào và như thế nào mà bạn đang phán xét qua suốt cái kinh nghiệm đó. Bạn đă cảm thấy như thế nào trong khi bạn làm cái này? Bạn có khó chịu không ? Bạn có ngạc nhiên rằng bạn thưởng thức nó? Những phán xét mà bạn làm có cho phép bạn cảm thấy tự tôn (superior ?)
* * * * * * * * * * *
Để xem những phán xét tác động đến mối quan hệ của bạn với người khác như thế nào, hăy nhận diện một người mà bạn ghét cay ghét đắng và chỉ trích kịch liệt. Rồi, trong một tuần lễ, hăy làm một nổ lực đặt sang một bên những chỉ trích mạnh mẽ của bạn. Hăy cố tưởng tượng cuộc sống của người đó như thế nào. Hăy âm thầm làm một cái ǵ đó nhân ái cho anh ta (hay cô ta): hăy gửi cho người ấy một tấm bưu thiếp thân mật nhưng không ghi tên người gửi, và làm một công việc nào đó mà anh ta (hay cô ta) được mong đợi sẽ làm. Bạn cảm thấy như thế nào về người ấy trong suốt thời gian này, trong khi bạn đang làm một cái ǵ đó dễ chịu cho anh ta (hay cô ta), vào lúc cuối tuần? Anh ta (hay cô ta) có đối xử với bạn khác đi chút nào không ? Bạn tin cái ǵ về bạn, khi mà bây giờ bạn đă làm cái này ? Có phải trước đây bạn là một con người “xấu” ? Bạn có tự hào về ḿnh, sau khi đă nhân ái trong một tuần ? Phải chăng một trong những phán xét này là đúng ? Nó đúng hay sai có phải là điều quan trọng ?
§ “ Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch.” Theo chúng tôi biết, th́ câu này rút ra từ “ Tín Tâm Minh” của Tăng Xán, tổ thử 3 của Thiền Tông Trung Hoa. Có lẽ tác giả đă ghi nhầm. (ND). § Một số người mới đọc sách Thiền, họ nói ra như thể họ là … “Thiền Sư” thứ thiệt ! Họ thường nói: “Bạn đọc sách Thiền, sao vẫn c̣n Tâm Phân Biệt!” Họ lặp lại lời nói của các vị Thiền Sư đắc đạo – như con vẹt ! Thực ra, mọi sự không đơn giản như… họ nghĩ! Xem Ư Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học, Phạm Công Thiện. Chương III, nói về Zen. NXB Lá Bối, Saigon. 1964. (ND).
trở về mục lục:
|