đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

16. Chân lư của niềm vui

 

 

 

  

Chúng ta hăy sống một cách hạnh phúc nhất, không sở hữu ǵ cả.

Chúng ta hăy tự nuôi sống bằng (feed on) niềm vui, giống như những chư thiên hào quang chói sáng (radiant).

Đức Phật, Pháp Cú.

 

 

Thời trẻ tuổi, tôi triển khai một triết lư mà tôi nghĩ là sẽ che chở tôi khỏi nỗi đau trong đời ḿnh. Nó là một “biến tấu” (variation) trên cái mà nhiều người trong chúng ta cố làm. Tôi gọi phương pháp của tôi là cách tiếp cận Hướng Ngoại (Outward Bound) đối với cuộc sống. Như trong những bài thực tập về “một ḿnh thoát hiểm”, chỉ được trang bị một cần câu, một cái kim băng, và một que diêm, tôi cố xoay xở để sống c̣n qua cuộc đời, hoàn toàn dựa vào chính ḿnh. Tôi thường không nương dựa vào bất cứ một cái ǵ và bất cứ ai ngoài chính bản thân tôi.

Mặc dù tự lực cánh sinh là rất tốt, bây giờ tối thấy là thuở ấy, tôi đă không dành một chỗ nào cho niềm vui trong đời ḿnh.¨ Cái mục đích duy nhất của tôi chỉ là tránh khổ. Nhưng cuộc sống th́ không chỉ là việc sống c̣n và tránh khổ đau thôi.

Nhiều lần trong bóng tối và nỗi tuyệt vọng của trầm cảm, chúng ta thường chỉ tập trung vào việc loại bỏ nỗi đau mănh liệt của ḿnh. Quả thật, thỉnh thoảng chúng ta có những giai đoạn mà trong đó ta không cảm thấy ǵ cả § – không hạnh phúc, cũng không sầu năo. Rơ ràng, những lần đó dễ chịu hơn những giai đoạn buồn bă, sợ hăi và hoài nghi mănh liệt. Nhưng không có, hay có rất ít niềm vui trong đời chúng ta.

Một số người không quen thuộc với đạo Phật thấy nó như là một lối đi tâm linh khô khan, không niềm vui, dẫn đến một mảnh đất “trung lập” : sự chấm dứt của khổ đau. Những lời dạy của Đức Phật khởi lên giữa ḷng Ấn độ giáo vốn nh́n đời như là sự khổ đau mănh liệt và ít có cái ǵ khác, và khi so sánh với Phật giáo,  th́ dường như cái mà đạo Phật cống hiến th́ ít ra cũng tốt hơn một cuộc sống chỉ có khổ đau.

Thế nhưng, khác xa với một bài tập tri thức khô khan, thiếu vắng niềm vui, một luyện tập nhằm vứt bỏ khổ đau, con đường mà đức Phật cống hiến, là một con đường xoay hướng sang và di chuyển vào trong niềm vui. Trong khi những công phu thực hành của Phật giáo quả thật chỉ ra cho ta con đường đi về phía chấm dứt khổ đau (duhkha), chúng cũng hướng chúng ta về phía sukha, hay niềm vui nữa. Thay v́ gặp một sa mạc khô khan, chúng ta có thể t́m thấy một khu rừng tràn đầy sinh khí, đầy thảo mộc, thú vật, những con sông chảy xiết, và những ḍng suối mát.

Đôi khi thật khó tin điều này khi chúng ta đang ở giữa nỗi đau mănh liệt của trầm cảm, thế nhưng thật hữu ích khi nhớ rằng cái mục đích của chúng ta là di chuyển xa khỏi nỗi đau và sự chết, về phía niềm vui và sự sống. Chúng ta cũng có thể t́m thấy một cuộc sống nơi mà chúng ta không chỉ sống sót (survive).§

Khi cơn trầm cảm của tôi ở cái t́nh trạng tồi tệ nhất, tôi nhận thức rằng tôi cần một loại giúp đỡ nào đó, sau cùng tôi đến gặp vị bác sĩ gia đ́nh của tôi. Tôi đă quen biết ông ta 12 năm, qua tất cả những cơn bệnh thông thường. Lúc đó chỉ sau Năm Mới, và tôi bảo ông rằng tôi đang cảm thấy bực bội, nản ḷng, mệt mỏi, vô vọng, và thấy ḿnh vô dụng.

Ông nh́n tôi và nói, “ Chắc hẳn bạn đă là một quả bóng để người ta chơi qua suốt những ngày nghỉ.” Tôi cười lớn lần đầu tiên trong nhiều tháng. Trong một khoảnh khắc ngắn, tôi thấy cái khả tính là tôi có thể chấp nhận cơn trầm cảm của ḿnh, và thậm chí có thể buông bỏ nó. Ngay cả giữa nỗi đau ấy,  tôi đă có thể cười.

Khác xa với việc xoay xở đi qua cuộc đời với chỉ một cái cần câu, một cái kim băng, và một que diêm, ta có thể t́m thấy nhiều dụng cụ và nhiều trợ giúp. Ta có thể có những người mà ta yêu mến, và họ yêu thương ta. Ta có thể tận dụng tất cả những dụng cụ mà ta có được. Và quan trọng nhất, là ta có thể t́m thấy niềm vui và mục đích mà vẫn luôn có mặt ở đó, để cho ta khám phá.

 

 

KHÁM PHÁ THÊM:

Một bài kệ để nhớ:

 

Khi khổ đau tràn ngập tôi

Tôi sẽ thở vào

và để một cái kẽ hở trong khoảnh khắc này

cho niềm vui nằm ngay bên dưới nó.


 


¨ Đây là một “tự thú” rất chân thành của tác giả. Phải chăng nhiều người trong chúng ta đều như vậy? (ND).

§ Đây có thể là một sự “b́nh an giả tạo” – nó cũng có thể là trạng thái “vô cảm”, c̣n đáng sợ hơn nỗi buồn, nỗi đau ? (ND).

§ Tác giả muốn nói: “sống sót” th́ chưa đủ. Phải t́m ra cho đời ḿnh một “ư nghĩa” (meaning), th́ mới gọi là “sống.” (ND).

 

 

             

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net