đỗ tư nghĩa
17. Tự do
Rốt cùng, mọi sự được giải thoát. Chúng không trụ ở nơi nào cả. Kinh Đại Bảo Tích (Great treasure heap Sutra)
Nếu bạn chỉ đơn giản quan sát cái mà bạn đang là và di chuyển với nó, rồi bạn sẽ thấy rằng có thể đi xa một cách vô hạn. Jidhu Krishnamurti §
Trầm cảm có thể gây cảm giác như cảnh bị giam tù. Khi thế giới mà chúng ta nh́n thấy đă trở nên nhỏ bé, khi mọi sự nom có vẻ tối tăm, khi ta cảm thấy ḿnh bị cắt đứt ra khỏi mọi người, th́ trầm cảm có thể thậm chí gây cảm giác như t́nh trạng bị biệt giam. Bất luận ta làm cái ǵ, ta đều cảm thấy ḿnh càng bị giam hăm hay bị áp bức. Chúng ta thường nghĩ về tự do như là một cái ǵ đó đối lập với sự bị giam nhốt, và trong cái bối cảnh (context) đó, ta luôn thấy tự do là thoát khỏi một cái ǵ đó – sự áp bức, sự đau khổ, nỗi sợ hăi. Ta cũng tin rằng t́nh trạng bị giam nhốt của ta đến từ bên ngoài. Thế nhưng, t́nh trạng bị giam nhốt của ta – cả trong trầm cảm lẫn trong đời sống thường nhật của – lại đến từ bên trong.§ Nó là một cái ǵ đó mà ta tạo ra, hơn là một cái ǵ đó bị áp đặt lên ta. Bởi v́ sự cô lập và sự giam nhốt của ta, sau cùng, xuất phát từ chính bản thân ta, ta là kẻ có quyền lực để tự giải thoát chính ḿnh. Ta có thể thấy, ngay cả trong trầm cảm của ḿnh, không chỉ một niềm vui mới mà c̣n một tự do mới nữa. Sự tự do này không đến từ việc không có những giới hạn. Thay vào đó, cái tự do này là kết quả của việc thấy một cách rơ ràng những giới hạn của ta, và cái nơi chốn của ta trên thế gian. Rồi (then) ta có thể di chuyển vào trong một tương quan lớn hơn với tất cả mọi hữu thể và một trách nhiệm lớn hơn với mọi hữu thể. Bên trong mối tương quan này, chúng ta không bị trói buộc, giam nhốt bởi những giới hạn của cái tư ngă nhỏ bé của ḿnh. Tại đây ta bắt đầu thấy – và sống trong – một thế giới rộng lớn hơn, bên ngoài ta. Và ta có thể bắt đầu buông bỏ cái nhu cầu của ta, nhu cầu muốn thế gian phải diễn ra theo ư của riêng ta. Khi chúng ta tự do, thoát ra khỏi sự luyến chấp quen thường của ḿnh vào lạc thú và sự trốn tránh khổ đau, ta có thể t́m thấy niềm vui vốn ở trong tầm với của ta, bất luận hoàn cảnh của ta như thế nào. Khi ta bỏ lại đằng sau sự luyến chấp của bản thân, ta cũng có thể bắt đầu bỏ lại phía sau nỗi đau của cơn trầm cảm của ḿnh. Trầm cảm của ta có thể vẫn c̣n hiện diện, nhưng nó không c̣n trói buộc ta vào nỗi khổ hay nỗi sợ hăi lớn hơn. Ta vẫn luôn là tên quản ngục tự cầm tù chính ḿnh, ¨ mặc dù ta chưa nhận ra điều ấy. Ta đă sống bên trong một cuộc sống nhỏ bé, nơi mà ta cảm thấy ḿnh an toàn, và nơi mà ta tin rằng ta có thể buộc hoàn cảnh của ta phải tuân thủ những dục vọng của ḿnh. Ta có thể từ bỏ cái toan tính muốn buộc những sự việc phải diễn ra theo cái cách mà ta tin là chúng nên diễn ra. Ta có thể ngừng nấp trong cái xà lim này, nơi mà ta cảm thấy an toàn – và khi làm như thế, ta có thể bỏ cái nhà tù của ḿnh lại phía sau. Giống như một tù nhân từ ngục thất bước ra, vào trong ánh sáng và khí trời trong lành, ta có thể t́m thấy một thế giới rộng lớn hơn và bát ngát hơn. Đó là một thế giới không bị giới hạn, trói buộc bởi những nỗi khổ của ta; thậm chí, cũng không bị trói buộc bởi những ư tưởng của ta về sự tự do.
§ J. Krishnamurti: vị đạo sư chứng ngộ của thế kỷ 20. Xem “ Người Nhập Cuộc” của Mộc Nhiên. NXB Thanh Niên, 2004. (ND). § Đây là một nhận xét rất đáng cho ta suy nghĩ. (ND). ¨ Đây là một chân lư mà suốt bao thế kỷ, các bậc hiền nhân đă nói ra, nhưng hầu như ít ai thực sự hiểu sâu sắc, trọn vẹn được cái chân lư đó ? (ND).
trở về mục lục:
|