đỗ tư nghĩa
18. Thấy tất cả mà không trách cứ
Hăy đẩy tất cả mọi trách cứ vào trong chính ḿnh. Châm ngôn tu tập Tây Tạng.
Khi đời chúng ta trở nên đau đớn, hay có vẻ không đang vận hành tốt, chúng ta hầu như tự động t́m kiếm một nơi nào đó để mà trách cứ. Lẽ ra, ta nên làm ngược lại: xem xét t́nh huống của ḿnh và để cho tâm được cởi mở và hiếu kỳ. Nhất là, nếu ta sợ hăi hay đau khổ, ta thường nhảy băng qua (bỏ qua) cái bước cần thiết là xem xét t́nh huống; thay vào đó, bắt đầu quay cuồng t́m kiếm một ai đó, hay một cái ǵ đó để mà trách cứ. Ta thường, trước hết, quay t́m một nguyên nhân ở bên ngoài ḿnh, bởi v́ ta không muốn nhận trách nhiệm. Người hôn phối của ta, con cái, bạn bè của ta là những người chịu trách nhiệm về nỗi đau mà ta cảm thấy. Chẳng bao lâu, ta đâm ra cay đắng và giận dữ với toàn thế gian. Chọn việc trách cứ chính bản thân cũng thật là dễ, bởi v́ một triệu chứng thông thường của trầm cảm là một cảm thức về t́nh trạng khiếm khuyết ở tại chính trung tâm ḿnh. Ta cảm thấy rằng ta chịu trách nhiệm về tất cả đau khổ của bản thân. Thậm chí, ta có thể cảm thấy ḿnh chịu trách nhiệm về những vấn đề và đau khổ của người khác. Ở mức tồi tệ nhất của nó, trầm cảm có thể khiến ta cảm thấy rằng ta chịu trách nhiệm về tất cả những ǵ bất ổn trên thế gian. Như thế, trầm cảm của ta dường như củng cố tất cả những nỗi sợ tệ hại nhất của ta về chính ḿnh. Cả hai cách quay t́m nơi để đổ lỗi, cả hai đều là hệ quả của niềm tin rằng, nếu ta ở trong nỗi đau, th́ có nghĩa là có một cái ǵ không ổn, và ta cảm thấy ta phải t́m một cách để tránh nỗi đau và cái t́nh huống mà ta thấy ḿnh bị rơi vào. Cả hai cách này đều đẩy nỗi đau của ta ra xa, và làm ta trệch khỏi những ǵ đang thực sự xảy ra. Bởi v́, bất luận ta trách cứ kẻ khác hay chính bản thân, th́ sự trách cứ đó cũng là một rào chắn ngăn cản sự hiểu biết chân thực về đời ta và mối thâm t́nh chân thực của ta với nó. Có một câu chuyện Thiền (Zen) về một nhà sư trẻ đang làm việc trong bếp của một tu viện. Khi đang nhặt rau cho buổi ăn tối, vô t́nh ông chụp phải một con rắn, chặt nhỏ ra và nấu, hoàn toàn không ư thức về sự có mặt của nó. Khi ông dọn bữa ăn, miếng thịt rắn lớn nhất lại rơi vào trong cái bát của vị thầy của tu viện đó. Giận dữ khi thấy thịt trong cái bát, vị thầy rống lên: “ Cái ǵ đây?” Người tăng sĩ trẻ nh́n vào nó, nhanh chóng ăn miếng thịt đó, và đáp, “ Cám ơn thầy rất nhiều.” Hành động mà vị tăng trẻ đă làm thường hay được nhắc đến như là “nuốt sự trách cứ.” Nuốt sự trách cứ có nghĩa là ta nên nhận lấy tất cả sự trách cứ vào trong – chứ không phải lên trên – chính ḿnh. Câu chuyện này dạy chúng ta rằng, giống như vị tăng trẻ, chúng ta có thể vượt lên mọi trách cứ, đặt sang một bên cái mong muốn của chúng ta, cái mong muốn hoặc là đổ lỗi cho kẻ khác, hoặc là nhận lấy hết và đặt lên trên chính ḿnh. Khi ta cảm thấy cái lưng của ḿnh bị dồn sát vào chân tường, th́ sự đổ lỗi là một phương pháp mà ta dùng để cố trốn thoát. Thế nhưng, mặc dù một nét phổ biến của trầm cảm là cái cảm tưởng về t́nh trạng bị dồn vào chân tường, th́ sự đổ lỗi sẽ không giúp ta được ǵ. Một sự sự truy tầm mù quáng, t́m cho ra một ai đó, hay một cái ǵ đó để đổ lỗi, chỉ khiến cho ta cảm thấy ḿnh càng vô dụng hơn, bất măn hơn, và giận dữ hơn. Thay vào đó, ta có thể nuốt sự trách cứ bằng cách đặt nó sang một bên, và nh́n vào cái cái ǵ đang diễn ra, hơn là tại sao nó diễn ra. Ta có thể ngưng việc cố t́m hiểu mọi sự, và ngưng chạy trốn khỏi những cảm giác và nỗi đau của ḿnh. Thay vào đó, ta có thể trở lại với cái hành vi đau đơn và trần trụi này: chỉ đơn thuần có mặt với cái đang xảy ra cho ta. Và khi làm như thế, ta khám phá một lần nữa rằng khi ta chấp nhận, th́ nó không có ǵ là khủng khiếp như trong tưởng tượng của ta khi ta đang cố chạy trốn khỏi nó. Ta thường nh́n vào những khó khăn rắc rối của ḿnh với một con mắt muốn t́m hiểu tại sao sự việc lại diễn ra như vậy, và mong đợi rằng câu trả lời sẽ nói cho ta biết ḿnh cần phải làm cái ǵ. Thay vào đó, ta có thể nh́n một cách sâu sắc và lặng lẽ, mà không cần t́m biết lư do. Ta có thể nh́n, do sự ṭ ṃ sâu xa, chỉ để xem những sự việc vận hành như thế nào. Khi ta làm điều này, ta có thể thấy rằng không có ǵ cần phải làm, và rằng việc đơn thuần nh́n thấy những sự việc như chúng đang là, th́ cũng đủ rồi. Hoặc, ta có thể thấy rằng, khi ta chỉ đơn giản nh́n vào cái quá tŕnh này, th́ một câu trả lời sẽ tự tŕnh diện cho ta. Cái công phu thực hành này th́ quá nền tảng với đạo Phật, đến nỗi cái loại thiền đầu tiên được thực tập bởi những Phật tử được gọi là vipassana, c̣n gọi là thiền minh sát. Vipassana là một h́nh thức nh́n sâu vào trong chính ḿnh và khoảnh khắc này. Cái tuệ giác mà loại thiền này mang đến có thể giúp ta quay mặt khỏi khổ đau để hướng tới niềm vui. Đây là cái đă xảy ra cho đức Phật vào đêm giác ngộ của Ngài. Ngài nh́n sâu vào trong những những vận hành của tâm và thân Ngài, nh́n sâu vào trong bản chất của riêng Ngài. Nếu bạn đă làm một nỗ lực để nh́n vào trong chính bạn, vào trong trầm cảm của bạn, vào trong khổ đau của bạn, rồi th́ bạn cũng học được nhiều chân lư (sự thật) về chính bạn và những phản ứng của bạn. Bạn có thể điều tra cái t́nh huống này, mà bạn thấy ḿnh đang rơi vào. Bạn có thể tiếp tục đối mặt một cách không sợ hăi với những sự kiện trần trụi của trầm cảm và sự khổ của bạn. Có lẽ, thậm chí bạn đă thay đổi chính ḿnh qua chính cái tác động nh́n, mặc dù bạn không biết như vậy. Bạn đă làm cho cơn trầm cảm thay đổi bằng cách nh́n nó một cách rơ ràng. Khi chúng ta có thể thấy t́nh huống của bản thân mà không t́m lời giải thích, ta có thể đi tới một sự hiểu biết sâu xa hơn, một sự hiểu biết vượt khỏi những cách tư duy thường lệ của ḿnh. Bên trong một sự hiểu biết như thế, những giải pháp có thể được phát lộ cho ta. Chúng ta học để thấy cái ǵ là thực sự hữu hiệu, cái ǵ vận hành tốt, và cái ǵ có thể đang làm cho những sự việc càng tồi tệ hơn. Rồi th́, ta có thể bắt đầu hành động, và bắt đầu b́nh phục.
KHÁM PHÁ THÊM: Khi một cái ǵ đó trở nên bất ổn trong đời bạn, bạn quay nh́n vào đâu để đổ lỗi? Bạn có lập tức nhận lỗi của ḿnh? Bạn có trước hết đi t́m kiếm một người nào đó hay một cái ǵ đó bên ngoài chính bạn (để đổ lỗi) ? Nếu quả thực bạn nh́n ra ngoài chính ḿnh, bạn có những người hay việc “ưa thích” để đổ lỗi không ? Hăy ư thức về cái thôi thúc muốn đổ lỗi khi nó khởi lên. Bạn có thể chỉ đơn thuần quan sát nó, mà không cần phải đi theo nó ? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn làm điều này ? Hăy lưu lại với cái t́nh huống và những cảm giác khó chịu mà bạn có. Bạn có muốn t́m một cách nào đó để vứt bỏ những cảm giác này? Bạn có thể nh́n vào cái t́nh huống mà không đổ lỗi hay t́m một giải pháp ? Việc đó có khó không ? Khi bạn không cần phải t́m kiếm một ai đó (hoặc chính bạn) để đổ lỗi, bạn có cảm thấy nhẹ nhơm chút nào không ? Sự chờ đợi và đơn thuần quan sát cái t́nh huống, có làm thay đổi nó không? Có cái ǵ cần phải làm không? Nếu không cần phải hành động, bạn có phát hiện ra một đáp ứng nào khác biệt với hành động mà bạn thường làm nếu bạn t́m kiếm những cái để đổ lỗi?
* * * * * * * * * *
Bạn trách cứ ai về cơn trầm cảm của bạn ? Chính bạn ? Gia đ́nh hay bằng hữu của bạn? Công việc của bạn ? Cuộc sống của bạn ? Thượng Đế ? Sự đổ lỗi có giúp làm giảm nhẹ cơn trầm cảm của bạn không ? Hay là nó ngăn cản bạn, không cho bạn làm cái hành động mà có thể là hữu ích? Sự đổ lỗi có đóng góp vào nỗi sân hận của bạn hay cái cảm nhận về về vô dụng của bạn ? Bạn có thể chấp nhận việc không biết cơn trầm cảm của bạn đến từ đâu ? Điều đó có gây cảm giác khó chịu không ? Hay điều đó chính nó là một sự nhẹ nhơm?
* * * * * * * * * * *
Một bài kệ để dùng khi ước muốn đổ lỗi khởi lên:
Khi mọi sự đều bất ổn và tôi t́m kiếm sự trách cứ tôi sẽ ăn cái miếng trơn trượt ấy và nh́n xuyên qua sự trach cứ để thấy nó thực sự là cái ǵ.
trở về mục lục:
|