đỗ tư nghĩa
20. Bạn đă đủ mọi thứ
Người đời có dư, riêng ta thiếu thốn. Ḷng ta ngu dốt vậy thay! Mờ mệt chừ! Người đời sáng chói, riêng ta mịt mờ. § Lăo Tử, Đạo Đức Kinh
Tất cả chúng ta đều biết cái cảm tưởng về t́nh trạng bất túc, không đủ; cảm thấy ḿnh vô tích sự, không xứng đáng để có mặt ở đây, trên cái hành tinh này. Trầm cảm thường hay gây ra hay khắc sâu thêm những cảm tưởng đó. Chúng ta bị ch́m ngập trong một cảm thức về sự sự vô dụng của ḿnh, xác tín rằng chúng ta không có chút ư nghĩa nào đối với ai. Những cảm tưởng đó có thể khiến (ta) dễ dàng thực hiện cái bước kế tiếp là tự vẫn, và rời bỏ cái thế giới này mà ta cảm thấy ḿnh không thuộc về, và rằng nó dường như không cần đến chúng ta. Khi ta cảm nhận theo cách này, th́ lời giáo huấn của đạo Phật, rằng ta đă có mọi thứ mà ta cần, và rằng, như ta đang là, th́ đă hoàn hảo rồi – lời dạy đó thật là khó nuốt. Nghĩ rằng chúng ta đă là Phật, đă giác ngộ, đă là kẻ mà ta cần phải là, và đă ở nơi cần phải ở - ư tưởng đó có vẻ như là một tṛ đùa tàn nhẫn. § Nếu đúng là như vậy, th́ tại sao ta không cảm thấy giác ngộ? Tại sao ta vẫn khổ ? Tại sao ta phải tu tập để khai mở sự giác ngộ này? Thế nhưng, ngay cả giữa những cảm tưởng và tra vấn này, quả thật có thể t́m thấy cái hạt giống của sự thức tỉnh của ta, cái hạt giống của Phật tính bên trong ta. Chúng ta thấy nó trong việc ta không từ bỏ, trong việc t́m kiếm chân lư, trong việc ta sẵn sàng trợ giúp một người bạn một cách không lưỡng lự. Hệt như một hạt giống trong đất, cái hạt giống này bị chôn vùi sâu bên trong ta, xa khỏi ánh sáng, và nó cần sự dinh dưỡng để có thể mọc và nhô lên. Thiền tập là một cách để nuôi dưỡng hạt giống này. Cũng có những cách khác, như cất lên tiếng cười, làm việc với những người khác, và nỗ lực hết sức ḿnh trong mỗi khoảnh khắc. Đó cũng là hành động dựa trên việc công nhận những mối liên hệ của ta với kẻ khác, thừa nhận bản chất thiêng liêng của mọi hữu thể. Trong thời buổi (times) này, trong nền văn hóa này, không có ǵ ngạc nhiên khi quá nhiều người trong chúng ta thấy ḿnh là vô dụng. Nhiều người trong chúng ta được dạy dỗ để tin vào cái “quyền tối cao” (supremacy) của cá nhân, rằng tất cả chúng ta đều có thể thành tựu bất cứ cái ǵ mà ḿnh muốn – và rằng, nếu ta không thành tựu, § là bởi v́ có một cái ǵ đó đang thiếu trong ta. Tư tưởng Thời Đại Mới (New Age) càng khích lệ chúng ta nghĩ rằng mọi sự mà xảy đến cho ta đều do những ư tưởng của ta, những giấc mơ, những tin tưởng của ta. Và ngay cả Phật giáo Mỹ, cũng đă lấy những khái niệm về karma (nghiệp) và tái sinh và rót (nhỏ giọt) chúng một cách sai lầm vào trong một thứ gọi là Thanh Giáo có màu sắc Phật giáo (Buddhist Puritanism), trong đó những niềm vui và nỗi sầu của ta trong những khoảnh khắc hiện tại th́ được xem như (chỉ) là kết quả của thiện nghiệp hay ác nghiệp của ta trong quá khứ. © Trầm cảm cho ta cái cơ hội để thấy những cảm nhận về t́nh trạng vô tích sự của bản thân, cảm nhận về sự cô lập, không thuộc về một nơi nào – những cảm nhận mạnh mẽ ấy có thể nằm ở tận đáy sâu của những tin tưởng của chúng ta về chính ḿnh. Thế nhưng, chỉ đơn giản nh́n những tin tưởng này một cách trực tiếp đúng như chúng đang là, không đấu tranh chống lại chúng, không thách thức chúng, hay chạy trốn chúng – việc chỉ đơn thuần quan sát như vậy cũng có thể giúp những cảm nhận đó giải tan. Chúng ta bắt đầu làm điều này khi ta chỉ đơn thuần để cho những cảm nhận và tin tưởng này có mặt ở đó với ta, mà không xua đuổi chúng. Khi ta có thể để cho chúng trở nên quen thuộc với ta, th́ chúng không c̣n là những quái vật đáng sợ nữa. Đúng hơn, nhiều trong số những điều mà ta cảm nhận và khiến ta thấy ḿnh vô dụng – sân hận, tham lam, và sợ hăi – đó chỉ là những đáp ứng “quá đỗi con người” (dung tục) của ta với nỗi đau và sự khổ của ḿnh. Khi ta bắt đầu t́m thấy niềm tự do mới trong đời ḿnh; khi ta biết rơ hơn ta là ai và đời ta thực sự là cái ǵ, th́ ta cũng có thể bỏ lại đằng sau những cảm nhận về cái vô tích sự của ḿnh. Chúng ta có thể hiện hữu, như Allen Ginsberg§ nói, “không có ủy nhiệm thư … không có lời biện hộ…” Ta có thể thấy rằng quả thực ta thuộc về nơi này, rằng ta thực sự mang những hạt giống của từ bi và sự tốt lành bên trong, rằng chúng ta đă có đủ mọi thứ.
KHÁM PHÁ THÊM: Ngồi thoải mái trên ghế hay trên đệm, chú ư đến hơi thở của bạn. Khi bạn thở vào, hăy cảm nhận bạn “ph́nh lên” và nở ra trong không gian như thế nào. Hăy để cho bụng ph́nh ra khi bạn thở vào, và thóp lại khi bạn thở ra. Hăy nhận vào cái làn không khí tươi mát mà trái đất hiến tặng cho mọi hữu thể. Hăy cảm nhận cái thực thể vật lư của thân xác bạn khi bạn ngồi ở đó, đổ đầy không gian giống như những sự vật khác xung quanh bạn. Hăy ghi nhận mọi sự khác xung quanh bạn hiện hữu như thế nào, chỉ ghi nhận mà không biện hộ, không giải thích tại sao hay như thế nào mà nó thuộc về nơi đó. Khi cái cảm nhận về sự bất túc (của bản thân) đến, hăy cứ để chúng khởi lên – và khi chúng bắt đầu giải tan và yếu đi, hăy để chúng ra đi. Hăy trở lại với cái chân lư cơ bản rằng trong cái khoảnh khắc này bạn thực sự hiện hữu. Hăy ngồi thẳng người, với cái ư thức rằng bạn đang sống, rằng bạn quan trọng, và rằng bạn có thể tạo ra một khác biệt trong đời kẻ khác. Hăy cảm nhận mối quan hệ họ hàng của bạn với tất cả mọi chúng sinh khác trên thế gian, và cái quyền căn bản của bạn, quyền được hiện hữu, và quyền được cho và nhận từ thế gian, y như tất cả mọi người khác. Nếu cảm tưởng về tự hào khởi lên, hăy để chúng đến và đi, nữa. Hăy chấp nhận rằng chúng ( những cảm tưởng này) cũng là một phần của cái mà bạn là, nhưng không phải là tất cả bạn. Với ḷng nhân ái và sự chấp nhận, hăy tự nhắc nhở chính bạn rằng những cái này chỉ là một phần của cái làm cho bạn thành một con người.
* * * * * * * * * * * * * *
Sau khi bạn đă ổn định vào trong hơi thở của bạn, hăy chú ư đến trái tim của bạn. Hăy cảm nhận sự nặng nề, nỗi buồn mà có thể có mặt trong nó khi nó đập. Hăy nh́n vào bên trong trái tim bạn và xem tất cả những phương diện (ways) mà trong đó bạn đă được bảo cho biết rằng bạn c̣n thiếu thốn, rằng bạn không quan trọng, rằng bạn không thuộc về nơi này. Trong khi bạn tiếp tục tập trung vào hơi thở, hăy nh́n vào trong quả tim bạn để xem tất cả những lần mà bạn đă tự nhủ thầm rằng bạn thiếu thốn, rằng mọi người khác đều tốt hơn bạn, rằng bạn không đạt tiêu chuẩn thông thường. Hăy nh́n vào những thương tích mà bạn đă tích trữ ở đó trong tim bạn. Những lần người ta bảo với bạn rằng bạn ngu xuẩn, vô tích sự, hay không quan trọng, và bạn tin họ. Những lần bạn bị tổn thương, hay bị bỏ lại đằng sau, hay bị bỏ ra ngoài. Những lần bạn không được chọn, những lần bạn muốn thuộc về (một nơi nào đó) mà không được, những lần bạn cô độc dù không muốn thế. Thế nhưng, khi bạn nh́n vào tất cả những “thương tích” đó, hăy cảm nhận hơi ấm của chính hơi thở bạn. Hăy thở ḷng nhân ái vào trong quả tim bạn mỗi lần bạn thở vào. Hăy cảm nhận hơi ấm đang đổ đầy trái tim bạn. Bây giờ hăy nghĩ về ḷng nhân ái mà bạn đă dành cho những người khác, khi hiến tặng thời gian và năng lượng của bạn cho họ – những lúc mà bạn biết cái ǵ đúng và hành động trên cái xác tín đó. Khi bạn nhớ lại những khoảnh khắc đó, hăy cảm nhận những thương tổn - và cái niềm tin rằng bạn không thuộc về nơi nào - chảy ra khỏi bạn với mỗi hơi thở ra. Hăy tiếp tục thở ra những niềm tin hư dối đó. Hăy để cho chúng được thay thế bởi cái tri kiến rằng cái thân xác mà bạn cư ngụ, cái nơi mà nó cư ngụ trên trái đất, là của bạn, và rằng bạn thuộc về chính cái nơi mà bạn đang có mặt ngay lúc này. Hăy để cho trái tim của bạn được đổ đầy với tri kiến về sự bất khả ly của bạn với thế gian, về sự tốt lành của bạn, về việc bạn đang có đủ mọi thứ.
§ Theo bản dịch của Nguyễn Duy Cần, Lăo Tử Tinh Hoa,. Đă tái bản nhiều lần . Chúng ta đừng quên rằng, cách ăn nói của Lăo Tử rất giống các vị Thiền Sư. (ND). § Chúng ta không nghi ngờ những chân lư mà những bậc giác ngộ đă thân chứng. Nhưng họ thường ăn nói một cách rất … “ỡm ờ” ! (Hay đúng hơn, họ chỉ nói cho một số đối tượng, căn cơ nhất định nào đó). Do vậy, ta phải cẩn thận, th́ may ra mới “hiểu” phần nào những điều họ nói. Nếu không, th́ “oan” cho họ, và “tội” cho chúng ta! (ND). § Ở các xă hội phương Tây – nhất là Mỹ - sự “thành công” (success) được đánh giá cao hơn nhiều, so với sự “thành nhân.” Những xă hội như thế, thường được gọi là “thực dụng” (theo nghĩa xấu). Đề cao sự thành công là đúng, nhưng “thành công bằng mọi giá”, và quá xem nhẹ sự “thành nhân”, th́ có đúng không? Phải chăng một bộ phận (không nhỏ) của xă hội Việt Nam hiện nay cũng đă bắt đầu nhuốm mùi “thực dụng” ?( ND). © Phật giáo công nhận có “nghiệp” (Karma), nhưng cũng đề cao “ư chí và tự do cá nhân” trong việc chuyển nghiệp. Nếu quá nhấn mạnh vào “nghiệp”, th́ nó trở thành “định mệnh luận”. (ND). § Allen Ginsberg: Nhà thơ Mỹ. Sinh năm 1926. Người phát ngôn chính của “ Thế Hệ Beat” ( Beat Generation). Chống lối sống Mỹ và công thức khô cằn của xă hội. Ginsberg cũng là người say mê đạo Phật Zen. (ND).
trở về mục lục:
|