đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

25. Thẩm quyền tối hậu

 

 

 

 

Hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi.

Đức Phật

 

Trong số hai vị quan ṭa,  hăy tin tưởng vị chánh thẩm.

Châm Ngôn Tu Tập Tây Tạng.

 

 

Khi chúng ta ở trong trầm cảm, chúng ta có thể thấy rằng cái số người muốn bảo chúng ta nên làm cái ǵ, số người ấy th́ vô số kể. Ta trở thành một “ thính giả” sốt sắng, bởi v́ quá nhiều người trong chúng ta muốn được nói cho biết ḿnh phải làm cái ǵ. Quả vậy, khi chung ta cảm thấy trôi dạt nhất, nghi ngờ chính phán đoán của ḿnh, và không thể làm bất cứ quyết định nào, th́ tất cả những lời khuyên bảo có thể là rất dễ chịu. Ta muốn có một ai khác chỉ ra (ra) cho ta con đường phải đi.

Trầm cảm có thể vừa là tin vui, lại vừa là tin buồn. Tin buồn là bởi v́,  ngoài bạn ra, không ai khác thực sự biết con đường nào là tốt nhất cho bạn, do vậy, họ không thể cho bạn câu trả lời. Tin vui là, bởi v́ không ai khác thực sự biết, những câu trả lời phải được t́m thấy bên trong bạn.

Không ai khác có thể sống đời bạn cho bạn, và không ai khác phải sống giùm§ bạn, với những hậu quả theo sau. Những người khác cho bạn đủ loại giải pháp và lời khuyên, một cách vô tội vạ, nhưng tất cả chủ yếu chỉ là dư luận. Họ có thể bảo bạn đi gặp một nhà tư vấn, hay tập thể dục chăm chỉ hơn, dùng dược thảo, ăn kiêng, hay điều trị bằng y học. Nhưng bởi v́ không ai khác biết toàn bộ ¨ cái t́nh huống của bạn, đừng ngạc nhiên nếu lời khuyên này càng khiến cho bạn bối rối hơn trước. Và đừng ngạc nhiên nếu những giọng nói lớn nhất và kịch liệt nhất bảo bạn phải làm cái ǵ, nó lại đến từ bên trong bạn.

Đi xuyên qua trầm cảm và t́m thấy con đường dẫn tới sự hồi phục, bạn sẽ cần lắng nghe nhiều giọng nói, nhưng bạn vẫn phải tự lựa chọn lối đi cho ḿnh.

Thân tâm bạn, cuộc đời bạn, th́ khác với của bất cứ ai khác. Như một vị Thiền sư đă nói,  “Bạn không thể trao đổi thậm chí một cái đánh rấm (fart) với bất cứ ai khác.” § Hoàn cảnh của bạn đ̣i hỏi sự chú tâm và ḷng bi mẫn, mà trước hết phải đến từ bạn.

Khi, sau một vài vùng vẫy, tôi đi tới chỗ nhận thức rằng ḿnh đang đi qua một cơn trầm cảm, tôi thấy rằng tất cả mọi loại thành kiến và tiên kiến đều có mặt trong tư duy của ḿnh. Tôi đă trải qua một thập kỷ làm việc với những người bị bệnh tâm thần, mà trong đó, một số lớn bị trầm cảm. Thuở đó, tôi đă có thể (tỏ ra) hiểu và chấp nhận những chọn lựa của họ, và tôi động viên họ giữ một trí óc cởi mở đối với những điều như là sự tự vấn hay việc điều trị bằng y học. Thật không may, tôi không có sự hiểu biết nào như thế cho chính bản thân ḿnh.¨Tôi cảm thấy rằng, chắc chắn cơn trầm cảm của riêng tôi là kết quả của sự yếu đuối nào đó về phía ḿnh, và rằng, tôi không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ bên ngoài.

Tôi đă phải nh́n một cách cẩn thận vào những định kiến của ḿnh, và rồi khởi sự với cái gọi là “sơ tâm.” ¨ Cho đến khi tôi làm điều này, tôi đơn giản không thể đáp ứng với trầm cảm của tôi và với đời tôi, là cái mà tôi cần phải làm vào khoảnh khắc đó.

Khi bạn theo con đường chữa trị của riêng ḿnh, hăy nhớ rằng đó tuyệt đối là con đường riêng mà bạn phải theo. Không ai khác chọn nó cho bạn, và không ai khác sẽ theo nó ngoài bạn.

Nhiều người đi tới một lối đi tâm linh để t́m kiếm một người, một truyền thống, hay một thánh kinh mà sẽ bảo cho họ biết phải làm cái ǵ, và phải hành động ra sao, và như thế, giải tỏa cho họ sự cần thiết phải nhận bất cứ trách nhiệm nào. Cái mà sau cùng họ học được, nếu họ may mắn, là, tính tâm linh chân thực đ̣i hỏi không phải là từ bỏ trách nhiệm, mà là chấp nhận nó một cách toàn ư toàn tâm.

Hăy học tất cả những ǵ mà bạn có thể về cơn bệnh - những lư thuyết về những nguyên nhân của nó, về những tùy chọn trong việc chữa trị, và mỗi tùy chọn bao gồm những ǵ  – nhưng hăy nhớ rằng chính bạn là người phải quyết định chọn cách nào, và chỉ một ḿnh bạn mà thôi. Bạn sẽ biết rơ hơn bất cứ ai khác : khi (nào) th́ một cái ǵ đó có liên hệ với hoàn cảnh bạn và những giá trị của bạn. Đặc biệt, bạn biết rơ nhất trong tất cả : khi nào th́ một cái ǵ đó hữu ích cho bạn, khi nào nó đẩy mạnh (further) việc chữa trị của bạn, và khi nào nó giúp bạn sống đời ḿnh một cách đầy đủ hơn.

Khi bạn làm điều này, bạn sẽ học cách tin cậy vào chính ḿnh như là  thẩm quyền tối hậu. Khi bạn trở nên ư thức một cách rơ ràng và khách quan hơn về những cảm nhận, những ư tưởng và những cảm giác  của bạn, và khi bạn học hỏi nhiều hơn về cơn trầm cảm của bạn, bạn sẽ có thể biết rơ hơn, khi nào th́ một sự chữa trị hay một hành động tỏ ra hữu ích. Bất luận con đường nào mà bạn chọn, bạn cũng sẽ (có thể) biết cách truyền thông đến những người mà bạn đă chọn để giúp đỡ bạn, mà đến lượt nó, sẽ cho phép họ hỗ trợ bạn một cách hữu hiệu hơn.

Hăy sẵn sàng để cho người khác phê b́nh bất cứ quyết định nào mà bạn làm. Ngay cả một cái nh́n lơ đăng vào những cách tiếp cận và lư thuyết để chữa trị trầm cảm, cũng sẽ cho bạn thấy rằng có vô số cách tiếp cận và ư kiến, mà nhiều trong số đó th́ hoàn toàn đối nghịch với nhau. Bất cứ cái ǵ mà bạn chọn làm, một ai đó chắc hẳn sẽ bảo bạn rằng nó sai lầm. Vào những lúc đó, hăy nhắc nhở chính ḿnh rằng chân lư thường hay nằm giữa những cực đoan của những ư tưởng cạnh tranh nhau.

Đừng giữ quá chặt (chấp thủ) bất cứ ư kiến nào hay cách tiếp cận nào, ngay cả sau khi bạn đă khởi sự với nó. Nhưng cũng đừng loại bỏ nó quá nhanh. Hăy kiên nhẫn và dành cho nó một thời gian để nó làm việc. Đồng thời, nếu quả thực sự thể trở nên rơ ràng rằng nó không hữu hiệu, hăy để cho nó đi qua. Nếu thấy những ư tưởng và định kiến của bạn về sự chữa trị, liệu pháp, hay thuốc men trở nên sai lầm, th́ hăy chấp nhận là bạn sai lầm. Bạn vẫn là một thẩm quyển sau cùng cho đời bạn. Nhưng, như một kẻ ưa hoài nghi nói, hăy tra vấn thẩm quyền, ngay cả cái thẩm quyền của chính bạn. Hăy mềm dẻo, tự tin, và hăy nhân ái với chính bạn khi bạn phạm những sai lầm, và hăy đi theo con đường của bạn.

Nếu bạn có thể học làm điều này giữa cơn trầm cảm của ḿnh, th́ bạn sẽ có thể làm nó vào bất cứ thời điểm nào trong đời bạn, bất cứ t́nh huống nào mà bạn thấy ḿnh rơi vào.

 

 

KHÁM PHÁ THÊM: 

Để có thể nh́n vào chính bạn như là thẩm quyền tối hậu,  thật hữu ích nếu trước hết nhận diện những ai mà bạn thấy như là những thẩm quyền của bạn. Khi bạn không biết phải làm cái  ǵ, bạn quay sang ai? Nỗi  tuyệt vọng mang đến cảm giác ra sao khi bạn không biết phải làm cái ǵ? Bạn có cảm thấy rằng bạn cần có một ai khác để quyết định thay cho bạn không ?

Một khi bạn đă nhận diện những thẩm quyền của bạn, bạn co thể quyết định rằng bạn sẽ lắng nghe những ư kiến của họ, nhưng không xem cái mà họ nói như là lời nói cuối cùng ?

 

* * * * * * * * * *

 

Hăy ngồi yên lặng, theo dơi hơi thở của bạn.

Hăy nh́n lướt nhanh qua khỏi cái tâm mà đang lo âu về việc ai đúng, ai sai, và những người khác sẽ nghĩ ǵ về bạn. Hăy đi vào bên trong để t́m thấy cái nơi mà một hiền nhân (wise being) đang ngồi với bạn khi bạn ngồi. Hăy công nhận sự có mặt của vị hiền nhân này. Hăy tưởng tượng vị này trong bất cứ cách thức nào mà bạn chọn, bất luận trong biểu tượng truyền thống hay trong một thể cách hiện đại hơn.

Bây giờ hăy nh́n vào khuôn mặt của vị đó. Hăy thấy rằng cái khuôn mặt điềm tĩnh đó là là khuôn mặt của chính bạn. Hăy thở vào khi bạn cảm thấy rằng bạn đang mắt đối mắt với vị hiền nhân đó. Hăy hỏi một câu hỏi nếu bạn mong muốn. Hay hăy chỉ đơn giản ngồi trong im lặng, cùng nhau thở. Với một cái cúi đầu “nội tâm” (thầm chào), một tác động bày tỏ sự công nhận hơn là sự thờ phượng, hăy rời bỏ sự hiện diện của vị đó, và hăy trở lại với việc theo dơi hơi thở của chính bạn. Hăy nhớ rằng cái sự khôn ngoan (minh triết) này luôn chờ đợi bạn, bất cứ khi nào bạn cần đến nó.

  


 

§Một ca khúc của  Trịnh Công Sơn có câu: “ Hăy sống giùm tôi, hăy nói giùm tôi, hăy thở giùm tôi…” Thực ra, đây chỉ là “một cách nói.” Bởi v́, hẳn TCS cũng thừa hiểu rằng, không ai có thể sống và thở giùm ḿnh! (ND).

¨ Có lẽ, v́ lư do đó, mà chúng ta nên hết sức cẩn thận khi nhận lời khuyên. Có những lời khuyên rất bổ ích, nhưng đôi khi cũng có những lời khuyên mà chúng ta “hú hồn hú vía” , vui mừng v́ đă … không theo!  (ND).

§ Vị thiền sư này thật là dí dỏm, và câu nói của ông xứng tầm của một … danh ngôn! (ND).

¨ Đây cũng chính là trường hợp của Kay Redfield Jamison, một nữ giáo sư đại học, chuyên gia về trầm cảm. Nhưng bản thân cô, lại bị trầm cảm nặng! Xem AN UNQUIET MIND, một tự truyện, mà trong đó Kay viết về chính cơn bệnh của ḿnh. (ND).

¨ Beginner’ s mind: Tạm dịch là “sơ tâm.”  Trong văn cảnh này, tạm hiểu là cái tâm không định kiến. (ND).

 

             

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net