đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

3. Sự đau đớn

 

 

 

 

Bây giờ, Chân Lư Cao Cả về Khổ là ǵ? Sinh là khổ, chết là khổ, sầu muộn, bất hạnh, đau đớn (pain), phiền năo (grief) và tuyệt vọng là khổ. Không đạt được cái ḿnh mong muốn là khổ, luyến chấp (attchment) là khổ.

Đức Phật

 

Tri giác là khổ.

Aristotle

 

Những thiền sinh đôi khi bị đau nhức khi họ ngồi lâu trong một tư thế. Nhiều vị thầy khuyên họ hăy lấy sự đau nhức đó làm đối tượng cho thiền tập của ḿnh.

Trong trầm cảm, chúng ta cũng bị nỗi đau chế ngự. Nó la hét kêu đ̣i sự chú ư của ta. Ta trở nên quá mệt mỏi với việc cảm nhận nỗi đau, đến mức ta sẽ t́m kiếm hầu như bất cứ cách nào để trốn tránh nó. Đôi khi ta trở nên quá vướng kẹt vào trong nỗi đau của bản thân, đến mức ta dồn hết mọi năng lượng của ḿnh vào việc chống lại nó.

Thường khi, ta thậm chí không ư thức rằng đây là cái đang xảy ra. Và khi ta đáp ứng theo cách này, ta không thực sự trải nghiệm sự đau đớn, bởi v́ ta đang chạy quá nhanh để thoát khỏi nó. Đôi khi ta trở nên quá quen với việc cố tảng lờ nó,  đến mức ta có thể tiếp tục chạy ngay cả khi sự đau đớn đă qua đi.

Thế nhưng, chúng ta có thể lấy sự đau nhức làm đối tượng cho sự chú ư của ḿnh, hơn là xem nó là một quái vật cần phải chạy trốn. Ta có thể bắt đầu đi vượt qua nó , bằng cách chỉ đơn giản xem nó như là “ sự đau đớn.” Ta có thể xem xét những tính chất của sự đau nhức, lưu ư xem nó thực sự tạo ra cảm giác như thế nào. Ta có thể ghi nhận, xem cái cảm giác trong cơ thể ta là cảm giác nóng, hay căng thẳng, hay rần rần như kiến ḅ, hay như kim châm. Ta có thể lưu ư xem, là ta có co xiết lại xung quanh sự đau nhức, hay là toàn bộ cơ thể ta có đang căng thẳng cực độ hay không, trong khi ta cố chạy trốn khỏi nó.

Rồi ta có thể nh́n một cách kỹ càng hơn vào những cách thức mà ta đáp ứng về mặt tâm lư. Có thể ta nghĩ về một cái ǵ khác. Hay có thể ta căng lên trong cái khu vực xung quanh nỗi đau nhức – mặc dù việc này chỉ càng phong tỏa nó, cầm giữ nó, và khuếch đại nó lên.

Sau khi Đức Phật đă khám phá con đường tự do, Ngài bắt đầu dạy một cách để t́m ra con đường tương tự. Ngài mô tả bốn chân lư nền tảng về cuộc sống và sự chết của con người ( tứ diệu đế). Cái khởi điểm cho mỗi trong số những chân lư này, là sự đau đớn.

Chân lư thứ nhất mà Đức Phật nói đến là, tất cả cuộc sống được đặc trưng hóa bởi dukkha. Cái từ Sanskrit này rất thường hay được dịch là “khổ”. Đúng hơn, nó nói tới sự bất như ư, tới sự kiện rằng chúng ta sống trong một thế giới mà ở đó tất cả chúng ta đều phải đương đầu với nỗi đau đớn thể xác và tâm hồn. Hơn nữa, khi ta trải nghiệm lạc thú, ta phải đối mặt với nỗi đau đớn của sự lo lắng – lo lắng rằng lạc thú sẽ chấm dứt, hay bị tước đi khỏi ta.

Đức Phật phân biệt giữa nỗi đau đớn và sự khổ. § Đây là một phân biệt mà hiếm khi chúng ta làm. Nỗi đau đớn giản đơn là một cái ǵ đó mà chúng ta không thể tránh. Cái từ dukkha nói đến tất cả mọi thể cách mà trong đó chúng ta làm cho nỗi đau của ḿnh phức tạp thêm qua việc hối hả trốn tránh nó – và tất cả những cách mà trong đó chúng ta tự làm cho ḿnh khổ, như là một hệ quả của việc chạy trốn đó.

Trong trầm cảm, chúng ta trải nghiệm nỗi đau đớn và nỗi khổ mănh liệt, vừa thể chất vừa tinh thần. Ta cũng thường xuyên làm phức tạp cái nỗi đau ấy qua những nỗ lực nhằm trốn tránh nó. Và thường khi, ta không ư thức là ta đau khổ nhiều bao nhiêu, bởi v́ ta quá dính líu vào việc cố gắng trốn thoát nỗi đau của ḿnh, hay khuất lấp nó với sự giận dữ.

Trong cơn trầm cảm của riêng ḿnh, th́ ngay từ ban đầu, tôi đă cố phủ nhận cái mà tôi đang trải qua. Người ta cố nói cho tôi biết cái mà tất cả mọi người khác, trừ tôi ra, đều thấy rơ. Sau cùng, chính đứa con trai 3 tuổi của tôi đă đánh thức tôi dậy với cái (mà) đang xảy ra với tôi. Nó nh́n tôi với đôi mắt yêu thương, và hỏi, “ Bố ơi, Bố không hạnh phúc, đúng không?” Với câu hỏi đơn giản đó, sau cùng tất cả mọi sự kháng cự của tôi bắt đầu chảy tan, và tôi đă có thể bắt đầu nh́n vào cái lời nhận xét đó, và thấy nó đúng ra sao.

Khi ta ngừng chạy trốn cơn trầm cảm của ḿnh, ta có thể bắt đầu xem xét nỗi đau của ta, và chú tâm một cách yêu thương đến nó và chính ḿnh. Ta trở thành nhà khoa học nghiên cứu chính nỗi đau của ḿnh, và để ư xem là nó ngụ ở đâu. Chắc chắn là nó có tính vật lư. Nó có thể là một cảm giác se thắt ở ngực, hay là một cơn đau nhức nhói nơi trái tim.

Mặc dù ban đầu thật là khủng khiếp khi phải xem xét nỗi đau của ḿnh,  nhưng một khi ta đă làm như vậy, ta bắt đầu làm nó dịu đi, và thực sự cảm nhận nỗi đau ấy. Ta có thể lo lắng rằng cái cảm thọ đó th́ quá mănh liệt, rằng ta sẽ không chịu đựng nổi. Nhưng sau cùng ta thấy rằng cái nỗi đau mà ta cảm nhận khi cố trốn tránh cái đang xảy ra, th́ ít nhất cũng tồi tệ như cái nỗi đau không bị làm cho phức tạp thêm, vốn nằm bên dưới nó, nếu không nói là càng tệ hơn. Và có thể ta thấy, trước sự ngạc nhiên của ḿnh, rằng nỗi đau nằm bên dưới trở nên càng khó chịu đựng hơn.

Khi ta nhận ra nỗi đau của ḿnh, ta cũng bắt đầu thấy cái cách mà ta đáp ứng với nó. Ta có thể căng thẳng xung quanh nó, hay vũ trang chống lại nó, cho đến khi cái sự vũ trang này trở thành một cách sống trong tự thân nó. Trong cách này, trầm cảm  tạo ra một rào chắn giữa ta và đời ta.

Nhưng khi chúng ta có thể dịu lại trước (soften to) nỗi đau của ḿnh, và ít sợ nó hơn, có thể ta thấy rằng ḿnh có thể bắt đầu, một lần nữa, để cho thế giới đi vào.

 

THÁM HIỂM THÊM:

Một khi bạn đă ngồi thoải mái, tập trung vào hơi thở, hăy chú ư đến bất cứ sự đau nhức hay khó chịu nào mà bạn có thể cảm nhận. Bạn có thể chọn hoặc là cơn đau thể xác, hoặc là nỗi đau tâm hồn (hai loại này thường không tách rời khỏi nhau).

Khi nỗi đau đớn bắt đầu tăng trưởng, hăy tự nhắc nhở cái ư định sẽ không chạy trốn, mà thám hiểm nó một cách cặn kẽ. Khi bạn đă trở nên ư thức về nó, hăy định danh cho nó là “đau nhức”. Rồi hăy tiếp tục nh́n kỹ vào những tính chất của nó. Nó nằm ở đâu trong cơ thể bạn? Nó vẫn giữ nguyên trạng, hay nó tăng lên rồi giảm xuống ? Nó là một cảm giác lạnh hay nóng? Căng thẳng hay tê điếng, hay bị kẹp cứng, hay như kim châm? Nó là một cơn đau nhức hay nóng như lửa đốt ?

Cái ǵ xảy ra cho cơn đau của bạn khi bạn chú tâm tới nó trong cách này? Nó giảm bớt? Tăng lên ? Phải chăng nó có vẻ ít giống như cơn đau và giống sự khó chịu nhiều hơn ?

Bây giờ hăy nh́n vào những ư tưởng (mà) khởi lên cùng với cơn đau. Bạn có nghĩ rằng, lẽ ra cơn đau không nên đang diễn ra? Bạn có đang sợ hăi hay giận dữ không? Bạn có cố điều chỉnh tư thế một chút để giảm nhẹ cơn đau không ? Việc này có giúp làm giảm nhẹ, hay cơn đau nhanh chóng trở lại ? Bạn có căng thẳng trong cái khu vực xung quanh chỗ đau ? Hơi thở của bạn trở nên nông cạn hơn, hay nhanh hơn ?

Hăy cố thư giăn vào trong cơn đau. Nếu bạn đang căng thẳng xung quanh nó, hay hơi thở của bạn đă thay đổi, th́ hăy để cho những bắp thịt thư giăn và hơi thở của bạn chậm lại. Nếu có thể, hăy để cho những ư tưởng của bạn thư giăn (ease) nữa.

Cái ǵ xảy ra với cơn đau của bạn khi bạn thư giăn ? Cái ǵ xảy ra khi bạn cố đẩy nó đi, hay cố tránh nó, hay làm thay đổi nó?

Nếu bạn có thể lưu lại với cơn đau, bạn sẽ thấy rằng, nếu bạn không làm ǵ cả, th́  nó rút xuống và chảy đi, khởi lên và biến mất giống như những ư tưởng hay những cảm thọ khác. Điều này có khiến cho bạn ngạc nhiên khi nó xảy ra ? Bạn đă bao giờ lưu ư điều này, cùng với bất cứ cái ǵ khác?

 

 


§ Đau đớn (pain)/ Sự khổ (suffering).  Bạn đọc lưu ư: sự phân biệt này rất quan trọng. ĐAU,  chủ yếu thuộc về THÂN, c̣n KHỔ, thuộc về TÂM. Từ  “nỗi đau” trong tiếng Việt không phải là “pain”, mà nằm trong phạm trù của “suffering” (khổ). (ND).

             

 

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net