đỗ tư nghĩa

 

 

t ì m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

33. Chú tâm

 

 

 

 

Hằng ngày Zuigan Gen Osho gọi chính mình: “Bạch Thầy !” và trả lời, “Vâng, bạch Thầy !” Rồi ông thường nói, “ Hãy hết sức tỉnh thức!” và trả lời, “ Vâng, bạch Thầy!” 

Công Án MU, trường hợp 12.

 

Khi chúng ta tạm ngừng lại để chú tâm, xem suốt ngày mình ít khi chú tâm (thất niệm) ra sao, thì ta thấy rất lạ lùng, kinh ngạc. Chúng ta chuẩn bị sẵn sàng vào buổi sáng và lái xe đi làm trong sương mù. Đôi khi suốt ngày chúng ta có thể bất ngờ ngừng lại, như thể thức dậy từ giấc ngủ,¨ và xem ta đã và đang tiến hành những hoạt động của mình một cách thất niệm như thế nào.

Những phản ứng của chúng ta – nhất là trước nỗi đau – gần như luôn luôn là tự động. Nhiều lần chúng ta thấy, thà ngủ thiếp đi còn hơn, khi xét rằng ta thực sự sống ít và chú tâm ít đến đời ta như thế nào.

Thậm chí, trầm cảm dường như càng đưa chúng ta vào giấc ngủ.  Nó làm trì độn tâm ta, khiến cho ta khó chú tâm hơn. Đồng thời, ta có thể quá bị vướng kẹt trong nỗi đau của trầm cảm đến nỗi ta không ý thức về nó. Tất cả năng lượng của ta đổ dồn vào việc chiến đấu chống lại nỗi đau. Và cuộc chiến đấu này làm cho giấc-ngủ-khi-đang-thức của ta trở nên càng sâu hơn.

Thế nhưng, cho dù ta có thể ngái ngủ thế nào đi nữa, ta vẫn có thể tỉnh dậy. Mỗi người trong chúng ta có thể tỉnh dậy, và tiếp tục tỉnh thức, qua tiến trình đơn giản của việc phát triển (cultivating) sự chú ý.

Sự chú ý khiến chúng ta có thể bước lùi khỏi cái giấc-mơ-trong-khi-thức của ta, và  đồng thời nó mang ta đến gần hơn với một sự gặp gỡ (encounter) chân thực với đời ta. Nó có tác dụng gạt bỏ tất cả những gì mà chúng ta thêm vào cái khoảnh khắc trần trụi này, và để cho ta thấy nó như nó đang là.

Thiền định là thực tập việc chú tâm. Khi chúng ta học cách chú ý tới tâm và thân của mình, ta nhìn thấy tất cả những cách thức mà trong đó ta thất niệm, và kéo ta trở về, một cách lập đi lập lại, với cái kinh nghiệm của cái khoảnh khắc này. Bằng cách làm như thế, chúng ta dần dần trở nên thành thạo hơn trong việc giữ cho mình có mặt – trước hết trong thiền tập của ta, và về sau, trong phần còn lại của đời ta nữa.

Trong trầm cảm, ta có thể cảm thấy dường như mình đang mộng du qua cuộc đời. Thường khi, đây là cách mà những người khác mô tả chúng ta. Một trong những cái liều giải độc tốt nhất cho sự thât niệm này, là chỉ đơn giản có ý thức về nó, chú ý một cách trực tiếp đến nó. Trong cách này, chúng ta có thể chọn không để cho trầm cảm đánh cắp kinh nghiệm sống của ta.

Từ “attention” § ( chú ý), trong tiếng Anh, có nghĩa là “ tác động attending.”  Ở mức tốt nhất của nó, từ này có nghĩa là chú ý đến đời ta, và sự sống của thế giới xung quanh ta, như ta có thể chú ý, chăm sóc một đứa trẻ nhỏ – quan tâm và có mặt với đứa trẻ. Ở mức độ tối thiểu nhất của nó, khi ta cảm thấy ta đang đi qua đời mình mà không thực sự cảm nghiệm nó, chúng ta có thể đi một bước hướng tới sự tham dự trọn vẹn, từ bi - bằng cách “ có mặt”  (attending).  Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đơn giản có mặt cho đời chúng ta.

 

 

KHÁM PHÁ THÊM:

Người ta nói rằng, Shikantaza ¨- thiền tập về sự ý thức không chọn lựa - cho phép tâm mặc lấy cái hình thức tự nhiên của nó : cởi mở, không xáo động, và bao la như bầu trời xanh.

Ngồi lặng lẽ, hãy bắt đầu tập trung và làm yên tịnh chính mình bằng cách quan sát và theo dõi hơi thở. Khi bạn cảm thấy đủ ổn định, hãy cố thực hành cái ý thức không chọn lựa này.

Hãy đừng lấy một đối tượng đặc thù nào như là tiêu điểm cho thiền định của bạn. Thay vào đó, hãy nuôi dưỡng một trạng thái ý thức cởi mở, để cho bất cứ cái gì xuất hiện bên trong hay bên ngoài bạn được phép đi ngang qua cái bầu trời mở rộng của ý thức bạn giống như những đám mây. Hãy để cho tất cả đến và đi xuyên qua thân và tâm bạn. Hãy chú ý ( ghi nhận) những cảm giác, những ý tưởng, hơi thở, những cảm xúc, và những âm thanh, nhưng đừng tập trung vào bất cứ cái gì trong số chúng.

Hãy lưu lại trong trạng thái cởi mở này. Hãy cư trú trong cái tĩnh lặng và chú tâm của một người đang lắng tai để nghe một cái gì đó nhỏ bé nhưng quan trọng.

Hãy cho phép chính bạn đổ đầy với, và làm cho trống rỗng đi, tất cả những gì mà đang xảy ra bên trong và bên ngoài bạn, để cho những hình ảnh, âm thanh và mùi vị đi ngang qua bạn như chúng thường đi qua một cái cửa lớn có rèm che (screen door) vào mùa hè.

 


 


¨ Nếu tạm gọi sự thất niệm là “giấc ngủ”, thì – trừ một số trường hợp ngoại lệ - hầu như ta … ngủ suốt ngày! (ND).

§ Anh ngữ: “ To attend” : có mặt;  chú ý; chăm sóc. Attention (danh từ): sự chú ý; sự chăm sóc… Tác giả phân tích theo từ nguyên. (ND).

¨ Shikantaza: Thường được phiên âm là “ chỉ quán đả tọa.” Đây là phương pháp Thiền của phái Tào Động, mà nét đặc trưng của nó là “chỉ ngồi mà không làm gì cả.” (ND).

 

 

trở về mục lục:

tìm lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net