đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

38. Giá trị của sự vô dụng

 

 

 

 

Huệ Tử nói với Trang Tử, “ Tôi có một gốc cây rất lớn, gọi là cây Vu. Thân nó lồi lơm không thể lấy thước mà đo, các cành nhỏ của nó cong queo uốn lượn không ra quy củ ǵ cả.

Trồng nó ở cạnh đường cái, bọn thợ mộc không thèm nh́n tới nó. Nay lư luận của ông lớn lao mà vô dụng, nên mọi người không ai nghe.’”

Trang Tử đáp: “ Chẳng lẽ ông không thấy con mèo rừng, chuột hoang đấy ư? Bọn chúng ẩn thân nơi hang hốc thấp bé, nhảy nhót khắp nơi không kể chỗ nào thấp chỗ nào cao, hoặc bị đập trúng, hoặc chết trong lưới bẫy. Lại như con thai ngưu to lớn kia, nó cao lớn như đám mây mà đâu có bắt được chuột. Nay ông có thân cây to ấy, lại lo sợ v́ nó vô dụng, tại sao không đem trồng Nơi – Không – Có – Nơi – Nào, bao la không bờ bến. Khách ngao du sẽ quẩn quanh bên nó, tự do tự tại nằm nghỉ ngơi dưới thân nó, nó sẽ không bị búa ŕu chém chặt, không có ǵ làm hại nó. Chỗ vô dụng của nó sẽ chẳng có ǵ mà lo lắng khổ sở nữa!” § 

Trang Tử,  Tiêu Diêu Du.

 

Thiền định (meditation) và sự thực tập tâm linh thực sự là vô giá trị. §

Sư Trưởng Dainin Katagiri

 

 

Trong trầm cảm, có lẽ ta thường hay cảm thấy ḿnh vô tích sự, rằng những cái ta làm đều vớ vẩn, chả quan trọng ǵ. Chúng ta cảm thấy ḿnh bị đập tơi tả và bị sử dụng hết mức, giống như một mảnh vải cũ,  mà thậm chí không hữu ích bằng một miếng giẻ rách.

Trong số những cái mà con người làm, ít cái là không mục đích. Bởi vậy, những cảm tưởng về sự vô dụng của ta trong trầm cảm  có vẻ như đánh thẳng vào trái tim của thân phận làm người của ta.

Cách đây hai thế hệ,¨ phần lớn những cọng đồng đều có một người đi lượm giẻ rách (rag man), thường đi quanh thu thập những giẻ rách từ các hộ gia đ́nh. Tôi chưa bao giờ hiểu mục đích của ông ta là cái ǵ, cho đến khi tôi tham dự một lớp học làm giấy. Chẳng bao lâu, tôi học được rằng những mảnh vải cũ, rách rưới và bẩn thỉu kia, không c̣n dùng được vào việc ǵ trong nhà, vẫn có một giá trị.

Tuy nhiên, trước hết, chúng cần phải được trải qua một sự chuyển hóa. Những cái giẻ này phải trước hết được làm cho rách ra từng mảnh. Chúng được xé vụn, nghiền nát, và trộn với nước cho đến khi chúng nhăo hơn bùn.  Chỉ lúc đó cái phép lạ mới bắt đầu. Trong bàn tay của một người thợ thủ công bậc thầy, những miếng giẻ này trở thành những tờ giấy đẹp nhất. Bây giờ chúng mỏng, nhẹ, và sạch sẽ.

Chúng giữ lại một ít sức bền, nhưng bây giờ chúng có thể bị xé rách dễ dàng hơn nhiều. Không c̣n rắn chắc, chúng để cho ánh sáng chiếu xuyên qua; thực vậy, một số loại giấy c̣n chiếu sáng với một làn ánh sáng mà có vẻ như đến từ bên trong.

Những miếng giẻ kia, mà đă một lần bị đánh già là hoàn toàn vô dụng, trở thành một cái ǵ đó giá trị lớn, một cái ǵ đó mà có thể hữu ích cho người khác. Chúng có thể mang giữ những ư tưởng, thi ca, những câu chuyện của các nền văn hoá.

Cái mà chúng ta đánh giá như là vô dụng, có thể rất hữu ích trong một cách thức mà ta không thể hiểu. Và rất thường khi, ta lẫn lộn sự hữu ích với giá trị. Ta ngỡ rằng, cái ǵ “hữu ích” th́ mới có “giá trị.”

Nhưng sự “vô dụng” cũng có thể có giá trị thực sự. Thật vậy, những vị thầy Phật giáo thường bảo chúng ta, để thực tập thiền một cách đúng đắn, ta nên thực hành nó với cái tâm “vô sở cầu.” Chúng ta thiền tập chỉ đơn thuần để thiền tập mà thôi.

Giữa những cảm nhận của ta về sự vô giá trị và sự vô vọng của ḿnh,  có thể thực sự là một nỗi nhẹ nhơm khi ta làm một cái ǵ đó mà không có mục đích. Trong thiền tập, ta có thể “giải lao” một chút, nghĩa là không làm một cái ǵ, hay trở thành một cái ǵ cả, và chỉ đơn thuần có mặt mà thôi.

Những ư tưởng về giá trị, và sự hữu ích hay vô ích, chỉ là những ư tưởng mà con người gán vào cho những sự vật trên thế gian. Có một thế giới rộng lớn hơn mà chúng ta có thể bắt đầu thấy, một thế giới vượt qua ư niệm về sự hữu dụng và vô dụng.

Khi chúng ta từ bỏ việc đi t́m kiếm lợi lộc, khi chúng ta chỉ đơn giản thấy sự thật của “là” hơn là “làm,” § chúng ta có thể thậm chí khám phá ra giá trị đích thực của riêng ta.

 

 

KHÁM PHÁ THÊM: 

Hăy dành ra một ngày để từ bỏ những ư tưởng của bạn về sự hữu dụng.

Suốt ngày, đừng làm bất cứ việc ǵ, hay chỉ làm những cái mà bạn muốn làm – thả diều, xem cùng một phim 3 lần, hay nằm xuống và suốt ngày ngắm những đám mây trôi qua.

Bạn có cảm thấy tội lỗi, v́ đă quá tự nuông chiều? Bạn có sợ rằng sẽ lăng phí thời gian, hay sẽ nhiễm thói quen lười biếng ?

Bạn có thể tận hưởng tất cả những điều “vô ích” này, thích thú cái việc chỉ đơn thuần có mặt, mà không làm chi cả? Thậm chí, bạn có thể chỉ đơn giản tự cho phép ḿnh điều đó, mà không cần tin rằng nó sẽ tốt cho bạn?

Ngày nay, có một câu nói phổ biến, rằng ta nên “làm những hành vi nhân ái ngẫu nhiên.” Trong một ngày, hăy chỉ làm những hành vi ngẫu nhiên. Có chăng những điều mà có vẻ như ngớ ngẩn để làm, nhưng đột nhiên bạn muốn làm ? Cái ǵ xảy ra khi bạn thực sự làm chúng ? Có khó làm những điều mà không chờ đợi kết quả hay hiệu quả ?

 


 


§ Đoạn này tôi xin phép sử dụng bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan, trong Trang Tử Nam Hoa Kinh, trang 39 – 40, NXB Thanh Niên, 1999 – có hơi khác với bản Anh ngữ đôi chút. ( ĐTN).

§ Chắc chắn là theo quan điểm “thực dụng”, th́ không chỉ thiền định, mà rất nhiều cái khác đều là… vô dụng! ( ND).

¨ Nguyên tác Anh ngữ được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1999. (ND).

§ Câu này hơi khó hiểu. Tạm hiểu: khi ta đă thấy sự thể “là” như thế nào, đúng thực tướng của nó – như nó đang “là” – th́ ta sẽ biết ḿnh nên “làm” cái ǵ.  Dĩ nhiên,  phạm trù “là” và “làm” rất … mênh mông! (ND).

 

 

 

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net