đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

41. Tâm "Phụ Mẫu"§

 

 

 

 

Bất kể sự nghèo khổ hay hoàn cảnh khó khăn, một người làm cha, làm mẹ luôn yêu thương và nuôi con với sự chăm sóc ân cần. T́nh yêu thương như thế này sâu bao nhiêu ? Chỉ một người cha hay người mẹ mới  hiểu được điều ấy. Một người mẹ (hoặc cha) che chở con cái ḿnh khỏi cái lạnh và cái nóng của thời tiết, mà không quan tâm đến sự lợi ích của chính bản thân. Chỉ có những ai khởi lên tâm thức này, mới có thể hiểu được nó, và chỉ có những người mà ở họ tâm thức này đă trở thành một bản chất thứ hai, th́ mới có thể nhận thức nó một cách đầy đủ, trọn vẹn. Đây là cái tối hậu trong việc làm cha, làm mẹ. Cũng tương tự như vậy, khi ngươi gánh nước, vo gạo, hay làm bất cứ cái ǵ khác, ngươi phải có mối quan tâm âu yếm và săn sóc mà một người làm cha, làm mẹ dành cho con cái ḿnh.

Đạo Nguyên. Giáo huấn người đầu bếp.

  

Trong một vài năm qua, người ta đă nói nhiều về việc t́m lại “ đứa trẻ bên trong” (inner child). Trong trầm cảm, ta dễ dàng t́m thấy đứa trẻ này bên trong ḿnh. Thật vậy, trên nhiều phương diện, trầm cảm là một sự trở về với những cách ứng xử của một đứa trẻ. Ta không thể tự chăm sóc chính ḿnh. Ta không muốn ăn uống hợp lư; ta muốn đi ngủ trễ; thậm chí, ta c̣n muốn ăn kem vào buổi sáng. Ta không muốn đảm nhận những trách nhiệm của người lớn. Ta sợ đi ra ngoài thế gian một ḿnh. Nếu ta có con cái, thật khó mà ứng xử với chúng (hay với chính ta) theo cách của một người cha, người mẹ.

Ta cần một người cha, người mẹ để hướng dẫn ta qua trầm cảm. Ta cần t́m thấy “người lớn bên trong” của riêng ḿnh – bất luận ta gọi cái “ tâm phụ mẫu” của chính ta là cái ǵ.

Đâu là những phẩm chất của “tâm phụ mẫu” ?

Những bậc cha mẹ th́ kiên nhẫn và thấy sự diễn tiến trong những bước đi nhỏ nhất của con cái ḿnh. Những bậc cha mẹ thực hành t́nh yêu và sự chấp nhận vô điều kiện. Họ phấn đấu để luôn giữ trầm tĩnh, nhưng nếu họ trở nên giận dữ hay phật ư, th́ cái cảm xúc đó thường là rất ngắn ngủi và không gây nguy hiểm cho ai. Sự giận dữ của họ qua đi một cách nhanh chóng, và nó chỉ được dùng như một cơ hội để dạy dỗ.

Những bậc cha mẹ luôn tỉnh giác và và chú tâm. Cha mẹ sẵn sàng ngồi một chỗ ngồi phía sau một người khác. Những bậc cha mẹ luôn ư thức về sự vô thường.¨ (Và nếu họ không như vậy, th́ đứa con của họ là một sự nhắc nhở sống động về điều ấy).  Những bậc cha mẹ thấy rằng họ không thể kiểm soát mọi sự, mà chỉ có thể cố sắp xếp hoàn cảnh của họ tốt nhất như họ có thể.

Những bậc cha mẹ nói năng dịu dàng và trầm tĩnh, ngay cả khi giận dữ. Những bậc cha mẹ sẵn sàng nhận những sai lầm của họ và t́m kiếm sự ḥa giải. Những bậc cha mẹ luôn ư thức về những giới hạn quyền lực của họ.

Những bậc cha mẹ dành chỗ cho niềm vui tự khẳng định chính nó vào bất cứ khoảnh khắc nào và trải nghiệm niềm vui đó trong những vui thú đơn giản, thoáng qua – hay đơn giản nhận lấy cái niềm vui đó trong sự có mặt của một người khác.

Những bậc cha mẹ biết rằng đôi khi họ phải đảm nhận một vai tṛ lớn hơn năng lực của họ (hay lớn hơn cái mà họ nghĩ họ là). Những bậc cha mẹ luôn luôn sẵn sàng học hỏi từ bất cứ t́nh huống nào hay người nào – thậm chí một người thiếu kinh nghiệm hơn họ nhiều.

Những bậc cha mẹ hiểu rằng kết quả của những hành động th́ không phải luôn luôn thấy được ngay tức th́, và chắc chắn là không thể đoán trước. Và như vậy, một bậc cha mẹ sống trên niềm tin. Nhưng chính bản chất của việc làm bố mẹ là có niềm tin – không những tin vào khoảnh khắc này, mà c̣n tin vào một tương lai nào đó, bất luận nó sẽ như thế nào.

Duy tŕ được cái tâm thái này trong khi đang bị trầm cảm có thể là cực kỳ hữu ích, cả cho chính ta lẫn cho những người khác mà ta gặp gỡ. Qua nó (tâm thái này), ta có thể chăm sóc bản thân tốt hơn, và hiểu biết nhiều hơn về chính ḿnh. Như là một kết quả,  ta có thể hành động với sự “tỉnh thức” (awareness) và từ bi lớn hơn đối với tất cả mọi người mà ta tiếp xúc.

Những vị thầy Phật giáo thường hay dùng từ “ viên tâm” § (monkey mind) để mô tả sự chạy nhảy thường trực của những ư tưởng của ta. Cái từ này khiến cho tôi nghĩ tới những cuốn sách về con khỉ “ Gerge Hiếu Kỳ” mà tôi đă đọc cho con trai tôi nghe. George giống như một đứa bé mới chập chững, nhảy từ kinh nghiệm này sang kinh nghiệm nọ, luôn t́m sự kích thích và những kinh nghiệm mới. Nó không nghĩ về những hậu quả hành động của ḿnh. Tất cả chúng ta đều có thể giống như George Hiếu Kỳ, nhưng chúng ta đặc biệt rơi vào “viên tâm” khi ta ở trong ṿng cương tỏa của trầm cảm. Và hệt như George Hiếu Kỳ khám phá ra ở cuối câu chuyện, chúng ta cần một bàn tay chắc chắn nhưng đầy yêu thương để hướng dẫn ta, để giữ cho ta trên lối đi, và để giữ cho ta an toàn và tránh khỏi sự rắc rối.

Chúng ta có thể t́m thấy bàn tay như thế trong chính ḿnh khi ta khám phá ra cái “tâm phụ mẫu”của bản thân.

  

KHÁM PHÁ THÊM:

Trong suốt một ngày, hăy đối xử với chính bạn theo cái cách mà bạn thường đối xử với một đứa trẻ nhỏ mà bạn đang chăm sóc. Nếu bạn phạm những sai lầm, hay trở nên bối rối, giận dữ, hay sợ hăi, hăy để ư xem là bạn sẽ đáp ứng ra sao nếu đứa trẻ đó cũng làm cái điều tương tự. Rồi, hăy đáp ứng với chính bạn trong cách đó.

Bạn có sẽ mắng mỏ, sỉ nhục, hay la hét với một đứa trẻ nhỏ? Hay là bạn sẽ đối xử với nó một cách dịu dàng, nhân ái, kiên nhẫn, và hiểu biết ? Nếu đứa trẻ phạm một sai lầm, bạn có bảo rằng nó ngu xuẩn, vô tích sự, và hay bảo nó rằng những sai lầm là những bài học mà tất cả chúng ta đều phải học?

Hăy xem xét những nhu cầu vật lư của bạn trong thể cách tương tự. Bạn có để cho một đứa trẻ ngủ quá ít, hay chỉ ăn đường (sugar), hay không có thời gian nào để chơi đùa hay nghỉ xả hơi? Bạn có thể dành cho chính ḿnh một ít sự chăm sóc và tôn trọng tương tự không ?

Bạn cũng cần đặt những giới hạn cho một đứa trẻ nhỏ – không để cho nó nổi khùng, làm thương tổn người khác, hay hành động một cách bất kính đối với bạn hay bất cứ ai khác. Hăy đối xử với chính bạn một cách tương tự.

Bạn có thể từ ái với chính bạn, trông đợi rằng bạn sẽ giữ lời hứa?

 

Đức Phật nói rằng mỗi người trong chúng ta nên đối xử với những chúng sanh khác như thể họ đă có lần là mẹ, hay con cái chúng ta. (Và nếu bạn tin vào luân hồi, th́ họ đă có lần như vậy.)

Đối xử với người khác trong đời bạn trong cách như thế có ư nghĩa ǵ ? Bạn có thể hiểu biết và thông cảm những người “khó tính” mà bạn gặp trong đời bạn, trong khi vẫn nói “không” và đặt ra những giới hạn? Bạn có thể đối xử với những người mà bạn thương yêu với loại tôn trọng và biết ơn mà bạn thường dành cho một ai đó thường quan tâm săn sóc bạn, nuôi nấng bạn, che chở bạn, và dạy dỗ bạn ?

Hành động với người khác trong cách này cho bạn cảm nhận ǵ, ngay cả với một mức độ nhỏ? Họ đáp ứng lại với cách đối xử đó ra sao? Đối xử theo cách này có khó không? Sự thể có trở nên dễ dàng hơn khi bạn làm điều đó ? Hành động trong cách này tác động ra sao đối với cơn trầm cảm  của bạn ?

Bạn cảm thấy thế nào khi bạn đối xử với chính bản thân ḿnh theo cách này? Sự thể có trở nên dễ dàng hơn khi bạn làm điều đó? Hành động theo cách này tác động đến trầm cảm  của bạn ra sao ?

 

 


§ Parental mind: tạm dịch là “tâm phụ mẫu.” Tức là, tấm ḷng của một người làm cha, làm mẹ. (ND).

¨ Những nhận xét này, có lẽ đúng cho người mẹ nhiều hơn ? (ND).

§ “ Tâm viên, ư mă” : Tâm như con khỉ. Ư như con ngựa. Tác giả muốn nói đến cái “lăng xăng” của tâm và ư. (ND).

 

 

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net