đỗ tư nghĩa
42. Từ bi và Hành động
Tôn giáo của tôi là ḷng nhân ái. Dalai Lama
Sự hiểu biết về “tánh không” làm phát sinh ḷng từ bi. Milarepa¨
Khi chúng ta vùng vẫy chiến đấu với trầm cảm, th́ ḷng nhân ái và ḷng từ bi có thể là hiếm hoi như nước trong sa mạc. Chúng ta giận dữ, sợ hăi, và ưa phán đoán. Hiếm khi chúng ta có năng lượng để trải ḷng nhân ái hay từ bi đến chính ḿnh, và càng ít hơn, đến người khác. Đồng thời chúng ta có thể thấy khó mà tin rằng có ai đó (mà) có thể ban cho chúng ta một chút nhân ái nào. Chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi bởi chính ḿnh và thế gian. Tuy vậy, khả tính của ḷng từ bi vẫn c̣n (tiềm tàng) bên trong tất cả chúng ta. Thật vậy, những khó khăn mà chúng ta đang trải qua trong trầm cảm của ḿnh có thể dẫn ta đến một sự hiểu biết sâu xa hơn về đời ta và ḷng từ bi lớn hơn đối với kẻ khác và chính ḿnh. Khi chúng ta bắt đầu thấy rằng cuộc đời đầy khổ đau, và tất cả mọi chúng sinh đều đau khổ, th́ ta bắt đầu cảm thấy rằng đă có đủ sự khổ trên thế gian này. Chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta lại thường muốn thêm vào cái nỗi đau khổ đó. Mỗi ngày ta càng ư thức rằng đời là vô thường, và cái ư thức đó cũng cho ta một ḷng từ bi lớn hơn đối với tha nhân và chính bản thân ḿnh. Ḷng từ bi, như vậy, khởi lên từ sự hiểu biết đầy đủ hơn về chính ḿnh và bản chất của mối quan hệ của chúng ta với thế giới này. Trầm cảm làm cho sinh hoạt ta chậm lại và cho phép ta đi vào một tiếp xúc với những cảm nhận “sống sít” (raw), dễ thương tổn (tender) của bản thân đối với chính ḿnh và kẻ khác. Nếu ta trở nên ư thức về cái ǵ đang xảy ra với ḿnh, rồi th́ hạt giống của từ bi có thể phát triển trong đời ta. Ḷng từ bi tự nhiên vốn tiềm tàng bên trong ta có thể hiện hành, thể hiện qua hành động trong những mối quan hệ và những sinh hoạt của ta; ngược lại, chúng chỉ là một nhận thức suông, trống rỗng. Có một câu câu sáo ngữ, nói rằng trước hết, chúng ta phải quan tâm chăm sóc bản thân, sau đó mới có thể chăm sóc kẻ khác; và điều này đặc biệt đúng trong trầm cảm. Chừng nào ta chưa vượt qua những cảm nhận về sự vô dụng và tự ghét ḿnh, mà ta cảm nhận trong trầm cảm, th́ ta rất khó mà đối xử với tha nhân với ḷng yêu thương. Khi ta đi tới chỗ nh́n thấy bản thân một cách đầy đủ hơn qua sự tỉnh thức và thiền tập, ta có thể khoan dung hơn và từ bi hơn đối với chính ḿnh nữa. Trong bóng tối của trầm cảm, ta cảm thấy dường như nỗi khổ đau của ta sẽ không bao giờ kết thúc. Ta khó mà tin rằng ta có thể giúp đỡ chính ḿnh, và càng ít tin rằng ḿnh có thể hữu ích cho một ai khác. Thế nhưng, trong trầm cảm của ḿnh, sự phục vụ kẻ khác lại càng quan trọng đối với ta, v́ nó hỗ trợ cho việc hồi phục. Trầm cảm có thể là một cơn bệnh của tự ngă, mà ở đó ta trở nên quá bị gói kín trong nỗi khổ của của chính ḿnh, đến mức ta chỉ tập trung trên chính ḿnh, ngoài ra, không c̣n lưu ư đến cái ǵ khác. Nh́n để xem ta có thể giúp đỡ kẻ khác ra sao, có thể đưa ta ra khỏi cái thế giới nhỏ bé của cái tự ngă mà trong đó ta đă và đang sống. Việc giúp đỡ một người khác cũng là một liều giải độc mạnh cho những cảm nhận về sự vô dụng mà ta có trong trầm cảm của ḿnh. Thêm vào đó, qua việc giúp đỡ kẻ khác, ta có một viễn cảnh nào đó, để mà không tin rằng ta là cá nhân duy nhất đang khổ đau trên thế gian này. . Ta không cần tin rằng ḿnh phải làm những hành động vĩ đại để giúp đỡ kẻ khác. Một lời nói nhân ái hay hành vi ân cần cũng đủ làm cho thế gian trở thành một nơi nhân ái hơn. Những gợn sóng lăn tăn trải ra từ một hành vi như thế sẽ có những tác động vượt quá bản thân ta, mà ta có thể không bao giờ biết. Chúng ta đă được trao tặng một lối đi mà trong đó ta có thể rất hữu ích đối với người khác. Bằng cách sống sót qua trầm cảm của ḿnh, ta có thể trao tặng ḷng nhân ái, sự hiểu biết, và niềm hy vọng cho những ai mà đang vùng vẫy với nó. Chúng ta có thể nói một cách trung thực về kinh nghiệm của ḿnh và làm thay đổi một trong số những thành kiến mà người ta có về nó. Chúng ta có thể tạo ra một khác biệt. Trong một cuốn kinh Phật giáo, có một câu hỏi: “ Có một người duy nhất mà đă đến thế gian để giúp đỡ chúng sinh và làm giảm nhẹ nỗi khổ của họ. Kẻ đó là ai?” Có thể, đó không là ai khác ngoài chính bạn.
KHÁM PHÁ THÊM: Ngồi yên lặng, thở vào và ra, theo dơi hơi thở của bạn. Hăy cảm nhận hơi thở vào, đem hơi ấm và dinh dưỡng cho trái tim của bạn. Khi bạn thở vào, hăy nhẹ nhàng xoay hướng sự chú tâm của bạn vào chính ḿnh. Hăy giữ chính bạn trong hơi ấm của trái tim bạn. Hăy nhủ thầm “ Mong sao cho tôi thoát khổ. Cầu cho tôi cảm thấy b́nh an.” Hăy tiếp tục thở vào, và tiếp tục giữ chính bạn trong trái tim bạn một cách từ bi. Khi bạn thở vào, hăy nói, “ Cầu cho tôi thoát khổ,” và khi bạn thở ra, “Cầu cho tôi cảm thấy b́nh an.” Hăy công nhận sự đau nhức mà bạn đă cảm thấy, và tiếp tục trải t́nh yêu thương này đến chính bạn. Sau khi bạn đă làm việc này trong vài phút, hăy nghĩ về một kẻ thân yêu mà có thể đặc biệt cần đến lời nguyện cầu của bạn. Hăy mang người ấy vào trong trái tim của bạn. Hăy giữ khuôn mặt người ấy đằng trước bạn, và khi bạn thở vào, hăy nói: “ Cầu cho bạn thoát khổ,” và khi bạn thở ra, “Cầu cho bạn cảm thấy b́nh an.” Bạn đang dành cho người ấy một khoảng không gian trong trái tim bạn, hăy cảm nhận rằng nó đang tăng trưởng và hăy cảm nhận niềm ao ước của bạn, mong cho người ấy được hồi phục. Hăy gởi những ư tưởng thương yêu của bạn đến người ấy, hăy cảm nhận chúng trong sự cởi mở của trái tim bạn, và nói: “ Cầu cho bạn thoát khổ. Cầu cho bạn cảm thấy b́nh an.” Khi trái tim bạn đă trở nên rộng lớn hơn, hăy trải những ư tưởng yêu thương của bạn ra xa hơn nữa. Hăy giữ tất cả những người quen biết của bạn trong trái tim, và khi bạn thở vào, hăy nói với họ, “ Cầu cho bạn thoát khổ,” và khi bạn thở ra, “ Cầu cho bạn cảm thấy b́nh an.” Hăy tiếp tục cảm thấy t́nh yêu và sự ân cần mà bạn dành cho họ. Bây giờ hăy mở trái tim bạn ra với tất cả mọi sự khổ trên thế gian, và khi bạn trải t́nh yêu ấy ra một cách vô hạn, hăy nói, “ Cầu cho tất cả chúng sinh thoát khổ. Cầu cho tất cả chúng sinh cảm thấy b́nh an.” Hăy lưu lại ở đây, trải t́nh yêu của bạn tới chính bạn và tới tất cả những chúng sinh đang đau khổ: “Cầu mong tất cả mọi chúng sinh thoát khổ. Cầu cho tất cả chúng sinh cảm thấy b́nh an.”
¨ Milarepa: vị đạo sĩ Mật tông nổi tiếng của Tây Tạng. (ND).
trở về mục lục:
|