đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

9. Dục vọng

 

 

 

  

 

Đâu là chân lư về nguồn gốc của sự khổ? Đó là tham ái mà gây ra việc tái sinh, và, bị trói chặt trong ham muốn (lust) và tham lam, khi ở đây, khi ở kia, luôn măi t́m kiếm niềm hoan lạc mới mẻ. Đó là tham ái giác quan, ham muốn được sinh tồn, § và ham muốn không c̣n bị thác sinh.

Đức Phật

 

Hăy đừng ham muốn cái ǵ cả, rồi bạn sẽ bằng ḷng với mọi thứ. Nếu cứ theo đuổi những sự vật, bạn sẽ thường xuyên phẫn chí. 

Ryokan

 

 

Thường khi trong trầm cảm, chúng ta trải nghiệm sự quá tải về cảm giác. Ta đă mất một ít trong số những khả năng sàng lọc của ḿnh, và tất cả tiếng ồn của thế gian dường như đang la hét kêu đ̣i sự chú ư của ta. Bị tấn công bởi những cảnh sắc, mùi vị, âm thanh, và những ư tưởng, ta cảm thấy không có một khoảnh khắc b́nh an nào. Việc mua sắm trong một cửa hàng tạp phẩm, đi trên xe bus, hay chỉ đơn giản đi bộ xuyên qua thành phố có thể là khó chịu với chúng ta. Ta bị mệt nhoài khi sự chú ư của ḿnh cứ chụp bắt từ cảm giác này sang cảm giác nọ.

Đồng thời, những khoảnh khắc im lặng và yên tĩnh cũng có thể khiến cho ta cảm thấy khó chịu nữa. Khi ta ở một ḿnh với sự trống rỗng và nỗi đau của bản thân, ta mong mỏi có sự kích thích để đưa tâm trí ta rời khỏi những cảm nhận đó. Điều này có thể thúc bách ta t́m kiếm những kinh nghiệm thú vị để tự giải khuây  ḿnh.

Trong cả 2 trường hợp, đều có một sự dính kẹt vào giác quan. Giống như một tấm giấy bẫy ruồi, chúng (ngũ quan) lôi kéo (mọi thứ) và dính vào mọi thứ mà chúng chạm vào.

Cái chân lư cơ bản thứ hai mà đức Phật mô tả, là sự khổ trong đời ta gây ra do dục vọng của ta, bởi sự chấp thủ của ta – nhất là, sự chấp thủ vào cảm giác. Chữ Sanskcrit mà Ngài dùng là trishna, có nghĩa là “ khát” hay “ khát ái.”

Sự thèm khát kinh nghiệm, cảm giác và lạc thú là nguyên nhân gây ra nỗi khổ đau của ta. Như vậy, sự đau khổ của ta không chỉ mang h́nh thức của sự đau đớn, mà c̣n là của một sự bất toại nguyện có tính tâm lư và thuộc về bản chất của hiện hữu (existential). Đó là cảm giác bất an thường xuyên, luôn muốn sở hữu nhiều hơn, và hạnh phúc hơn bây giờ. Ta sợ rằng cái khoảnh khắc kế tiếp có thể mang đến cho ta nhiều đau đớn hơn, và hy vọng rằng nó sẽ mang đến cho ta nhiều hạnh phúc hơn.

Sự khao khát này khiến ta muốn ngày càng có thêm nhiều cảm giác. Đặc biệt, nó khiến cho ta muốn có những cảm giác thú vị. Ta không chỉ đeo níu vào lạc thú và tránh sự đau đớn, mà c̣n cố tránh những cảm giác khó chịu và trung tính nữa. Và ngay cả khi ta trải nghiệm một cái ǵ đó thú vị, th́ ta vẫn chưa hoàn toàn toại nguyện, v́ biết rằng ta có thể mất nó, do vậy, ta bám vào nó một cách thậm chí càng mănh liệt hơn.

Trong cái thế giới của máy điện toán siêu tốc và sự kích thích thường trực, đôi khi ta cảm thấy rằng ta không thể chạy thoát cuộc tấn công của cảm giác. Thế mà, thay v́ cảm thấy rằng tất cả sự kích thích này là đủ, ta tiếp tục muốn nhiều hơn – máy điện toán nhanh hơn, màu sắc rực rỡ hơn, những lạc thú và kinh nghiệm mới mẻ hơn. Kinh nghiệm về sự bất toại nguyện này chỉ càng khiến cho ta muốn có nhiều hơn, nó mang đến cho sự khao khát và đeo níu của  ta một cảm giác tuyệt vọng, nghiện ngập.

Kinh nghiệm của ta về đau đớn hay khoái lạc, tự thân nó không gây ra nỗi khổ của ta. Đau khổ chỉ là cái mà ta thêm vào ¨ kinh nghiệm của ḿnh. Cái quá tŕnh bám níu vào lạc thú và tránh đau đớn khiến cho ta không toại nguyện, và sau cùng, khiến cho ta không có mặt một cách đầy đủ trong đời riêng của ḿnh.

Trầm cảm, với cường độ đau đớn của nó, cho phép ta thấy sự chấp thủ và trốn tránh này. Ta cố tránh đau đớn mà ta cảm thấy, và măi đeo níu một cách mănh liệt và tuyệt vọng vào bất cứ cái ǵ mà có thể cho ta sự nhẹ nhơm, hay ít nhất, lạc thú.

Nhưng ta có thể bắt đầu ngừng chạy đuổi lạc thú của ḿnh. Ta có thể ngừng chạy trốn nỗi đau đớn của ta. Ta có thể ngừng nắm giữ cuộc sống – và chính ta – trong cái ṿng ôm xiết chặt, và bắt đầu thực sự trải nghiệm đời ḿnh. Trong khi nh́n rơ sự chấp thủ của ta, đúng như thực tướng của nó, ta có thể bắt đầu thay đổi.

 

 

KHÁM PHÁ THÊM: 

Những điều mà bạn tin là bạn cần để có hạnh phúc, đó là những điều ǵ ? – một điều thêm vào, mà sẽ khiến cho bạn cảm thấy hoàn toàn, trọn vẹn ? Những điều ǵ mà bạn hướng tới khi bạn đang cảm thấy cô đơn, buồn bă, hay sầu muộn, để giúp bạn quên đi những cảm nhận này ? Bạn có thể quan sát cái thôi thúc này bên trong bạn - cái thôi thúc muốn tránh đau đớn và t́m kiếm lạc thú - và không đầu hàng nó ? Có khó làm việc này không ? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn không đi theo cái sự thôi thúc đó ?

 

* * * * * * * *

 

Một cách để thấy sự chấp thủ và đeo níu của ta, là nh́n vào sự chán nản của bản thân. Khi bạn một ḿnh, không có ai để nói chuyện cùng, t́nh huống ấy có khó chịu không? Khi bạn chán, bạn có cảm thấy bồn chồn? Bạn có dùng điện thoại, TV, hay radio, chỉ để làm giảm nhẹ nỗi chán ? Cái ǵ xảy ra khi bạn không buông ḿnh vào nỗi chán, và thay vào đó, chỉ đơn thuần quan sát nó ?

 

* * * * * * * *

 

Thiền tập là nơi mà ta thường xuyên thấy chính ḿnh chán. Khi ta ngồi im lặng với ít kích thích giác quan hay vật lư, thật dễ cảm thấy chán và bồn chồn.

Hăy quan sát nỗi chán này khi nó khởi lên. Bạn có t́m kiếm một cái ǵ đó để khiến bạn bận tâm hay làm khuây khỏa bạn không ?  Bạn làm việc đó như thế nào ?

Có lẽ bạn nghĩ về những kỷ niệm thú vị từ quá khứ, hay lo âu về tương lai. Bạn có thể nghĩ về những câu chuyện mà bạn đă đọc, hay những bài ca mà bạn thích. Hay bạn chỉ mơ tưởng (fantazie) về sex, thức ăn, hay những lạc thú khác.

Khi bạn cảm thấy chán chường, có sự thôi thúc đi t́m lạc thú. Đừng phán xét cái thôi thúc đó. Hăy quan sát phản ứng của bạn trước nỗi chán. Nỗi chán này phát khởi từ đâu? Nó có gây cảm giác khó chịu ? Phải chăng có một thành tố của chấp thủ trong niềm ao ước rằng ḿnh sẽ luôn tận hưởng lạc thú, niềm vui, và không bao giờ rơi vào nỗi chán?

Cái ǵ xảy ra nếu bạn không buông ḿnh vào nỗi chán, mà chỉ quan sát nó ?

 


 


§ Ḷng ham muốn được sống (hữu ái): đây là ham muốn b́nh thường. Nhưng c̣n có một loại ham muốn khác – có những người nhàm chán cả cuộc sống sinh diệt, họ ham muốn sẽ không c̣n bị thác sinh, điều này gọi là “vô hữu ái” (ND).

¨ Câu này mới đọc qua, th́ hơi khó hiểu. Nhưng suy nghĩ kỹ, sẽ thấy rất sâu sắc. (ND).

             

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net