Đỗ Tư Nghĩa

 

Nguyễn Văn Uông

TÓC GIÓ THÔI BAY 
 

- Ǵ mà “tóc gió thôi bay”?

- Không là ǵ cả! Đó chỉ là ních nêm của một anh chàng.
 

Chàng ấy có đặc điểm là gội đầu nhanh hơn rửa mặt. Thấy anh là thấy cái mũ bê rê phủ kín cái đầu tṛn “tóc gió thôi bay”. Anh là người dễ thương nhất trong những người dễ thương. Tuổi cao, tay yếu run run mà chân anh chẳng yếu. Anh vẫn dùng xe máy số chân. Có phôn gọi hẹn cà phê, bia bọt chỗ nào là anh có ngay, bất kể ngày đêm. Uống th́ vào loại xàng xàng, không bốc mà như con cúi rơm nhà nông giữ lửa, cứ cháy ngùi ngùi không có ngọn lửa mà cũng không bao giờ tắt lửa. Một hai lon đầu, anh cứ im thin thít ngồi uống, mặc sức bạn bè dzô dzô. Lon thứ ba, bốn, anh bắt đầu ngâm thơ, hát nhạc người khác. Lon thứ năm, anh tự biên tự diễn thơ, nhạc của ḿnh. Từ lon thứ sáu trở đi, anh hát múa liên hoàn có minh họa. Có anh có niềm vui. Vắng anh cuộc giao lưu mất hào hứng.

 

Anh vốn là nhà giáo, xuất thân từ một trường sư phạm có tầm cỡ. Cái nghề sư phạm của anh trước đây là nghề trốn lính. Anh chỉ quanh quẩn ở các trường vùng huyện, không dám ló mặt lên dạy các trường thành phố. Cái trường huyện anh dạy thời ấy ở ngă ba đường quốc lộ, giữa hai thành phố lớn vùng biển và vùng cao cách nhau chưa tới 100 cây số. Đầu tháng lương rủng rỉnh dăm ba ngày, khi th́ anh tắm ḿnh trong biển mặn, khi th́ thả hồn theo các nàng sơn nữ vùng cao. Hết tiền anh lại nằm dài phố huyện đợi tháng lương sau. Môn anh dạy là Tiếng Anh. Sách giáo khoa bắt buộc là “English for today”. Khi có hồn anh dạy bay bướm, học sinh mê tơi. Khi mất hứng th́ anh chỉ: “In lít pḥ tu dài”, hai tay găi găi chiếc cằm lởm chởm mấy sợi râu, ngáp dài vài hơi thành tiếng rồi ngồi trên bàn nh́n học sinh ngọ ngọe. Biết ư, các cô cậu học tṛ ra căn tin mang vào cho thầy một li vại bia sủi bọt. Mắt sáng bừng, thầy nhận vại bia, tu một hơi dài sảng khoái. Hứng bốc lên, giờ dạy có cánh bay bổng trong ánh mắt ngưỡng mộ của đám học tṛ tuổi teen dạt dào mơ mộng. Sự việc diễn ra dài ngày, đến tai thầy hiệu trưởng. Thanh tra học chánh về trường. Đám học tṛ chung tiền phục vụ bia bọt cho thầy đủ liều lượng. Các tiết anh dạy không chê vào đâu được. Thanh tra lại khen anh dạy tốt, học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng. Thanh tra vui vẻ rút đi. Ngày tháng cứ trôi, vị hiệu trưởng tiếp tục bực ḿnh về phong cách sư phạm của anh. Trái lại, học sinh, từ khóa này đến khóa khác, th́ càng gần gũi anh. Chất lượng môn tiếng Anh của học sinh anh dạy được khẳng định trong nhiều ḱ thi Tú tài tổ chức toàn tỉnh. Anh trở thành người nổi tiếng.

 

Cách mạng đổi đời, anh tŕnh diện nhận việc ở một xứ nhiều núi đồi. Giờ th́ anh chỉ ở thành phố, không dại ǵ mà về vùng quê bất trắc. Anh c̣n được cất nhắc nhờ có cái thành tích sống trong vùng địch mà chưa bao giờ đụng đến súng đạn địch, lí lịch c̣n trắng trơn. Sau một thời gian thử thách, anh được làm to. Cương vị anh nắm giữ được người đời ví là như cái vú đàn ông, nghĩa là chỉ để trang trí, có đó mà không biết sử dụng để làm ǵ. Mà không có th́ chắc chắn là không được rồi v́ là sản phẩm do thượng đế nhào nặn ra mà! Tuy vậy về nhà th́ anh cũng có vốn để làm việc với đối tác là vợ anh, có qua có lại khi đêm khuya thanh vắng nỉ non vợ chồng: “Em có, anh cũng có đây!”. Nghĩ đến đă thấy vui. Triển khai công việc thấy đời lên hương bay bổng. Anh mê cái chức mới cho đến ngày có người khác mê hơn anh đến thế chỗ.

 

Cuộc t́nh chính thức để anh nên gia nên thất cũng khá hay. Thời gian ấy, phong trào học tiếng Anh khá rầm rộ chỉ v́ một mục đích duy nhất là để vượt biên. Cái thứ tiếng của đế quốc ấy, trong nhà trường, phần lớn đă bị người lập chương tŕnh ở cấp cao thay thế bằng tiếng Nga và tiếng Pháp. Thế mà ngoài xă hội, các lớp tiếng Anh dạy chui mọc lên như nấm. Lớp dạy tiếng Anh đàm thoại của anh tại nhà không nhận hết học sinh đến xin học. Hăy nghe lại cuộc chuyện tṛ qua điện thoại của cô học tṛ đặc biệt với anh:

 

- Thầy ngủ chưa?

- Đang thức chờ điện thoại mà!

- Chờ để làm ǵ?

- Để nghe giọng em nói.

- Nghe để làm ǵ?

- Cho đỡ nhớ.

- Mới nói chuyện hồi chiều mà. Sao lại nhớ?

- V́ không muốn quên.

- Thầy nguy hiểm lắm! Khi gặp em, thầy nghĩ những ǵ?

- Em như cục đá rơi trúng chân anh đau điếng...

- Thế thôi à?

- Thế cũng đă làm anh liểng xiểng, không cưỡng lại được cơn đau. Khi gặp anh, em thấy thế nào?

- Chảnh.

- Thiên tiên nói ǵ kẻ ngu phàm này không hiểu?

- Không chảnh mà người ta đến xin vào học, chờ mấy tháng sau không được trả lời.

- Lớp hết chỗ.

- Th́ cục đá không c̣n đau chân nữa à?

- Khi đó bớt đau mà về sau càng đau nhiều v́ cục đá không rơi lần thứ hai.

- Sao không báo điện thoại?

- Chảnh mà!...

- ...
 

Cục đá ấy không những chỉ rơi lần thứ hai mà anh c̣n nhặt lấy, cất kĩ vào tim. Anh thành bệnh sỏi tim, hằng ngày ấp ủ cục đá đó và cho ra đời hai đứa con đẹp như thiên thạch. Và khi có người làm cuộc đại phẫu, mổ cục đá ấy ra khỏi tim anh, mang sang tận trời Tây th́ quả tim anh trống trơn. Anh một ḿnh nuôi con và đêm đêm chờ điện thoại từ nơi nào đó mà không bao giờ được nghe tiếng cục đá rơi. Cuộc t́nh “chân chính” của anh đến và đi lăng mạn như tiểu thuyết để lại cho anh sự trống vắng bên những cuộc t́nh ngày tháng thoáng qua và hai đứa con ngày mỗi lớn lên.

 

Thấm thoát đă mười mấy năm gà trống nuôi con, anh vẫn c̣n làm việc tại cơ quan cũ. Hai con của anh đă đến tuổi vào đời. Hăy nghe cuộc tṛ chuyện của anh và người thủ trưởng:

 

- Cháu bé ra trường rồi làm ở đâu anh?

- Chưa có việc. Cháu đang phụ giúp tôi trong mấy lớp dạy tiếng Anh tại nhà.

- Anh làm đơn để tôi sắp xếp một chỗ cho cháu dạy gần nhà anh, tiện gần gũi, chăm sóc anh.

- Sao tôi lại phải làm đơn?

- Để có lí do giúp đỡ con em cán bộ trong ngành có nhiều cống hiến.

- Thế th́ không phải con em trong ngành, ai nhận cho họ?

- Phải qua ḱ thi xét tuyển.

- Cám ơn cô... Đó là việc của cháu, để cháu tự lo lấy.

- ....
 

Cô con gái lớn ra trường ở với anh một thời gian rồi bỏ vào thành phố lớn. Thằng con trai đang theo học một ngành nghệ thuật ở cùng nơi với chị nó. Hai đứa được mẹ trợ cấp. Anh đến tuổi nghỉ hưu chuyển qua dịch sách, học kinh Phật, dạy công quả cho lớp Phật học của giáo hội. Anh rời căn nhà cũ từng gắn bó với anh và những người thân hơn mấy mươi năm, về sống ở căn pḥng thuê của một người bạn làm dịch vụ cho thuê pḥng trọ. Căn pḥng đầy đủ tiện nghi, khá rộng trong ngôi nhà dài ở cuối khoảnh vườn cây trái. Trước nhà là vuông sân nho nhỏ, người chủ chăm sóc như một tiểu hoa viên khá tươm tất. Người thuê nhà ở đây, có người chỉ qua đêm nhưng cũng có mấy hộ tử tế, thuê dài hạn như anh. Người bạn chủ nhà này cũng là người bảo hộ của anh. Mấy tháng một lần, khi người chủ nhà bảo: “Đă hết tiền” th́ anh trao cho chủ nhà một xấp tiền và nhận lại một mớ giấy tờ, hóa đơn thanh toán. Anh chẳng quan tâm xấp giấy ghi những ǵ, ghi như thế nào, cũng không buồn cất vào đâu. Căn pḥng anh ở có hai ch́a khóa, một cho anh, và một cho chủ nhà. Ngoài cửa pḥng luôn có tấm bảng: “Vắng nhà”. Sáng nào cũng vậy, ông chủ nhà là người mở cửa pḥng cho anh. Mỗi sáng, ông đến trước cửa, gơ mấy tiếng. Không nghe trả lời, chừng mười phút sau, ông đến gơ lần thứ hai. Như thế, đến lần thứ ba. Có khi từ lần gơ cửa thứ nhất, có tiếng trả lời, ông mở cửa. Nhưng cũng có khi đến lần thứ hai và khi đă đến lần lần thứ ba, dù không trả lời ông vẫn được quyền mở cửa. Cánh cửa mở toang, nắng mang hơi ấm vào pḥng theo làn không khí dịu ngọt vườn cây trái. Có khi anh dậy chuyện tṛ vài câu. Có khi anh quấn chăn kín đầu, nằm vùi kéo nán thêm vài giờ lơ đểnh.

 

Một buổi sáng đẹp trời. Sau mấy cơn mưa rào đầu mùa, vườn cây xanh lá nhẫy nhựa. Bầu trời thật trong. Anh dậy sớm đón ánh nắng mai tràn vào khung cửa. Không gian thật b́nh yên. Anh nhại theo tiếng hót con chim khướu của ông chủ nhà treo đầu hồi nhà, cạnh pḥng anh. Một đoàn khách không hẹn mà đến đúng lúc anh tràn trề niềm vui. Ngạc nhiên nối tiếp niềm vui. Hăy nghe cuộc tṛ chuyện giữa anh và mấy ni sinh là học tṛ lớp Phật học anh đang dạy:

 

- Chào thầy

- Chào các ni. Úi chà! Đông ghê! Mấy ni tới chuyện chi rứa?

- Thăm thầy! Chúc mừng sinh nhật của thầy.

- Ui chà!... Sinh nhật hả? Ngày ni sinh nhật tui hả?... Ngày ni là ngày mấy rồi?

- Ngày…/…

- Thế à. Mấy ni ngồi chơi! Mà ngồi mô đây? Ngồi ghế không hết th́ ngồi mé vào giường cũng được.

- Thôi! Để chúng em thu dọn pḥng ốc gọn gàng chút đă.

- Ừ ! Chị giúp việc chủ nhật vừa rồi không đến. Vài tháng th́ chị báo xin nghỉ một ngày, chủ nhật tới chị làm bù gấp đôi.

- ….

 

Căn pḥng ngổn ngang đồ đạc. Quần áo vất tung trên giường, trên ghế, trong máy giặt. Chén bát từ sạp chén đă chuyển chỗ, xuống hết bồn rửa. Mấy cái gạt tàn thuốc đầy vun, lăn lóc trên bàn, dưới chân giường, dưới sàn nhà. Giấy tờ, báo chí trên bàn, bên máy tính và cả trên giường ngủ. Rác giấy th́ có khắp nơi…Chừng gần nửa giờ thu dọn, mấy ni học tṛ đă trả lại sự tươm tất cho căn pḥng sau khi đưa hết các vật dụng về lại chỗ của chúng. Cái chạn chén bát và tủ áo quần này là do cô con gái trang bị cho anh trước khi vào thành phố lớn, đủ cho anh dùng hơn mười ngày. Công việc “tuần nhật” khoán cho chị giúp việc là giải quyết tất cả những ǵ anh vung vải trong tuần. Bỏ một ngày chủ nhật chị giúp việc không đến là như thế đấy. Cái máy giặt ầm ́ quay đều đều như đệm nhạc nền cho mấy câu đồng thanh “happy birthday to you” của đám ni sinh. Họ mời thầy cắt bánh sinh nhật bày biện trên bàn có sáu cây nến lớn và mấy cây nến nhỏ cháy sáng.

* *
 

Sáng nay, như thường lệ một nhúm bạn già ngồi quán cà phê cóc đấu láo sự đời. Cái quán cà phê xó xỉnh có cái sân rộng, bàn ghế nhựa tự phục vụ, ai thích ngồi đâu th́ bưng ra kê ở chỗ đó. Mấy ông già th́ đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất. Vắng bóng hơn tháng rồi, trông anh hơi bỡ ngỡ. Như thường lệ, anh vẫn ít nói và chỉ tủm tỉm cười. Cái cười như ngậm ngọc cứ chím chím theo từng kẽ tay gơ chiếc muỗng khuấy tách cà phê đen. Mắt anh chăm chắm vào tách cà phê nhưng tai anh đang lọc từng âm thanh của bạn bè phát ngôn rôm rả. Hăy nghe buổi “cà phê đàm” của mấy ông lăo:

 

- Đi đâu hơn tháng không khai báo?

- Tắt điện thoại, tuyệt đường liên lạc th́ sao đây?

- Chuyện như một truyện dài nhiều tập, từ từ sẽ bóc từng trang nhâm nhi khi cần thiết.

- Bí mật hí! Càng bí mật khi bật mí th́ khó đỡ đấy.

- Giấu cho răng tóc mọc dài

Để khi gặp lại tưởng ai năm xừa (xưa).

- “Tóc gió thôi bay” chưa thành thật khai báo chuyện anh lên ti vi với một bóng hồng từ một phóng sự vô t́nh chộp được hai người đang dạo lễ hội hoa.

- Chuyện xàng xê như con dê, có ǵ đáng nói!

- Chuyện đáng nói hay không đáng nói/ Dzô đến năm lon không hỏi cũng khai.

- ……

 

Chuyện anh biệt tăm hơn tháng nay, anh không tiết lộ với bạn bè nhưng mọi người vẫn biết rơ. Đứa con gái anh tổ chức lễ cưới với một anh Tây tại nhà thờ thành phố. Cô mời anh xuống và mẹ từ nước ngoài về dự lễ, chúc phúc cho cặp t́nh nhân. Trong lễ cưới, sau khi cha xứ nhân danh Thiên Chúa gắn kết hai con chiên trong t́nh yêu chúa ban, người tổ chức dẫn một em bé chập chững, xinh như thiên thần, lên dâng bố, dâng mẹ, hai người vừa làm cô dâu, chú rể, bó hoa trắng. Cô dâu, chú rể đón đứa con trên ṿng tay khép chung trước những tràng vỗ tay chúc mừng của quan khách. Sau hơn hai mươi năm xa nhau, anh chị lại nh́n nhau, nh́n đứa con gái trong bộ váy cô dâu sang trọng với ánh mắt ngỡ ngàng: Em bé là con của con gái?... là con của con rể?... là con chung của hai người?... là cháu ngoại anh chị hay là ǵ ǵ nữa???... Sau lễ cưới tại nhà thờ, anh chị c̣n sánh vai nhau bên con gái đi chào quan khách trong tiệc mừng tại nhà hàng. Tiệc tàn, chia tay người vợ cũ, anh lặng lẽ về căn hộ cậu con trai. Đêm đă khuya. Anh mệt mỏi ngả ḿnh trên ghế sôp pha. Hăy nghe cuộc tṛ chuyện giữa anh, cậu con trai và cô bạn gái của con ở chung nhà:

 

- Anh chị ở với nhau bao lâu rồi?

- Gần hai năm.

- Sao không tổ chức lễ cưới?

- Sống với nhau thêm một thời gian để có quyết định chính chắn.

- Đến bao giờ?

- C̣n tùy thuộc sự đồng cảm của cả hai đứa có thắng được các dị biệt.

- Nếu không thắng được th́ sao?

- Th́ mỗi người lại theo đường riêng của ḿnh.

- Nghĩa là chia tay?

- Chưa có ǵ ràng buộc th́ xem như chưa nói được chia tay.

- C̣n bố mẹ của cả hai đứa?

- Đây là chuyện riêng của chúng con, không phải của các bậc bố mẹ.

- ….

 

Hai đứa vào pḥng ngủ. Anh ngả lưng trên chiếc sập trang trí đặt ở góc pḥng khách. Về khuya mát lạnh, anh vớ cái điều khiển từ xa tắt máy điều ḥa. Từ tầng cao của khu chung cư, anh vẫn nghe tiếng ầm ́ về khuya của đủ các loại xe bên dưới. Tiếng đêm thành phố hiện đại khác với tiếng đêm tỉnh lị núi rừng nơi anh sống. Trằn trọc măi với những ư nghĩ mông lung, anh nhớ lại cái nh́n ngấn lệ, cố che giấu của người vợ cũ khi anh bắt tay người chồng cô ấy lúc anh chào tiễn biệt hai người. Đôi mắt buồn quá!... Anh nghĩ về cuộc tṛ chuyện giữa anh với con trai và cô bạn gái của con. Giấc ngủ đến với anh rất trễ. Sáng dậy, nh́n lại ḿnh trong gương, anh như gặp một người xa lạ. Anh ở với con hơn tháng với nhiều buổi tṛ chuyện nhưng không lần nào đề cập đến đề tài cũ.

 

Buổi cà phê sáng hôm nay rề rà đến khá trưa. Trong khi các bạn râm rang chuyện phiếm th́ anh chỉ trầm ngâm nh́n vào tách cà phê. Ngón tay run run nhấp nháy như đang ḥa theo một âm điệu nào đó. Anh nhớ đến buổi họp mặt hôm nào, hơn tháng trước và cứ nghĩ ḿnh đang hát:
 

“Tuổi thơ xưa đă qua, người xưa đă cách xa

C̣n đâu bóng quê nhà trong chiều xa vắng

Thuyền xưa xuôi theo ḍng, người xưa đă có chồng

Buồn vui những tháng năm bên người yêu dấu

Tóc gió thôi bay những ngày thơ…

T́nh em như gió gào, t́nh em như sóng xô

Dạt trôi đến bên bờ có người mong nhớ

Hạnh phúc đợi chờ, t́nh yêu dấu chia ĺa

Dù xa nhau đóa hoa xưa vẫn cài trên mái tóc

Tóc gió thôi bay những chiều mưa”

(Tóc gió thôi bay – Nhạc Trần Tiến)


 

Nguyễn Văn Uông

2013


 

chân trần

 

art2all.net