Trần Ngọc Bảo

 

DI SẢN C̉N ĐÓ #3

 

PHẦN 1



Xiển Vơ Từ

C̣n nhớ Dũng Silk là một trong những người mê đi chơi, đặc biệt là những chuyến đi vừa chơi,vừa học hỏi về một di tích lịch sử nào đó.

Một hôm Dũng từ Sài G̣n về bảo rằng chuyến đi Huế lần này không có nhiều thời gian, có thể nào đi thăm một vài nơi trong một buổi được không?

- Được chứ, vậy th́ đi loanh quanh trong thành nội.

- Thành nội th́ quen thuộc quá rồi.

- Quen thuộc th́ đúng, nhưng cũng c̣n rất nhiều điều ḿnh chưa biết đó bạn ơi.

- Chẳng hạn?

- Chẳng hạn ngă tư Anh Danh. V́ sao ngă tư Mai Thúc Loan- Đinh Tiên Hoàng được gọi là ngă tư Anh Danh?

 

Dưới triều nhà Nguyễn ở đây có trường nuôi dạy con cháu các quan để kế thừa nghiệp vơ (huấn luyện sĩ quan quân đội) có tên gọi là Anh Danh Giáo Trường.

Trường xây năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đầu trường chỉ nhận con quan vơ từ tam phẩm thuộc hàng ấn quan (có chức vụ chỉ huy, điều khiền) trở lên. Về sau, trường mở rộng cho con các quan vơ cấp thấp hơn và cho cả con quan văn (gọi là ấm sinh). Con trai quan vơ tam phẩm ấn quan trở lên được coi là anh danh; con trai quan vơ dưới tam phẩm thuộc hàng thuộc quan (không có chức vụ chỉ huy) hay con quan văn gọi là giáo dưỡng. Hai nhóm học viên này lúc đầu được huấn luyện ở hai trường khác nhau, gọi là Anh Danh trườngGiáo Dưỡng trường.

Sau ba năm học tập, nếu học viên trường Anh Danh vượt qua kỳ thi hạch khiêu sẽ được bổ làm Ṭng Thất Phẩm Đội Trưởng. Học viên trường Giáo Dưỡng, sau ba năm học tập nếu vượt qua kỳ thi học khiêu được phong làm Ṭng Bát Phẩm Đội Trưởng.

Đến năm 1865, dưới thời vua Tự Đức, do nhu cầu phát triển quân đội, trường thu nhận cả cháu các quan vơ cao cấp hay có công trạng, và cả cháu quan văn. Cuối thế kỷ thứ XIX, hai trường này được nhập thành một. Khi Pháp đô hộ và băi bỏ Bộ Binh, th́ trường không c̣n hoạt động. Đất của trường dần dần bị sử dụng cho những mục đích khác. Dấu tích duy nhất là một ngôi đền gọi là Xiển Vơ Từ, là nơi thờ phụng các danh tướng Trung Hoa và Việt Nam. Trong đền thờ này c̣n chuông đồng đúc năm 1895, liễn đối và 12 tờ sắc phong thần cho các tướng.

 

Sau 1975, đền thờ bị bỏ hoang phế. Các nhà cửa xung quanh được dùng làm cửa hàng lương thực Thuận Thành, sau đó là trường phổ thông cơ sở Bùi Thị Xuân, và rồi là Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên. Di tích Xiển Vơ Từ, sau khi được phục dựng cách nền cũ chừng 20m vẫn đóng cửa, chưa đón khách tham quan. Các nhà cửa xung quanh tại số nhà 168 đường Mai Thúc Loan được dùng làm văn pḥng Hội cựu Giáo Chức và Trung Tâm Y Tế Học Đường.






Đàn Xă Tắc

Đàn Xă Tắc ở trong khu vực giới hạn bởi các đường Ngô Th́ Nhậm (Ngô Thời Nhiệm) ở phía bắc, Trần Nguyên Hăn ở phía nam, Nguyễn Cư Trinh ở phía tây và Trần Nguyên Đán ở phía đông. Trước mặt đàn có hồ, gọi là hồ Xă Tắc.

Đàn được vua Gia Long cho xây dựng năm 1806 để thờ thần đất của cả nước và thần ngũ cốc.

Đàn ngày xưa h́nh vuông, có hai tầng chồng lên nhau. Đàn được đắp bằng đất tinh sạch do các doanh trấn trên toàn quốc mang về, tượng trưng cho đất đai của cả nước. Tầng trên cao 1,7m, chu vi 118,72m, có hai án thờ: án bên phải thờ Thái Xă thần vị, phối thờ Hậu Thổ Câu Long thị, và án bên trái thờ Thái Tắc thần vị, phối thờ Hậu Tắc thị. Mặt nền gạch sơn năm màu: ở giữa sơn màu vàng, ở phía đông màu xanh dương, phía tây màu trắng, phía bắc màu đen và phía nam màu đỏ. Trên mặt nền có 32 chỗ để cắm tàn. Bốn phía ra có bệ: bệ phía bắc 11 bậc, các bệ đông, tây, nam có 7 bậc.

Tầng dưới cao 1,23m, chu vi 293, 4m. Mặt tiền nền gạch có 2 chỗ để cắm tàn. Bốn mặt đều xây 5 bậc cấp bằng đá. Mỗi tầng đều có lan can và cột chung quanh cao 93cm, có linh môn. Lan can tầng trên sơn màu vàng, tầng dưới sơn màu đỏ. Quanh đàn có tường cao 1,23m bao bọc. Mặt bắc có 3 cửa, để trống; các mặt đông, tây và nam có một cửa. Trong khuôn viên đàn trồng tùng, xoài và mù u. Đàn có 4 con đường rộng 13,2m bao quanh.

Mỗi năm tế thần hai lần vào tháng trọng xuân (tháng 2 âm lịch) và tháng trọng thu (tháng 8). Thoạt đầu vua Gia Long qui định nhà vua đích thân tế vào các năm Tí, Ngọ, Măo, Dậu; các năm khác chọn đại thần làm chủ tế. Năm 1822, vua Minh Mạng chuẩn định năm nào có khánh tiết th́ vua sẽ ngự giá làm lễ, các năm khác chọn đại thần làm lễ. Tế xuân th́ dùng ngày Mậu sau khi tế giao, tế thu th́ dùng ngày Thượng Mậu.



Đàn Xă Tắc được phục dựng năm 2008-2010 chỉ có một tầng.





Tấm bia cũ Thái Xă Chi thần





Nay tấm bia được chôn xuống đất, trên mặt đàn (không biết v́ sao lại chôn?) và lư hương lại đặt trên đầu bia (v́ sao?)

Di tích này rộng tới 6 ha nhưng ngày nay đă bị lấn chiếm rất nhiều. Thời trước 1975 mặt đàn dưới trở thành khu gia binh, sau 1975 thành khu tập thể với hơn 400 gia đ́nh. Khoảng năm 1977 tầng trên đàn bị triệt giải nhưng c̣n để lại một khoảng đất trống, bề dài mỗi cạnh chừng 30m. Di tích chỉ c̣n tấm bia khắc chữ Thái Xă Chi Thần ở trên đường Xă Tắc (gần ngă ba Xă Tắc-Trần Nguyên Hăn), b́nh phong hậu, và hồ Xă Tắc ở phía bắc của đường Ngô Th́ Nhậm.

Tháng 2 năm 2008 Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam đă bắt đầu khai quật khảo cổ học và đă xác định rơ nền đàn được làm bằng các lớp đất khác nhau, mỗi lớp dày 15cm được đầm rất kỹ. Cũng đă t́m được chân bia bằng đá Thanh, các chân tảng đá Thanh và đá gan gà dùng để cắm tàn, lọng, cờ. Đă phục dựng lại đàn từ năm 2008-2010, nhưng chỉ làm một tầng, không lập các án thờ, hay sơn màu nền, màu lan can như cũ.

Trong khuôn viên đàn, cả bốn phía, c̣n rất nhiều nhà lấn chiếm không giải tỏa, cho nên không có chỗ để trồng cây, cũng như làm tường bao bọc khu vực đàn như trước. Việc cúng tế đă được thực hiện bắt đầu từ Festival 2008.

Văn Thánh trồng thông, Vơ Thánh trồng bàng,
Ngó vô Xă Tắc hai hàng mù u.

(ca dao)
 

C̣n tiếp

 

Chân Trần

art2all.net