Trần Ngọc Bảo

 

 

TRẦM MẶC MỸ SƠN

 

Mỹ Sơn, nay thuộc xă Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẳng khoảng 69 km về phía tây nam, ngày xưa là miền đất thiêng của vương quốc Champa, nơi có quần thể kiến trúc đền thờ đạo Bà La Môn, tu viện Phật giáo, lăng mộ và đền thờ các vua Champa, với rất nhiều tác phẩm điêu khắc, trang trí nội, ngoại thất.

Có lẽ vùng đất hay công tŕnh kiến trúc có thiêng liêng hay không là cũng do con người. Không có tâm thức con người, thần thánh cũng không tồn tại. Quần thể này được các vua Champa lần lượt xây dựng trong gần cả ngàn năm, từ thế kỷ thứ IV cho đến thế kỷ XIII. Nhưng khi vương quốc suy tàn, khu thánh địa này bị cây mọc thành rừng bao vây, che lấp. Không thần thánh nào thoát ra khỏi khu rừng rậm rạp cho đến khi người Pháp, trong cuộc hành tŕnh đi "khai hóa" các dân tộc mới cứu các ngài ra khỏi "bóng tối" . Họ phát hiện ra thánh địa Mỹ Sơn năm 1898 và sau đó Louis de Finot và Henri Parmentier công bố các công tŕnh khảo cứu của ḿnh vào năm 1904.

Nhưng rồi, các tượng thần, tác phẩm mỹ thuật v́ dầm mưa dăi nắng, v́ chiến tranh tàn phá, và bị những con người uyên bác nhân danh khoa học mang ra khỏi lănh địa đi tới các nhà bảo tàng ở Pháp, Hà Nội, Sài G̣n, Đà Nẳng, nên chỉ c̣n một số (không nhiều) đền đài, thần tượng c̣n "lưu trú" nơi đây.
 


Đường vào khu di tích được lót đá và dành cho người đi bộ nên em bé có thể tung tăng. Xung quanh vẫn c̣n cây rừng hoang dă, nhưng cây dạng "cổ thụ" th́ đă được "dọn dẹp" hết rồi.
 

 

Quần thể kiến trúc được Parmentier chia ra nhiều khu, đánh dấu A, B, C, D, . . . . Nhóm A có 17 di tích, nhóm B,C,D có 27 di tích; nhóm E và F có 12 di tích; nhóm H có 5 di tích, các nhóm K, L, M, N, O mỗi nhóm có 1 - 2 di tích kiến trúc. Tổng cọng có 68 di tích. Người ta làm đường và vẽ sơ đồ hướng dẫn du khách.
 

 

Quần thể tháp được xây dựng trong một thung lũng, bao vây bởi đồi núi. Các vị thần được cho là sinh sống ở trên cao cho nên người ta xây những công tŕnh có h́nh dạng của núi để thờ các ngài. Các kim tự tháp ở Ai Cập hay obelisk, đài kỷ niệm ở châu Âu, đền thờ ở châu Mỹ cũng đều có dạng núi. Thần thoại Hy Lạp cũng cho các thần "sinh hoạt" trên đỉnh núi Olympus và việc tế lễ diễn ra ở thung lũng Olympia.

C̣n thần thoại Ấn Độ th́ kể rằng có một ngọn núi lớn nhất gọi là núi Meru, mà trong kinh Phật cũng có nhắc tới, và được phiên âm thành núi Tu-di. Do đó, một quần thể tháp thường có một tháp cao nhất nằm ở giữa, và các tháp nhỏ hơn nằm chầu xung quanh.

Người ta không rơ người Ấn Độ và văn hóa Ấn đến vùng đất này vào lúc nào, chỉ biết rằng các đền tháp nơi đây chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và tín ngưỡng Bà-la-môn và Phật giáo.
 

 

Đạo Bà-la-môn, mà ngày nay gọi là Ấn Độ giáo thật ra là một nhóm các tôn giáo, với các triết thuyết và thần thánh khác nhau. Một trong nhóm ấy là đạo thờ thần Shiva. Thần Shiva được xem là đấng sáng tạo hay tạo hóa, đồng thời cũng là đấng hủy diệt. Biểu tượng của đấng tạo hóa này là một linga, trông giống như dương vật dựng đứng (có lẽ đây là công cụ sáng tạo của thượng đế). Vậy th́ đây là một ông thần nam? Không phải. Có lẽ người ta nhận thức được rằng một nhân vật nam không thể sáng tạo được (hay không có hứng thú sáng tạo) cho nên vị này là cũng có nữ tính, v́ thế, một biểu tượng khác được thờ là yoni, trông giống như công cụ sáng tạo của nữ giới. Nhưng rồi một số người khác cho rằng ngài là đấng lưỡng tính, v́ thế thần tượng là một linga, cắm vào một yoni.
 

Em bé đang ṭ ṃ nh́n yoni.
 

Đây là một tác phẩm điêu khắc có dạng lá đề khắc họa thần Shiva.

Có tôn giáo hay giáo phái chỉ thờ Shiva; có giáo phái hay tôn giáo chỉ thờ nữ thần Vishnu; có giáo phái cho rằng thần Shiva kết hôn với nữ thần Vishnu nên thờ cả hai; có giáo phái cho rằng thần Shiva kết hôn với nữ thần Parvotti; có giáo phái thờ thêm thần Brahma và cho rằng ba vị thần Shiva, Vishnu và Brahma thật ra là một. Người này là hóa thân của người kia.
 

Ngoài các tượng thần c̣n có các tấm bia ghi chữ Phạn (Sanskrit) do các ông vua Champa kể lại việc xây dựng các đền thờ thần thánh và vua chúa.
 

Một số chân cột có khắc h́nh hoa sen giống như chùa Phật giáo, nhưng các tượng Phật đều đă được dời đến các nhà bảo tàng.
 

 

Những tháp thờ thường có chu vi gần như vuông. Phía trước có một cửa và một tiền đường hẹp. Bên trong có bệ thờ. Hai bên thường có hai cửa giả.
Nền tháp thường xây cao, có thể để khỏi bị lũ lụt vào mùa mưa v́ thung lũng là nơi chứa nước trên các triền núi đổ xuống.
 

Đây là một điện thờ có phần tiền đường c̣n tương đối nguyên vẹn.
 

V́ chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ nên bên trong rất tối.
 

Có những nhà không vuông, mà có h́nh khối chữ nhật. Đây là những nhà đón khách đến làm lễ và nhà chuẩn bị đồ tế lễ.
 

Đây là một nhà dài khác ở phía trước một điện thờ.
 

Có những điện thờ được xây trên đỉnh đồi và dù ở dưới thấp hay trên cao, tất cả đều quay mặt về hướng đông, hướng của thần mặt trời.
 

 

Có những ngôi tháp bị mất mái và người ta đă lợp lại bằng những tấm nhựa có phần trong suốt để ánh sáng chiếu vào, giúp khách du nh́n thấy những tranh, tượng ở bên trong.

Nơi đây trưng bày một phù điêu khắc họa thần Shiva đang múa bị sứt mẻ (những phù điêu c̣n nguyên vẹn hiện nằm ở các nhà bảo tàng khác). Xung quanh thần Shiva c̣n có những thần khác, như thần thổi sáo, thần thổi kèn, thần ḅ, v.v. Hóa ra đấng sáng tạo cũng thích đám đông ồn ào, vui vẻ, cho nên ngài đă tạo ra nhiều thần khác hầu hạ xung quanh, và dĩ nhiên là có các tiên nữ Apsara xinh đẹp để cùng nhảy múa. C̣n nhiều thần khác lo "làm việc" chứ không phải chỉ có thần vui chơi như thần gió, thần mưa, thần sấm sét, v.v.
 

Trong một nhà trưng bày khác có một phù điêu tuy có bị vỡ làm ba mảnh, được ghép lại trông khá đầy đủ.
 

 

Những tượng và đồ thờ (gọi là hiện vật hay vật được t́m thấy) được bày trên một kệ để du khách xem chứ không phải là h́nh ảnh của một bệ thờ.
 

 

Tượng ḅ thần Nandin. Tượng ḅ thường đặt ở bên ngoài tháp giống như một loại thần hộ vệ, cũng là thần đem lại sự ấm no cho con người.
 

Tượng ḅ thần ngoài trời, phía trước một tháp bị đổ nát.
 

Đây là những viên gạch xây tháp với nhiều kích cỡ khác nhau.
 

Thành tháp nhiều phần bị sứt mẻ để lộ ra cách sắp xếp của những viện gạch. Nhưng dù nhiều nhà khoa học phương Tây cũng như bản địa đă trải qua nhiều năm khảo sát, t́m hiểu vẫn chưa xác định được gạch được nung trước khi xây hay chỉ nung toàn bộ ngôi tháp sau khi đă xếp gạch non thành công tŕnh, hay có dùng chất liệu ǵ đó để kết dính những viên gạch lại với nhau hay không.
 

Có những ngôi tháp lớn bị đổ nát nên người ta phải che chống để bảo vệ phần c̣n lại.
 

 

Các du khách đang ngắm nh́n các tháp cổ và tượng thần, cố h́nh dung ra kiến trúc xưa và khuôn mặt của thần thánh th́ mây giông kéo đến, khiến bầu trời tối om, phải kéo nhau về. C̣n em bé th́ không biết sợ là ǵ, vẫn c̣n quay mặt lại để ngắm nh́n lần nữa các điện thờ và thần thánh đang trầm tư, ắt hẳn các ngài cũng đang cố t́m hiểu nguồn gốc, thân phận và tương lai của ḿnh.

Mỹ Sơn tháng 8, 2014
Trần Ngọc Bảo
Cháu: Thể Tú
Cháu bé: Thể Yên

 

 

art2all.net