Lương Tố Nga
Chương 1, 2, 3
- Học sinh...đứng ... Cả lớp đang say sưa làm toán, như cái máy cùng rào rào đứng lên, miệng đáp : - ...dậy ! Bây giờ, thằng Lâm mới biết thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một thanh niên lạ. Nó suy nghĩ rất nhanh. Có lẽ đây là một giáo viên mới về trường hoặc là một phụ huynh học sinh. Nhưng, có lẽ không phải. Người này trông là lạ làm sao ấy. Thầy hiệu trưởng vẩy tay ra hiệu. Tới lúc này, thằng Tấn, trưởng lớp làm nhiệm vụ của ḿnh, hô: - Học sinh, ngồi... Cả lớp cùng ngồi xuống, hô theo : - ...xuống ! Cô giáo Lăm Thúy rời bàn giáo viên, tươi cười gật đầu chào khách. Thầy hiệu trưởng cười đáp lễ và nói khe khẽ với cô. Cô giáo ngạc nhiên, nh́n chăm chăm vào thanh niên lạ đó. Trông anh chàng to xác mà gương mặt thật ngây ngô. Anh cúi đầu, vẻ ngượng nghịu, tay vân vê cái mũ cũ x́. Tới lúc này, thằng Lâm mới chú ư mấy cuốn tập anh ta đang cầm kè kè bên tay kia. Thầy hiệu trưởng quay mặt về phía học sinh, một tay vỗ vỗ lên vai anh chàng mới tới, cất tiếng sang sảng: - Các em, đây là Y B‘ Rơ, một học sinh từ miền cao xuống học chung lớp với các em... Thầy chưa kịp nói dứt, cả lớp đă cười rộ lên, chưng hửng pha chút nghi ngờ, không tin những ǵ đă nghe được. Thầy hiệu trưởng không cười, nghiêm trang nóí: - Các em không dược chào đón bạn mới bằng thái độ đó. Y B’Rơ là một học sinh b́nh thường như các em vậy thôi. A ! Có khi c̣n ngoan hơn các em nữa đấy chứ. Cả lớp im tiếng cười. Chà ! Thầy hiệu trưởng nhắc khéo đến cái tội nghịch phá nổi tiếng của lớp này rồi. Nhưng không sao. Trước mặt thầy, bọn con trai cũng phải biết ngoan như con gái một chút, để cô giáo đỡ mất uy tín với thầy hiệu trưởng chớ. Thằng Lâm nghĩ vậy và nó ṿng tay lên bàn, ngẩng cao đầu, nh́n thẳng về phía thầy, làm ra vẻ chăm chú nghe thầy nói tiếp : - Các em. Đối với Y B’Rơ, các em phải hết ḷng giúp đỡ bạn ấy làm quen với môi trường mới. Đây là lần đầu tiên bạn ấy xuống đồng bằng... Nhiều tiếng x́ xào : - Ư chà !Một đạo sĩ hạ sơn,” t́m gian diệt bạo”. - Không phải đâu mày. Một con khỉ chúa xuống núi ḍm nhà người ta đó. - Ê này anh Bờ Rờ ơi anh ăn ǵ mà đen thùi lùi vậy hả ? - Ôi chu choa ! Hết tên đặt hay sao lại lấy cái tên khó kêu, Y Bờ Rờ ! Có tiếng cười khúc khích rồi bật thành lời nói khá lớn: - Y anh rờ, Y em ṃ...hà hà... Thầy hiệu trưởng lẫn cô giáo cùng nh́n về phía cuối lớp vẻ bất ngờ. Thằng Lâm đỏ mặt tía tai, biết ḿnh lỡ lời nói bậy. Nó đưa tay bịt miệng. Cũng may, thầy hiệu trưởng chỉ lắc đầu , quay qua nói với cô giáo : - Chị Thúy à, tôi không hiểu sao một cô giáo nhút nhát như chị lại can đảm phụ trách một lớp toàn con trai ưa quậy phá như thế này. Nhưng tôi cũng xin khen chị khéo dạy. Các em đă khá hơn đầu năm nhiều. Từ lúc khách vào lớp, giờ mới nghe cô giáo lên tiếng nhỏ nhẹ: - Tôi đă có chủ ư khi nhận một lớp toàn con trai. Tôi muốn chọn lối giáo dục khó khăn để đánh giá khả năng của ḿnh. Nếu thành công, tôi sẽ tiếp tục. Thầy hiệu trưởng đồng t́nh : - Vâng, tôi hiểu, v́ thế tôi giao luôn cho chị em học sinh mới này.Có em ấy, lớp của chị sẽ gặp nhiều t́nh huống khó xử đấy.Nhưng tôi tin chị đủ bản lĩnh để vượt qua tất cả. Cô giáo mỉm cười khiêm tốn, tiễn thầy hiệu trưởng ra cửa. Cả lớp lại đứng lên, ngồi xuống chào khách một cách rập ràng, khuôn phép. Chỉ có Y B’Rơ đứng đực mặt ra ở cửa lớp, vẻ lúng túng, phân vân. Tưởng chừng anh ta những muốn vụt chạy theo thầy hiệu trưởng, hoặc cút thẳng về miền núi non xa vời nào đó. Cô giáo Thúy đến bên Y B’Rơ : - Y Bờ Bờ ! Em tên là Y Bờ Rờ, phải không ? Hăy mạnh dạn nh́n vào mặt cô, nghe cô hỏi đây này. Măi tới lúc nghe cô lập lại lần thứ ba, Y B’Rơ mới ngẩng cái đầu to tướng, bù xù những tóc là tóc. Tóc như rơm rạ. Tóc như cỏ hoang nắng cháy. Cả lớp lại ngạc nhiên khi thấy Y B’Rơ cao hơn hẳn cô giáo. Y B’Rơ khẽ liếc cô giáo một cái rồi ch́a ra xấp giấy tờ. Miệng anh thốt ra một thứ tiếng Việt khó nghe : - Tao tên là Y B’Rơ , không phải Bờ Rờ. Đây là hồ sơ của tao. Lũ con trai trong lớp cười ồ lên, khoái trá.
Cô Lăm Thúy cố ư đứng quay lưng về phía học sinh để giấu nụ cười. Cô dịu
giọng sửa sai cho người học tṛ mới : Được dịp giải trí, mặc dù bài làm c̣n dở dang, bầy con trai loai choai cỡ tuổi nhau cùng lào rào nói chuyện, cười đùa về người bạn mới. Có đứa lên tiếng thưa : - Thưa cô, anh Bờ Rờ người nước nào mà không nói được tiếng Việt hả cô ? Cô giáo cười cười nh́n vào tập hồ sơ trên tay một lát rồi nói lớn: - Người nước Việt nhưng thuộc dân tộc Gia-Rai ở Pleiku. Cô bước đến bàn giáo viên, gơ gơ thước kẻ : - Thôi, các em giữ trật tự để cô xem Y B”Rơ có thể ngồi chỗ nào đây. Cô vừa dứt tiếng, cả lớp nhao nhao trở lại: - Thưa cô, cho anh Rờ ngồi cùng bàn với em ạ. - Em nè cô, chỗ em thừa nè cô. - Em cô ! Em cô ! Bàn ghế em cao nè cô. - Cô ! Cô! Chỗ em nè cô. Ghế em chắc chắn nè cô. Cô giáo nhíu mày, nghiêm mặt : - Im lặng, đừng nhân cơ hội làm giặc nghe. Cô nh́n vào bàn cuối, nơi thằng Khanh và hai bạn lớn tuổi nhất và to xác nhất lớp đang ngồi. Cô nhỏ nhẹ nói : - Khanh! Em xích vào trong nhường chỗ ngoài cùng cho Y B’Rơ ngồi. Nhớ, đừng ỷ ma cũ ăn hiếp ma mới đó nghe. Cô nói vui, cả lớp thừa dịp cười rần, thoải mái. Nhưng, chợt tất cả im lặng theo dơi từng cử chỉ của Y B’Rơ. Làm như những lời nói, những tràng cười đùa chẳng liên quan ǵ đến ḿnh, Y B’Rơ lừng lửng ôm tập, tiến từ từ ra cửa lớp. Cô giáo sửng sốt : - Ô , này!Y B’Rơ. Em đi đâu vậy? Không quay đầu lại, Y B’Rơ đáp : -Tao về. - Sao em lại về ? Em không học à ? - Không ! Cô giáo hiểu ra rồi. Cô quay lại, cặp mắt nháy nhó ra hiệu cả lớp không được cười cợt nữa. Đằng hắng một tiếng,cô nói dỗ dành như đối với một học sinh mẫu giáo : - Em vào học đi. Học vui lắm. Học xong, cô tập hát nè. Cô kể chuyện ngày xửa, ngày xưa nè. Đi, em vào chỗ đi ! Ngoan đi mà. Không nói ǵ, Y B’Rơ chuyển hướng, đi từng bước một về cuối lớp. Dáng anh khệnh khạng, cái đầu cui cúi, nghiêng nghiêng. Đôi mắt lấm lét, e dè liếc nh́n quanh lớp. Tới bàn cuối lớp, anh đứng sượng trân. Cô giáo khuyến khích: - Phải rồi, phải rồi, mạnh dạn lên. Vào chỗ ngồi đi. Chúng ta c̣n tiếp tục buổi học nữa mà. Y B’Rơ liếc thằng Khanh một cái rồi nh́n chiếc bàn dài, chiếc ghế băng, đưa mắt xuống hai chân to lớn, chật ních trong đôi ống quần Jean đă bạc màu của ḿnh. Anh rụt rè rề vào chỗ ngồi. Vừa mới ghé xuống, chiếc ghế đă rên lên với âm thanh rền rĩ kéo dài. Có vẻ nao núng, Y B’Rơ liếc xéo cô giáo, xem chừng. Cô cười khích lệ : - Không sao đâu. Em ngồi tạm đi. Y B’Rơ nhích người thêm một tí để ngồi cho vững nhưng hai cẳng chân anh vẫn ch́a ra ngoài lối đi. Cô giáo không bằng ḷng: - Không được ngồi nghiêng như thế, làm sao em viết bài ?Ngồi ngay ngắn, thẳng người lên, chuồi hai chân vào dưới bàn. Vâng lời, Y B’Rơ chậm chạp dùng hai tay nhấc từng cẳng chân lên, cố đặt nằm yên dưới bàn học. Nhưng hai ống chân quá cồng kềnh nên khoảng trống giữa bàn và ghế ngồi trở nên chật chội, chẳng thể nào nhúc nhích được. Không biết tự lúc nào, một lớp học với ba mươi tên con trai láu ta, láu táu đứng hẳn cả lên, cùng quay đầu nh́n chăm chú về cuối lớp. Thấy điệu bộ lúng túng, buồn cười của Y B’Rơ, chúng đồng loạt cười hinh hích. Điều đó càng làm cho Y B’Rơ trở nên vụng về hơn. Đột nhiên, anh đứng thẳng lên. Chẳng dè, cử chỉ đó đă tạo nên một cảnh tượng càng tệ hại hơn. Hai đùi chân to lớn của anh bị kẹt giữa bàn và ghế nên khi anh đứng bật dậy, chiếc bàn dài bị nhấc bổng lên theo, đồng thời, chiếc ghế có Khanh và hai đứa nữa bị ngă bịch vào tường. Cả lớp rộ lên cười nghiêng ngửa. Cô giáo không đừng được, cũng bật cười khanh khách. Y B’Rơ đỏ sậm cả người. Tuy vậy, anh vẫn cố rút chân ra khỏi chỗ ngồi. Rồi, không nói không rằng, anh tóm hết mấy cuốn tập đang để trên bàn làm thành một. Ráng hết sức, anh xé đôi, xé tư và cuối cùng quẳng xuống sàn lớp với vẻ giận dữ tột độ. Cô giáo tái mặt. Cô đă hiểu. Nỗi xấu hổ thái quá đă biến thành cuồng nộ. Vội vă trở về bàn giáo viên, nhắc chiếc ghế dựa gỗ, cô khệ nệ đem tới bên Y B’Rơ, đặt cạnh chiếc bàn cuối. Cô mỉm cười, dịu dàng nói : - Thôi, được rồi. Tạm thời em ngồi lên ghế của cô. Y B’Rơ nín thinh một lát.Đôi mắt dữ dội của anh dịu xuống. Anh nh́n chiếc ghế, nh́n cô giáo. Bất ngờ, anh hỏi với giọng ồ ề khá lớn: - Mày ngồi đâu ? Cả lớp được dịp, lại cười ha hả. Y B’Rơ ngơ ngác nh́n các bạn. Bỗng, anh cũng toét miệng cười một cách ngốc nghếch. Cô giáo không cười, nghiêm giọng : - Hay chưa ? Em lại mày tao với cả cô nữa à ? Thôi, đă trễ lắm rồi. Em cứ ngồi lên ghế đó đi. Lát ra chơi, cô qua văn pḥng lấy cái khác cho cô. Đợi cho Y B’Rơ rón rén ngồi vào ghế, cô nói : - Từ nay, em cứ ngồi vậy cũng được. Tuy khó nh́n lên bảng nhưng dễ viết bài hơn. Cô tiến về bàn ḿnh, đập thước gỗ cạch cạch. Đợi tất cả học tṛ im lặng nh́n thẳng vào ḿnh, cô tuyên bố đột ngột : - Bắt đầu từ hôm nay, Y B’Rơ là lớp trưởng của chúng ta. Vừa nghe hết câu cô nói,nhiều tiếng lao xao nổi lên quanh lớp. Thằng Tấn sửng sốt, chưa tin hẳn những ǵ nghe được. Y B’Rơ nghe mà chẳng hiểu, nghệt mặt ra nh́n các bạn x́ xào, bàn tán. Cô giáo Lăm Thúy cau mày nh́n một lượt đám học tṛ lóc nhóc của ḿnh. Cô đập cạch thước kẻ lên bàn để khẳng định dứt điểm mệnh lệnh của cô giáo.
~~oo))((oo~~
CHƯƠNG 2
Giờ ra chơi. Lăm Thúy đứng tựa cửa sổ,nh́n ra ngoài. Cô mỉm cười khi thấy đằng xa kia, trên một vùng cỏ dại xanh rờn, Y B’Rơ đang hoa chân múa tay, diễn tả một điều ǵ đó giữa đám bạn cùng lớp. Cô biết Y B’Rơ chưa rành tiếng Việt nên đành nói bằng tay chân, điệu bộ nhiều hơn. Điều đó làm cho bọn nhóc thích thú, càng ngày càng thêm thân thiện với người bạn cùng lớp thật khác thường. Lăm Thúy cho rằng cô đă quyết định đúng khi chọn Y B’Rơ làm trưởng lớp, cô chỉ vâng theo tính nhạy bén của t́nh cảm thôi. Với cái nh́n đầu tiên, cô tin vẻ dềnh dàng cùng sự thiệt thà, chất phác pha chút cương nghị, man dại ẩn trong đôi mắt, Y B’Rơ sẽ thu phục bọn trẻ, sẽ chế ngự được tính cách ngông nghênh, hiếu động của tuổi ngây thơ một cách dễ dàng. Thêm nữa,trước đây cô chưa bằng ḷng cách làm việc của Tấn. Em ấy lấn lướt bạn trong lớp với lối hống hách con nhà giàu. Em chỉ huy bạn như ông bá hộ sai khiến kẻ dưới tay. Nhiều lần bắt gặp thói hợm hĩnh của Tấn, cô bực bội nhưng không nói ǵ. Cô đang để tâm xem có thể chọn hai em khác có tính t́nh điềm đạm, nghiêm túc hơn làm phó lớp để kềm chế bớt quyền hành của Tấn. Bất ngờ, Y B’Rơ xin vào học. Vậy là cô nghĩ ngay đến việc đưa Tấn xuống cương vị phó lớp, Y B’Rơ làm trưởng lớp. Khi nghe cô giáo “ giáng chức “ của ḿnh, Tấn tỏ thái độ chống đối bằng cách một hai đ̣i làm đội trưởng Đội 3 và đề cử thằng Lâm làm phó lớp. Mới đầu, cô có vẻ giận Tấn lắm, sau đó, thấy Lâm tỏ thái độ thích thú được cặp kè với Y B’Rơ, cô giáo mừng, cho như vậy là thuận lợi đôi đường.
Nhớ lại ngày đầu tiên về trường nhận lớp, Lăm Thúy đă làm ông hiệu trưởng ngạc nhiên như thế nào. Sáng hôm ấy,đứng trước bàn hiệu trưởng, Lăm Thúy rất b́nh tĩnh. Cô nói : - Thưa ông hiệu trưởng, tôi muốn phụ trách lớp Năm. Ông hiệu trưởng tính t́nh vui vẻ, cởi mở, gật đầu ngay : - Đương nhiên rồi.Giáo học bổ túc mới ra trường phải nhận lớp Năm chứ sao. - Vâng. Một lớp Năm chỉ toàn con trai mà thôi. Ông hiệu trưởng tắt ngay nụ cười: - Ồ ! Cô nói sao ? Chỉ toàn con trai ? - Vâng.Và con trai càng nghịch càng tốt. Ông hiệu trưởng nhíu mày : - Chà, lạ lắm đây. Nhưng trường này có lệ trai gái học chung lớp mà. Như vậy mới theo đúng phương pháp sư phạm chứ. Lăm Thúy nh́n thẳng vào mắt ông hiệu trưởng, nói với giọng nhỏ nhẹ nhưng rơ ràng từng tiếng : - Nhưng phương pháp sư phạm của riêng tôi th́ có khác, phải là... Ông hiệu trưởng cắt ngang với giọng kẻ cả, pha chút mỉa mai: - Cô Thúy à. Cô mới ra trường, chưa hiểu ǵ lắm đâu. Cứ theo thông lệ mà đảm trách nhiệm vụ của ḿnh. Chớ nên ...chơi trội. Lăm Thúy vẫn nh́n thẳng mặt ông hiệu trưởng bằng ánh mắt không nao núng. Ông hiệu trưởng đành cho ba lớp kia gom những em trai bất trị làm thành một lớp Năm 4. Các thầy giáo, cô giáo lớp Năm thấy nhẹ cả ḷng khi đẩy được ít nhất mươi em quậy phá, cứng đầu, biếng học ra khỏi lớp ḿnh. Tuy rằng, họ có chút thương hại Lăm Thúy tự rước lấy khổ vào thân với 30 ông Trời con chung về một cơi như thế ! Nhưng thật bất ngờ. Chỉ trong hai tuần đầu tiên nhận lớp, Lăm Thúy đă biến 30 ông Trời con thành những thứ dân dễ dạy, dễ bảo, có kỷ luật như một đội ngũ lính tráng, mặc dù thỉnh thoảng cái thói ba gai trẻ con vẫn xúi bẩy các em quên đi chốc lát kỷ cương cô giáo đề ra. Những lúc như thế, cô giáo làm bộ không hay biết ǵ, mặc t́nh cho các em quậy đôi chút. Lúc thấy các em sa đà, cô giáo chỉ việc đập ba tiếng cành cạch lên bàn bằng chiếc thước kẻ. Rồi, hai mắt cô mở lớn, nh́n thật nghiêm nghị vào mặt từng em. Không ai bảo ai, các em cùng sượng sùng quay về với trật tự. Các giáo viên cùng trường rất ngạc nhiên, hỏi đùa : - Sao chị hay quá vậy ? Bộ chị có phương pháp giáo dục bí truyền à ? Nói cho tụi ḿnh biết với. Lăm Thúy cười vẻ bí hiểm : - Không được đâu, đă gọi là bí truyền, nói ra mất linh. Thật ra, Lăm Thúy biết quá rơ. Đây chỉ là vấn đề tâm lư rất dễ hiểu. Học sinh nam nữ học chung lớp thường gây bất lợi cho con trai. Việc tiếp nhận kiến thức ít hiệu quả. Đám con trai bận dùng tâm trí vào việc t́m kiếm những sáng kiến tuyệt vời để cḥng ghẹo bọn con gái. Có em lại ưa phô trương cái tinh thần phái mạnh của ḿnh, t́m đủ mọi cách bắt nạt phái yếu cùng lớp. Bao giờ bọn “ nhi nữ thường t́nh “ phải khóc ̣a lên, thấy hỉ hả trong ḷng, trai nam nhi mới tha cho. Có em th́ thích ch́u chuộng con gái, thường thơ thẩn quanh xóm hái hoa, bắt bướm hoặc chui rào hàng xóm bẻ trộm trái cây, đem đến lớp tâng công với bạn gái. Có em th́ lỡ dốt lại nhác, thấy bọn con gái chăm chỉ, học giỏi, biết ḿnh không tài nào chen chân lên đứng đầu sổ, nên cứ let đẹt cuối sổ. Đă quen thói nhường nhịn phái yếu mất rồi, có phải đội sổ măi, thôi cũng đành. Tóm lại, trong một lớp hỗn hợp nam nữ, con gái bao giờ cũng là thành phần nổi trội, được thầy cô đặc biệt ưu đăi bởi sự ngoan hiền, chăm học, ngược lại thường xuyên bị bạn nam ức hiếp. Con trai, trái lại mặc t́nh phát triển thói nghịch ngợm, phá phách và dần dần tự ḿnh làm triệt tiêu luôn vốn thông minh, linh hoạt của ḿnh, để rồi được xem là thành phần bất trị của lớp, của trường. Ấy là cô giáo Thúy đă suy nghĩ như thế. Và rồi cô quyết chọn cho ḿnh một lớp rặt đám con trai hoang nghịch để thử nghiệm. Nhưng có điều cô sớm nhận ra. Muốn dạy và học thành công, cô và tṛ cần có t́nh yêu mến tương đồng. Như thường lệ, mỗi lần về trường, cô phải đón hai chuyến xe. Một xe lam rải đầy khói xăng, một xe thổ mộ do con ngựa già ốm xơ rơ kéo chạy rề rà trên đường khá xa. Đến lúc xuống xe là lúc cô đă mất đi ít nhiều sức lực vốn đă rất mỏng manh của một cô gái mảnh dẻ, yếu đuối. Sáng hôm đó, Lăm Thúy cảm thấy đuối sức hơn bao giờ, lại thêm vào đầu giờ, học sinh chưa ổn định lớp, cứ lào rào nói chuyện. Vừa vào đến cửa lớp, mệt nhọc không nén được, cô giáo nhăn nhó gương mặt tái xanh, hướng về phía học tṛ nói với giọng run run: - Các em. Im lặng chút đi. Sao cô thấy chóng mặt quá hà. Không ngờ những lời nói giản dị, đầy van lơn đó đă làm cho lũ trẻ nổi tiếng cứng đầu, phá phách mủi ḷng. Các em đă không bảo nhau mà cùng im phăng phắc, ngồi ṿng tay ngay ngắn trên bàn, nhất loạt nh́n vào cô giáo đang đứng tựa cạnh bàn ḿnh, cúi đầu với vẻ nhọc mệt. Những ánh mắt học tṛ như khác hẳn mọi khi. Những đôi mắt đăm đắm như an ủi, như xin lỗi và như cầu mong cô giáo mau chóng b́nh thường trở lại. Lúc đưa mắt nh́n lên, bắt gặp cảnh tượng vừa nghiêm trang vừa ngộ nghĩnh của học tṛ ḿnh, cô giáo bật cười khẽ, nói bằng giọng sũng nước : - Làm ǵ thế, các em? Không lấy tập ra học à? Cô giáo quay lưng, trở gót đến bên bảng đen, bắt đầu bài học đầu tiên trong ngày. Trong ḷng cô lúc ấy như có một gịng sông nhỏ, dịu dàng chảy qua, mang theo hàng hàng lớp lớp những giọt nước ngọt ngào, thơm mát.
Có lẽ sự kiện nho nhỏ sáng hôm ấy mới là hạt giống làm nẩy mầm những
thay đổi nhanh chóng lớp Năm 4, một lớp học tưởng rằng khó mà thay đổi
được đó.
Đồng thời, cô giáo càng tin hơn vào khả năng nghề nghiệp của ḿnh. Mỗi
ngày đến trường, cô đều có cảm giác như sắp bước vào vùng trời đầy cỏ
dại, đầy cây xanh cao ngút ngàn, tha hồ cho cô khám phá vô vàn kỳ thú
của những tâm hồn thơ dại.
~~oo))((oo~~
CHƯƠNG 3
Ba tiếng trống bất th́nh ĺnh ngân vang. Lăm Thúy giật ḿnh, rời khung cửa sổ. Ngoài sân, lũ trẻ ùa vào hành lang. Chỉ cần mấy bước sải, Y B’Rơ đă đứng trước mặt các bạn, hô lớn với giọng trầm đục, dơng dạc : - Học sinh xếp hàng ba. Nghiêm ! Nghỉ ! Vào lớp. Chỉ mới ba tuần trôi qua, Y B’Rơ đă sớm nhuần nhuyễn với chức vụ trưởng lớp. Anh chàng cũng nói sơi tiếng Việt hơn. Tuy vậy, anh vẫn chưa thu phục những tên cứng đầu nhất lớp. Y B’Rơ đứng sát bên thằng Tấn để theo dơi từng bạn một lần lượt vào lớp. Thằng Tấn nay với chức vụ đội trưởng, đứng hàng đầu đội của ḿnh. Tấn đột ngột tách ra khỏi hàng, chun mũi hít hít, khịt khịt tỏ vẻ khó chịu. Cô giáo thấy ngay cử chỉ này. Cô không nói ǵ, thầm nhủ :” Có lẽ ḿnh sai lầm rồi chăng ? “ Cả lớp đứng chào nghiêm theo lệnh của lớp trưởng. Y B’Rơ chưa kịp hô ” Học sinh ngồi !” th́ cô giáo đưa tay ngăn lại : - Khoan. Tất cả hăy đứng thẳng tại chỗ như thế 10 phút. Cô phạt các em ! Với gương mặt nghiêm nghị, cô khoanh tay đứng trước lớp, đôi mắt nh́n từng khuôn mặt ngơ ngác của học tṛ ḿnh. Đôi mắt cô như trách móc từng đứa một. Từ đầu bàn thứ tư, thằng Lâm liếc thấy thằng Tấn với điệu bộ ngoan ngoăn giả tạo, đứng thẳng đơ đơ trước mặt nó trông thật hề. Nó suưt bật cười nhưng chợt nhớ ra lớp đang bị cô giáo phạt, nên thôi. Nó thắc mắc không hiểu cô phạt cả lớp về tội ǵ. Thường thường cô chỉ “ thực thi công lư ‘’ khi đă nêu rơ tội trạng. Lần này, cô bất ngờ bắt phải câm miệng, đứng thẳng như chào cờ mà chẳng hề hé răng báo trước. Không biết đă tới 10 phút chưa mà thằng Lâm nghe mỏi nhừ cả hai cẳng chân. Bất giác, đầu gối nó khuỵu xuống, đánh cái “cốp” vào thanh ngang ở bàn. Cô giáo lên tiếng liền : - Em Tấn. Lát nữa ghi em Lâm một điểm xấu v́ đă nhúc nhích trong khi chịu phạt. - Dạ. Thằng Tấn đáp với giọng rất nhỏ. Trong ḷng, nó lo lo. Có lẽ tất cả h́nh phạt này là nhắm vào nó rồi đây. Vậy mà cả lớp phải chịu chung với nó. Cô giáo liếc mắt vào đồng hồ tay, nói giọng lạnh tanh : - Đủ rồi, ngồi xuống ! Rất rập ràng và không dám x́ xào, tất cả bọn con trai đồng loạt ngồi xuống ghế. Ṿng tay lên bàn, đăm đăm nh́n vào cô giáo, chúng chờ đợi cô lên tiếng. - Em Y B’Rơ về chỗ ngồi đi. Quay qua phía Y B’Rơ đang đứng thẳng băng như cột cờ trước dăy bàn bên trái, cô giáo dịu dàng nói. Lạ chưa ! Cô bất công thiệt đó. Thằng Lâm nghĩ. Đối với lũ con trai lóc nhóc dưới này th́ cô phán với giọng lạnh như nước đá. Riêng đối với “ ông tù trưởng bộ lạc” ngờ nghệch đó th́ cô...ngọt như mía lùi ! Cô giáo tiến tới sát bàn đầu, đưa mắt nh́n khắp một lượt. Vẫn khoanh tay, cô trầm giọng : - Các em, có lẽ các em nóng ḷng muốn biết lư do v́ sao cô phạt tất cả các em ? Cả lớp im thin thít, vẫn ngước mắt nh́n chờ đợi. Thằng Lâm t́ tay lên bàn, ngồi ngay ngắn nhưng đôi mắt liếc quanh một ṿng. Nó rủa thầm: chà, tụi ba gai này bữa nay làm bộ như nai tơ ! Không biết trong lũ chúng nó, đứa nào gây nên tội, chứ nó th́ không rồi. Sáng giờ, nó có làm chi nên nỗi ? Vậy mà nó đă bị phạt đứng mỏi chân lại c̣n lảnh thêm một điểm xấu. Vậy là trong bản điểm thi đua của đội, nó đă có 3 điểm xấu, mà cứ 5 điểm xấu ngang giá một con số 0. Chà, vậy th́...nó phải “ Đáo công chuộc tội “ mới được, may ra cứu được t́nh h́nh. - Thật ra... Giọng cô giáo vang lên rơ ràng nhưng âm sắc nghe buồn buồn : - ...chỉ có một em có lỗi thôi nhưng cô phạt cả lớp. Cô muốn các em phải biết chịu trách nhiệm liên đới với nhau về những hành động không tốt của ḿnh. Có như thế may ra việc dạy học của cô dễ dàng hơn... Trí óc thằng Lâm bắt đầu đi lan man. Cô giáo nói chỉ có một đứa có tội thôi, e là nó quá. Nó nhớ ra rồi, chắc là tại nó không thuộc bài Sử kư. Nhưng đâu phải lỗi tại nó. Hồi tối con heo nái nhà nó chuyển bụng. Nó phải cầm đèn măi cho tới khuya để mẹ nó đỡ đẻ cho heo mẹ mà. Ủa, mà đă tới giờ Sử kư đâu kia chớ, cô chưa ḍ bài làm sao biết nó không học bài?... - Em Tấn! Tại sao chứ ? Tại sao em cứ nhắm vào em Y B’Rơ mà gây sự hoài vậy hả ? Tiếng cô giáo nói lớn giọng làm đứt ngang luồng tư tưởng của thằng Lâm. Trong khi đó thằng Tấn đứng thẳng lên, cúi đầu không trả lời. Cô giáo tức giận, hỏi như quát. - Nói đi. Sao vậy hả ? Thằng Tấn khẽ giật ḿnh, lén nh́n cô một giây, rụt rè thưa : - Thưa cô. Em có gây sự ǵ với tṛ Rờ đâu ạ. - Không có à ? Vậy hồi năy, lúc sắp hàng vào lớp, tại sao em đứng tránh xa em Y B ‘Rơ như là tránh hủi ? Lại chun mũi, nhăn mặt nữa ,có vẻ ghét Y B’Rơ ra mặt vậy hả? Cúi đầu thấp hơn, Tấn nói càng nhỏ hơn : - Thưa cô, tại hắn... Cô nạt ngang : - Không được gọi Y B’Rơ bằng hắn! - Thưa cô, tại tṛ.. Cô cắt ngang lần nữa : - Không được gọi bằng tṛ mà là bằng anh, nhớ chưa ? Tấn mím môi căm tức. Sao cô cứ ưa binh vực thằng đầu ḅ đó chớ. Tấn chỉ muốn lườm Y B’Rơ một cái thật dài cho đỡ giận, nhưng tiếc thật, thằng chả ngồi măi ở bàn cuối, phía sau lưng Tấn. Nó đành nuốt tức vào bụng. - Này ! Tấn ! Nói đi chứ ! Tấn giật nẩy một cái v́ tiếng quát rất lớn của cô giáo. Nó ấp úng rồi đáp đại : - Thưa cô. Tại v́ hắn...à à v́ tṛ...à à anh Rờ hôi thúi ŕnh ! Cả lớp vỡ ra cười v́ lời...phán quyết bất ngờ. Có nhiều tiếng lao xao : - Đúng đó cô. Đúng đó cô. Cô giáo nghiêm mặt, quay nh́n một ṿng quanh lớp. Riêng Y B’Rơ không hiểu ǵ. Anh ngơ ngác nh́n vào mặt cô như chờ lời giải thích. Bỗng cô giáo dịu mắt xuống, nh́n chăm vào chỗ Y B’Rơ, vẻ đăm chiêu. Thong thả đi về cuối lớp, cô tới gần Y B’Rơ như cố ư kiểm tra ư kiến của Tấn. Nét mặt vẫn b́nh thản, cô nói : - Y B’Rơ. Em hăy nói cho cô biết.. Cô nói chưa hết câu, Y B’Rơ đứng thẳng lên, hai cánh tay ṿng trước ngực, cúi đầu lắng nghe. Cô giáo rất bằng ḷng với lối lễ phép của Y B’Rơ. Từ em ấy, học tṛ trong lớp sẽ dần dà bắt chước theo những cử chỉ khuôn phép mà không cần đến sự uốn nắn của cô giáo.Cô hỏi, không ăn nhập ǵ đến t́nh cảnh lúc đó : - Y B’Rơ! Em hăy cho cô biết. Ở nhà mỗi ngày em làm được những ǵ ?
|