Lương Tố Nga
Chương 13, 14, 15
- Chị cho em mượn chiếc xe đạp. Không đợi cái gật đầu của đồng nghiệp, cô đi như chạy ra khỏi lớp. Lát sau trên con đường nhỏ lầy lội nước mưa ḥa cùng đất sét nhăo nhoẹt, cô giáo hết sức đạp xe, cố đi thật nhanh. G̣ lưng trên yên xe, cô nghĩ đến những việc vừa mới xảy ra. Đến lúc này, tim cô vẫn c̣n đập nhanh trong lồng ngực, ḷng càng thêm phiền muộn khi liên tưởng chiếc chân găy của thằng Tấn. Không biết rồi đây Y B’Rơ có chịu vâng lời cô về trường chữa chân cho bạn, sau sự việc thằng Tấn mắng Y B’Rơ một câu xúc phạm tinh thần dân tộc của em ấy nặng nề như thế ? Tự thâm tâm, cô rất tin tài chữa chân găy của Y B’Rơ. Trước đây, cô vẫn nghe nói người dân tộc miền núi có những loại thuốc làm bằng lá cây rừng, chữa được nhiều bịnh rất hiệu nghiệm. Dù thế nào, cô cũng sẽ hết sức nài nỉ Y B’Rơ về trường chữa cho Tấn. Nếu chân của Tấn bị găy nặng th́ thật là điều không may cho cô, cho cái nghề dạy học cô đă trót vương mang. Măi nghĩ ngợi, cô Thúy vô t́nh để bánh trước chiếc xe đạp chồm lên một viên ngói vỡ. Mất thăng bằng, chiếc xe loạng choạng và ngă kềnh ra đất. Lăm Thúy không kịp thắng xe, cũng bổ nhào xuống theo. Không đau đớn bởi cái ngă, mà chính v́ cái ngă làm năo nề thêm nỗi buồn tủi, ngao ngán trong tâm hồn, cô giáo ngồi bệt hẳn xuống mặt đường làng nhầy nhụa, bên cạnh chiếc xe đạp chổng kềnh, dính bê bết bùn đất. Gục mặt lên hai đầu gối, cô kêu lên : “ Cha mẹ ơi, sao con khổ thế này ?! “ Cô bật ra, nức lên, khóc mùi mẫn. Khóc lặng một hồi, Thúy tủi thân, nghĩ ngợi. Cô không ngờ nghề dạy học thật phức tạp và quá bạc bẽo, đâu có đáng qúi, đáng trọng, đáng hănh diện như trước đây cô đă vẽ vời ra. Mới sáng này thôi, lúc trời mưa, lớp học sũng nước, trước lũ trẻ nhếch nhác, đáng thương, cô mủi ḷng đă vạch ra vô số điều lư tưởng, tự hứa hết ḷng theo nghề dạy học, hết ḷng dạy dỗ học sinh nhỏ bé của cô để phần nào bù đắp những thiệt tḥi mà trẻ em thôn quê phải gắng chịu. Vậy mà... Tại sao thế ? Tại sao học tṛ của cô lại đối xử với cô như thế ? Tại sao mắng cô là “ đồ ngu !” Chưa ai mắng cô như thế. Từ nhỏ đến lớn, luôn luôn cô sợ phải nói lời xúc phạm đến ḷng tự trọng của người khác. Ngược lại, cô cũng rất sợ người khác coi thường, xúc phạm nhân cách của cô. Bởi tính cách ấy đă dần biến cô thành một kẻ nhút nhát, luôn e dè trước mọi tiếp xúc với người đời. Thế mà giờ đây, một đứa trẻ con 11, 12 tuổi bỗng mắng cô nặng lời như thế ! Mà cô có làm điều ǵ ghê gớm đối với nó đâu ? Cô chỉ bắt nó học, vậy là tốt, sao lại mắng cô ? Vô lẽ, chỉ v́ cô buộc nó nhường chức trưởng lớp cho Y B’Rơ, nó đă nẩy sinh ḷng căm ghét và trở nên coi thường cô ? Lăm Thúy lại động ḷng, nức lên khóc, c̣n lớn hơn trước đó. Đôi cánh tay ôm choàng lên hai đầu gối, cô dụi dụi khuôn mặt vào vạt áo dài đă nhàu nát ,đẫm ướt nước mắt. Chợt cô giật nẩy người. Một đôi chân trần to tướng của ai đó đang ở bên cạnh cô. Ngước gương mặt lem luốc lên, cô bắt gặp cái nh́n chăm chú của Y B’Rơ. Anh lo lắng cúi xuống nâng cô giáo đứng lên : - Mày bị làm sao mà té ngă thế này ? Đau lắm hả ? Sao mày khóc ? Lăm Thúy vừa mừng vừa buồn cười. Đưa tay quệt mắt, cô bật tiếng cười khẽ. Y B’Rơ trố mắt, hỏi : - Lạ chưa ? Sao mày lại cười ? Khóc rồi cười, mày bị ǵ thế ? Lăm Thúy nghiêm mặt , trách : - Y B’Rơ à, học với cô đă bao lâu rồi, sao em vẫn giữ thói quen gọi cô bằng MÀY như thế ? Nói chuyện với người lớn đừng xưng hô “mày, tao ‘ sẽ thiếu tôn trọng... Lăm Thúy ngừng ngang. Tôn trọng à? Có nghĩa ǵ nữa đâu khi cô đă bị chính học tṛ ḿnh gọi là “đồ ngu “. Thật mỉa maiTủi thân lần nữa, cô giáo lại ứa nước mắt, thổn thức sau hai bàn tay che kín mặt. Cuống quít, Y B’Rơ nói cà lăm : - Thưa cô, tôi...tôi xin lỗi cô...em...em xin lỗi cô. Tại cái bụng em nó nặng quá. Nên...nên em quên hết lời cô dạy. Thôi, thôi...cô đừng khóc, đừng khóc. Em hứa, từ nay em không mày tao nữa đâu. Lăm Thúy lại gạt nước mắt, mỉm cười v́ sự ngộ nhận của Y B’ Rơ. Bỗng, cô chăm chú nh́n chiếc tay nải đang quàng trên vai Y B’Rơ: - Bộ em định đi đâu xa à ? Y B’Rơ cúi đầu nh́n xuống đôi chân ḿnh, buồn rầu đáp từng tiếng : - Em về buôn làng thôi. Cái bụng em không muốn ở đây nữa, không ưng đi học nữa. Cô giáo hốt hoảng : - Thật sao ? Em giận em Tấn lắm phải không ? Em bỏ đi, cô biết làm sao đây ?Thôi em à, bỏ qua đi. Dù sao em Tấn c̣n nhỏ, không hiểu được việc ḿnh làm đâu. Với lại, Tấn cũng trả giá đắt cho thói hư tật xấu của ḿnh rồi mà. - Cô giáo à. Cái bụng em nó nặng lắm. Nó không ưng học chung lớp, chung trường với tṛ Tấn nữa. Cái bụng em nó ưng học với cô, với mấy tṛ khác, nhưng với Tấn th́ cái bụng... Chợt , Y B ‘Rơ ngó châm bẩm vào bộ dạng thảm hại của cô giáo : - Mà, cô giáo đi đâu để bị té xe, áo quần dơ bẩn dữ vậy nè ? - Cô đi kiếm em về trường chữa cái chân găy cho Tấn. Nghe dứt, Y B’Rơ quay phắt, buông thỏng một câu lạnh tanh : -Mặc kệ nó! Cô hoảng hồn, nói giọng van nài : - Ô không ! Không được đâu. Nếu em bỏ đi th́ cái chân em ấy sẽ không được cứu chữa kịp thời, sẽ ... - Kệ nó ! Nó xấu lắm. Nó xấu với cô. Nó xấu với em, cô thương nó làm ǵ ? - Nhưng nếu em ấy bị găy chân, dù có được chạy chữa, chưa chắc tránh khỏi bị tật. Cha mẹ em ấy không để cô yên thân đâu. Cô tin, em sẽ... Y B’Rơ quay mặt lại, nh́n thẳng mắt cô, dịu giọng : - Cô không phải sợ. Một thằng học tṛ xấu xa như thế, bị vậy mới đáng. Cô giáo như nghĩ ra được một điều : - Thế c̣n cha nuôi của em. Em đi rồi ai săn sóc ông ? Đôi mắt Y B’Rơ chợt tối, anh hướng mặt về phía khu vườn nhà thân thuộc của anh, ḷng nặng trĩu như đeo đá. Đứng một lúc lâu như thế, cuối cùng, anh quay gót bước đi, dáng lừng khừng của kẻ không muốn ra đi mà cũng không muốn ở lại. Cô giáo Thúy không c̣n nói thêm ǵ với Y B’Rơ được nữa. Cô cảm nhận ḿnh là kẻ bất tài, không có khả năng thuyết phục ai, dù đó là một học sinh có đầu óc đơn giản và trái tim nhân hậu như Y B’Rơ. Th́ ra, ḷng tự trọng dân tộc, đối với người miền núi thật cao vời, cao hơn hẳn mọi thứ t́nh cảm khác trên đời. Thúy bây giờ như con người mất hết sức sống. Cô những muốn làm như Y B’Rơ, quay lưng lại với tất cả, ra đường cái, đón chiếc thổ mộ trở về thành phố, sau đó ra sao, cô không cần biết. Nhưng, không được rồi, Cô vẫn phải về trường thôi. Về, để nhận lấy cơn thịnh nộ của cha mẹ thằng Tấn khi nghe tin, đến trường, nh́n thấy con cưng của ḿnh...Ôi ! Thúy không dám tưởng tượng thêm nữa. Ngắm con đường nhỏ trước mặt, cô chỉ mong nó cứ dài ra măi tới vô tận. Dắt chiếc xe đạp theo, Thúy đi bộ về trường. Tự dưng, Thúy nh́n hút về phía xa kia, nơi Y B’Rơ vừa khuất dạng, ḷng tràn trề một niềm hy vọng.
~~oo))((oo~~
CHƯƠNG 14.
- Chị về nhà nghỉ đi, chiều hăy vào. Hôm nay chủ nhật, em rảnh rỗi lắm, sẽ ở bên Tấn thay chị một buổi. Bà mẹ dáng mộc mạc, chân chất vội vả đứng lên , lễ phép chào cô giáo. Bà xuưt xoa : - Không dám phiền cô giáo. Cô đến thăm cháu một lát là quí hóa lắm rồi. Rước cô về nghỉ đi ạ. Cô giáo nói nhỏ nhưng cương quyết : - Không, chị cứ về lo lũ trẻ ở nhà. Đi sớm để đón xe cho kịp chuyến, chị à. Nể lời cô giáo, bà mẹ đành ra về. Lăm Thúy nh́n quanh pḥng bịnh vắng lặng, nghĩ bụng :” Ba mẹ thằng bé chắc khá giả nên con cái hưởng hết mọi tiện nghi. Ngay cả khi nằm bịnh viện, thằng Tấn cũng được có riêng một pḥng đặc biệt. Cô giáo rón rén tới ngồi lên chiếc ghế nhỏ đặt cạnh giường bịnh . Ngắm nh́n thằng Tấn một lúc khá lâu, cô cố t́m xem có nét tàn nhẫn, hỗn xược nào c̣n sót lại trên khuôn mặt tái xanh đang ngủ mê mệt đó không. Không, hoàn toàn không. Có chăng, chỉ là vẻ bướng bỉnh trẻ thơ mà bất cứ đứa con trai tinh nghịch nào cũng mắc phải. Lăm Thúy thắc mắc. Điều ǵ đă khiến cho thằng Tấn, một đứa trẻ thông minh, lanh lợi được giáo dục chu đáo lại trở nên hỗn xược, ngang ngạnh ? Phải chăng v́ nó bị tước bỏ danh vị lớp trưởng ? Có lư nào một đứa trẻ cũng có sẵn tố chất “tham quyền cố vị “ ? Lăm Thúy tưởng tượng tới một ngày Tấn khôn lớn, bước chân vào đời hẳn sẽ là một tham quan ô lại, bất kể thủ đoạn để triệt hạ đối thủ. Cô mỉm cười nh́n lướt lên khuôn mặt thằng Tấn, thầm th́ : - Thôi nha em. Chừng đó đủ rồi. Một chiếc chân bị tổn thương đă cho em bài học lớn nhớ đời. Đừng bao giờ xúc phạm người khác. Nếu không, em phải trả giá nặng nề hơn. Bất giác, cô giáo kéo nhẹ ghế sát hơn, đưa tay vén món tóc đẫm mồ hôi trên trán thằng Tấn. Mỉm cười khi thấy hai giọt nước mắt ứa ra hai bên khóe mi khép kín của thằng bé, cô nghĩ thầm :” Chà. Cậu bé mơ thấy ǵ mà lại khóc đây ? Đó là nước mắt do cái chân đau gây ra hay là nước mắt khóc cho một lỗi lầm không thể gột rửa ? Thôi, đừng khóc, Tấn à. Em đừng buồn nữa. Cô đă tha thứ cho em . Y B’Rơ cũng tha thứ cho em rồi mà.” Lăm Thúy lại đưa tay nhè nhẹ vuốt vuốt mấy cọng tóc trên trán thằng Tấn qua bên, để lộ gương mặt thông minh, trắng trẻo và thật ngây thơ. Chạnh ḷng, Thúy nhớ những đứa em ở nhà. Những đứa em trai, dù đứa lớn, đứa nhỏ cũng chỉ biết nghịch ngợm, ưa trêu đùa bà chị chưa tới tuổi đôi mươi, ưa mơ mộng hơn là ưa bắt ne, bắt nẹt các em, chứ chưa hề các em dám có lời hỗn xược hay có cử chỉ thất thố với bà chị. Bây giờ, đă một lần bị đứa trẻ con hạ nhục, Thúy tự vực ḿnh dậy bằng cách sẵn sàng tha thứ, như tha thứ cho đứa em trai. Thử tưởng tựơng xem. Em trai cô cũng có hành động như Tấn, cũng hung hăng, hỗn xược với cô, cô sẽ xử sự ra sao đây ?Có lẽ cô sẽ táng cho nó một bạt tai cỡ trời giáng, để nó nhận ra ḿnh đă phạm một lỗi rất nghiêm trọng. Sau đó, khi thằng bé đă thấm thía bài học, cô sẽ gọi em tới, vuốt tóc em và dịu dàng khuyên em : - Lần sau em không được làm thế, xấu lắm, không xứng là “nam nhi chi chí “! Thế nào, đứa em cũng nghếch mắt lên hỏi ngay : - “Nam nhi chi chí “ nghĩa là chi vậy chị ? Thế nào, cô chị cũng cốc nhẹ đầu em, nói đùa : - Nghĩa là, con trai mà cứ hỗn láo với người lớn th́ đầu tóc thế nào cũng đầy chí, chí, chí mà thôi. Thế rồi, đứa em xanh mặt, ṿ đầu muốn khóc. Thế rồi, cô chị ôm đầu em, cười giễu cợt : - Ngốc ơi là ngốc ! Chị nói giỡn đó. “Nam nhi chi chí “ nghĩa là làm con trai phải có chí lớn, muốn có chí lớn tốt đẹp th́ ngay lúc nhỏ phải biết cư xử đàng hoàng, phải tôn trọng và vâng lời người lớn, phải biết làm điều hay, tránh làm điều xấu... Cô Thúy tính chuyện thao thao bất tuyệt giảng luân lư cho đứa em trai trong mơ, bỗng cô thoáng thấy thằng Tấn động đậy mi mắt, hai giọt nước lại ứa ra, lăn dài hai bên thái dương. Nó khẽ cựa ḿnh, nằm nghiêng, xây mặt vào trong ngủ tiếp. Cô Thúy mủm mỉm cười nghĩ thầm :”Ừ phải đó, em hăy ngủ cho say, mau lành chân, nhưng em đừng khóc trong khi ngủ như thế, khiến cô càng lo, chỉ sợ em khó quên kỹ niệm đáng buồn này. Yên tâm đi nghe em. Cô đă quên chuyện đó, cô coi em như đứa em trai cô ở nhà rồi mà.” Ồ, không ! Tấn đâu có ngủ. Nó chỉ giả vờ. Ngay từ lúc cô giáo bước vào pḥng, đang nằm chờ mẹ cho ăn cam, nó vội nhắm tít mắt lại, thở điều ḥa như thể đang ngủ say lắm. Nó phải làm thế chỉ v́ nó không dám giáp mặt cô giáo. Nỗi xấu hổ ê chề làm nặng trĩu trái tim nó. Nó muốn trốn tất cả mọi người. May đâu, ba nó đă yêu cầu bịnh viện cho nó được một ḿnh, một pḥng. Nếu không, nó cũng không dám nh́n thẳng mặt những người lạ. Nó có mặc cảm, nếu bất cứ ai, dù lạ, dù quen, chỉ cần nh́n qua mặt nó một lần là nhận ra ngay nó là đứa học tṛ mất dạy, hỗn láo nhất trường. Phải, nó tự biết ḿnh là đứa mất dạy nhất. Trước nó, chưa hề có đứa nào, dù đáng ghét, ngổ ngáo đến đâu chăng nữa, lại dám... Nghĩ đến điều này, nó lạnh toát cả người. Có lẽ từ nay chẳng có đứa bạn nào dám đến gần nó. Chúng sợ lây cái xấu xa, vô lễ của nó. Cô giáo vẫn từng dạy :” gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng “. Nó đă trở thành mực đen mất rồi. Ai thèm chơi với nó nữa. Vậy mà trước đây, nó vẫn từng là ngọn đèn sáng cho cả lớp. Ngay ở nhà, ba mẹ cũng nhiều lúc đem nó ra làm gương cho lũ nhóc, em nó. Nghĩ đến ba, thằng Tấn cảm thấy sờn ḷng. Nhớ hôm ba nó biết tin, vội đến t́m con ở pḥng cấp cứu. Khi nghe kể rơ mọi chuyện, ông chẳng thương xót cái chân găy của nó th́ chớ, ông xông ngay lại, suưt dộng cho nó một đấm vào ống chân bên kia. Cũng may, mẹ nó tóm được tay ông, gh́ chặt lạy vang, ông mới thôi. Không đánh được con, ông quay qua xỉa xói con bằng những lời lẽ khó nghe : -...Thầy cô mày, mày coi không ra ǵ th́ cha mẹ mày, mày coi như bỏ, phải không ? Thằng mất dạy kia ? Đồ cái thứ con không ông, không cha. Sao mày không găy luôn hai chân cho xong đi. Sao anh Y B’Rơ chữa cho mày lành chân làm ǵ, uổng công. Cái thứ như mày bỏ xó mới đúng. Giờ đây , tao với mẹ mày c̣n mặt mũi đâu nh́n mặt cô giáo nữa. Tao có lạy sói đầu, cô giáo cũng không tha tội cho mày đâu ! Đồ cái thứ...đồ cái thứ... Ông giận đỏ rần mặt. La hét một hồi, ông bỏ về, mặc cho hai mẹ con ôm nhau, khóc không ra tiếng. Suốt một buổi chiều, suốt một buổi tối, ba nó không vào nh́n mặt con lần nào nữa, chỉ gởi gắm nó cho các bác sĩ khoa xương, rồi biệt tăm. Ba giận nó lắm. Mà sao không giận nó được kia chứ, khi mà cha mẹ nó nổi tiếng con nhà gia giáo, giàu có nhất làng vậy mà lại có đứa con trai bôi tro, trát trấu vào mặt cả nhà như thế ? Nghĩ đến điều nhục nhă này, thằng Tấn rùng ḿnh. Nó ước chi ḿnh biến thành giọt nước, rồi bốc hơi để tan vào không khí ngay tức khắc. Nó lại mơ, cô tiên áo xanh biết nó đang khóc, thế là cô hiện ra hỏi, sau đó cho nó 3 điều ước. Nó chi xin một điều thôi. Cho nó một cục tẩy thần kỳ, nó tẩy vào quá khứ của sáng hôm qua, xóa sạch, không c̣n có cảnh nó đứng nghênh ngang tại bàn học và mắng cô giáo “ Đồ ng...” Ồ, không, không ! Từ nay hai từ đáng sợ đó đă trở thành húy kỵ. Nó không dám nghĩ đến, đừng nói chi thốt nên thành lời. Có điều lạ, nó cứ ray rứt thắc mắc trong ḷng. Không hiểu tại sao nó hỗn hào, mất dạy như thế mà cô chỉ tát nó hai bợp tai, rồi cô khóc, khóc rất nhiều, có vẻ đau khổ, giận dữ ghê lắm. Vậy mà sáng nay, cô giáo lại bỏ ngày Chủ nhật quí giá, vào đây ngồi canh bịnh cho nó. C̣n lấy tay cô vuốt tóc cho nó nữa. Có lư nào cô chóng quên tội nó. Cô dễ dàng tha thứ cho nó vậy sao ? Nhưng nó th́ sao đây ? Nó rất ân hận, rất đau khổ v́ đă xử sự với cô giáo không ra ǵ. Nhắm chừng cả trăm lần rồi, nó tính qú thụp xuống lạy cô, xin cô tha thứ, nhưng cũng trăm lần rồi nó không thực hiện ư muốn của ḿnh. Ngay cả khi mẹ nó bắt buộc nó xin lỗi cô, xin lỗi anh B’Rơ, nó vẫn ĺ mặt ra không vâng lời. Bản mặt nó trơ trơ ra nhưng nước mắt th́ nó nuốt vô bụng. Vậy nghĩa là sao ? Lúc này, cô giáo ngồi kề bên giường bịnh nó đang nằm. Đây là cơ hội để nó xin lỗi. Chỉ cần nó đưa tay ra là có thế nắm được tay cô. Bằng cả hai tay nắm chặt tay cô, nó sẽ vừa khóc vừa nói : - Thưa cô. Em có tội rất lớn với cô, xin cô tha lỗi cho em lần này. Em thề, từ nay không bao giờ dám ...
Trời ơi ! Một câu nói dễ dàng như thế mà nó chỉ nghĩ
trong óc,mắt nó vẫn nhắm tít, miệng nó vẫn câm như thóc. Thằng Tấn bỗng
rên khẽ, trở mặt ra, hi hí mắt, thấy cô đang chăm chú nh́n nó, nó càng
ngượng chín cả ḷng. Đành lại giả vờ ngủ say tiếp. - Ngủ được như thế là tốt. Mau lành chân mà đi học như b́nh thường nha em.
Cô giáo ngồi lâu sinh buồn, thơ thẩn nghĩ ngợi, nhớ
lại những ǵ đă xảy ra ngày hôm qua.
~~oo))((oo~~
Vậy là Y B’Rơ đă không bỏ mặc cô với nỗi lo sợ, bồn chồn một ḿnh. Mỉm cười cô nh́n chăm chú vào đôi tay rành nghề của Y B”Rơ đang xoa bóp nhẹ nhàng lên xuống dọc ống chân thằng Tấn. Cô thầm cảm ơn đứa học tṛ lớn xác, ngô nghê mà nghĩa t́nh thầy tṛ cũng đầy ắp như nghĩa cha con, dù là cha nuôi đi nữa. Trong lúc mọi người lặng yên theo dơi từng cử chỉ của Y B’Rơ, cửa lớp bỗng đánh “Rầm“ một tiếng lớn. Một người đàn bà hớt hải chạy ùa vào, theo sau ba bốn người đàn bà nông dân khác. Thêm một lần nữa, cô giáo Thúy cảm thấy trái tim thắt lại, đau nhói. Cô vội đứng lên, nép người sau lưng thầy hiệu trưởng, lúc ấy cũng đang ở cạnh đó. Người đàn bà không lư ǵ đến ai, vẹt bầy con nít qua bên, qú thụp xuống cạnh thằng Tấn, miệng bù lu, bù loa : - Trời ơi, con ơi ! Con nghịch, con phá làm sao ra nông nổi này ? Khổ thân con tôi chưa nè. Trời ơi là trời ! hu ...hu. Con ơi là con... Thầy hiệu trưởng đến bên bà mẹ, từ tốn nói : - Mời bà qua văn pḥng, tôi sẽ nói rơ đầu đuôi. Thầy dặn ḍ cô giáo Thúy : - Sau khi em Y B’Rơ nẹp gỗ vào chân, cô cứ để em ấy nằm yên như thế. Tôi sẽ t́m cách đưa em ấy về thành phố càng sớm, càng tốt. Đoạn, thầy quay qua đám học tṛ nhỏ, đưa hai tay lùa lùa : - Thôi , thôi. Mời tất cả về chỗ ngồi. Mấy em lớp khác cũng về lớp ḿnh hết đi. Cô giáo Thúy không c̣n để ư ǵ đến chung quanh nữa, đi từng bước về bàn ḿnh, ngồi phịch xuống ghế, vẻ hoang mang trong mắt càng lúc càng lộ rơ hơn. Không đầy mươi phút sau, thầy hiệu trưởng và bà mẹ Tấn cùng đám bà con đă trở lại. Vừa vào đến cửa lớp, bà chạy xổ đến bên cô, sụp xuống vái lia lịa, miệng mếu máo : - Thưa cô. Em lạy cô. Cô tha cho cháu. Con dại cái mang. Con em lỡ mồm, lỡ miệng, giờ em lạy cô ngàn lạy, em lạy cô vạn lạy. Cô tha tội cho cháu. Lăm Thúy hoảng hồn đứng bật dậy. Cô không ngờ t́nh thế không như cô tưởng. Cô đứng sững tại chỗ, đăm đăm nh́n người mẹ đang qú dưới đất với vẻ vô hồn. Chợt nước mắt ứa ra, lăn dài xuống đôi má nhợt nhạt của cô giáo. Cô biết, cô không khóc v́ cảm động trước sự thành tâm nhận lỗi thay con của bà mẹ. Cô cũng không khóc v́ ǵ cả. Nước mắt chảy ra chỉ là do phản xạ tâm sinh lư trong cô. Suốt mấy giờ liền, biết bao biến động tâm hồn đă làm nghẹt ứ buồng tim cô. Nỗi sợ hăi, lo lắng, buồn nản,thất vọng, tủi nhục, giận dữ...Tất cả lẫn lộn, chen lấn nhau trong trái tim nhỏ bé của cô khiến cô cảm thấy bản thân trở nên nặng nề, u uất. Nay, người đàn bà này đến đây, vừa qú sụp xuống, ôm lấy chân cô, tha thiết van xin, bỗng nhiên, cô cảm thấy mạng lưới kinh mạch trong người cô tức th́ được khai thông. Nỗi nghẹn ngào, ấm ức vỡ ̣a theo đôi gịng nước mắt thoát đổ ra ngoài. Như hiểu được tâm trạng của cô giáo, thầy hiệu trưởng cười cười, cúi người xuống nâng bà mẹ thằng Tấn đứng lên, nói đùa : - Chà, chà. Bà chị này! Làm ǵ kỳ vậy ? Cô giáo c̣n trẻ lắm đó. Lạy măi như thế, cô ấy tổn thọ bây giờ. Lũ trẻ con trong lớp tới lúc này mới rúc rích cười, nhẹ nhơm cả người. Cô giáo cũng kín đáo thở ra một hơi dài nhè nhẹ. Cô ôn tồn nói : - Chị đừng làm thế. Em đáng em út chị thôi. Về việc em Tấn, chị đừng buồn. Em không giận em ấy đâu. Trẻ con mà, làm sao tránh được thói ngông nghênh ? Điều đáng nói, chúng ta cần hiểu rơ tính cách mỗi em rồi dạy bảo dần dần thôi chị à. Bà mẹ vái cô giáo mấy cái rồi quay qua chỗ Y B’Rơ đang ngồi bên cạnh thằng Tấn. Bà rụt rè hỏi : - Cháu ơi ! Có phải cháu là .. Y B’Rơ gật đầu cùng với gương mặt đanh lại, ngước lên nh́n, vẻ sẵn sàng nghênh chiến : - Phải, Tôi là Y B’Rơ đây. Tôi đă làm găy chân nó đấy.. Biết Y B’Rơ hiểu lầm , bà mẹ vội vă xua tay : - Không ! Không ! Bác không dám trách cháu chuyện đó. Thằng con bác đáng bị trừng trị như thế lắm. Bác chỉ muốn biết có phải đúng cháu là kẻ bị thằng Tấn gọi là...là... Bỗng bà ôm lấy hai vai Y B’Rơ, nói rối rít : - Cháu ơi, bác lạy cháu. Cháu tha cho thằng Tấn con bác. Bác cắn rơm, cắn cỏ xin cháu tha tội cho nó. Tại bác ở nhà cưng chiều nó quá nên nó mới đổ đốn ra thế. Chiều nay ba nó về, biết chuyện chắc ổng giết luôn nó cho coi. Trời ơi là trời, sao cái số con nó khổ vậy nè trời... Hiểu hết những lời bà mẹ nói, Y B’Rơ ngớ mặt nh́n bà, vẻ ngỡ ngàng làm gương mặt anh dài thuỗn ra. Cũng như cô giáo , anh không ngờ t́nh h́nh lại xoay ngược như thế. Trong bụng, anh sợ cha mẹ của thằng Tấn sẽ kiện anh về tội đả thương con họ, anh cũng lo họ sẽ qui mọi trách nhiệm lên cô giáo, sẽ không tiếc lời mắng nhiếc, xỉ vả cô giống hệt con trai họ, từng không ngại ngùng ǵ mắng cô như thế. Chỉ bởi thương cô giáo rồi đây phải một ḿnh chịu bao nỗi nhục nhă, Y B’Rơ đă quyết định trở về trường chữa chân cho thằng Tấn. Nói đúng hơn, Y B’Rơ chỉ nghĩ thương cô giáo một nửa, c̣n nửa kia anh để dành cho ông bác sĩ, cha nuôi anh. Nếu không v́ hai người thân yêu đó, anh đă dông thẳng về buôn làng. Anh không thể thở chung một bầu khí trời với kẻ đă khinh miệt dân tộc anh. H́nh như cho rằng việc tự ḿnh nhận tội cho con vẫn chưa đủ, bà mẹ đột nhiên xề đến bên thằng Tấn , nói như quát : - Tấn ! Mày ngồi dậy đi rồi lạy cô giáo, lạy anh bạn mày mà xin lỗi đi, mau lên ! Từ lúc mẹ nó vào, thằng Tấn vẫn nằm im trên sàn lớp, bản mặt nó căng căng vô cảm. Giờ đây, nghe mẹ nói, nó càng câm nín hơn nhưng đôi mắt ngân ngấn nước. Bà mẹ nổi nóng lên, bất kể cái chân đau của con, tóm lấy hai vai thằng bé, lay thật mạnh : - Qú đi, mày qú đi, lạy cô, lạy anh bạn. Xin lỗi, mau lên ! Cô giáo hoảng hồn, vội ngăn lại : - Ḱa chị. Em Tấn đang đau chân mà. Để em ấy nằm yên đi chớ. Cô nh́n chằm chằm hai gịng nước mắt đang chảy xuống hai bên thái dương thằng bé. Cô hiểu thằng Tấn đang khổ sở v́ ân hận và xấu hổ giữa đám đông thầy cô, bạn bè và mẹ nó nữa. Hiện giờ nó chỉ muốn hóa thành đá. C̣n cách nào khiến nó có thể mở miệng để xin lỗi được nữa. Kéo tay bà mẹ đứng lên , cô nói như giảng bài : - Chị à.Việc quan trọng ta phải làm ngay bây giờ là đưa em ấy đi bịnh viện. Em Y B’Rơ chỉ làm được mỗi việc sắp đặt lại chỗ xương găy cho đúng khớp, rồi bó nẹp lại. Ở bịnh viện, em Tấn sẽ được bó bột một thời gian dài, cái chân sẽ lành lặn như cũ...
Tiếng kẹt cửa khá lớn làm cô giáo giật ḿnh, sực tỉnh, ra khỏi cơn hồi ức. Một vị bác sĩ trung niên đi vào, theo sau là cô y tá đang tiến về phía cô. Ông nói oang oang, giọng vui vẻ : -Trời đất ! giờ này mà c̣n ngủ ! Cậu bé, thức dậy đi. Chúng tôi cần “Trét hồ, tô xi măng “ vào ống chân cậu nữa chứ. Bộ cậu bé không muốn có cặp chân khóe mạnh để đá banh, đá cầu với bạn bè nữa à ?
Thằng Tấn không giả vờ ngủ say được nữa, mở bừng mắt
ra. H́nh ảnh đầu tiên nó thấy, ấy là gương mặt dịu hiền của cô giáo.
Không hiểu sao, nó nh́n cô đăm đăm rồi nhoẻn miệng cười. Cô giáo cũng nở
nụ cười thật tươi, chào đón nó.
|