Lương Tố Nga
Chương 7, 8, 9
Thằng Khanh đang trực vệ sinh lớp. Nó ra sức cùng thằng Lú, thằng Việt quét lớp, sắp đặt bàn ghế. Nhác thấy bóng cô giáo bước xuống chiếc thổ mộ, với một gói ǵ đó khá lớn, nó phóng chân đến bên đỡ lấy giúp cô. Cô giáo hỏi ngay : - Em biết nhà Y B’Rơ chớ ? - Dạ biết ạ. Đáp xong, thằng Khanh biết ngay ḿnh hớ. Nếu cô giáo đoán ra nó t́m thấy nhà Y B’Rơ trong trường hợp chẳng hay ho ǵ, chắc hẳn cô sẽ cho nó liền tù t́ 2 con số o hạnh kiểm, vậy là...bỏ xừ ! May quá, cô chẳng để ư tới bộ dạng lúng túng của nó. Cô dặn ḍ với giọng nói như ra lệnh : - Em đem số áo quần này đến nhà Y B’Rơ, nói em ấy chọn bộ nào vừa người th́ mặc vào rồi đến lớp học. Lẹ lẹ lên nghe chưa ! Đă đúng 7 giờ, lễ chào cờ mỗi sáng bắt đầu mà Y B’Rơ vẫn chưa tới. Cô giáo nh́n đăm đăm về phía con đường làng xa xa, nơi đó có Y B’Rơ thường xuất hiện từ mút con đê, băng qua đám dứa dại rồi hấp tấp đôi chân dài, sải bước đến trường. Hôm nào cũng như hôm nào, Y B’Rơ đến sớm hơn các bạn 10 phút. Vậy mà... Giờ này, toàn trường đă vào hàng lối, trật tự, im lặng chờ đợi người điểu khiển lễ chào cờ, nhưng đă quá 5 phút, Y B’Rơ vẫn biệt tăm. Cuối cùng cô Thúy đến bên Tấn, nhẹ nhàng nói : - Tấn, em lên thay thế Y B’Rơ điều khiển chào cờ đi em. Thằng Tấn làm như không nghe, ngước mắt nh́n mông lên ngọn cột cờ trống vắng màu cờ. Cô giáo giục lần thứ hai : - Em không nghe cô nói à, lên điều khiển chào cờ đi, mau lên. Thằng Tấn, nh́n thẳng mặt cô trả lời dấm dẳn : - H́nh như em quên mất cách điều khiển chào cờ rồi cô. Thôi, cô ráng đợi thêm chút nữa. Cô giáo trợn tṛn mắt nh́n trả đứa học tṛ ngông nghênh trước mặt, trong một thoáng, cô nghi ngờ chính Tấn đă gây nên t́nh cảnh thất thường hôm nay. Cô nghiêm mặt quát khẽ :
- Bước lên, mau ! - Anh Rờ, anh Rờ đến rồi. Bất ngờ, nhiều tiếng cười khúc khích nổi lên, ban đầu c̣n nhỏ sau ̣a ra với đủ giọng cười, kể cả tiếng thanh, tiếng trầm của thầy cô giáo cùng góp vui. Cô giáo Thúy thảng thốt nh́n ra cổng trường. Y B’Rơ cùng thằng Khanh đang đứng ngoài hàng rào trường, không chịu vào. Tiếng cười càng vỡ ̣a, Y B’Rơ càng nép vào góc cổng rào sát hơn. Măi sau, do sức kéo của thằng Khanh, Y B’Rơ mới bước từng bước một vào trường. Bọn trẻ trong trường không c̣n giữ ư tứ nữa, vừa cười như nắc nẻ, vừa chỉ trỏ ồn ào. Lăm Thúy cắn chặt môi. Cô không biết ḿnh nên cười hay nên khóc khi thấy t́nh trạng của Y B’Rơ lúc đó. Hơn nửa tá áo quần cô quyên góp được từ từng nhà bà con, định đem về trường để Y B ‘Rơ chọn vài bộ mặc đi học, bây giờ trở thành công cốc, c̣n gây ra cảnh dở khóc dở cười này. Thử nh́n đi. Chiếc áo sơ mi c̣n trắng tinh vậy mà biến thành thảm hại trên tấm ngực nở đầy của chàng trai miền núi ngây thơ. Nó căng ra khiến cho những nút, những khuy bỗng trở thành vô dụng. Hai tay áo măng-sết không gài được, để x̣e ra, phơ phất. Phần chiếc quần Tây dài càng đáng buồn hơn. Hăy c̣n mới, thế mà tṛng vào đôi cẳng quen chạy sải chân, nó trở nên te tua. H́nh như, muốn mặc nó, Y B’Rơ phải xé rách đi một đôi chỗ. Trông bộ dạng Y B’Rơ “ hề “ đến vậy, làm sao bọn trẻ con lẫn người lớn có thể kềm chế được một tràng cười thỏa thích ? Bỗng, như không thể chịu đựng được nữa sự xúc phạm đă lên cao độ, Y B’Rơ liệng “ xạch “ mấy cuốn tập cùng b́nh mực trên tay xuống đất. Hai tay bứt chiếc áo ra khỏi người, anh hét lên một cách giận dữ và man dại : - Tôi không học nữa. Tôi không học nữa. Tôi về. Tôi về buôn làng thôi... Anh lấy tay đập b́nh bịch lên ngực ḿnh như đánh trống, tưởng chừng cái trống sẽ vỡ ra nếu không có người ngăn lại. Cô giáo Thúy hết nh́n sững vào Y B’Rơ lại đưa mắt quanh trường, rồi quay đầu t́m thầy hiệu trưởng. Cô bối rối nhận ra ai ai cũng không biết làm ǵ, nói cái gi. Lũ trẻ con đă im tiếng cười. Chúng đứng tựa vào nhau, sượng sùng theo dơi từng cử chỉ của...” Tạt Zdăng nỗi giận “. Cô Thúy chậm chạp đi về phía đứa học tṛ lớn cồ của cô. Giờ đây như con sư tử bị sập bẫy, lồng lộng lên với nỗi xấu hổ lẫn uất hận. Trông cô giáo trong chiếc áo dài màu thiên thanh bỗng trở nên nhỏ bé, mong manh quá trước cặp mắt nẩy lửa, cái miệng nhe răng trắng ra gầm gừ, điên tiết của Y B’Rơ. Lăm Thúy cúi người, từ tốn nhặt những bút, những tập lẫn cả b́nh mực tím nhỏ, gom lại. Với đôi mắt rươm rướm lệ, cô dịu dàng nắm lấy bàn tay to bè, chai sạn của Y B’Rơ, đặt tất cả lên. Cô nói nhỏ nhẹ nhưng nghe rất rơ : - Y B’Rơ. Em hăy b́nh tĩnh lại. Cô xin lỗi. Tất cả do cô không biết rơ kích thước, số đo áo quần em. Cô cứ ngỡ cỡ học sinh lớp 12 là đủ vừa cho em rồi, ai dè ra nông nỗi. Nếu hôm nay em cho rằng ăn mặc như vầy không đàng hoàng để vào lớp, em hăy nghỉ học một bữa nữa. Trưa nay về nhà trọ trên thành phố, cô sẽ kiếm một bộ áo quần lớn kích hơn... Cô chưa nói hết, Y B’ Rơ lại như nổi thêm cơn điên, cằm anh bạnh ra, miệng anh rít lên : - Không ! Không ! Cô đừng mất công. Tôi ghét ... ghét những áo quần bó chặt cái ngực tôi, bó chặt cái bụng tôi...Tôi ghét đi học. Tôi muốn về buôn tôi. Trên buôn tôi, không ai mặc áo quần. Tôi cũng không. Tôi chỉ có quấn chiếc xà rông chạy khắp buôn mà không ai cười tôi, không ai trêu tôi, không ai la rầy tôi... Y B’Rơ ngừng nói, ngồi bệt ra đất, hai tay ôm đầu, vẻ chán nản cùng cực. Lăm Thúy đứng lặng người trước Y B’Rơ khá lâu như muốn nhận hết vào ḿnh cơn giận dữ. Cuối cùng, cô đi thật nhanh lên hàng hiên trước pḥng hiệu trưởng. Nơi ấy, thầy hiệu trưởng chứng kiến từ đầu mọi chuyện mà chưa hề lên tiếng. Cô giáo đến bên thầy, th́ thầm một lát. Thầy lắng nghe rồi gật đầu. Thầy trở vào văn pḥng, nhường chỗ đứng cho cô Thúy.
~~oo))((oo~~
CHƯƠNG 8
Không một lời đáp lại nhưng nhận ra cô giáo Thúy có vẻ khác với ngày thường, ṭ ṃ, mọi người từ thầy cô giáo cho đến tất cả học sinh đều im phăng phắc, hướng mặt về cô, chờ đợi. Hít lấy một hơi thật dài, Lăm Thúy lướt ánh mắt nh́n bao quát sân trường, hi vọng mọi con mắt đổ về, lắng nghe những ǵ cô sắp nói. Cô sắp nói ǵ cô chưa định rơ, nhưng cô tin đây là cơ hội vàng để cô chuộc lỗi với Y B ‘Rơ, cũng là lúc dạy cho các em học sinh một bài học đạo đức làm người. Theo ư cô, không có ǵ hiệu quả bằng một bài học rút ra từ hiện tượng đang xảy ra trước mắt với đầy đủ cảm xúc rất chân thật. Hít sâu một hơi lần nữa , cô giáo bắt đầu : - Các em học sinh thân mến... Cô ngần ngừ một lát và quyết định nói tiếp : - Sáng nay chúng ta bỏ qua buổi chào cờ. Thay vào đó, cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện đời xưa ... Mới nghe cô nói tới đó, bọn trẻ trong sân trường cùng ồ lên, kinh ngạc và thích thú. Cô cười vẻ hóm hỉnh , tiếp tục nói : - Phải.Một câu chuyện “ Đời xửa , đời xưa “ hẳn ḥi. Dù em nào đă biết câu chuyện cô kể, cũng phải giữ im lặng mà nghe. Cô giáo đầng hắng, vừa lấy giọng vừa h́nh thành trong đầu những ǵ sẽ kể. Cô bắt đầu, giọng như đùa : -“ Ngày xửa, ngày xưa... xưa lắm. Xưa đến nỗi cô quên mất thời ấy là thời nào. Nơi ấy là nơi nào, chỉ nhớ rằng ở một huyện nọ có một người mẹ già và một đứa con trai, đùm bọc nhau, sống trong căn nhà gần mục nát. Trước kia, gia đ́nh họ không cực như thế. Lúc ấy người cha c̣n sống, ông làm quan. Một vị quan thanh liêm nên vợ con ông chỉ đủ ăn, đủ mặc. Cho đến khi đứa con lớn lên đang chuẩn bị sách đèn, học tập đêm ngày, hy vọng đi thi, chiếm bảng vàng, nối nghiệp cha, bỗng nhiên, người cha bịnh, qua đời. Vậy rồi, hai mẹ con lâm cảnh bần hàn. Người mẹ yếu đuối vẫn cố tảo tần nuôi con ăn học. Người con, tuy cảnh nhà mỗi ngày một kiệt quệ vẫn không nản chí, nhất định học hành chăm chỉ để không phụ ḷng mẹ, khỏi tủi vong linh cha. Đến lúc người mẹ đuối sức, ngă bịnh, người con c̣n độc bộ áo quần để mặc. Tính chuyện giữ ǵn bộ áo quần được dùng lâu hơn, anh con trai chỉ mặc áo quần khi đi học, hoặc ra ngoài. Ở nhà , anh vận một cái khố bằng lá chuối... - A ! Tao biết truyện ǵ rồi. Trần Minh Khố Chuối chứ ǵ. Một tiếng reo lớn phát ra từ dăy học sinh lớp Năm 4, giọng thằng Tấn, không sai. Cả trường quay lại nh́n, vẻ trách móc. Cô Thúy nghiêm mặt : - Em Tấn. Không được ngắt lời. Cô dặn rồi, không nhớ sao ? Cô nh́n bao quát sân trường, ngắm những gương mặt chờ nghe . Cô tiếp : - Đúng thế, nhân vật chính của câu chuyện tên là Trần Minh. Một hôm các bạn cùng lớp đột ngột đến thăm nhà người bạn nghèo, thấy bạn ăn vận như vậy, chẳng thương th́ chớ, lại mỉa mai đặt cho cái tên là Trần Minh Khố Chuối ...” Với giọng kể chuyện khúc chiết nhẹ nhàng, cô giáo đă dẫn dắt các em, kể cả những em đă đọc trước rồi, say mê theo suốt câu chuyện cho đến hết. Sau đó, cô giáo đặt câu hỏi gợi ư : - Các em. Các em có thấy anh Trần Minh đáng khâm phục không ? - Thưa cô, có. Tất cả đám trẻ con cùng trả lời rập ràng , vang vọng trong nắng sớm vào Đông. - Các em có thấy anh Trần Minh đáng để cho các em noi gương không ? - Thưa cô, có. - Các em sẽ noi gương anh Trần Minh những ǵ nào ? Rất nhiều tiếng “ Thưa cô. Thưa cô”. Rồi ngắt ngứ cuối cùng tắc tị. Cô giáo mủm mỉm cười, đưa mắt nh́n khắp lượt vẻ lúng túng của lũ trẻ con trước mặt. Một cơn gió lạnh lướt qua hàng hiên trống vắng. Cô giáo Thúy khẽ rùng ḿnh. Các em học sinh cũng rùng ḿnh. Chúng lao xao nép vào nhau, những ṿng tay nhỏ bé ôm choàng lấy bờ vai nhau như t́m chút ấm áp. Lăm Thúy cắn chặt môi, không nói ǵ, đưa mắt nh́n đăm đăm đám học sinh nhỏ bé đang đứng không c̣n theo hàng lối trên sân trường. Cô nhận ra hầu như phần lớn câc em học sinh ăn mặc rất phong phanh. Đầu không nón. Tóc không chải. Chân không giày, không dép. Cô đưa tầm nh́n ra xa kia, nơi có những ngôi nhà mái tranh, vách đất nhỏ nhoi ẩn ḿnh sau lũy tre vật vờ, đong đưa. Nơi có những con đê nhăo nhoẹt đất bùn. Nơi có những bờ ao đầy rau muống, bèo hoa nhưng cá tôm lưa thưa, lặng lờ. Xa hơn nữa là những thửa ruộng quặt quẹo, không đủ thênh thang để cho lũ c̣ trắng tung đôi cánh sải... Nghĩa là, nơi đây quê làng nghèo nàn nuôi lớn các em, chắc cũng lắm vất vả, nhọc nhằn ? Liệu hôm nay cô kể câu chuyện Trần Minh Khố Chuối có xui khiến các em phải chạnh ḷng, thương cho tuổi thơ không đủ ấm, đủ no của chính ḿnh không ? Cô giáo khẽ thở dài, đưa ḿnh về với thực tại trước mắt. Cô chùng ḷng không muốn tiếp tục bài học luân lư dở dang. Nhưng cô đổi ư khi bắt gặp dáng ngồi ngộ nghĩnh của Y B”Rơ, một chân chèo, một chân chống dưới đất, hai tay bó gối, hướng mắt về phía cô, vẻ chờ đợi như đă qua hàng thế kỷ. Cô giáo tiếp tục nói, như thể chưa hề gián đoạn giây phút nào : - Các em. Qua câu chuyện cô đă kể, chúng ta rút ra những bài học quư giá. Trong đó có bài học quư nhất các em cần nhớ. Dù ở trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu, các em đừng nản chí, bỏ học. Việc học rất quan trọng. Tri thức con người càng được tích lũy dồi dào chừng nào, cuộc sống chúng ta càng phong phú và có nhiều ư nghĩa cao đẹp chừng đó. Cô ngừng nói, đưa mắt nghiêm nghị nh́n khắp lượt đám đông trước mặt, như thể chờ cho lời nói của cô thấm thấu vào từng ngơ ngách tâm hồn các em. Cô tiếp : - Các em. Các em có tin không khi cô nói ngày nay cũng có rất nhiều Trần Minh Khố Chuối. Những em học sinh nghèo khó đă vượt qua trở ngại để tiếp tục học hành, cố vươn tới đỉnh cao của tri thức. Bất ngờ, cô giáo trỏ thẳng bàn tay ḿnh về phía Y B’Rơ, dơng dạc nói, như kịch : - Đúng. Các em à. Có nhiều Trần Minh Khố Chuối trong hiện tại. Và...điển h́nh là... Y Bờ ...Rơ ! Các em học sinh toàn trường nhất loạt cùng quay nh́n vào chỗ Y B’Rơ. Ban đầu c̣n ngơ ngác, sau hiểu ra, các em bật cười, vỗ tay váng lên như vừa xem xong một vở kịch vừa cảm động, vừa rất vui. Y B’ Rơ không hiểu ǵ cũng toét miệng cười.
~~oo))((oo~~
Cô giáo Thúy chờ cho ngớt tiếng cười, giọng cô vang lên nhẹ nhàng : - Các em thân mến. Phải đó. Trường chúng ta cũng có một Trần minh Khố Chuối. Nhưng, Trần Minh này đáng thương, đáng quí và đáng trọng hơn nhiều. Bởi, hoàn cảnh của Y B’Rơ đặc biệt hơn nhiều. Trước đây, Y B’Rơ vốn được sinh ra trong một gia đ́nh tuy vất vả nhưng luôn luôn đủ ăn. Quê hương em ấy là một buôn làng nhỏ ở xa măi tận núi rừng Tây nguyên... Cô giáo ngưng nói, nh́n một ṿng sân trường để cảm nhận sức chú ư của học sinh. Cô tiếp : -Một hôm. Đang yên lành, bỗng đại họa giáng xuống buôn làng. Một bịnh dịch không tên lan tràn khắp buôn. Người người theo nhau ngă xuống. Gia đ́nh em ấy cũng không thoát dịch họa. Ban đầu, tía em nhuốm bịnh, sốt rất cao, mệt mỏi, ho sù sụ, nằm bẹp gí một chỗ. Tiếp theo, mế em bịnh. Đến lượt hai em gái cũng vậy. Chỉ có Y B’Rơ chưa việc ǵ. Trong lúc em đang quay cuồng lo lắng, sợ cả nhà sẽ bỏ em mà theo Giàng, em sống với ai đây ? Một chiều nắng vừa tắt trên sân, một người đàn ông xa lạ, có dáng người Kinh vào đến cổng buôn làng. Rất b́nh thản, không ai mời, ông cứ đi vào mỗi nhà. Đặt túi hành trang trên vai xuống, lục ra một chai nhỏ thuốc viên, không nói tiếng nào, ông ghè miệng tất cả mọi người, bất kể người bịnh hay không, thảy vào viên thuốc nhỏ tṛn tṛn, trăng trắng. Thiệt lạ. Không ai phản đối, ngoan ngoăn há miệng nuốt thuốc. Rồi, ông xách túi ra đi. Ba ngày sau, ông lại đến cũng là lúc mọi người bịnh đều đă trở dậy, tỉnh táo như b́nh thường. Ông vẫn cho uống thuốc viên, cộng thêm vài thứ lá thuốc ông hái trong rừng. Cho đến khi, tất cả mọi người trong buôn không c̣n dấu hiệu căn bịnh ḱ lạ đó, ông nói mấy lời từ giă, quẩy túi lên lưng, bỏ đi, mặc cho mọi người níu kéo, mời ông ở lại hẳn buôn làng. Cuối cùng, họ đem mọi thứ quí giá, thức ăn ngon giúi vào tay ông. Ông nhất định không nhận, nói rằng 'Chữa bịnh, cứu người là thiên chức thiêng liêng của bác sĩ, nếu nhận sự trả ơn th́ có ư nghĩa ǵ nữa, huống chi ông là người của gió sương, đem theo nhiều thứ chỉ vướng víu.' Sau này, mọi người trong buôn mới biết ông ấy là một bác sĩ giỏi của tỉnh Phú yên, v́ thất chí, đi lang thang đây đó, gặp ai cần th́ giúp đỡ mà không màng danh lợi. Trong số người được ông cứu sống, gia đ́nh Y B’Rơ mang nặng ḷng nhớ ơn hơn tất cả. Họ đă bỏ công ḍ la và biết được ông sống một ḿnh trong ngôi nhà khang trang ở làng quê này đây. Tuy nhiên, suốt mấy năm dài, biết bao lần họ t́m đến nhà nhưng không hề gặp ông, dù chỉ một lần. Lối xóm cho họ biết, ông bác sĩ đi giang hồ, không biết bao giờ trở về. Vậy là mỗi lần đến không gặp mặt chủ nhà, họ quay về buôn. Trước khi đi, họ đặt xuống trước cửa nhà ông những thứ đă mang đến : nào là khô nai, nào mật ong rừng, hoa quả ...không cần biết ông có nhận được hay không. Họ đến rồi đi. Họ trịnh trọng đặt món quà xuống như đặt cả tấm ḷng biết ơn vào đó. Một hành động trả nghĩa y như loài thú dữ vẫn thường làm đối với ai đă một lần cứu mạng. Một lần, như lệ thường, tía mế và Y B’Rơ đem theo đủ thứ lỉnh kỉnh về làng th́ gặp được ông bác sĩ. Nhưng ông có mặt ở nhà chỉ v́ không thể đi lại được nữa. Căn bịnh cao huyết áp đă đốn ngă ông, nằm liệt giường. Thật đáng buồn. Bịnh tật của người khác, ông hết ḷng chữa trị. Đối với bịnh của ḿnh, ông để buông xuôi. Gặp ông bác sĩ ân nhân của ḿnh trong t́nh trạng đó, tía mế Y B’Rơ cho con ở lại, vái ông ấy làm cha nuôi. Ông một mực từ chối nhưng Y B’Rơ cứ ở ĺ. Ông đành chấp nhận. Y B’Rơ rất tận tụy với cha nuôi, săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, từng viên thuốc uống mỗi ngày. Em ấy cũng rất quí trọng, thương yêu cha nuôi, thường sợ ông lên máu bất th́nh ĺnh mỗi khi có điều buồn bực hay giận dữ. V́ vậy em cấm không cho một ai vào nhà, sợ phiền ông, có khi gây cái chết đột ngột cho ông. Thấy đứa con nuôi hiếu nghĩa, ông bác sĩ ấy rất cảm động. Nghĩ v́ ḿnh mà đứa con nuôi chịu nhiều thiệt tḥi, bỏ cha, bỏ mẹ , bỏ núi rừng về đây săn sóc mỗi ḿnh ông. Ông bác sĩ buộc Y B”Rơ phải tiếp tục đến trường để có số vốn kiến thức dành cho tương lai. V́ thế, chúng ta có Y B ‘Rơ hôm nay. Một học sinh tuy lớn xác nhưng tâm hồn cũng ngây thơ, trong trắng, dại khờ ngang tuổi các em thôi. Các em cũng biết đó, em ấy vừa phải lo cho cha nuôi, vừa phải đi học, vừa phải trồng lúa, trồng rau.. cật lực kiếm tiền mua thuốc men, thức ăn... Một học sinh như thế rất đáng để các em noi gương, thương yêu và giúp đỡ. Vậy, các em có thấy ḿnh đúng không khi cười cợt, trêu đùa em ấy lúc thấy em ấy đến trường với áo quần te tua như thế ? Vả lại có phải Y B ‘Rơ muốn ăn bận lôi thôi đến trường đâu, chẳng qua v́ ăn trộm vào nhà lấy mất bộ áo quần đi học duy nhất của em. Trong khi đó, cô lại đem về cho em những áo quần không vừa kích cỡ mới ra nông nỗi thế chứ. Cô giáo im lặng vài giây, đưa ánh mắt về chỗ đám thằng Khanh, thằng Lú, thằng Tấn đang đứng, nhíu mày, nói tiếp : - Mà kể ra, tên trộm nào đó thật nhẫn tâm, phải không các em ? Nhà Y B ‘Rơ rất nghèo, vậy mà hắn ta, tên trộm độc ác đó, lại nỡ lấy đi bộ áo quần duy nhất và đă cũ mèm của em ấy. Không biết hắn ta dùng bộ đồ đó vào việc ǵ đây ? Đang đứng khoanh tay trước ngực, thằng Tấn ngước mặt về phía văn pḥng hiệu trưởng, hóng chuyện cô kể một cách say sưa, đột nhiên nghe cô buông câu nói kết thúc với giọng điệu mỉa mai như thế, nó thoáng tái mặt, nh́n nhanh qua chỗ thằng Khanh, bụng nghĩ :”Chà ! Khỉ thật. Ḿnh cố t́nh bày tṛ làm cho thằng đầu ḅ đáng ghét đó một bữa ê mặt. Chẳng ê th́ chớ, hắn càng nổi danh, càng được nể nang hơn. Chết tiệt !” Lát sau, ở trong lớp Năm 4, thấy Y B’Rơ ngồi nghệch mặt ra, vẻ như đang suy nghĩ ǵ lung lắm, thằng Khanh ghé miệng vào tai anh, hỏi. Và,cuộc đối thoại th́ thào thế này đây : - Sao anh Rờ không chép bài mà ngồi sững người ra làm ǵ vậy ? - Tôi nghĩ đến thằng bé và thấy thương nó quá . - Thằng bé nào ? - Th́ thằng bé mà cô giáo kể chuyện hồi năy đó . - Trần Minh Khố Chuối ấy hả ? - Không , thằng bé kia ḱa. - Thằng nào nữa ? - Cái thằng mặc áo quần te tua đi học rồi bị bọn bạn nó chê cười đó. - Thằng...à quên, anh Y B’Rơ ấy hả ? - Thằng bé đó cũng tên Y B’Rơ như tôi à ? - Trời đất ! Cô giáo kể chuyện của anh Rờ chứ ai vào đó nữa ! - Thật hả ? Vậy mà tôi tưởng cô giáo kể chuyện “ đời xửa, đời xưa “ chớ. Hèn nào chuyện của nó hệt của tôi chớ. Buồn cười chịu không nổi, thằng Khanh bật ra tiếng” hinh hích” rất lớn.Cả lớp quay lui, ngơ ngác nh́n.
|