PHẠM NGỌC LÂN

Để nghe được nhạc trên a2a, xin download Adobe Flash Player

 

Ai về sông Tương

 

Nhạc và lời : Thông Đạt (1924 - 2013)
Phạm Ngọc Lân đàn và hát

 

 

 

 

Nhạc sĩ Thông Đạt tên thật là Ngô Văn Giảng, được biết nhiều hơn với nghệ danh Văn Giảng, tác giả những bài hùng ca như “Lục quân Việt Nam”, “Đêm Mê Linh”. Ông sinh năm 1924 tại Huế, mất tháng 5 năm 2013 tại Úc.
 


Một học tṛ cũ của ông từ thời trung học viết như sau khi được tin ông qua đời (trích đoạn):

Hai niên khóa học với nhạc sĩ Văn Giảng, tôi thích học nhạc th́ ít mà mê Thầy kể chuyện th́ nhiều. Cứ mỗi cuối giờ, Thầy có một câu chuyện kể về các giai thoại âm nhạc. Thú vị hơn cả là lịch sử bản nhạc Ai Về Sông Tương. Thầy kể rằng, thời trai trẻ, Thầy ở Thành Nội và yêu một cô gái ở Kim Long – Kim Long có gái mỹ miều; trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi… mà – nhưng duyên không thành v́ gia đ́nh nho phong của cô bé không có cái nh́n thiện cảm với đời nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trong ngành âm nhạc, xướng ca… Thế là chia tay và cô bé đi lấy chồng!

Rồi một hôm, Thầy vào rạp Xi-nê Tân Tân, gần cầu Trường Tiền bên bờ Bắc sông Hương để coi phim “Bé Nhà Trời” (Les enfants du paradis). Ngay trước mắt Thầy, ở hàng ghế trước có một cô Bé tóc dài. Tuy nh́n không rơ mặt nhưng từ dáng dấp đến hương tóc thoang thoảng mùi hoa Ngâu của người thiếu nữ đă làm sống lại h́nh ảnh người t́nh Kim Long. Thầy bị xúc động đến nỗi không thể c̣n ngồi lại lâu hơn trong rạp chiếu bóng để xem phim, nên vội vàng ra khỏi rạp. Thầy cỡi chiếc xe đạp Dura Mercier của Thầy và đạp xe dọc theo bờ sông Hương để vô cửa Thượng Tứ vào nhà ở Thành Nội. Thoáng chốc ḍng sông Hương hiện ra như là ḍng sông Tương chia biệt trong truyện t́nh cổ thư Trung Quốc. Thầy vừa đến nhà là dựng ngay chiếc xe đạp ngoài hiên, đi nhanh vào nhà và vội vă sáng tác bản nhạc bằng tất cả sự hoài niệm và háo hức nghệ thuật với sự chấn động dị thường như phép lạ hóa thân. Bản nhạc Ai Về Sông Tương được viết ra trong ṿng mười lăm phút!

Sau đó, Thầy bí mật kư tên là Thông Đạt và chép một bản gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Ngay sau đó, Mạnh Phát vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ đă hát bản Ai Về Sông Tương lần đầu trên đài Pháp Á Hà Nội. Bản nhạc sáng tác năm 1949 đă nhanh chóng nổi tiếng trong toàn cả nước. Đă trải qua hơn 60 năm, những mối t́nh đă cũ, những hẹn ḥ thuở răng trắng tóc xanh đă thành “răng long đầu bạc”. Nhưng Ai Về Sông Tương vẫn mới như thời gian là nước chảy qua cầu, vẫn c̣n là tiếng ḷng t́nh tự của những đôi t́nh nhân ước hẹn không thành. Bản nhạc với một giai điệu thướt tha lăng mạn, lời lẽ đậm nét hoài niệm trữ t́nh làm dậy lên nguồn t́nh cảm sướt mướt, mượt mà mà rất “sang” ấy như một ḍng suối tươi tắn, mát dịu trong một hoàn cảnh tạm hồi sinh sau cuộc chiến.

Cũng theo lời Thầy vui vui kể chuyện rằng, Mạnh Phát, là bạn thân của Văn Giảng, đă nhờ Văn Giảng đến nhà ấn hành tân nhạc gần như độc nhất thời bấy giờ là nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế do ông Tăng Duyệt làm giám Đốc để hỏi cho ra Thông Đạt là ai ngay sau khi bản nhạc phát trên đài Pháp Á. Nhưng măi đến ba tháng sau th́ tông tích của Thông Đạt mới được tiết lộ. “Mạnh Phát vô Huế chơi khi biết tui là Thông Đạt, hắn đấm lưng tui thùi thụi như rứa th́ thôi!” Thầy Văn Giảng nói.

Một lần trong giờ học nhạc, tṛ Nguyễn Xuân Huế là tay đọc tiểu thuyết đệ nhất trong lớp hỏi Thầy: “Thưa Thầy, tại sao ḿnh có sông Hương, ḿnh cũng có Hương giang đầu, Hương giang vỹ mà Thầy lại phải vay mượn sông Tương của Tàu như rứa ạ?”. Thầy trả lời, đại khái là tại sông Hương chưa có chuyện t́nh nào nổi tiếng trong t́nh sử như sông Tương. Tương Giang là một con sông ở Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Duyên Hải, chảy qua Hồ Nam dài hơn hai ngàn dặm. C̣n ư “ai về sông Tương” của Thầy trong bản nhạc là bắt nguồn từ cảm hứng của bốn câu thơ t́nh sử trích từ khúc Trường Tương Tư của nàng Lương Ư, đời Hậu Chu. Nàng và Lư Sinh yêu nhau say đắm nhưng phải chia tay. Nàng làm thơ mong gửi gấm nguồn tâm sự đau khổ khi phải xa cách người yêu:

Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không thấy mặt
Cùng uống nước sông Tương)


(Trần Kiêm Đoàn, Sacramento, California)



Ai Về Sông Tương (1949)

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương
Tâm hồn mơ bóng em luôn
Mong vài lời em ngập hương

Thu nay về vương áng thê lương
Vắng người duyên dáng tôi thương
Mối t́nh tôi vẫn cô đơn
Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
Mơ hoài h́nh bóng không quên
Hương t́nh mộng say dịu êm

Bao ngày qua
Thu lại về mang sầu tới
Nàng say t́nh mới hồn tôi tơi bời
Ngh́n hoa cười đón mừng vui duyên nàng
T́nh thơ ngây từ đây nát tan

Hoa ơi!
Thôi ngưng cười đùa lả lơi
Cùng tôi buồn đắm đừng vui chi t́nh
Đầy bao ngày thắm dày xéo tâm hồn này
Lệ sầu hoen ư thu

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Sao đành nỡ dứt tơ vương
Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ
Dây t́nh tôi nắn cung tơ
Rút ḷng sầu trách người mơ
 

 

Nguồn : http://my.opera.com/phamngoclanguitar/blog/baihatxua2

Youtube: http://www.youtube.com/watch?v=e0HXTM9AfeI

 

 

trang phạm ngọc lân

nhạc

art2all.net