Đặng Tiến  

 

Rắn, thơ và thơ rắn

 

 

Năm Rắn nói chuyện rắn:

Câu chuyện văn chương nổi tiếng nhất là bài thơ Răn học tương truyền của Lê Quư Đôn (1726-1784). Giai thoại kể rằng Lê Quư Đôn, nhà khảo cứu uyên bác nhất trong văn học Việt Nam, thuở nhỏ nghịch ngợm, ham chơi. Một hôm có bạn của bố đến chơi nhà. Ông quấy quả ǵ đó, bị phạt, phải làm bài thơ theo đề tài: “Rắn đầu biếng học”. Cậu bé, lúc đó c̣n tên là Lê Danh Phương, liền đọc một bài thơ đường luật rất chỉnh, mỗi câu đều có tên một loại rắn: Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu, hổ mang:

 

Răn học

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,

Rắn đầu biếng học lẽ không tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau ḷng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen lời lếu láo,

Lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba.

Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Theo Văn đàn bảo giám, cuốn I, 1925 của Trần Trung Viên)

 

Công tŕnh biên khảo đồ sộ của Lê Quư Đôn chứng tỏ kiến thức thông kim bác cổ. Thơ văn tương truyền của ông: Kinh nghĩa, văn sách, sử dụng nhiều tục ngữ, thành ngữ, ca dao, chứng tỏ tác giả sành sỏi lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Bài Răn học tỏ ra tác giả rất giàu từ vựng nôm na: Không cứ nhà bác học nào cũng sành sỏi tiếng mẹ đẻ. Trong một thời gian dài, bài Răn học được xem như một giai thoại, một thành tích chơi chữ, làm điển h́nh cho việc tập làm văn ở các sách giáo khoa. Ngày nay, lư thuyết ngữ học và thi học mới rọi thêm ánh sáng vào bài thơ xưa, biến nó thành một tác phẩm hiện đại, xây dựng trên nhiều giai tầng của ngôn ngữ: thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Dưới ánh sáng của những lư thuyết văn học, môn thi pháp hiện hành, Răn học là một bài thơ hiện đại.

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà

Liu điu là một loại rắn nhỏ, sống gần nước, vô hại, tiêu biểu cho cuộc sống tầm thường, có lẽ v́ âm vang: Liu điu, lịu địu, líu ríu, líu tíu, liu riu, riu riu, hiu hiu... Ca dao có câu: Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra ḍng liu điu Câu phá đề của Lê Quư Đôn mượn ư ca dao, đối lập liu điu với giống nhà, ngụ ư là ḍng rồng, thế phiệt trâm anh; và bài thơ sẽ chung kết bằng hai chữ thế gia, đồng nghĩa với giống nhà, khép lại ṿng tṛn, như con rắn cuộn tṛn, đầu ngậm lấy đuôi.

Mà Lê Quư Đôn tự hào về danh tiếng thế gia cũng đúng: Bố là Lê Trọng Thứ, tiến sĩ, làm đến Thượng thư bộ H́nh, tước Trung Hiếu Công. Ông ngoại là tiến sĩ Trương Minh Lượng, tước Hoằng Phái Hầu. Thậm chí quê ông làng Diên Hà, huyện Diên Hà, tỉnh Thái B́nh, trấn Sơn Nam thời trước, cũng nổi tiếng về truyền thống ḍng dơi:

Có phải con mẹ con cha

Th́ sinh ở đất Diên Hà, Thần Khê

 

Bản thân Lê Quư Đôn đỗ đại khoa, 17 tuổi thi Hương, 26 tuổi vào thi Hội, rồi thi Đ́nh, cả ba lần đều đỗ đầu. Ông làm rể tham tụng Lê Hữu Kiều, anh ruột Hải Thượng Lăn Ông Lê Hữu Trác, v.v. Hai chữ “thế gia” cuối bài thơ có tự hào, nhưng không lạm dụng. Có điều, theo tương truyền, Lê Quư Đôn làm bài này năm lên 8 tuổi. Tôi ngờ là nói quá: Thần đồng có thể thông minh ở nhiều mặt, nhưng khó bề quán xuyến ngôn ngữ dân gian, đ̣i hỏi kinh nghiệm từng trải, cho dù rằng bài thơ có thật là của Lê Quư Đôn.

Câu thừa đề giản dị, chỉ cần lưu ư: Rắn đầu (cứng đầu) nhắc tới câu tục ngữ: Đánh rắn phải đánh giập đầu. Chữ “tha” cuối câu là động tác của loài vật, như rắn.

Lê Quư Đôn kể tên rắn, dùng những từ đơn đă là khó, đến những từ kép thật là tài: Sau liu điu là những hổ lửa, mai gầm, hổ mang.

Hổ lửa, mai gầm là rắn độc, dài trên 1 mét, c̣n gọi là cạp nong, khi có khoang đen vàng xen kẽ nối liền về phía bụng; hay cạp nia, khi khoang đen, không nối liền về phía bụng, nên bụng màu trắng; tên khoa học Genus Bungarus, gọi là hổ lửa v́ có sắc đỏ như lửa. Đừng nhầm với rắn lửa, hiền lành. Gọi là rắn hổ mai v́ bụng trắng. Từ điển Khai Trí Tiến Đức gọi là Bạch mai xà, từ điển Huỳnh Tịnh Của gọi là Bạch hoa xà.

Tục ngữ có câu: “Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà”, từ điển thành ngữ và tục ngữ Nguyễn Lân, Hà Nội 1989, giải thích: Rắn mai gầm thường ở trong hang, rắn hổ mang th́ thường ra ngoài. Là suy diễn vớ vẩn, “về nhà” sao lại ra ngoài? Nông dân truyền kinh nghiệm: Rắn mai gầm rất độc, người bị cắn chết ngay tại hang; rắn hổ mang ít độc hơn, người bị cắn về đến nhà mới chết, thường là hai giờ sau. Nọc độc mai gầm mạnh gấp bốn lần nọc hổ mang.

Cần lưu ư về câu ca dao Nam bộ thường bị hiểu lầm:

Tháng năm khăn gói ra Ḥn

Muốn ăn trứng nhạn phải ḷn Hang Mai

 

Nam bộ có nhiều rắn.

 

Muỗi kêu như sáo thổi

Đỉa lội tợ bánh canh

Cỏ mọc thành tinh

Rắn đồng biết gáy

 

Do đó, nhiều người hiểu Hang Mai là nơi có nhiều rắn hổ mai. Kỳ thật, Hang Mai là một địa danh, tên một con kinh, thuộc làng Khánh Lâm, tỉnh Cà Mau, Theo Phi Vân trong Đồng Quê (1943), “mai” ở đây tiếng địa phương có nghĩa là khỉ, hang nhiều khỉ.

Hổ mang cũng là một loài rắn lớn và độc, tên khoa học là Naja Naja. Gọi là hổ mang v́ có khả năng phồng mang, nghĩa là bạnh cổ khi bị kích thích. Khi ấy ở cổ hiện ra một ṿng tṛn màu trắng, gọi là mang. Thành ngữ có từ “sư hổ mang” v́ màu áo nâu sồng. Loại rắn này thường màu nâu sẫm hay vàng lục, do đó có h́nh ảnh so sánh với màu áo nhà chùa.

Trâu, quê hương Mạnh Tử, đồng âm với rắn hổ trâu, c̣n gọi là hổ mang chúa, hay hổ chúa, tên khoa học là Ophiophagus. Gọi là hổ trâu v́ thân đen sẫm, và to lớn đến 4 mét. Đây là một loại rắn cực độc và hung dữ, thường sống ở núi rừng, trong hang hốc. Rắn chủ động tấn công người, nhổm đứng phần trước thân, đến ngực người lớn, và bạnh cổ, nọc rất độc.

Ráo, ngược lại là rắn hiền lành, sống gần người ở các bụi tre, bờ ruộng, leo giỏi, có khi leo vào kèo nhà, xà nhà. Rắn dài đến 2 mét, thân nâu hay vàng lục, bụng màu vàng. Theo Huỳnh Tịnh Của, gọi là ráo v́ rắn sống trên cạn, đối lập với rắn nước, nhưng theo tự điển Khai Trí Tiến Đức là do chữ “giáo” phát âm chệch, v́ rắn đầu dài, h́nh mũi giáo.

Lằn tên chính là thằn lằn, cũng thuộc loài ḅ sát, có nơi gọi là rắn mối.

Trong bài thơ tám câu, đưa ngần ấy tên rắn vào mỗi câu, mà giọng thơ tự nhiên, không cưỡng ép. Trên 56 từ đă có 11 chữ tên rắn, vị chi 20% bài thơ! Không dễ. Chưa kể những từ ít nhiều quan hệ đến thân rắn: đầu, cổ, mép, lưng, vệt, lỗ...

Đặc sắc là hai câu thực:

Thẹn đèn hổ lửa đau ḷng mẹ

Nay thét mai gầm rát cổ cha

 

Tác giả xé lẻ những từ kép: Hổ thẹn, đèn lửa, nay mai, gầm thét, để tạo ra một thành ngữ bốn chữ “thẹn đèn hổ lửa”, đối chan chát với “nay thét mai gầm”, gây nên giọng điệu rất dân dă, hóm hỉnh mà vô cùng uyên thâm.

Tuy vậy, người thông văn học quốc âm không ngạc nhiên: Những bài kinh nghĩa, văn sách, được truyền tụng là của Lê Quư Đôn: Khuyên con giữ đạo làm dâu, Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Mẹ ơi con muốn lấy chồng... sử dụng dồi dào và nhuần nhuyễn tục ngữ, ca dao.

Dường như ông sử dụng Hán văn và văn thơ Trung Quốc cũng xuất sắc như vậy. Ngô Tất Tố kể lại rằng, khi đi sứ sang Trung Quốc, qua Vĩnh Châu, ông có làm tám bài thơ ngũ ngôn đề là Vĩnh Châu sơ thu nhàn vọng. Trong tám bài tổng cộng 64 câu, ông toàn ghép thơ Tàu từ đời Hán sang đời Tống, không thay đổi một chữ, vậy mà cấu tứ, vần đối vẫn hoàn chỉnh. Như vậy, không những ông học rộng nhớ nhiều mà c̣n giàu óc sáng tạo, linh động, tài hoa! Bài Răn học không phải là biệt lệ, nếu quả thật là của ông.

Trong chuyến đi sứ ấy, 1760, khi qua sông Tương, đất Tương Đàm, Lê Quư Đôn nhớ nhà thơ Đỗ Phủ, làm luôn một trăm bài thơ tứ tuyệt, tức là tập Tiêu tương bách vịnh. Sau đó, ông có viết cho chúa Trịnh một tờ khải - báo cáo - bằng chữ nôm, đây là lần đầu trên một sứ bộ Đại Việt ở Trung Quốc làm tờ tŕnh bằng chữ nôm, kể lại những thù tiếp, trao đổi.

C̣n tài ứng đối, xướng họa của Lê Quư Đôn thời đó th́ nhiều giai thoại lắm...

Bài thơ Răn học nếu đúng theo truyền thuyết, th́ chứng tỏ tài năng Lê Quư Đôn, đồng thời cho biết chữ nôm thời đó đă trưởng thành và thịnh hành, phổ biến ở dân gian cũng như trong giới nho sĩ. Các chúa Trịnh đều sành và sính thơ nôm.

Riêng bài thơ Răn học là một thành tựu văn học có giá trị cao, xưa nay được xem như là giai thoại, là văn thơ ứng đối, không được phân tích ở b́nh diện thi pháp, bằng lư luận thẩm mỹ. Nay dưới ánh sáng mới của khoa học ngôn ngữ và thi pháp, bài thơ lại ánh lên nhiều nét đẹp mới và quư giá.

Riêng với thế hệ “cổ lai hy” chúng tôi, th́ bài thơ đă để lại nhiều kỷ niệm đánh dấu thời thơ ấu, đă học thuộc ḷng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ đẳng (lớp Ba), ở tuổi lên tám lên chín, rắn đầu biếng học. Cảnh đau ḷng mẹ, rát cổ cha, nay thét mai gầm, thậm chí những trận đ̣n roi là chuyện hằng ngày.

Âm hao bài thơ, từ thơ ấu, vọng vào buổi xế chiều, vẫn c̣n gây xao xuyến.

Trong trầm hương ngày Tết, đă xa xôi.

Và niềm tưởng nhớ phôi pha.

 

Orléans, Tết Quư Tỵ, 2013

 

Đặng Tiến

 

________________

 

Phụ chú: Trong bài, chúng tôi dè dặt với “truyền thuyết” bài thơ, v́ thư tịch chính sử không có đâu ghi rằng bài thơ là của Lê Quư Đôn. Có lẽ truyền thuyết bắt đầu từ văn bản chữ nôm của Antony Landes, hiệu trưởng trường thông ngôn Sài G̣n thuê người sưu tập và chép lại thơ truyền tụng trong dân gian, chủ yếu là của Hồ Xuân Hương, năm 1892, nay c̣n lưu trữ tại Société Asiatique, Paris. Sau đó là các sách báo quốc ngữ in lại, như Văn Đàn Bảo Giám của Trần Trung Viên, 1925, hay Nam Hải Dị Nhân, 1930, của Phan Kế Bính và nhất là Quốc Văn Giáo Khoa Thư do nha học chính Đông Pháp phổ biến rộng răi khắp các trường học. Nay ghi lại, với sự dè dặt thường lệ.

 

 

art2all.net