H́nh: Lớp Việt Hán 4A khóa Lương Văn Can Đại học Sư Phạm Huế (1969-1973). H́nh chụp năm 1971 ở trước tiền sảnh trường Đại học Sư phạm Huế năm 1971 trong giờ học của Thầy Tường! -Hàng 1(ngồi) từ trái qua: Sửu, Cúc Anh, Phương, Huệ-Tâm (tóc xơa dài nhất lớp), Văn Ngoạn (đă mất) -Hàng 2 (hàng đứng): Nhỏ (tóc bím), Ḥa (đă mất), Chân Tú, Diệu Huyền, thầy Nguyễn Văn Tường, Đăng Đức (ngồi, cười), Hồng Loan (ngó lên), Văn Lộc (ngồi, cầm giấy, đă mất) -Hàng 3: Sĩ Quí, Bá Văn, Văn Cừ, Văn Cam, Ngọc Tân, Thanh Cư, Bạch Mai (gương đen), Ngô Sửu (ngồi, đeo cà vạt, đă mất) -Hàng 4: Trọng Tuấn (mím môi, cầm cuốn sách)
Tùy bút : BÂNG KHUÂNG LỚP XƯA TRƯỜNG CŨ…
1/THI VÀO BAN VIỆT HÁN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ Quyết định của tôi ghi danh dự thi vào ban Việt Hán Đại học Sư phạm Huế làm ba mạ tôi khá bất ngờ bởi tôi vốn học môn Anh văn rất khá. Tôi từng ôm ấp mộng xuất ngoại nhưng khi nghe bà d́ dạy môn Văn “thuyết giáo” về lợi ích của việc dạy Văn học Việt Nam- nào là sau này sẽ dạy con giỏi, giữ người yêu hiệu quả, buộc chặt ông chồng bên ḿnh, dễ thành nhà thơ…Nghe bùi tai quá nên tôi chuyển sang yêu thích việc dạy Văn và kết quả là tôi đă đậu thứ hai sau Ngô Sửu khi thi vào ban Việt Hán khóa Lương Văn Can 1969-1973. Ba mạ tôi không nói ǵ nhưng có vẻ không ưa thích mấy v́ dạy Văn khó kiếm thêm thu nhập so với dạy Anh văn mà nhà tôi không mấy khá giă! Ba mạ tôi làm mâm cỗ khá to để mời bà con và cḥm xóm đến chung vui. Mọi người lúc ấy đều gọi tôi là cô giáo. Nhưng nh́n sắc vóc của tôi th́ giống một học sinh lớp đệ nhị hơn v́ dáng người thấp bé, ốm, mảnh mai, tóc lại dài ngang lưng. Kệ, cứ vào trường đại học, đến đâu th́ đến.
2/ẤN TƯỢNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ 2A-Cổng trường:
Trường Đại học Sư phạm Huế có cái cổng rộng, đẹp, tân kỳ. Đó là nơi tôi và các bạn gái thường đợi nhau để cùng đi vào sân trường cho mạnh dạn. Bởi khi băng qua lối đi từ cổng vào hành lang trường tôi thấy có biết bao con mắt của các bạn nam đang ngắm nh́n và b́nh phẩm các cô làm cho đôi chân tôi nhiều lúc cảm thấy quưnh quáng khó bước vững. Cổng trường đẹp lắm. Đứng ở đó có thể ngắm nh́n cầu Trường Tiền , sông Hương thơ mộng và con đường Lê Lợi ngang qua Đập Đá. Tính tôi hay thơ thẩn, hay lăng mạn nên cổng trường giống như một ngôi nhà để tôi trú mưa an toàn và nấp vào đó để trốn một ai đó!
2B-Cầu thang xoắn:
H́nh: lớp Việt Hán 4A khóa Lương Văn Can (1969-1973) chụp h́nh với thầy Tường tại Cầu Thang Xoắn năm 1971 CẦU THANG XOẮN của trường Đại học sư phạm Huế nổi tiếng vô cùng. Các cựu sinh viên khi về thăm trường, việc đầu tiên là đến địa điểm Cầu Thang Xoắn. Đó là nơi lưu giữ rất nhiều kỷ niệm qua 4 năm học tại trường. Đi vào trường là đến tiền sảnh rồi đi lên CẦU THANG XOẮN để đến các pḥng ban, các lớp học. Cầu thang xoắn có cấu trúc cực ḱ đẹp và thông thoáng. Đứng ở trên có thể nh́n thấy bên dưới, đứng ở dưới có thể thấy được tầng trên. Các cặp đôi vẫn ḥ hẹn, nh́n trộm nhau khi đi cầu thang xoắn. Thú vị lắm ! Tôi có mái tóc dài ngang lưng, có thể nói dài nhất lớp, dáng mảnh khảnh hay cười, nên rất dễ nhận ra giữa cả lớp. Tôi cũng hay ngắm và đứng ở cầu thang xoắn! Hồi năm thứ hai, tôi có để ư một chàng trai. Bạn ấy dáng người nhỏ nhắn như tôi, hay đeo một túi xách chéo qua người. Tôi cũng chần chừ đứng ở cầu thang xoắn đợi bạn đi qua làm quen. Tôi đă chào bạn hai lần, hỏi bạn học lớp nào, bạn chỉ vào hướng ngược lại với lớp tôi rồi đi thẳng, không nói năng chi cả. Tôi chưng hửng, ngượng ngùng rồi bỏ đi. Ai dè, có người bạn cùng trường cùng khóa mà vô tâm như vậy hay là ḿnh vô duyên!
Ở góc bên phải Cầu Thang Xoắn là pḥng của ban Đại Diện sinh viên Đại học Sư phạm Huế. Khóa tôi, anh Lê Công Cầu làm trưởng ban. Tuy học cùng khóa nhưng dáng anh Cầu chững chạc, đạo mạo y như một thầy giáo dạy lâu năm. Tính anh Cầu điềm đạm ăn nói nhỏ nhẹ rất đúng với vai tṛ trưởng ban. Giữa bao giông băo của cuộc đời tôi không biết tin tức về người anh cả th́ bỗng đâu trong Hội khóa Huế 2014 gặp lại anh Cầu với mái tóc bạc phơ, dáng người bệ vệ. Chà, nếu gặp anh ngoài đường nếu không được ai giới thiệu th́ tôi phải “thưa bác”!
H́nh: Qua khỏi cánh cửa tiền sảnh là lên Cầu Thang Xoắn (chụp năm 2009)
3/VỀ LỚP VIỆT HÁN 4A KHÓA LƯƠNG VĂN CAN (1969-1973) Khi mới thi vào trường, lớp tôi có 40 bạn. Sau đó, thầy Đoàn Khoách bảo ai muốn học 2 năm ngành Đệ nhất cấp th́ ghi danh. Có 13 bạn học ngành đệ nhất cấp và 27 bạn học ngành đệ nhị cấp (4 năm). Gọi là 4A v́ học 4 năm th́ ra trường ( khác với lớp Việt Hán khóa Nguyễn Đ́nh Chiểu ra trường năm 1972 về số lượng năm học cũng như cơ cấu các môn học). Từ khi lớp Việt Hán đệ nhất cấp tách riêng ra lớp tôi vắng vẻ, chỉ c̣n 27 bạn. Tôi học lớp Việt Hán 4A ngành đệ nhị cấp, do Nguyễn Văn Cam làm lớp trưởng, lớp phó là Vơ sĩ Quư. Lớp ít người làm tôi và các bạn buồn lắm. Sau này nhờ Hội Khóa Lương Văn Can –Huỳnh Thúc Kháng 2 năm tổ chức một lần tôi mới gặp lại các bạn lớp Việt Hán ngành đệ nhất cấp. Tôi rất mong gặp các bạn ở ban khác như Lư Hóa, Toán , Sử Địa, Pháp Văn, Anh Văn, Vạn vật nhưng rất khó khăn. Chỉ đến khi học môn chung như môn Du Ngoạn Học Sinh do thầy Tôn Thất Lôi giảng dạy hoặc các môn về nghiệp vụ sư phạm, các bạn mới có cơ hội gặp nhau để làm quen và cả hẹn ḥ đôi lứa nữa. Những giờ học ấy tôi và các bạn ngồi nghe thầy giảng bài và cũng tranh thủ chuyền hay nhận mấy mảnh giấy làm quen của các bạn nam ở các lớp khác gửi!
3A-Các bạn lớp Việt Hán 4A đă mất: Điểm danh về lớp tôi -Việt Hán 4A khóa Lương Văn Can- th́ sĩ số thiếu hụt so với khi mới vào trường. Nhiều bạn mất khi tóc c̣n xanh như bạn PHAN THỊ H̉A, DƯƠNG THỊ PHƯƠNG, NGUYỄN ĐỨC LIỆU. Bạn Phương ở gần nhà tôi, hai đứa hay rủ nhau đi học chung. Khi th́ đi xe đ̣ ở bến Cầu Kho, khi th́ đi xe đạp do bạn Phương chở tôi. Tôi và Phương đèo nhau đi ăn chè Cồn giữa nắng trưa gay gắt, ăn xong mua một chùm bắp trái đem về cho mấy đứa em, treo lủng lẳng trên ghi-đông làm cho các chàng trai cười ngất! Bạn Phương và bạn Ḥa mất v́ bịnh. Tôi cũng đến chơi nhà bạn Ḥa nhiều lần. Nhà Ḥa đối diện rạp xi-nê Châu Tinh. Nghe đâu trong lớp có bạn si mê Ḥa mà không dám nói! Tối tối bạn đó cứ đi qua lại trước rạp Châu Tinh để mong Ḥa đứng trên gác nh́n xuống! Chà, con trai ǵ mà không bạo dạn. Đă yêu, tại sao không ngỏ lời chứ, con gái ai dám nói trước, bởi vậy mới lỡ duyên, uổng quá đi! Có bạn tuổi gần xế chiều bị bịnh nặng nên không qua khỏi : Đó là PHAN VĂN NGOẠN, NGÔ SỬU, PHÙNG CÔI, HÀ VĂN LỘC. Xin thắp lên một nén tâm nhang để tưởng niệm và tưởng nhớ các bạn lớp Việt Hán đă ra đi vĩnh viễn. Lớp Việt Hán khóa Lương văn Can luôn nhớ các bạn!
3B-Các bạn ấn tượng nhất: Lớp tôi có bạn hát và múa rất đẹp: chính là Trần thị Trà Mai. Trong đêm Sư Phạm trước khi ra trường, Trà Mai đă độc vũ bài D̉NG SÔNG XANH làm mọi người trầm trồ khen ngợi. Lớp có một bạn nam rất “bặm trợn” hay mặc áo có h́nh chim c̣. Một hôm thầy Đoàn Khoách gọi lên chỉ vào áo của bạn ấy bảo: “này chim, này c̣…về thay áo ngay!” Dĩ nhiên bạn ấy phải rời lớp, về nhà. Một lúc sau bạn tề chỉnh trong áo sơ- mi trắng. Từ đó bạn hết dám mặc áo có h́nh chim c̣ đi học! Các bạn nữ khác rất xinh đẹp như Hồng Loan, Diệu Huyền, Bạch Mai, Chân Tú… Nhưng có một bạn tôi rất yêu mến, hay mặc áo màu vàng đó là Trần Kim Quỳ. Quỳ ở Kim Long tính t́nh rất dễ thương, dáng người cao hay đi chiếc xe Yamaha. Quỳ hay đưa ra những lời nói thẳng cho dù có động chạm đến tự ái của ai đó. Tôi nghĩ: nói thật ḷng đó là một tính cách quư! Có lần thấy tôi hay ra hành lang đứng ngắm cảnh một ḿnh bạn đến gần hỏi tôi: “Sao buồn rứa, có chuyện chi hả?”. Sau này tôi có gặp lại Kim Quỳ trong lần kỷ niệm 95 năm trường Đồng Khánh-Hai Bà Trưng. Kim Quỳ theo chồng, hiện định cư ở Mỹ. Lớp tôi có bạn Nguyễn Thị Sửu dáng người nhỏ nhắn như tôi nhưng tóc cắt ngắn. Tính tôi vốn rụt rè nên ban đầu chưa dám làm quen với Sửu nhưng sau này tôi rất thân với Sửu v́ tính bạn chân thật, nhiệt t́nh và tốt bụng lắm. Sửu rất quan tâm đến bạn bè đặc biệt là với những người ốm đau hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. Đến Lễ Giáng Sinh hàng năm tôi luôn gửi lời chúc mừng bạn. Những lần đi bộ qua cầu Trường Tiền cùng với bạn Phương, tôi thấy Hà Văn Lộc hay đi theo. Tôi cảm nhận Lộc rất mến Phương nhưng bạn Phương “làm lơ”. Bây giờ cả hai bạn có lẽ đă gặp nhau ở bên kia cuộc đời! Bạn Ngô Sửu (nay đă mất) từ Quảng Nam ra, học giỏi tất cả các môn làm bạn bè nể phục nhưng bạn rất thẳng tính nên dễ gây xung đột với người khác. Sau này khi chuyển về dạy ở THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng tôi có cơ hội sinh hoạt cùng tổ chuyên môn với Ngô Sửu một thời gian. Tôi vẫn nhớ những ngày cùng bạn ấy đến lớp dạy đi dưới hàng kiền kiền mát rượi trong sân trường Phan Châu Trinh, tôi tất bật dắt theo đứa con nhỏ làm Ngô Sửu cười trêu ghẹo: “ đâu rồi h́nh dáng mảnh mai, tha thướt thời sinh viên hở Huệ-Tâm?” Các bạn khác như Văn Cam, Sĩ Quư, Đăng Đức… dáng người cao ráo và điển trai rất được các bạn gái lớp khác săn đón. Dĩ nhiên người yêu của các bạn đó đều ở bên ngoài. H́nh như các cô gái trong lớp không làm cho các chàng ấy động ḷng th́ phải. Bọn tôi nhủ thầm: “Đúng là Bụt chùa nhà không thiêng!”. V́ vậy rất khó kiếm người yêu cùng lớp! Tiếc chưa, thật phí phạm. Bởi vậy lớp Việt Hán của tôi không có cặp đôi nào cả!
3C-Quan hệ bạn bè: Các bạn trong lớp Việt Hán thường chơi và giao lưu theo nhóm hay theo cặp. Ví dụ: Bạch Mai thân với Diệu Huyền. (Bây giờ hai bạn này thành thông gia nên càng thân), Huệ-Tâm chơi thân với Dương Phương, Phan Thị Ḥa hay đi học chung với Đoàn Thị Nhỏ, bộ ba Cam –Quư –Đức rất gắn kết nhau, Ngô Sửu thân với Phan Văn Ngoạn… Cách giao tiếp trong một biên độ nhỏ như vậy làm hạn chế mối quan hệ cộng đồng và nghèo đi t́nh cảm của con người! Tôi nhận thấy lớp Việt Hán 4A ít tổ chức những buổi giao lưu hay tọa đàm thân mật để bạn bè hiểu nhau hơn về tâm tư, t́nh cảm, hay hoàn cảnh gia đ́nh có lẽ v́ vậy mà khoảng cách giữa bạn hữu hơi lớn, thiếu sự ḥa đồng hay sự đồng cảm.
4/BÀN GHẾ LỚP XƯA: Mỗi sinh viên có một bộ bàn ghế dính liền nhau, có thể xê dịch đi tất cả mọi vị trí để làm bài, hay thảo luận nhóm… Các bạn nữ thường ngồi hàng trên, các bạn nam ngồi phía sau. Tôi nghĩ loại bàn ghế như vậy rất hữu dụng v́ ít tốn mặt bằng của lớp, sinh viên khỏi giấu đồ ăn dưới hộc bàn! (như hồi c̣n là học sinh ở trường Đồng Khánh Huế). Trời lạnh quá cũng không dám co chân lên xếp bàn v́ thầy đứng ở trên sẽ thấy ngay. Giấy rác cũng không có v́ đâu có hộc bàn mà giấu nên lớp rất sạch sẽ vệ sinh! Nói tóm lại sinh viên phải ngồi ngay ngắn đúng tư thế để học tập (lẽ đương nhiên v́ là thầy cô giáo tương lai!)
Chúng tôi ra trường tỏa đi muôn hướng của đất nước thân yêu làm nhiệm vụ giảng dạy học sinh bậc đệ nhị cấp. Việc chọn nhiệm sở căn cứ trên vị thứ của năm học cuối cùng khi thi ra trường. Ai điểm cao nhất chọn trước, rất công bằng. Nhiệm sở của tôi ghi trong Sự Vụ Lệnh là trường trung học Trần Cao Vân Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Tín (bây giờ là tỉnh Quảng Nam). Chúng tôi nhận được Sự Vụ Lệnh bổ dụng ghi ngày 15/7/1973. Lớp Việt Hán khóa Lương Văn Can có 27 sinh viên tốt nghiệp và được bộ Giáo Dục bổ dụng chính thức. Tôi bối rối không biết vào Tam Kỳ ở đâu? May thay, bạn Vơ Thanh Cư (nhiệm sở ở Đà Lạt) nhà ở Tam Kỳ đă giới thiệu cho tôi đến ở trọ ở nhà bạn ấy. Nhà Cư chỉ có Ba Mẹ Cư và hai chị em gái, tôi đến ở trọ rất tiện. Cảm ơn bạn Vơ Thanh Cư nhiều lắm. Tôi nhớ hôm làm lễ tốt nghiệp, toàn bộ giáo sinh khóa Lương Văn Can tập họp ở trường Luật, nhận áo Tốt nghiệp, sau đó di chuyển qua Ṭa Viện trưởng để làm lễ. Tranh thủ lúc chưa làm lễ chúng tôi chụp h́nh kỷ niệm.
H́nh: Sinh viên Đại học Sư phạm Huế khóa Lương Văn Can xếp hàng trước trường Luật chờ làm lễ Tốt nghiệp Bạn bè sắp chia xa, ai đi phương trời đó, thật bịn rịn, biết bao giờ gặp lại nhau! Sau năm 1975, có nhiều bạn ra nước ngoài. Ra trường 22 tuổi, đến bây giờ vào tuổi “cổ lai hy”có người tôi vẫn chưa gặp lại. Rất nhớ các bạn!
H́nh: Lớp Việt Hán 4A khóa Lương Văn Can mặc lễ phục tốt nghiệp khi làm lễ ra trường năm 1973
6/MONG ƯỚC KỶ NIỆM XƯA: Bây giờ hồi tưởng lại những ngày tháng học dưới mái trường Đại học Sư phạm Huế ḷng tôi bâng khuâng xao động. Ước ǵ được cùng bạn bè ngồi vào lớp cũ, cười đùa hay nghiêm trang nghe thầy giảng bài. Ước ǵ cuối năm trước khi tốt nghiệp được đi trại ở đồi Thiên An cùng các lớp khác một lần nữa. Ôi, một trời kỷ niệm, nhớ lắm phải không các bạn lớp Việt Hán và các bạn khác cùng trường Đại học Sư phạm Huế năm xưa! Thôi th́ ta sẽ gặp nhau trong các kỳ hội khóa gọi là cùng nhắc nhau nhớ về một thiên đường giáo dục mà chúng ta đă cùng học, cùng trưởng thành, cùng trải qua những thăng trầm trôi nổi để tồn tại đến hôm nay. Xin chúc cho nhau những điều tốt lành trong cuộc sống!
Huyền tôn Nữ Huệ-Tâm
Lớp Việt Hán 4A khóa Lương Văn Can, Đại học Sư phạm Huế
(1969-1973)
|