Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

 

 H́nh: Gói bánh tét
(Nguồn: Từ Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt)


DƯ ÂM NỒI BÁNH TÉT NĂM XƯA
 

1/ Bánh tét trong văn hóa ẩm thực Việt

Theo bách khoa toàn thư mở tiếng Việt:

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đ̣n, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về h́nh dáng và sử dụng lá chuối để gói thay v́ lá dong, v́ vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, c̣n có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.

 

2/ Bánh tét Huế

Riêng ở Huế, bánh tét là món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết âm lịch (Tết Nguyên Đán). Nguyên liệu chính là nếp, được chọn kỹ, thường là nếp ruộng thơm. Bánh tét Huế thường được gói theo hai loại: bánh nhân mặn gồm nếp, thịt ba chỉ, nhụy đậu xanh nằm ở giữa đ̣n bánh. Bánh tét chay chỉ gồm nếp và nhụy đậu xanh ở giữa. Dĩ nhiên, thịt ba chỉ làm nhụy mặn phải ướp gia vị như : hành hương, muối, tiêu cho thấm để khi nấu chín, bánh có mùi thơm phức. Đậu xanh được nấu nhuyễn, vắt thành một cột dài có nêm muối, tiêu vừa miệng.

Người gói bánh tét khéo là đ̣n bánh tét tṛn đều, gói chặt tay để khi nấu không bị nhăo, nhụy phải nằm chính giữa miếng bánh.

Bánh tét thường gói bằng lá chuối mốc, cột lạt tre, hay lạt lồ-ô…Gói xong, sắp bánh vào nồi lớn hay cái thùng đậy kín nắp, đổ nước ngập bánh, đun bằng củi gốc trong khoảng 10,12 giờ th́ bánh chín. Thỉnh thoảng nhớ chêm nước vào cho bánh mau mềm. Khi vớt bánh ra, thường đặt trên một cái rổ sảo cho nước nhỏ xuống dần dần đến khi bánh hết nước th́ bảo quản nơi thoáng mát, để dành ăn dần trong mấy ngày Tết với dưa món…

*Tét bánh

Khi ăn, lột lá ra, lấy một sợi dây gấc hay sợi chỉ dài khoảng 3 tấc, một đầu chỉ ngậm ở miệng, tay trái cầm đ̣n bánh tét, tay phải cầm đầu kia của sợi chỉ đưa vào ṿng bánh, rít lại, bánh sẽ tét thành từng lát rất đẹp. Sắp những lát bánh tét ra đĩa, thêm chén dưa món, hoặc có người thích một đĩa dưa chua hành kiệu. Ngày Tết, đi thăm bà con hay đi du xuân về, ăn bánh tét thật là ngon!

 

3/ Dư âm thức canh nồi bánh tét

Gọi là “dư âm thức canh nồi bánh tét” v́ khoảng 10 năm trở lại đây, người dân thành thị do áp lực công việc gia tăng, cuộc sống bận rộn nên ít nấu bánh trong gia đ́nh mà thường mua hay đặt bánh gói sẵn. Khoảng 25 Tết, chợ bày bán rất nhiều bánh. Ở thôn quê, tục gói bánh tét, bánh chưng vẫn tồn tại.

Riêng gia đ́nh tôi, do hoàn cảnh sức khỏe không tốt, lưng ngồi lâu bị mỏi nên gần đây, tôi đặt bánh gói sẵn. Dĩ nhiên bánh không được ngon như tự tay ḿnh gói nhưng biết làm sao!

Nhớ lại, những giây phút thức canh nồi bánh tét năm xưa để lại trong tâm trí chúng ta những dư âm đẹp đẽ khó quên và đầy xúc cảm. Có lẽ, nếu ai đă được nấu bánh tét cùng ba mẹ và gia đ́nh hồi thơ ấu, chắc chắn khi xa nhà sẽ rất nhớ giây phút ấm cúng đó. Phải chăng v́ lúc quây quần quanh nồi bánh ta cảm nhận được t́nh thân gắn bó của mỗi thành viên mà ngọn lửa hồng ấm áp là chất xúc tác!

Người bạn cùng trường đại học- Phan Hữu Phước - đă chia sẻ cùng mọi người tấm h́nh nấu bánh tét đêm 29 Tết rất đẹp với lời tâm sự:

Năm nào các cháu nội cũng hăm hở về đón tết ở nhà Nội, nhất là để được phân công ngồi canh nồi bánh tét (nấu từ trưa ngày 29 đến sáng ngày 30 tết).
Mai sau, có thể các con không c̣n dịp để được thức canh nồi bánh tét như hôm nay và ngọn lửa của nồi bánh năm xưa đă tắt tự bao giờ, nhưng hơi ấm của nó vẫn c̣n sưởi măi trái tim các con trong suốt chặng đường đời!


Với tôi, nhớ lại lúc thức canh nồi bánh tét, ngắm ngọn lửa hồng, nghe củi nổ lách tách, càng khơi gợi bao nỗi niềm nhung nhớ của người con gái đi lấy chồng xa nhà. Lúc đó, tôi có đủ ba mạ. Chỉ một năm sau kể từ lúc theo chồng, ba tôi bị bịnh nặng mất ở tuổi 47. Từ đó, mạ buồn không gói bánh tét nữa v́ mạ nhớ ba! Gia đ́nh li tán, âm dương đôi ngă. Con gái lớn “tha phương cầu thực”! Cho nên nhớ đến nồi bánh tét năm xưa là nhớ ba mạ, nhớ sự đoàn tụ gia đ́nh!

Bạn Hà Văn Lộc ở Pleiku khi đọc bài văn thức canh nồi bánh tét đă gửi vài ḍng tâm sự:

Ḿnh c̣n may mắn hơn Huệ-Tâm, dù tuổi đă lớn, nhưng năm nào cũng cùng vợ gói bánh tét và canh nồi lửa. Mặc dù vậy, đọc bài viết của Huệ-Tâm, ḿnh vẫn rươm rướm nước mắt, có lẽ v́ bạn đă nhắc đến mẹ.

Bạn Lộc ơi, được nấu bánh với bà xă là một diễm phúc đó. Mong bạn năm nào cũng gói bánh tét măi. Tuy nhiên, ngồi nấu bánh ta lại nhớ mẹ cho dù ta đă “tra” rồi Lộc hỉ. Ḿnh biết Tết vừa rồi bạn có việc nên không về quê để kỵ mẹ có lẽ v́ vậy mà lại càng nhớ mẹ hơn, rơm rớm nước mắt nhất là lúc xuân về. Năm ni chắc Lộc phải giữ ǵn sức khỏe để về quê!

Bài "Thức canh nồi bánh tét" đăng được 3 hôm trên Art2all.net th́ nàng Bùi Như Ánh – vốn là “dân Tây”- (học lớp Pháp Văn, Đại Học Sư Phạm Huế) chia sẻ những điểu rất chi là Huế:

Huệ-Tâm ơi, đọc bài thức canh nồi bánh tét đêm 30 của Huệ-Tâm mà nhớ tuổi thơ của ḿnh quá.

Hồi c̣n nhỏ th́ ngồi chơi xem Bà nội, Mạ ḿnh và mấy người làm gói bánh chưng bánh tét, rồi cũng như Huệ-Tâm, được bà ưu ái gói cho mấy cái bánh tày nho nhỏ để mau chín cho ăn trước, ngon chi lạ.

Rồi sau này lớn lên bắt chước gói bánh chưng rất “xịn”, ngon và đẹp hết chỗ chê (gói khuôn đó mà).Vườn nhà ḿnh ở Huế có nhiều lá dong lắm nên tha hồ lựa lá đẹp! Cột bằng lạt tre lồ- ô thôi đó nghe, chuẩn luôn!

Khi mô có nấu th́ gọi ḿnh để ḿnh ôn luyện tay nghề kẻo lâu quá cứng tay gói x́ nếp, méo nhân… Hi hi, lại c̣n nhớ mấy gốc cây đào , cây ổi, cây khế bà ḿnh cất dành một đống riêng để nấu bánh tét cho đỡ hao củi nữa chớ. Ui chao lại c̣n nhớ mấy cục than củi thật to, đỏ ḷm mà o giúp viêc nhà ḿnh gạt vô hủ cất để dành ủi áo quần cho cả nhà mỗi chiều chiều, tội ghê cái thời nớ! Cái bàn ủi con gà, nhớ không?

Như Ánh ơi, nói răng mà đúng chất Huế rứa hè! Chỉ một đoạn văn ngắn mà gói trọn những đức tính đẹp của người xứ Huế. Con gái Huế rất đảm đang và giỏi giang. Ngồi coi bà nội, bà bác gói bánh là năm sau sẽ “học nghề” được ngay và nghề rất “chuẩn” khỏi cần “chỉnh” Như Ánh hỉ! (mượn tạm câu nói của các báo giới ngày nay:“chuẩn khỏi chỉnh!”).

Chưa hết, người Huế mà đặc biệt là con gái Huế coi “tiết kiệm là quốc sách hàng đầu”. Những gốc cây ổi , khế, đào… chặt trong vườn cứ để dành, phơi khô… Khi mô nấu bánh ta cho vào bếp, đỡ tốn củi mà sạch sân vườn. Than nấu bánh nhiều vô kể, bỏ th́ uổng, ta bỏ vào một cái chum, đậy kín lại. Khi mô ủi áo quần th́ lôi cái bàn ủi đồng, phía trên có cái chốt h́nh “con gà”, bỏ than vào, quạt mù mịt khói bay để ủi áo dài! Ra đường con gái Huế thướt tha áo dài, nón bài thơ e-ấp, ai biết ở nhà nàng ta mờ mắt, ù tai v́ quạt than chớ! Rứa đó , hỏi ai mà không thương gái Huế chơ!

 

4/ Nỗi nhớ theo măi

Có những kỷ niệm ta có thể quên nhưng cảm giác về một đêm thức canh nồi bánh tét của ngày xưa ấy… th́ vẫn theo ta măi!

Đúng lắm bạn Hữu Phước à, ta nhớ măi dư âm của đêm thức canh nồi bánh: nhớ ngọn lửa hồng, nhớ tiếng kể chuyện ŕ rầm, nhớ sương Huế rơi rơi, nhớ ba mạ, nhớ cảnh đoàn tụ gia đ́nh ta ngồi cắn hạt dưa với các em…

Ôi, nhớ ơi là nhớ! Nói sâu xa hơn, đó là nỗi nhớ về truyền thống văn hóa, nhớ cội nguồn, nhớ quê hương trong những ngày Xuân về nhất là với những người con xa xứ, xa nhà…

Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm
16/3/2015
 

art2all.net