Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

 

Tùy bút

 BẢNG LẢNG  SƯƠNG KHÓI 

THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

Xin bấm vào đây để nghe "Hận Đồ Bàn", nhạc Xuân Tiên,  tiếng hát Trường Vũ

Mỹ Sơn : H́nh trích từ Internet

      Thánh địa Mỹ Sơn- di sản văn hóa thế giới năm 1999 hấp dẫn bước chân du khách bốn phương v́ nghệ thuật kiến trúc Chăm độc đáo, quang cảnh đậm chất huyền bí,  cổ kính mà lại rất hoành tráng!

 

*****

 

      Ai đă đến Mỹ Sơn một lần thường nhận thấy: miền đất này thật ḱ lạ, có cái ǵ đó thu hút mọi người, từ khi đặt chân xuống vùng núi đồi u tịch cho đến lúc văng bước vào các ngôi cổ tháp hoang sơ, đ́u hiu, se se lạnh - cái lạnh rợn sống lưng nếu yếu bóng vía! Khi trở về tâm trí vẫn lăng đăng những dư âm cảm giác khó tả và muốn quay lại Mỹ Sơn một lần nữa!

     Thánh địa Mỹ Sơn là một hành cung cổ xưa của Chăm-Pa, nay thuộc xă Duy Phú, huyện Duy Xuyên, là tổ hợp những ngôi cổ tháp tuyệt đẹp nằm trong một thung lũng rộng hai ki-lô-mét đường kính, chung quanh đồi núi trập trùng. Thánh địa Mỹ Sơn ngày xưa được dùng làm nơi hành lễ cúng tế của vương triều Chăm-Pa. Đó là quần thể những ngôi mộ của vua Chiêm, hoàng hậu Chăm. Nền văn minh Ấn Độ giáo để lại dấu ấn trên kiến trúc, dáng vẻ của những ngôi tháp cổ nơi đây. Qua thời gian, nhiều tháp cổ vẫn ngạo nghễ giữa trời tà, nhưng phần lớn bị hư hại, đổ vở một nửa hay chỉ c̣n trơ nền gạch. Rất nhiều du khách vạch từng bụi cỏ bám trên vách tháp để xem xét cách sắp xếp các tầng gạch. Họ rất chú ư đến độ kết dính của các viên gạch nối tiếp nhau tạo nên độ vững bền của ngôi tháp cổ. Vẫn chưa có lời giải đáp chính xác và chắc chắn về chất liệu gắn kết này. Màu gạch không đổi dù trải qua bao thế kỉ! Lớp rêu bám trên các bề mặt màu lục non phối với màu nâu đỏ của gạch tạo nên một bức tranh cổ rêu phong có sức hấp dẫn du khách lạ thường.

 

        Đến Mỹ Sơn du khách ít khi lưu lại lúc chiều tà v́ bị ám ảnh “hồn ma bóng quế” lang thang…C̣n nếu ở lại đêm th́ hi hữu có là kẻ dạn gan! Nhưng làm sao cưỡng lại được cái cảm giác lành lạnh sống lưng khi vào tháp cổ giữa ban ngày nên tôi quyết định bám theo những người bạn đi du khảo Mỹ Sơn để được ngắm trăng qua thánh địa!

      Ban đêm, không một ai dám bước vào bên trong tháp v́ sợ gặp “ma”, có lẽ bị ám ảnh bởi những vần thơ Điêu Tàn của thi sĩ Chế Lan Viên!

 

H́nh tư liệu: Tác giả và đoàn du khảo chuẩn bị vào bên trong một ngôi tháp cổ

có diện tích khá rộng ở thánh địa Mỹ Sơn

 

     Đoàn du khách đi thăm Mỹ Sơn lúc chiều nhạt nắng dáng vẻ trầm tư, ít nói năng. Ngang qua những Linga và Yoni- biểu tượng cho sinh thực khí của giống nam và nữ ai đó bật cười v́ hồi chiều có cô hồn nhiên đưa tay vịn vào Linga để chụp h́nh cho chắc chắn! Lại có anh ngồi trên Yoni nghỉ chân cho khỏe, ngắm nghía rồi phát biểu: “Chà giống y cái cối xay bột gạo làm bánh ở quê ḿnh, có hai tay cầm và cái rănh để nước gạo chảy ra!”. Báo hại thuyết minh viên đi theo ś sụp van vái: “Xin chư vị bỏ lỗi, v́ quí khách không biết nên mạo phạm!”. Người Chăm thờ cúng Linga và Yoni rất cung kính. Yoni- biểu tượng cho sinh thực âm, Linga tượng trưng cho khí dương. Hai biểu tượng này có thể đứng riêng rẻ hoặc hợp chung với nhau trong một tổng thể. Họ cho rằng: mọi vật tồn tại tùy thuộc vào sinh thực khí âm và dương. Chính v́ vậy, dân tộc Chăm thờ cúng Linga và Yoni rất cung kính. Hằng năm đều tổ chức lễ tế rất long trọng.

       Ai bảo mấy người đó bỏ đoàn đi chơi riêng, không chịu nghe giảng giải. Nhớ lại thấy tức cười. Nụ cười rớt xuống khoảng không rồi im lặng đến sởn da gà. Bước chân đi rất nhẹ. Thấy hai vị hồi chiều chắp tay vái Linga-Yoni có vẻ sợ hăi và chân thành, chắc để chuộc tội!

 

   Nguồn: internet

  * Trái: Một cặp Linga và Yoni ở thánh địa Mỹ Sơn        

   *Phải: Yoni ( biểu tượng cho sinh thực âm)

                                

      Ánh nắng chói chang, gay gắt mới ban chiều, giờ tắt thật nhanh sau triền đồi. Không khí dịu hẳn đi. Một luồng gió mát, nhẹ lướt qua mặt, qua tóc và kèm theo cả một cảm giác là lạ, thấp thoáng bóng ai đang lướt nhanh trên cây cỏ: hoàng hôn đang xuống! Giọt nắng cuối cùng rơi trên tán lá rừng, nhường chỗ cho bóng đêm. Ô ḱa, Nàng Trăng đă ngự du quanh tháp cổ!

       Không có bút mực nào tả hết nét đẹp đêm trăng ở khu tháp xưa cổ kính hoang sơ này. Ánh trăng màu vàng pha sữa lóng lánh đậu trên nóc một ngôi tháp nhỏ. Cây cỏ mọc bám trên đó theo gió rung rinh và trăng cũng nhảy múa điệu nhạc núi rừng hoang dại. H́nh như đó là cô vũ nữ Chăm đang múa điệu Ap-sa-ra nghiêng ngă giữa trời đêm huyền ảo! Một chiếc lá rụng đọng vệt trăng ḥa với tiếng gió xào xạc nghe như những lời th́ thầm nhỏ to ai oán khi bỗng khi trầm. Không gian huyền hoặc đậm vẻ liêu trai! Tiếng lá cây xào xạc làm mọi người sợ hăi, len lén nh́n lui tưởng chừng như có ai đang nhẹ bước sau lưng.

      Đêm xuống, sương núi bắt đầu rơi từng giọt, đọng trên cây cỏ. Những hạt sương đêm lấp lánh ánh trăng, nh́n xa xa giống như là chuổi ngọc trai của Huyền Trân đeo trên cổ. Bỗng dưng cả đoàn nhớ nàng công chúa tuyệt vời nhà Trần đă v́ giang sơn mà thân gái dặm trường đến tận nơi này. Ôi, nếu nói ḷng yêu nước th́ ai sánh kịp với Huyền Trân! Có người nói là nàng công chúa ngh́n vàng “ngậm hờn thiên cổ” v́ đă mất mối t́nh đẹp đẽ với người yêu mà “thân chinh” về Nam để mở rộng giang sơn cho trăm họ! Nhưng biết đâu khi vào miền đất có ánh nắng vàng óng ả màu mật ong gặp cái nh́n si mê của vua Chiêm- Chế Mân, có lẽ nàng cũng khuây khoa bớt  nỗi buồn xa xứ bởi tấm chân t́nh của của ông vua đa t́nh đă dành cho nàng một ngôi vị danh giá: hoàng hậu Chăm-Pa!

         Theo dă sử, Huyền Trân “bị cướp” về cố quận đi theo đường biển khi chuẩn bị lên giàn thiêu theo vị vua mệnh bạc Chế Mân. Nhưng đêm nay đâu đó trên nóc cổ tháp h́nh như công chúa trở về, đang tṛ chuyện với vị quân vương Chăm-Pa và hoàng nhi của ḿnh, thỉnh thoảng nàng thở dài ai oán!

       Trăng thánh địa thật đẹp, mát lạnh, hoang sơ. Có lẽ là do trí tưởng tượng của du khách quá phong phú v́ đọc nhiều truyện liêu trai của Bồ Tùng Linh? Sương rơi càng lúc càng nhiều, long lanh, giọt nặng chứ không nhẹ như ở đồng bằng. Khí trời chuyển sang lạnh, thoáng rùng ḿnh khi một con sóc xô chân người chạy trốn vào bụi rậm. Vài chú nhím xù gai đi kiếm ăn. Trăng núi rừng ở thánh địa Mỹ Sơn có sức quyến rũ lạ thường nhưng cũng rờn rợn!

 

 

       H́nh:Thánh địa Mỹ Sơn giữa núi rừngDuy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

(nguồn: internet)

 

       Sương khói vướng vít theo chân người, áo lành lạnh, tóc ươn ướt. Trăng lung linh, chơi vơi…Điệu nhạc Chăm ai oán thoang thoảng khắp các ngôi cổ tháp réo rắt bên tai…Một đêm trăng huyền ảo, mông lung sương khói núi rừng…

 

 *****

    

        Rời thánh địa Mỹ Sơn mà tâm tư vẫn nghĩ về con đường đồi thơm ngát hoa sim tim tím và những đàn bướm xập x̣e đôi cánh, những cơn gió mát lạnh sống lưng…cùng những “Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” (*) và vũ điệu, tiết tấu Chăm ngân nga, vang vọng giữa chốn núi rừng bao la, hun hút gió…

       Ai cũng bảo là: “Khó quên tháp cổ Chăm-Pa và đêm trăng ở thánh địa Mỹ Sơn.” V́ vẻ lăng mạn của núi rừng hay là v́ bề dày của một nền văn minh xưa c̣n sót lại trên dáng vẻ hoang sơ , vừa huyền hoặc mà cũng đậm tính lịch sử?

____________

 (*) Thơ bà Huyện Thanh Quan

   

        Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

                                         

Mỹ Sơn, h́nh của Laura Elizabeth Pohl, internet

                        

 

art2all.net