Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

 

   

Mời nghe ca khúc Nắng Thủy Tinh, nhạc: Trịnh Công Sơn, tiếng hát: Khánh Ly

 

NẮNG ĐÔNG,

NGẮM HỒ TỊNH TÂM, THĂM MẠ GIÀ…

 

Một góc Hồ Tịnh Tâm và cây cầu dẫn vào ḥn đảo lớn giữa nắng đông

 

     Nắng Huế hôm nay đẹp ḱ lạ! Giữa trưa, nắng vàng ruộm đậu trên mấy cây bông súng trong hồ Tịnh Tâm y như những viên ngọc long lanh nhảy múa. Nắng mà lạnh nên đứng giữa trời ngắm hồ Tịnh Tâm vẫn mát mẻ và dễ chịu vô cùng! Trời cuối mùa đông Huế vốn rất rét nhưng hôm nay có nắng dịu dàng, nắng hanh vàng… tôi thầm nghĩ: ḿnh dừng chân lại ngắm hồ Tịnh Tâm một chút rồi về nhà cũng chưa muộn. Nắng đọng dưới đáy nước giữa hồ in h́nh cây cối. “Đẹp quá!”, tôi thốt lên, rồi đưa máy h́nh lên bấm.

 

***

 

Nhà ba mạ tôi ở trong hồ Tịnh Tâm Huế, sau lưng sở Thú Y cũ (bây giờ là trường Đại Học Mỹ Thuật Huế). Hồi nhỏ,  tôi đi học trên con đường giữa hồ cho nhanh, rồi lên đường Đinh Bộ Lĩnh (giờ là Đinh Tiên Hoàng) thẳng ra cửa Thượng Tứ hoặc cửa Ngăn, đi đ̣ Thừa Phủ qua trường Đồng Khánh. Mùi sen Tịnh tỏa hương thơm ngát, cầm ḷng không đậu có lần tôi lội xuống hồ, hái mấy bông, ngửi chán chê rồi nhai nhụy sen thấy vị ngọt, c̣n cánh sen hơi chát một chút nhưng cũng ngon, tôi cũng ăn luôn v́ bỏ thấy uổng!

Ngày 16.1.2013 tôi về Huế thăm mạ già “như chuối chín cây”. Mấy ngày trước đó mạ tôi bị tai biến, người rất yếu. Nay có đỡ đôi chút nhưng đă 93 tuổi đời… Thôi, c̣n thấy được mạ là may lắm rồi! Vấn an, tṛ chuyện để được nghe mạ nói khá rành rọt, tôi rất mừng. Tôi đọc mạ nghe BÀI THƠ KÍNH TẶNG MẠ , mạ cười móm mém mà rất tươi . Ngày thơ bé, khi tôi bị sốt bại liệt, không quản ngại mưa gió, mạ cơng tôi qua nhà thương lớn chạy điện cả năm trời, chân mới cử động được. Công ơn của Mạ kể sao cho xiết. Ở xa Huế, xa mạ, ngày đêm tôi khấn nguyện xin ơn trên độ tŕ mạ già mạnh khỏe thêm ít lúc nữa. Mong mạ sức mạnh để đón xuân Quư Tị sắp đến và mấy chị em sẽ được cài Bông hồng mùa Vu Lan  mạ nhé!

 

***

 

Rảnh rỗi đôi chút tôi ra thăm hồ Tịnh Tâm, ngắm cảnh rồi chụp vài tấm h́nh lưu niệm. Cả đời đi ngang qua hồ, lên cầu hồ, vào đảo chơi, đây là lần đầu tiên tôi chụp h́nh ở hồ Tịnh Tâm lúc có tuổi. Cũng lạ chớ! Chần chừ nhưng trái tim tôi bảo: “Đừng làm biếng, nhanh chân lên kẻo hết nắng, trời trở lạnh!”.

 

Tra cứu sách vở, gốc gác hồ Tịnh Tâm như sau:   

“Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quang được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, triều đ́nh cho cải tạo một số đoạn sông và khơi ḍng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Kư Tế. Hai băi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đă huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm. Dưới thời vua Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần kinh”. (1)          

Dân Huế hầu như ai cũng đă từng đến đây ngắm cảnh và thưởng thức sen Tịnh- loại sen ngon nhất kinh thành Huế, thơm ngan ngát, bở, vị ngọt, bùi, không có sen nơi nào sánh kịp! Theo lưu truyền, loại sen ở đây có tên là sen bách diệp, khác với sen ở các hồ khác. (*)

Đứng từ đường Đinh Tiên Hoàng nh́n vào hồ, hồ Tịnh Tâm (cũng có người gọi là Tĩnh Tâm) gồm hai hồ nuớc h́nh chữ nhật, ở giữa hồ có ba ḥn đảo nổi lên, một con đường dẫn lối vào ngăn cách hai hồ. Hồ bên trái lớn hơn, có chiếc cầu đi lên ḥn đảo lớn.

Tôi đứng ở ven con đường trong hồ Tịnh chụp một tấm h́nh thấy rơ chiếc cầu.  Ngày c̣n nhỏ mấy chị em hay chạy chơi, thả diều trên con đường rất thơ mộng này, hai bên hồ ngập cả sen và hương bay ngào ngạt.

Cây cầu đúc bê- tông chắc chắn dẫn vào ḥn đảo lớn, ở giữa đảo có xây một mái nhà lục giác rất đẹp. Bên phải có một núi đá gồm nhiều tảng xếp chồng chất có đường lên xuống. Hồi nhỏ mấy chị em tôi vẫn theo mạ trèo lên ḥn giả sơn này chơi và ngồi nghe mạ kể chuyện cổ tích mà hưởng hương sen thơm ngát và gió mát rượi từ hồ Tịnh thổi lên.

 

 

      Ngắm hoa súng hai bên cầu hồ thấy Nắng lung linh đáy nước

 

  Tôi lên cầu chụp mấy tấm h́nh. Nơi đây,  Mạ tôi- hồi c̣n trẻ- hay dắt mấy chị em dạo chơi, đợi mấy d́ hái gương sen, lột ra, ḿnh mua cho tươi và ngon. Ba tôi vốn xuất thân từ Đại Nội nên rất chuộng sen Tịnh. Bây giờ, mỗi khi “Hoài niệm một thời”để tưởng nhớ Ba, mấy chị em vẫn gắng t́m cho ra sen Tịnh nấu chè hột sen, vừa ăn vừa nhắc lại chuyện xưa lúc Ba c̣n tại thế mà nhớ Ba vô vàn!

 

 

    Cầu hồ Tịnh Tâm đúc bê-tông dẫn vào đảo bên trái (chụp ngày 16.1.2013)

 

 

                      Có nhiều cây súng nở bông màu đỏ bên cầu hồ

 

Mùa này không thấy sen chỉ có mấy cây súng đỏ nở bông . Đứng trên cầu nh́n xuống, hoa súng trông cũng nên thơ chớ! Đi một đoạn nữa, qua khỏi trường Đại học Mỹ Thuật là đến nhà tôi rồi.

Bên tay phải, điểm nh́n từ đường Đinh Tiên Hoàng là hồ nước thứ hai, ở giữa có một ḥn đảo cây cối um tùm (đối diện với hồ có cây cầu bê-tông). Khi tôi c̣n nhỏ, hồ này cũng có một cây cầu gỗ dẫn vào đảo.  Tôi cũng đă vào ḥn đảo này chơi rồi, thấy chỉ có cây cối mọc hoang, nhiều cây rất lớn. Nền đá xây quanh ḥn đảo này vẫn c̣n dấu vết làm tôi nhớ câu thơ của bà Huyện Thanh Quan:

    “ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

       Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Mạ tôi kể rằng: “Dân quanh vùng đồn đại trong đảo này có một cặp rắn thần có mào đỏ, nửa đêm gáy lên!”. Đến hồi kết luận mạ nh́n qua tôi dặn ḍ: “Con không được dắt mấy em qua đảo đó nghe chưa, ông bà bắt đó!”

Qua năm tháng mưa gió băo tố, cây cầu gỗ dẫn vào đảo này sụp mất rồi. Nay quanh hồ này tôi thấy dân trồng rau muống xanh um!

 

 

Hồ Tịnh Tâm phía bên phải, đối diện với hồ có cây cầu bê-tông.  (16.1.2013)

 

Trên hai ḥn đảo, trước đây, có thể có những công tŕnh xây dựng để làm nơi vui chơi giải trí cho vua chúa chăng, nhưng bây giờ chỉ có vậy thôi.  Bụi thời gian đă để lại dấu vết khá rơ trên cảnh quang nơi này!

Ngay ngă ba rẽ vào trường Đại học Mỹ Thuật( Sở Thú Y cũ) có một cây bồ đề cổ thụ đem bóng mát cho con đường nay vẫn c̣n. 

 

 

Cây bồ đề cổ thụ vẫn c̣n (góc phải )

 

 

Con đường ở giữa hồ Tịnh Tâm- trẻ nhỏ hay chạy lấy trớn, rồi lên cầu hồ thả diều.

 

Từ cầu hồ Tịnh Tâm ngó lên một quăng nữa, tôi nhớ cũng có một băi đất nổi lên, rất nhỏ so với hai ḥn đảo kia.  Không có đủ thời gian vả lại nhà tôi ở miệt dưới này nên tôi không chụp h́nh.

 

Thăm hồ Tịnh Tâm, tôi lại nhớ đến Ba tôi. Ngày c̣n sống, gặp mùa nước lớn, ba thường ra hồ cất rớ. Mấy chị em tôi đi theo coi rồi đem cá về nhà. Có khi được gần một thau nhôm đầy cá cấn, cá mại, hay tép riu. Mạ tôi đem kho rim ăn đến ba ngày vẫn chưa hết, ngon không kể xiết! Mùa hè gặp ngày có gió lớn, ba và thằng cu út h́ hục chạy diều ở cầu hồ Tịnh. Mấy chị em tôi và cả mạ đi theo, vỗ tay ḥ reo khi thấy diều ó của thằng Út bay cao nhất! Gặp đêm có trăng sáng, “nam thanh nữ tú” từng cặp ŕ rầm nói chuyện bên cầu hồ nghe như tiếng kinh cầu. Đúng là nơi hẹn ḥ lí tưởng của trai gái trong vùng.

Tháng 8 là mùa đào củ sen. Mạ tôi mua một rổ củ sen tṛn, dài và mập, đem về dầm với nước vo gạo cho sạch bùn, rồi dồn nếp đậu xanh vào ruột, hấp chín. Mạ chia phần mỗi đứa vài củ, xắt lát, chấm đường ăn ngon vô kể, khỏe cả người. Nói mà thèm chảy nước miếng!

Hồ Tịnh Tâm gắn liền với tuổi thơ của tôi khắng khít, với h́nh ảnh người Ba vô vàn yêu kính đă khuất núi khi tôi c̣n nhỏ và Mạ già một nắng hai sương tảo tần nuôi chúng tôi từ khi Ba ĺa cơi thế.

Tôi yêu Hồ Tịnh Tâm c̣n một lẽ nữa: Nội tổ của tôi- vua Minh Mạng triều Nguyễn đă cho xây dựng Hồ Tịnh Tâm với cảnh trí đẹp đẽ nức tiếng đất Thần kinh mà ai ai cũng trầm trồ khen ngợi!

Tôi c̣n đi thăm nhiều nơi nữa…

                              

***

 

Từ đường Đinh Tiên Hoàng đi thẳng xuống phía bắc là cống Mang Cá. Trước cống Mang Cá là con đường thênh thang chạy thẳng xuống cửa Hậu (c̣n gọi là cửa Trài) của kinh thành Huế xưa.

    Em gái tôi nói: “Tuyến đường Cầu Kho - Cửa Hậu này mới khánh thành cách đây mấy ngày thôi, ngày 6.12.2012. (**) Nhờ con đường này, đi ra cửa Hậu dễ dàng, quẹo trái, chạy một mạch là thấu nhà em ở An Ḥa”.

 

H́nh: Cửa Hậu ( Chánh Bắc môn) trưa ngày 16.1.2013

 

Cửa Hậu nh́n ra đường Tăng Bạt Hổ, An Ḥa Huế. Đúng vậy, trước đây khi chưa mở rộng răi con đường này, cửa Hậu bị khuất tầm nh́n, dân Huế thường theo cửa An Ḥa ra đường Tăng Bạt Hổ. Tất cả các cửa của kinh thành Huế tôi đều đi qua ngoại trừ cửa Hậu này thôi. Hồi chiến tranh, cửa Hậu ngay sau đồn Mang Cá nên bị đóng chặt. Đây là lần đầu tiên tôi thấy cửa Hậu tỏ tường nên thăm viếng, ngắm nghía khá kĩ. Nắng trưa rất ấm áp, tôi đứng chụp liền mấy tấm h́nh giữa nắng mà ḷng vui mừng v́ được ngắm một công tŕnh xây dựng xưa rất nổi tiếng của nhà Nguyễn:

    “Cửa Hậu, tên chữ là Chánh Bắc môn v́ vị trí tọa lạc ở mặt sau của kinh thành Huế, nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng, nh́n ra đường Tăng bạt Hổ. Phần cửa ṿm được xây dựng năm 1809 dưới thời Gia Long. Vọng lầu được xây dựng vào năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng. Sau khi Pháp chiếm kinh thành Huế (1885), cửa Chánh Bắc (Mang Cá lớn) và cửa Trài (Mang Cá nhỏ) bị đóng kín để lập đồn Mang Cá. Do hậu quả của chiến tranh và thiên tai cửa đă bị hư hại, nên suốt 116 năm hai cửa này vẫn chưa được khai thông. Ngày 21.5.2005 sau 4 tháng thi công, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đă chính thức làm lễ khánh thành, khai thông cửa Chánh Bắc trở lại.” (2)

 

Giữa Nắng trưa cửa Hậu

Cửa Hậu c̣n gọi là cửa Trài v́ hồi xa xưa bên ngoài cửa Hậu có nhiều nhà cửa của những người cư ngụ buôn bán làm nhà trài ra sông. Cái tên Xóm Trài do đó mà ra. Cửa ngay xóm Trài nên cũng gọi là Cửa Trài là v́ vậy!

 

***

 

C̣n một niềm vui  nữa khi về Huế lần này: gặp lại bạn cũ Đồng Khánh Huế, cùng học lớp Đệ Nhất C2, năm 1969. Cũng là mối duyên Đồng Khánh xưa!

Năm 2012, Hồ Thị Hạnh được một người bạn ở nước ngoài chuyển về cho coi bài Ngày về Đồng Khánh trường xưa Hạnh mở ra th́ thấy có PPS Cựu nữ sinh Đồng Khánh về dự hội trường 95 năm Đồng Khánh, Hai Bà Trưng Huế (3)trong đó có tấm h́nh lớp cũ Nhất C2 gồm 24 nữ sinh năm 1969 chụp với giáo sư Phạm Kiêm Âu – dạy môn Pháp văn. Hồ thị Hạnh ḍ t́m tác giả PPS thấy ghi tên tôi, từ đó Hạnh “truy t́m” và đă biết được địa chỉ  “mail”. Bạn bè gặp trên trang “internet” từ dạo ấy. Cũng nhờ Hồ thị Hạnh, bạn Diệu Huyền, thầy Hà Thúc Hoan- chủ nhiệm năm lớp đệ nhị C2, cô Tôn Nữ Lưu Ty- chủ nhiệm năm đệ Tam C2, cô Tôn Nữ Mỹ Trang cùng quí Thầy Cô… dạy tại lớp trong ba năm học (1966-1969) và cô hiệu trưởng Phan Thị Bích Đào giúp đỡ h́nh ảnh tư liệu, động viên mà tôi thực hiện được:
HOÀI NIỆM NHẤT C2 ĐỒNG KHÁNH HUẾ, 1969 PPS

Và viết được bài thơ về: Lớp xưa ơi t́nh măi nhớ . Xin cảm ơn rất nhiều!

 

Hồ Thị Hạnh và HTN.Huệ Tâm (lớp nhất C2, Đồng Khánh Huế,1969) gặp lại nhau tại Huế ngày 16.1.2013, sau 40 năm ra trường

 

Tôi đă hẹn Hạnh và Diệu Liễu sẽ gặp lại nhau tại nhà Hồ thị Hạnh ở phố sông đào ngơ đường Huỳnh Thúc Kháng đi về Bao Vinh. Ai ngờ Diệu Liễu phải ở nhà trông cháu bị sốt, không đến được, tiếc quá! Hôm tôi đến nhà thăm, Hạnh bị sốt cao nên hai đứa chỉ ngồi nhà nói chuyện chơi đôi chút. Th́ thôi, sẽ rong chơi thăm Huế lần sau vậy.

Tôi cũng muốn nhờ Hạnh chở đến thăm bạn Hoàng Thị Kim Cúc có biệt danh “Cúc Xẹp”- nhà ở cầu Kho Rèn - v́ Hạnh đau nên khỏi đi. Tôi dự định sẽ nói với bạn Cúc rằng:

Ń Cúc (Xẹp) ơi, hồi xưa tui hay tới nhà kêu bạn đi học Pháp văn ở lớp Thầy Thông mà răng bạn không nhớ tên tui một chút mô cả rứa! Tui cũng nhớ bạn Dương Thị Kim Cúc được bạn bè gọi là “Cúc (Xồm)” đó! Ai bảo hai bạn có hai mái tóc rất đặc biệt. Người th́ đánh phồng to mái tóc lên y như ca sĩ Phương Dung, người th́ cắt mái tóc ép sát vào má như một ca sĩ người Pháp…Hai bạn rất duyên dáng, dễ thương c̣n tui th́ ốm yếu, nhỏ bé hay ngồi yên một chỗ khi ra chơi v́ chân đi không vững. Đó, tui rất nhớ các bạn mà, đừng quên tui nghe. V́ tui đi xa Huế nên luôn giữ cho riêng ḿnh một Kí ức Đồng Khánh  đó mà. Lâu lâu tui coi một chút cũng đỡ nhớ Huế bạn ơi. Mai ni về Huế xưa, rồi tui sẽ t́m nhà thăm bạn Cúc khi có dịp!”

 

***

 

Về Huế lần này không chỉ được thăm Mạ kính yêu mà c̣n ôn lại tuổi thơ hồng bên hồ Tịnh Tâm rong chơi ngày hè với lủ em nhỏ. Đi thăm cô em gái th́ được chiêm ngưỡng Chánh Bắc môn (cửa Hậu) mới trùng tu tuy màu gạch và vôi c̣n mới nhưng thiệt là đẹp và tiện lợi quá chừng v́ có con đường rộng răi phía trước mới khánh thành. Lại gặp gỡ bạn xưa Đồng Khánh!

Cuộc đời vẫn có những mối ngẫu nhiên mà cũng có duyên. Cái duyên đó chắc là có bàn tay con người chứ không hẳn là do thiên định, bởi nếu không chịu khó viết bài về Đồng Khánh th́ đâu gặp Hạnh và nối liên lạc với bạn hữu lớp Nhất C2…Tôi biết chắc rằng: lớp trưởng Nhất C2 – Nguyễn thị Giáng Hương rất vui v́ chính bạn từng nói với tôi khi về Đà Nẵng dịp đầu xuân Tân Măo 2011:  “Phải t́m cách nối được liên lạc với bạn cũ cùng lớp hồi học Đồng Khánh.”

Rời Huế trong ánh nắng vàng mùa đông thơ mộng đầy nhung nhớ. Nắng vàng trong vắt như thủy tinh lóng lánh bất giác tôi nhớ mấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

  …  “Em qua công viên bước chân âm thầm
        Ngoài kia gió mây về ngàn
        Cỏ cây chợt lên màu nắng
       Em qua công viên mắt em ngây tṛn
       Lung linh nắng thủy tinh vàng
       Chợt hồn buồn dâng mênh mang”

            (ca khúc Nắng Thủy Tinh của Trịnh Công Sơn)

Có tuổi tác nhưng nghe bài hát này lúc nào cũng hay và tâm hồn xao xuyến y như hồi c̣n trẻ. “Nắng Thủy Tinh” đạt đến mức  tinh tế, sâu lắng pha chút lăng mạn nhẹ nhàng của những tâm hồn yêu thiên nhiên và cuộc sống. Tôi đem chút nắng Huế đi theo…

Bỗng dưng có một chút buồn, chút bâng khuâng len nhẹ vào hồn khi tạm biệt Huế…

Xa Huế rồi đây…

 

Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

Đà Nẵng, 19.1.2013

 

____________

 

Chú thích:

-  Những từ ngữ có gạch dưới là LINK bài. Kính mời mở xem

-  H́nh ảnh: Huệ-Tâm chụp ngày 16.1.2013

- Tài liệu tham khảo:

(1) Theo Wikipedia-bách khoa toàn thư mở tiếng việt

(2) Theo Wikimapia

(3) link PPS Cựu Nữ Sinh Đồng Khánh về Dự hội Trường 95 năm Đồng Khánh, Hai Bà Trưng Huế ngày 9,10 tháng 3 năm 2012

https://huynhthuckhangluongvancan.files.wordpress.com/2012/08/toan-tap-1-va-2-pps-cuu-nu-sinh-dong-khanh-du-hoi-truong-95-nam-dk-hbt-hue-2.pps       

(*) Theo Tạp Chí Du Lịch Huế

(**) Theo Thanh Niên Online

 

 

 

 

art2all.net