Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

 

NHỚ HUẾ CHI LẠ, HUẾ ƠI!(*)
 

 H́nh: Trong công viên ngay trước cổng trường THPT Hai Bà Trưng

Huế vào ngày hội 95 năm Đồng Khánh- Hai Bà Trưng Huế

 (ngày 9.3.2012)


 

Tháng năm trời nóng như lửa. Chiếu nằm hừng hực cứ như là đặt lưng trên ḷ than hâm hấp. Trước hiên nhà có một khoảng sân nhỏ trồng mấy cây cảnh cho mát mắt… Một bụi bông trang trắng, lấy giống từ Huế vào. Cây ra hoa thơm ngát, lũ chim vẫn đến hót véo von. Bữa ni nắng quá, chim bay đi mất, buồn hiu! Cây thiết mộc lan chẻ ra ba nhánh thường ngày vẫn che bóng cho hiên, bây chừ th́ chịu. Nắng rát mặt. Chồng tôi đem nước tưới ướt cả sân để dịu đôi chút cái nắng oi bức. Tới chiều cả xóm ơi ới gọi nhau đi tắm biển, nhưng mát được một lúc, về lại nóng như nung. Thấy chồng rên rỉ, tôi cười nói:

- Thấm ǵ với cái nóng xứ Huế của em, rứa mà hồi đó có chi mô, vẫn học hành nghiêm chỉnh mà!

Chồng tôi rất nể mặt sức chịu đựng bền bỉ của cô vợ nhỏ bé xứ Huế mộng mơ…
 

*****

Cái nóng này làm tôi nhớ Huế chi lạ, nhớ đến cồn cào cả ruột gan!

Nhớ nhất là những ngày ấu thơ ở Huế…Trước ngơ hẽm nhà có một cây xoài cổ thụ cao ngất. Buổi trưa, gió nóng không ngủ được, lũ trẻ thường rủ nhau ra hóng mát dưới gốc xoài. Gió lớn thổi qua, xoài chín rơi xuống, cả bọn tranh nhau lượm. Vui chi lạ! Bây chừ, ăn xoài Cát, xoài Thanh Ca, xoài tượng trái bự vậy mà vẫn không thấy ngon và thú vị như hồi niên thiếu ở quê nhà ăn trái xoài nhỏ tí rụng dưới đất.Tôi cứ ước ao ḿnh bé trở lại để sống những giây phút thần tiên ngày xưa. Nhưng nghĩ kỹ, thật là viễn vông v́ mấy đứa bạn thuở nhỏ, nhặt xoài cùng tôi đă về đất rồi! 

Nhớ nhất là những ngày học trường Đồng Khánh Huế…Sau Tết Mậu Thân, cầu Trường Tiền bị sập một nhịp, đành phải đi đ̣ Thừa Phủ sang sông đến trường. Nhà xa, bọn tôi thường đi xe đạp. Không có chỗ gởi, năm đứa rủ nhau kê bánh xe trước nối bánh xe chiếc sau, khóa bằng dây xích rồi xô xe vào bụi cây trong vườn hoa Nguyễn Hoàng. Chiều về, lôi xe ra, mở khóa, đội nón, thướt tha đạp xe về nhà cười rúc rích. Bác lái đ̣ sợ học tṛ trễ giờ học nên chở quá nhiều người. Ra giữa ḍng gặp khi gió lớn, đ̣ tṛng trành, cả bọn sợ đ̣ ch́m, bị Hà Bá bắt. Tôi bắt chước mạ, đi sông nước niệm chú Quán Thế Âm. Có mấy bữa bác lái đ̣ già bị bệnh, anh con trai chèo thay. Thấy bọn tôi ŕ rầm niệm kinh anh cho là bọn tôi tranh thủ ḍ bài nên than thở:

- Mấy o Đồng Khánh học chi mà siêng, đi đ̣ phải cười nói cho vui chơ ai mà học bài! Ư anh ta muốn cḥng ghẹo nhưng gặp phải bọn con gái quá nghiêm trang nên đành chịu.

Có bữa, chậm chân, trễ đ̣. Gặp lúc trời có sương, nh́n ra giữa sông, tôi thấy chiếc đ̣ mênh mang trong sương mù dày đặc, chẳng nh́n rơ mặt người mà chỉ thấy áo dài trắng và mái tóc đen nhánh của mấy nữ sinh Đồng Khánh làm tôi nhớ lại câu thơ của Hàn Mặc Tử:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết t́nh ai có đậm đà!” 

(Đây thôn Vỹ Dạ)

Lên lớp đệ nhất ai cũng ra sức học v́ sợ thi hỏng. Tôi thấy mấy bạn gái cùng lớp có bạn trai bên Quốc Học thiệt dễ thương, xem ra đời lên hương lắm! Nhỏ bạn thân, mấy hôm ni bị lên đậu, nghỉ học. Tôi đi bộ một ḿnh về nhà. Ui cha, có ai đi theo sau lưng, tôi nh́n lui thấy bảng tên biết là nam sinh Quốc Học, anh ta cứ liếng láu:

- Tên chi rứa em? 

Tôi tức ḿnh, dám gọi người ta là em hả? Người chi mà ĺ, ta không thèm trả lời mà cứ đi theo hoài, mấy ngày liền. Tôi nghĩ ra một cách để cắt cái đuôi dai nhách đó. Tôi lấy cái bảng nhỏ vẽ một h́nh tṛn và chấm một cái to ở giữa, ngụ ư là chữ Tâm. Khi nghe tiếng hỏi “tên chi rứa em?” tôi đưa cái bảng ra sau lưng. Anh ta hỏi:

- Tên Tṛn hả? hay là Chấm? hay là Quy?

Dĩ nhiên là không thể nào nói đúng tên tôi rồi mà cũng không ḍm được bảng tên mang trước ngực được v́ tóc dài che kín mít. Tôi bảo:

- Không đoán nổi tên tui th́ đừng có đi theo tui nghe. Để yên cho tui học hành.

Anh ta ốt dột quá bèn bỏ đi luôn. Sau này, nghĩ lại, tôi tự trách ḿnh: “Răng mà đáo để quá, khó tính dễ sợ. Rứa mà không bị ế dôn là cũng may đó!”

Hồi học lớp đệ nhị, đệ tam, thầy cô dạy môn văn giảng bài rất hay, tôi thích lắm. Trước đó, ba tôi bảo:

- Con nên thi vào khoa Anh văn sau này có tương lai.

Tôi cũng đồng ư. Nhưng nghe thầy cô giáo đọc thơ quá hay làm tôi đổi hướng, ghi tên vào khoa Việt Văn. Từ đó, tôi hay làm thơ, viết văn rồi ngâm ư ử. Ba tôi bảo:

- Bộ con tính làm thi sĩ hở, nghèo kiết xác đó con. Liệu mà lo học đi rồi c̣n ra trường t́m việc, kiếm chồng. Ở đó mà ngâm ngợi thơ văn…

Tôi cười:

- Cứ mở mắt ra là nghe ba mạ nói chuyện chồng con. Bộ cứ có chồng mới sống được hở mạ? O Ba đó tề, ở một ḿnh có phải sướng hơn không?

Mạ tôi mắng một trận: “Đồ con gái con đứa miệng mồm ăn mắm ăn muối!”. Tôi sợ quá, im luôn, không dám thưa thốt chi nữa.
 

***

Nhớ Huế chi lạ”, tôi lẩm bẩm. Nhớ nhất là những ngày nắng như nung mấy đứa bạn gái rủ nhau đạp xe về Vỹ Dạ ăn chè Cồn. Bắp Cồn ngon có tiếng, ngọt lịm, thơm lừng. Một đứa ăn vài ba ly là chuyện thường. Cây cầu Cồn chi mà dễ sợ, cứ rung rung mỗi khi đi ngang qua. Tôi cứ sợ nó sập, rứa mà vắng ăn chè vài ba bữa là không chịu nỗi. Khi ở Vỹ Dạ về, bọn tôi treo lủng lẳng trên ghi đông một chùm bắp trái làm quà cho bầy em nhỏ ở nhà làm mấy anh con trai cứ đi theo ghẹo “cho anh một trái đi em”. Nhỏ bạn thân thẳng thừng:

- Nè, đừng có bắt chước bị gậy nghe! 

Tôi sợ ai nghe được ốt dột xuỵt xuỵt liên tục mà nó mô có chịu nghe, c̣n cự nự:

- Cái tật mi hay cả nể, hèn chi bị mấy đứa con trai chạy theo, rồi la làng…

Bọn tôi cười x̣a. Cũng có khi mới sớm tinh mơ, tôi và nhỏ bạn rất thân đèo nhau về Vỹ Dạ để ngắm nh́n cảnh:

“Nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc!”

(Đây Thôn Vỹ Dạ-Hàn Mặc Tử)

Hồi c̣n học trường Đồng Khánh, bọn học tṛ cũng như người dân xứ Huế thường rỉ tai về mối t́nh của nhà thơ lăng mạn, kiệt xuất Hàn Mặc Tử và cô gái thôn Vỹ. Thực hư th́ không ai biết ra sao- hay đúng ra chỉ là giai thoại thôi nhưng người đời cũng như dân Huế được nhà thơ tặng cho bài thơ tuyệt bút: Đây Thôn Vỹ Dạ! Ngẫm nghĩ, tôi thấy câu ca dao: 

“Thương người thương cả đường đi

Ghét người, ghét cả tông ti họ hàng”

thiệt là đúng!
 

Năm lớp đệ tam C2, Cô Hoàng Thị Kim Cúc dạy tôi môn gia chánh, bà Bửu Tiếp dạy môn nữ công. Có lẽ nhờ hai cô giáo nghiêm khắc mà hiền từ dạy dỗ nên bọn tôi đứa nào cũng may, thêu, đan, nấu ăn rất khéo. Tôi nhớ rơ: hôm ấy trời Huế nóng như lửa đốt, lại thêm gió Lào, bức bối dễ sợ. Mái tóc hồi c̣n đi học dài ơi là dài mà trời nóng, mồ hôi chảy ṛng ṛng. Ngồi trước mặt cô Kim Cúc tôi không dám lau mồ hôi. Đến giờ học gia chánh, cô Kim Cúc mặt bộ áo dài trắng thiệt là đẹp, xách bóp đầm cũng màu trắng. Tôi rỉ tai nhỏ bạn : “tông-xuyệt-tông”, đứa kia nói bằng tiếng Anh: “du-ni-phom ”. Ui chao là cái lũ “nhất quỉ, nh́ ma, thứ ba học tṛ” này! Cô giáo vào bọn tôi im thin thít, một con ruồi bay qua cũng nghe tiếng chắp cánh. Cô Cúc nh́n thẳng về phía trước trang nghiêm giảng cách thức làm bánh ga-tô cho các nữ sinh. Rồi chúng tôi xuống bếp thực hành, đánh bột, đổ khuôn, nướng bánh và tŕnh lên cô Kim Cúc chấm điểm. Trời nóng, mặt mũi đứa nào cũng đỏ kè rứa mà trong giờ học ai cũng phải đi đứng nhẹ nhàng, khép nép, vui vẻ, tươi tắn xem như thời tiết chẳng có ảnh hưởng ǵ đến tinh thần bọn trẻ. Tôi ngắm trộm cô giáo gia chánh rồi thầm th́ với nhỏ bạn khi vào bếp :

- Ń mi, đúng là “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” mi hí! (bài Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử) 

Cô giáo Kim Cúc dáng người thanh tú, sang cả và đài các như một loài sen trắng trong cái hồ vương giả! Có lẽ v́ được chính cô Kim Cúc dạy nên bọn tôi yêu thơ Hàn Mặc Tử hơn và kháo nhau về mối u t́nh của chàng thi sĩ nghèo, tài hoa gắn với vầng trăng như một định mệnh oan nghiệt!

Có những hôm nghỉ học, bọn tôi rủ nhau đi ăn bánh bèo gần chỗ goẹo Giàng Xay. Bánh bèo Huế cái nhỏ rất dễ thương. Nhụy bánh bèo làm bằng tôm chấy, nước mắm chanh ớt pha rất ngon. Ăn một dĩa lại muốn ăn thêm dĩa nữa, hương vị nước chấm đậm đà, thanh thanh, ngọt ngọt, chua chua, ăn đến đâu mát cổ đến đó. Bây giờ nhớ lại thèm vô cùng. Từ trường đạp xe về An Cựu khá xa, nhưng thấm ǵ với tuổi “con gái mười bảy bẻ găy sừng trâu”

Kỉ niệm đáng nhớ nhất là những chiều hè, trời lâu tối chúng tôi không vội về nhà mà thả bộ qua cầu Trường Tiền ngắm ráng chiều và mây trôi ngă cầu Bạch Hổ. Trời Huế lúc hoàng hôn đẹp như bức tranh sơn dầu pha đậm màu đồng thau. Chao ơi! phía xa xa tận chân trời sẫm một màu tím và cả màu vàng nữa. Bầu trời Huế lúc chạng vạng trên sông Hương có sức hấp dẫn du khách và người dân xứ Huế lạ lùng, nhất là lúc có mây tím. Đẹp lắm, tôi ngẩn ngơ như đứng giữa cơi tiên. Tôi vẩn vơ nghĩ: ở đâu đó nơi có mây tím chắc là cảnh c̣n đẹp hơn nhiều! Nhưng cô bạn thân bên cạnh bao giờ cũng tỉnh trí:

- Về nhanh, trời tối rồi, trễ cơm bị la đó mi!

Hai đứa đạp xe như bay vào cửa Thượng Tứ trước lúc trời sập tối, rồi về nhà mà tâm hồn c̣n lăng đăng cảnh chiều tà trên sông Hương mùa hạ.

C̣n nhớ những buổi sáng bọn tôi rủ nhau đi ăn bún ḅ Huế ở quán Mụ Rớt, ngon nổi tiếng xứ Huế. Bún ḅ thơm lừng, cay xé miệng, vị ngon, thấm thía, tôi vừa ăn vừa hít hà, rứa mà vẫn có người cắn thêm miếng ớt. Nước bún trong nhưng rất đậm đà thoang thoảng mùi sả, thịt ḅ mềm mà săn sợi chứ không bị nhũn. Bún ḅ Huế hồi xưa thuần túy chỉ có thịt ḅ, huyết ḅ, gân ḅ…Sợi bún Huế to mà dai rất ngon. Bún gánh cũng ngon lắm, khách rất thích ăn. Nồi bún gánh đặt trong một son nhôm, có khi bằng đồng, miệng rộng tṛn để dễ múc, bắc trên một ḷ than nhỏ. Đầu gánh bên kia để tô, đũa, gia vị…Mấy cái đ̣n cho khách ngồi móc hai bên gióng. O bán bún mặc áo dài, đ̣n gánh kẽo kịt, nhịp nhàng theo bước chân, vừa đi vừa rao hàng. Đến nơi thuận tiện mấy o đặt gánh xuống, rải đ̣n ra cho khách ngồi chồm hỗm ăn bên vệ đường, hay dưới gốc cây, rất thú vị…

Lâu lâu, bọn con gái Đồng Khánh cũng rủ nhau đi ăn bún ḅ gánh gần chỗ gốc đa to ven chợ An Cựu hay vào Thành Nội. Qua khỏi Tam Ṭa một đoạn, mấy o bún gánh hay ngồi ở đó. Xe đạp dựa vệ đường, áo dài trắng vén gọn, cặp ôm trong người, mấy cô ngồi bệt trên đ̣n ăn vài tô bún, ngon ơi là ngon. Bây giờ không dễ ǵ t́m lại được những giây phút thú vị ngày thơ c̣n cắp sách đến trường lang thang dạo bước trên con đường xứ Huế…
 

*****
 

Trời nắng nóng đă vậy, đến khi mưa mới khiếp. Huế mưa dầm, mưa cả tháng trời, mấy bà già than thở “mưa thúi đất, thúi đai”. Lớp trung niên th́ nói “mưa trắng đất trắng trời!”. Trời mưa áo quần không khô, khổ nhất là nữ sinh Đồng Khánh nhà xa trường. Ngang qua cầu Trường Tiền, mưa tạt nghiêng, gió thốc sợ bay nón xuống cầu, tôi đưa tay giữ chặt nón. Mưa lớn quá, nước len vào áo mưa, cả bộ áo dài ướt mem, người run cập cập. Đến lớp, bọn tôi lo chải tóc, vắt áo dài và cả ống quần cho khô, rồi vào lớp học nghiêm chỉnh. Mùa gió bấc thổi, học tṛ xa nhà như tôi lo lắm v́ đi xe đạp qua cầu Trường Tiền dễ bị gió lùa nghiêng cả xe, người chao đảo như bị say sóng. Khổ là vậy, nhưng mưa vẫn có cái thú riêng. Bọn con gái hay rủ nhau đi lội nước mưa, qua bến Phú Văn Lâu, nh́n mưa rơi những sợi trắng xóa. Lũ con gái vừa đi miệng nhóp nhép mấy hạt bắp nướng, và kể đủ mọi thứ chuyện trên đời. Những lần như thế bọn tôi cứ nghĩ là ḿnh oai và lăng mạn lắm - giống như là người đi trong sương gió từng trải nh́n đời qua màn sương mờ đục! Đang đi cũng có đứa cao hứng kể về chuyện t́nh của chính nàng cho chúng bạn nghe. Bọn bạn thân dục tôi kể về chuyện của tôi, tôi giả vờ hẹn bữa sau cho ra vẻ ta đây cũng có người để ư, nhưng t́nh thật là chẳng có chi mà kể v́ chưa có người yêu. Hay nói đúng ra là có kẻ ḍm ngó mà tôi không chịu bắt lời, có lẽ do yếu bóng vía!

Mùa đông, bọn tôi thích ăn bánh khoái ở quán Lạc Thiện- gần cửa Thượng Tứ, hay là ăn ở chợ Đông Ba. Bánh khoái đúc bằng bột gạo, nhân tôm thịt, có vài cọng giá, ăn với nước tương và rau sống có khế chua, vả, rau thơm…Mặt trong bánh tráng một lớp trứng mỏng, ngon vô cùng. Mỗi đứa có thể ăn ba cái mới vừa bụng.

Sát trường Đồng Khánh là Quốc Học- ngôi trường dành riêng cho nam sinh. Mấy chàng trai này vẫn hay cố t́nh đi thật chậm để đợi bọn con gái Đồng Khánh tan trường ắt hẳn muốn làm “Ngày xưa Hoàng Thị” (**). Cửa sau trường Đồng Khánh ngó sang trường Quốc Học. Đă có biết bao mối t́nh chớm nở từ đây và đă thành đôi lứa!
 

*****
 

Từ hồi c̣n nhỏ tôi vẫn mong được ở măi quê nhà để chiều chiều qua cầu Trường Tiền ngắm mây bay trên ḍng Hương giang trôi lờ lững. Sông Hương đẹp như bức tranh thơ, ḥa với núi Ngự B́nh tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu t́nh làm say đắm ḷng người. Những đêm rằm, ba tôi hay chở tôi đi dạo đâu đó để ngắm trăng trên sông Hương, rồi hai cha con dừng lại ăn ly chè hạt sen ngọt dịu…Tôi yêu Huế là vậy nhưng có lẽ không có duyên với Huế… nên bao năm đi học mà vẫn không kết được một mối t́nh ưng ư!

Sau này ra trường, đi dạy nơi xa, rồi có gia đ́nh riêng, tôi vẫn nhớ da diết những ngày thơ ấu ở Huế. Những lúc rảnh rỗi về quê nhà tôi thăm lại những nơi in dấu kỉ niệm tuổi xanh mà ḷng không khỏi bùi ngùi, nhớ tiếc người cha đă quá cố và những bạn xưa cùng quăng đời thanh xuân tươi đẹp mà nay đă lùi xa vào dĩ văng!

Trời nắng hay mưa tôi cũng nhớ Huế...H́nh như càng lớn tuổi con người hay hoài niệm về quá khứ về bạn hữu ngày trước và những năm tháng học hành ngây thơ bên gia đ́nh cha mẹ…Có lẽ đó là vùng đất thánh mà ai cũng giữ măi trong tâm tư. 

Nhớ Huế chi lạ, Huế ơi!...
 

Đà Nẵng, tháng 5, 2010

Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm
 

----------
 

(*)Trong bài có một số từ địa phương xứ Huế:

-Nhớ Huế chi lạ: Một cách nói “rất Huế”, có nghĩa là nhớ Huế nhiều lắm, nhớ sâu sắc, nhớ da diết…

-dôn: là chồng

-mi: mày

-ghẹo: trêu chọc

-Mô: đâu

-Ốt dột: mắc cỡ

-Rứa: vậy

-Ḍm: nh́n

-O: Cô

-Đó tề: Đó ḱa

-Không dám thưa thốt chi nữa: không dám nói tiếp

(**) Tên một bài hát
 

 

art2all.net