Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

 

YẾU TỐ PHẬT VÀ THIỀN

TRONG CÁC BÀI THƠ XUÂN CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG

 

     

 

Vua Trần Nhân Tông (sinh: 1258, mất: 1308) sau khi lo xong việc thế sự, đă nhường ngôi cho con trai lên làm Thái Thượng Hoàng, rồi nhà vua xuất gia, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Người đời vẫn xưng tụng là Phật Hoàng. Vua Trần Nhân Tông c̣n để lại nhiều tác phẩm, trong đó có những bài thơ về phong cảnh rất đặc sắc. Những sáng tác của Trần Nhân Tông khi viết về mùa xuân thường thanh thoát, đậm đà sắc thái Phật và Thiền  nhất là các bài thơ Xuân Hiểu, Xuân Cảnh trích dẫn dưới đây (bản dịch của Phan Thành Khương)

        Bài  Xuân Hiểu (Sáng xuân)

          Phiên âm :

          Xuân hiểu

          Thụy khởi khải song phi,

          Bất tri xuân dĩ qui.

          Nhất song bạch hồ điệp

          Phách phách sấn hoa phi.

 

          Dịch thơ :

          Sáng xuân

          Ngủ dậy, mở cửa sổ,

          Chẳng hay xuân đă về.

          Ḱa một đôi bướm trắng

          Đuổi theo hoa mải mê.

          (Phan Thành Khương dịch)

Đọc bài Xuân Hiểu, cảm nhận đầu tiên là sự mát mẻ dịu dàng len nhẹ vào hồn người đọc. Buổi sáng mùa xuân qua đôi mắt của thi nhân sao mà trong sáng đến thế :

          « Thụy khởi khải song phi,

             Bất tri xuân dĩ qui. »

 

Dường như con người này đă quên đi ngày tháng... nhưng khi cửa sổ mở ra cảnh xuân hiện diện th́ «Bất tri xuân dĩ qui»! Mùa xuân về rồi, cảnh thật đẹp mà t́nh c̣n đẹp hơn. Đó là một buổi sáng mùa xuân dưới cửa sổ nhà có :

          «Nhất song bạch hồ điệp

          Phách phách sấn hoa phi. »

 

Chỉ một nét bút miêu tả bức tranh xuân đă hiện lên thật tươi tắn. Đôi mắt thi nhân dơi theo đôi bướm – tượng trưng cho giai điệu xuân. T́nh cảm hiện trong đôi mắt, đó là sự yêu thương, chia sẻ niềm vui với vạn vật. Cái nh́n rất thi sĩ- đắm ch́m trong cảnh đẹp, mà cũng rất từ bi- cảm thông với niềm hoan hỉ của đôi bướm. Một nét Phật rạng ngời trong bức tranh xuân rất thanh thoát và trong trẻo ấy!

Bài Xuân cảnh (Cảnh xuân) :

          Phiên âm :

          Xuân cảnh

          Dương liễu hoa thâm điểu ngữ tŕ,

          Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi.

          Khách lai bất vấn nhân gian sự,

          Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

 

          Dịch thơ :

          Cảnh xuân

          Đám hoa liễu rậm, chim hót chậm;

          Dưới thiềm nhà lớn, mây chiều bay.

          Khách đến chẳng hỏi chi chuyện thế,

          Chỉ tựa lan can nh́n mê say.

          (Phan Thành Khương dịch)

 

Với bài Xuân Cảnh (cảnh xuân), có thể nói đây là bài thơ xuân tuyệt bút của Trần Nhân Tông. Nhà thơ miêu tả cảnh xuân vào buổi chiều. Cảnh thật nên thơ: có tiếng chim hót chầm chậm, có “dương liễu hoa” và áng mây chiều bay. Chỉ nói “điểu ngữ tŕ” là người đọc liên tưởng đến giai điệu thánh thót của tiếng chim gọi bầy lúc trời chiều. Câu thơ có tiếng nhạc du dương, không chỉ thế, h́nh ảnh thơ cũng là một bức họa vốn rất được mọi người yêu thích : “dương liễu hoa”“mộ vân phi”. Một buổi chiều nên thơ, thiên nhiên ḥa điệu trong tiếng nhạc nên ḷng người cũng ḥa nhập vào cảnh mà nh́n say mê là điều dễ hiểu. Nhưng vấn đề đặt ra là: say cảnh mà quên người khách đến thăm, thi nhân chẳng hỏi câu nào về sự việc đó:

         “Khách lai bất vấn nhân gian sự,”      

Khách đến thăm ắt hẳn muốn bày tỏ điều ǵ cho vua Trần Nhân Tông biết: hoặc vấn kế hoặc là muốn vấn an…Nhưng nhà vua th́: “bất vấn nhân gian sự”. Không bận tâm đến sự đời…Không có câu hỏi th́ không có câu trả lời, chỉ thấy:

         “Cộng ỷ lan can khán thúy vi.”

Tư thế của người nh́n là tĩnh lặng, cái nh́n hướng về một chủ điểm là cảnh xuân lúc trời chiều. Việc đến thăm của người khách vốn dĩ là “động” nhưng vẫn không quấy rầy được cái tâm rất “tĩnh”của thi nhân. Thi nhân đang thiền trong lúc ngoạn cảnh và phút thiền này tự thân nó đă tác động đến vị khách. Khách cũng đứng lặng chăm chú nh́n vào cảnh… Một bài Thiền học tuyệt vời : người dạy không biết ḿnh đang dạy thiền. Người học cũng không hay rằng ta đang tập thiền. Đó là giây phút thiền ngay trong hoạt động để tĩnh tâm!

Nếu hiểu như vậy th́ Cảnh Xuân sáng lên nét thiền nhà Phật bởi thiền là lắng đi cái tâm động, gạt bỏ sầu lo, để tĩnh tâm hướng tới sự thanh thản, an lạc của tâm hồn. Người khách đến thăm Trần Nhân Tông đă có những giây phút thảnh thơi, đó cũng là phương pháp giải thoát sự trĩu nặng của tâm tư và giúp con người thư thái, khỏe hơn và sẽ sáng suốt hơn trong công việc.

Hai bài thơ Xuân Hiểu, Xuân Cảnh của Trần Nhân Tông là những bài thơ hay viết về cảnh sắc đẹp tươi của đất trời lúc xuân về mà cũng sáng ngời triết lí đạo Phật và đậm chất Thiền. Biết mở rộng ḷng, tâm luôn tĩnh, sống chan ḥa với vạn vật và gạt bỏ những tham muốn sân si ắt sẽ đạt được sự an lạc của tâm hồn. Có lẽ đó là điều thi sĩ Trần Nhân Tông muốn gửi gắm qua hai bài thơ ấy!

 

             Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

             Đà Nẵng, 2011

 

art2all.net