Kim Hài

 

NỤ CƯỜI ANGKOR

 

 

       Trên rất nhiều con đường tôi đă đi qua, có biết bao nụ cười. Tôi vẫn thường ví  von nụ cười là tặng  vật hào phóng nhất của Thượng Đế cho con người. Dù nụ cười xuất phát từ nỗi hân hoan, hạnh phúc hay đau khổ, tuyệt vọng, th́ khi hé môi cười, tất cả cảm xúc thái quá ấy sẽ vơi đi, dần trả chúng ta trở về trạng thái thanh thản, b́nh yên. V́ vậy, nụ cười phải được đặt lên vị trí  cao nhất của loại  cảm xúc phô bày. 

     

Thời trung học, tôi học  về  học giả Nguyễn văn Vĩnh. Điều chúng tôi nhớ nhất  khi nhắc đến ông  là bài viết độc đáo  mở đầu bằng câu : An Nam ta, ǵ cũng cười …Nụ cười” ba phải” của người Việt  dù được xem  là nụ cười hiền, hóa giải được hết những  bực tức, giận hờn, nghi kỵ, vẫn bị phê phán  là “đôi khi vô t́nh, độc ác… “ V́  chúng tôi c̣n quá trẻ, chưa trải sự đời, nên khi đọc bài viết của ông, chúng tôi lại chỉ biết cười. Cười v́ không lư giải được  những mâu thuẩn trong suy nghĩ của ḿnh trước nhận xét đó. Suốt  tuổi nhỏ  tôi “ǵ cũng cười”, thánh thiện, ngây thơ, tự nhiên, dồi dào như nước mắt, th́ làm sao hiểu được những lời phê b́nh thâm thúy đó của một học giả già dặn  như ông .

      

Chỉ khi lớn lên, trải nghiệm cuộc sống, thấy rằng đôi khi phải khó khăn đến dường nào mới có được nụ cười đúng nghĩa. Bởi phần lớn những nụ cười là để đối phó, để ngoại giao, lấp liếm. Tất nhiên mọi thứ đều có nguyên do. Nhưng dù  v́ nguyên do ǵ đi nữa, dù cười hay không cười, con người đă dần đánh mất đi nụ cười nguyên thủy, nụ cười ngu ngơ trong sáng  thời thơ ấu.

       

Có phải v́ vậy mà bức tượng Phật nào cũng mỉm cười trầm mặc. Có phải v́ vậy mà nụ cười La Joconde khiến bao trái tim thổn thức.  Và giờ đây trước những bức tượng đền Bayon của  Angkor, trái tim tôi bỗng ấm lại một thời tuổi nhỏ.

       

Tôi biết  Angkor từ khi c̣n học lớp nhất bậc tiểu học. Bức tranh Đế Thiên Đế Thích  trong cuốn sách Địa lư phô bày một Angkor huyền bí với những ngôi đền vĩ đại  nhiều tháp nhọn, những h́nh nhân khảm đá huyền hoặc, nổi bật trên nền rừng già bí hiểm.

        

Với một số bạn bè, ngôi đền trong h́nh chẳng rực rỡ, quyến rũ bằng các thắng cảnh phương Tây, nhưng với tôi, bức h́nh đen trắng đó ẩn dấu vô vàn những bí mật muốn khám phá, vô vàn những tưởng tượng mà đầu óc nhỏ bé của tôi có thể  nghĩ được.

        

Ước là thế nhưng măi đến hôm nay tôi mới được chiêm ngưỡng tận mắt Angkor.

        

Đoàn du lịch chúng tôi  đầy một xe 40 chỗ, đa phần là người trẻ. Đường dài, cảnh vật đơn điệu, làng mạc ruộng vườn không khác  Việt Nam  nên hầu hết mọi người ngủ vật vờ trên xe và chỉ choàng tỉnh dậy khi đến  bữa. Thức ăn tại nhà hàng chúng tôi ăn  khá ngon, gia vị nêm nếm giống y chang Việt Nam, cả món mắm ḅ hóc  mà khi ở nhà chỉ nghe tên thôi là đủ sợ. Song, lúc ngửi, nh́n và nếm thử, mọi người ăn khí thế. Mới biết nghệ thuật ẩm thực không  đơn giản, một món không ngon đặc biệt  th́ làm sao được xem là quốc tuư của một dân tộc.

          

Nhưng nói thật, tôi không tiêu hoá nổi các món côn trùng bán đầy dẩy bên ngoài  nhà hàng. Thử th́ muốn thử, nhưng cứ nh́n ruồi nhặng quanh quẩn trên các mâm  bóng dầu đâm sợ. Ấy vậy mà  giới trẻ ăn ngon lành. Dế, nhện, ḅ cạp chui tọt rất nhanh vào những chiếc tàu há mồm trẻ trung đến người già phải ghen tị. Anh hướng dẫn viên dẻo miệng dụ dỗ  “Bất ăn côn trùng phi hảo hán …Chưa ăn ḅ cạp chưa đến  Khmer.”  Tất nhiên nhát gan như tôi chỉ cười trừ, chỉ mong nhanh nhanh đến Siemriep để sớm được  thưởng thức  bữa tiệc bằng mắt ḿnh từng mơ ước.

 

        

Rồi, hôm sau, trong nắng sớm, giữa bốn  bề  rừng ǵa, Angkor hiện ra trước mắt tôi, rêu phong, rệu ră dưới áp lực thời gian. Nhưng kỳ diệu thay, không v́ thế mà Angkor mất đi vẻ đường bệ oai nghiêm của một kinh đô đă từng phát triển rực rỡ trong 6 thế kỷ. Gọi là kinh đô hay  thành phố đều không sai (từ Angkor xuất phát  từ tiếng Phạn - Nagara -có nghĩa là thành phố ), nhưng là một thành phố xem ra khá kỳ lạ  với số lượng đền  tháp rất nhiều. Có hơn 1000 ngôi đền  kích cở h́nh dáng khác nhau làm thành quần thể Angkor. Không thấy dấu tích hiện hữu các khu dân cư quanh đó. Có lẽ sau khi Thái Lan chiếm được Angkor vào năm 1431, người dân Angkor đă bỏ chạy  để lại vườn không nhà trống. Người Thái đă không thể chiếm đóng một thành phố không người, ven rừng già. Do vậy, sau khi lấy đi tất cả những ǵ  có thể lấy được, họ để lại một Angkor  điêu tàn, và  thời gian làm nốt công việc  biến Angkor thành một phế tích.

         

Có một điều kỳ lạ, tôi vẫn tự hỏi, làm sao mà người dân Angkor lại dễ quên những ǵ mà ḿnh đă dày công xây dựng đến thế ? Làm thế nào mà hằng  bao năm  người dân Camphuchia  không hề biết đến những báu vật vĩ đại như vậy hiện hữu bên cạnh cuộc sống của ḿnh ? Angkor đâu phải chỉ  được gầy dựng và sống trong vài ngày. Từ năm 802 theo lệnh của vua Hindu Jayavarman II, người dân Campuchia đă đổ biết bao công sức mồ hôi, nước mắt, của cải, để có một Angkor tương đối hoàn chỉnh. Và Angkor đă tồn tại cùng  với sự phát triển rực rỡ của Đế Quốc Khmer trong nhiều thập kỷ. Vậy mà Angkor đă bị lăng quên  theo vận nước. Phải để đến ngày một nhà thám hiểm nước ngoài, ông Henri Mouhot, đi lạc trong khu rừng già bản địa  phát hiện  trước sự ngạc nhiên, bàng hoàng, thích thú của thế giới. Quả  là  nghịch lư ! Song có lẽ khi xây dựng Angkor, người xưa Khmer đă thấm nhuần tư tưởng  sinh  diệt, có không  của  Phật giáo (90% dân số Campuchia theo Phật giáo), nên họ vẫn an nhiên trước sự mất c̣n. Điều nầy  bàng bạc trong cách sống, xă hội, văn hoá  người Khmer, và thể hiện rất rơ qua  những tác phẩm nghệ thuật mà điển h́nh là các bức tượng, phù điêu  ở đây.

      

 Hăy nh́n ngắm và chiêm nghiệm. Những nụ cười trước mặt tôi  hàm ư  như vậy. . . Thịnh trị và  suy vong. Bất diệt và huỷ diệt. Hy vọng và tuyệt vọng. Hạnh phúc và đau khổ. Tất cả đều song hành bên nhau trong thế giới này, cuộc sống này. Vậy đâu có ǵ phải khóc than, thương tiếc ! Hăy tận hưởng niềm vui và hạnh phúc. Hăy mỉm cười và nhảy múa như các tiên nữ Apsara đi, hỡi mọi người…

       

Trên bất cứ góc cạnh nào  của  cung đền  Angkor cũng được chạm khắc  các h́nh tượng. Nhưng nhiều nhất vẫn là  tượng nữ thần Apsara  với hàng trăm tư thế diễn tả điệu múa cung đ́nh nổi tiếng của Campuchia. Ngoài ra c̣n có những bức phù điêu  tạc cảnh những  vũ nữ cung đ́nh, những thần linh nam nữ đang vui đùa trêu chọc nhau, thể hiện t́nh yêu, hạnh phúc, hoặc các trận  chiến  của các vị thần, phỏng theo sử thi  Ramanaya của Ấn Độ v. . v

         

Có hai chi tiết trên phần lớn các gương mặt  tượng điêu khắc người của Camphuchia, đôi mắt luôn nh́n xuống, hoặc nhắm lại, và nụ cười qua làn môi dày. Nhưng  lạ thay, ai cũng nhận ra được  sự viên măn  qua thần thái của tượng đá. Ngay cả trên gương mặt các chiến binh  cũng chẳng đằng đằng sát khí . Tôi rất tin vào cảm nhận của ḿnh bởi ngay cạnh đó, chỉ sau một cánh cửa, nữ thần Apsara  cùng các nữ thần khác ngực trần, múa hát. Chắc chắn đó phải là những bài hát ca ngợi hoà b́nh, t́nh yêu, hạnh phúc. Và  trên tất cả, vây quanh , những gương mặt thần Alovakitesvara  mỉm cười trầm ẩn, ấm áp. Những nụ cười tin cậy, hồn nhiên  có lẽ đă, đang và sẽ  bảo vệ  người dân đất Chùa Tháp  khỏi những cạm bẫy, nước  độc, do cuộc sống xô bồ phiền toái  đem lại.

           

Hôm tôi ngắm Angkor, thời tiết rất đẹp. Rừng xanh thăm thẳm. Ngồi dưới chân một gương mặt  từ bi, tôi  nh́n  ra ngoài.  Angkor Thom và Ta Prohn là  hai cung điện lớn nhất và bị tàn phá  nhiều nhất. Chung quanh  ngổn ngang đá tảng, mỗi viên  nặng hàng tấn nằm rải rác cạnh chân đền. Nhưng rơ ràng, những viên đá to lớn ngh́n năm  được  giữ ǵn ngay tại chỗ nó dời đến. Nghe nói  các nhà trùng tu di tích  chờ đợi  kinh phí để đưa về đúng chỗ của nó, nên tốt nhất, không được xê dịch để dễ dàng biết được chính xác viên đá nào thuộc về mảng tường nào. Đó là quyết định thông minh. Tôi nghĩ.  Có phải v́ vậy  các gương mặt thần  mỉm cười an nhiên ? V́ Angkor sẽ được giữ ǵn bởi một cộng đồng  biết ư thức kho tàng quư báu của đất nước ḿnh nói riêng và của thế giới nói chung. Tôi lại lẩn thẩn nhớ đến các di tích  của quê ḿnh, Đại Nội  Huế, thành Hồ. . v. . v. . với những chương tŕnh trùng tu nhiều tranh căi, với việc ǵn giữ môi trường  dưới trung b́nh. H́nh như quê ḿnh các gương mặt tượng  ít khi  mỉm cười ?

             

Cậu hướng dẫn viên du lịch nói với chúng tôi, người thầu  việc  canh giữ, tổ chức  du lịch cho Angkor là một người Campuchia gốc Việt giàu  có nhất  ở đây. Tôi nhớ lại. Angkor nằm giữa rừng già, nhưng  tất cả các con đường dẫn đến các ngôi đền đều sạch sẽ, không rác, không lôm côm hàng quán, không người xin ăn, không kẻ đeo bám bán hàng. Angkor thu hút rất nhiều du khách. Khách đến Angkor thoạt  tiên nao nức, từ từ chuyển sang khâm phục để rồi ra về  mang theo bao lưu luyến  và h́nh ảnh nụ cười  Angkor.

       

Buổi chiều, chúng tôi di chuyển sang đồi Bakheng để ngắm  Angkor wat trong nắng hoàng hôn. Quả không hổ danh là kỳ quan của thế giới. Đền Angkor wat  hầu như c̣n nguyên vẹn, nếu nh́n từ  bên ngoài. Angkor wat rực rỡ, lung linh  tựa  một lâu đài kỳ vĩ, soi bóng  dưới  hai hồ sen  rộng lớn.

 

 

Rất xa, qua những cánh rừng  xanh thẩm, một  chiếc khinh khí cầu màu cam,  đưa  các du khách muốn khám phá Angkor từ trên cao, đang  bay lên  như tô đậm thêm  ánh  chiều.

      

Bên khung cửa sổ của tầng Thiên Đàng đền Angkorwat, tôi ngắm bầu trời  Angkor  lần cuối trước khi  tạm biệt. Với Angkor, đọng lại trong tôi vẫn là nụ cười bất diệt. Dân tộc nào biết mỉm cười an lạc  sẽ  măi măi phát triển bền vững  dù thế giới có thế nào đi nữa.

 

Kim Hài.

 

 

 

 

Trang Kim Hài

art2all. net