Nguyên Lạc

 

DỊCH THOÁT THƠ CHỮ HÁN

CỦA NGUYỄN DU  

 


 

VÀI QUAN NIỆM VỀ CÁCH DỊCH THƠ

Tôi xin sơ lược vài điều về cách dịch thoát thơ theo quan niệm riêng tôi.

1.

Theo tôi, một bài thơ hay khi ta cảm thấy h́nh như thơ ấy viết riêng cho ḿnh, thấy có cuộc đời riêng của ḿnh trong đó. Thơ mở rộng cánh cửa để ta đặt cuộc đời riêng ḿnh vào. Nó bây giờ không phải của riêng tác giả nữa, mà là của chung, hoặc nói theo cách khác, của riêng người đọc, người đồng cảm. Cùng cái HỒN THƠ đồng cảm này, người đọc có quyền nghĩ theo, dịch theo - nếu thơ tiền nhân - kinh nghiệm đặc thù riêng ḿnh, có quyền diễn đạt theo ngôn ngữ, chữ nghĩa hiện đại riêng ḿnh.
Đây là những điều tôi tâm đắc về thơ từ Nguyễn Hưng Quốc:

"Thơ mở ra, gợi ra man mác những nỗi niềm tâm sự chung. Thơ là một cảm xúc đi t́m một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy. Nhà thơ chỉ độc quyền được cho ḿnh một cánh cửa. Sau cánh cửa kia là của mọi người.

Trên núi Kính Đ́nh ngày xưa chỉ một ḿnh Lư Bạch ngồi buồn hiu hắt ngắm mây bay chim bay nhưng c̣n nỗi cô đơn của ông, nỗi cô đơn ấy là của chung của nhân loại. Cả ngàn năm nay, mỗi khi con người lẻ loi trước thiên nhiên th́ chợt nhớ lại, đọc lại "Chúng điểu cao phi tận / Cô vân độc khứ nhàn / Tương khan lưỡng bất yếm / Duy hữu Kính Đ́nh san". Ngỡ như nỗi cô đơn và niềm bâng khuâng ấy là của riêng ḿnh.

Hoặc nỗi nhớ day dứt, cồn cào của những kẻ lưu cư nơi đất khách, không nguôi một niềm ước mơ vô hạn được trở về: Cử đầu vọng minh nguyệt / Đê đầu tư cố hương (Lư Bạch) giờ đây đâu c̣n của riêng ông.

Thơ xoá đi cái không gian chết giữa đời này với đời khác. Để những giọt lệ của Kiều ngày xưa c̣n cay cay trong mắt người bây giờ. Để nhân loại hôm nay c̣n thấy bàng hoàng trước tiếng thét dài làm lạnh cả hư không của thiền sư Không Lộ một ngàn năm xa xưa.

Nhà thơ làm thơ để loài người t́m thấy một nỗi niềm chung hầu gần lại với nhau hơn; để cho mỗi người tự thấy tâm hồn ḿnh rộng lớn và đẹp đẽ hơn vô ngần."

(Nguyễn Hưng Quốc)

 

2.

Khi đă hiểu rơ cái HỒN THƠ bài thơ, tác giả nói về mùa Xuân buồn, người đọc, người dịch thoát có thể đổi sang mùa Thu, v́ họ đă có những kinh nghiệm "đứt ruột" trong khoảng đời riêng. Hoặc người xưa uống rượu "xưa", bây giờ người đọc, người dịch thoát cũng có thể đổi thành Beer, rượu Champagne, Hennessy, Whisky .v.v...

 

3.

Vài thí dụ minh họa

a. Xin mời bạn thử thưởng lăm hai bản dịch bốn câu đầu bài TƯƠNG TIẾN TỬU của Lư Bạch

Nguyên tác:

Quân bất kiến,
Hoàng hà chi thủy
Thiên thượng lai,
bôn lưu đáo hải bất phục hồi.
Hựu bất kiến,
Cao đường minh kính,
bi bạch phát,
triêu như thanh ty mộ thành tuyết


- bản dịch 1

Con sông Ḥang lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi, có ngược lên đâu!
Nhà cao, gương xót mái đầu,
Sớm c̣n tơ biếc, tối hầu tuyết pha.

(Ngô Tất Tố dịch)

- bản dịch 2

You có biết?
Nước sông Ḥang từ trời rơi xuống,
chảy tuôn ra biển có quay về?
Dại tái tê !
Đứng trước gương thương thay tóc bạc
sáng đang xung chiều đứt bóng đi luôn!
(laiquangnam dịch) (*)


Bạn thấy thế nào về bản dịch 2? Nhất là trong bàn "nhậu" cùng với bạn bè tâm giao?

b. Thử xét thêm hai câu thơ chữ Hán sau đây của Nguyễn Du

Phụ tọa nhàn song tửu nhăn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài


"Tửu nhăn" dịch xác nghĩa là "mắt rượu". Khi mùa - Xuân, Thu... - đến gợi nỗi niềm, Nguyễn Du dùng rượu giải sầu. Rượu cũng là nỗi buồn chảy trong máu, chạy lên mắt....Cũng có thể là hơi, hương rượu ...và cả nước mắt (lệ) phủ đầy mắt. Mắt rượu là có nghĩa vậy.

Ta cũng có thể dịch là "mắt lệ" , "mắt ưu tư"...

Đôi mắt ưu tư nh́n lá rụng

Hoặc:

Mắt lệ người thương lá thu rơi

Dịch vậy cũng không sai tâm tư ông!

Do đó hai câu thơ trên có thể dịch thoát - phóng dịch như thế này:

Lặng ngồi độc ẩm bên song cửa
Mắt lệ người nh́n lá hoa rơi!


Hoặc:

Bên song. im ngất. cùng ly nhớ
Mắt lệ người. nh́n lá thu rơi!

Bạn thấy sao?

 

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ư KHI DỊCH THƠ NGUYỄN DU

Đây là những điểm chính cần chú ư, theo chủ quan tôi khi dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du

1.

Muốn hiểu rơ thơ Nguyễn Du, ta phải biết rơ tâm tư của ông:

Ông không thích nhà Nguyễn; vua Nguyễn ép ông ra làm quan, giống như cây cảnh, để thu phục nhân tâm thôi. Dù được thăng chức nhanh, do có tài, nhưng ông vẫn thường buồn lặng lẽ, không nói; đến nỗi vua Gia Long c̣n biết.

Ông nhiều lần từ quan, xin trở về quê bên Lam giang, nhưng không được, cuối cùng bệnh mà không chịu uống thuốc để chết lúc 54 tuổi.

Vợ chánh ông rất thương đă chết sớm, ông có viết một bài thơ rất buồn nhớ vợ (NL có dịch). Nhà đông con mà nghèo v́ thanh liêm. Cuộc đời ông chỉ có BUỒN (ĐOẠN TRƯỜNG = Đứt ruột), do đó mới có truyện: "Bài ca mới đứt ruột" (ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH)

V́ tựa của truyện Kiều là Đoạn Trường Tân Thanh, nên trong Kiều nhiều chỗ Nguyễn Du tả cảnh sầu đau, sầu khổ, tương tư, đến năo ḷng đứt ruột.

Nguyễn Du rất nhiều lần nhắc tới từ Đoạn Trường:

Ví đem vào tập đoạn trường,
Th́ treo giải nhất chỉ nhường cho ai.


hay

Đoạn trường là sổ thế nào?

Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên.

Đoạn trường thay lúc phân kỳ.

Đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh.

Lại t́m những chốn đoạn trường mà đi.

(Xin xem bệnh Đứt Ruột ở phần phụ chú: @)
 

2.

Về chữ NHÀN

Đời Nguyễn Du không có chữ NHÀN danh từ, hiểu với nghĩa "Thị tại môn tiền náo / Nguyệt lai môn hạ NHÀN"- Nguyễn Công Trứ. Đem chữ NHÀN danh từ vào thơ ông là không hiểu HỒN THƠ ông. Các bài thơ ông đầy t́nh nhân bản và tâm sự buồn.

***

Qua trên là những ǵ tôi muốn giải thích đến bạn trước khi vào phần chánh "Dịch thoát- phóng dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du"
 

DỊCH THOÁT THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

DỊCH THOÁT HAI CÂU

1.

Cố quốc sơn hà khan lạc nhật,
Tha hương thân thế thác phù vân

(THU NHẬT KƯ HỨNG - Nguyễn Du)

Thoát dịch:
Quê hương ngút mắt. chiều phương ấy
Chở hết mây ơi. nỗi sầu này!

 

2.
Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu

(Thu chí (I) - NGUYỄN DU)

Thoát dịch:

Cố hương c̣n có chờ người
Vầng trăng ngày cũ vẫn ngời bến xưa?!

 

3.

Trù trướng thâm tiêu cô đối ảnh
Măn sàng trê vũ bất kham thinh

(TỐNG NHÂN - Nguyễn Du)

Thoát dịch:

Đêm thăm thẳm. sầu riêng với bóng
Chiếu chăn nhầu. mưa động thốn tâm!

 

4.

Phu tọa nhàn song tửu nhăn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài

(ĐỐI TỬU - Nguyễn Du)

Thoát dịch:

Lặng ngồi. độc ẩm bên song cửa
Rượu. lệ tràn. vạn lá hoa rơi!

 

DỊCH THOÁT BỐN CÂU

Nhân đọc thơ chữ HÁN của đại thi hào NGUYỄN DU (1765 - 1820) tôi xin được ghi ra đây 4 câu thơ trong bài KƯ MỘNG của cụ.

Về bài thơ KƯ MỘNG: Người đàn bà (mỹ nhân) Nguyễn Du tưởng nhớ chính là người vợ hiền đă mất. Thương thay!

Khá thương cho những ai cùng tâm trạng với Nguyễn Du, v́ hoàn cảnh chiến tranh, v́ công vụ , v́ tù tội, v́ trốn lánh... mà không thể nào cầm tay vợ hiền nghe nàng dặn ḍ lúc nàng giă biệt cơi đời.

Bài thơ dưới đây viết trong bối cảnh khi tác giả đứng bên ḍng sông hoài niệm tại quê nhà, nh́n ḍng sông và nhớ đến người vợ hiền đă khuất núi tại quê của nàng.

Trong bài này Nguyễn Du dùng lại một điển tích Tàu rất nổi tiếng.

Truyện kể:

"Biết một vị vua v́ quá nhớ người thiếp yêu, một đạo sĩ làm phép giúp vua có thể t́m gặp lại người xưa. Ông bày phép cho treo hai cái màn, một màn bên trong có vua ngồi và màn bên kia thắp nến, người đẹp hiện sẽ về bên trong. Qua ánh nến lung linh trong đêm vắng, cộng nỗi "nhớ người xưa" vô cùng khiến vua đặt hết niềm tin vào bùa phép. Vua đă "thực sự thấy" người thiếp yêu hiện về trong bức màn sa bên kia. Nhà vua được đêm tâm t́nh, thủ thỉ cùng vợ" (Laiquangnam)

Tôi xin mạn phép dịch thoát bốn câu cuối (toàn bài 24 câu) gây cảm xúc nhất (riêng tôi), coi như niềm trân trọng và tưởng nhớ đến người xưa.

KƯ MỘNG
...
Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu t́nh loạn như ti
Không ốc lậu tà nguyệt
Chiếu ngă đan thường y

(Nguyễn Du)

Thoát dịch:
GHI QUA MỘNG
...
Giai nhân. người hỡi đâu rồi?
T́nh sầu loạn mối. rối bời như tơ
Nhà không. xuyên ánh trăng mờ
Chiếu qua áo mỏng. thấu ta nỗi niềm!

 

DỊCH THOÁT TOÀN BÀI

Nguyên Lạc xin được ghi ra đây và xin phép dịch thoát vài bài thơ của đại thi hào NGUYỄN DU (1765 - 1820) mà tôi thích nhất.

Xin được nhắc lại theo cách giải thích phần trên - dịch thoát - xin độc giả đừng đặt nặng về luật, niêm, đối vận .v.v..- theo tôi nghĩ, chỉ làm g̣ bó cảm nhận thơ- chỉ nên chú trọng về HỒN THƠ. Đừng xem những bản dịch thoát nầy là thơ Đường luật mà hăy xem chúng như thơ mới bảy chữ thôi

1. Đây là nguyên tác bài thơ TỐNG NHÂN

TỐNG NHÂN

Hương Cần quan đạo liễu thanh thanh
Giang bắc giang nam vô hạn t́nh
Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc
Cố hương thuần lăo thượng kham canh
Triều đ́nh hữu đạo thành quân hiếu
Trúc thạch đa tàm phụ nhĩ minh
Trù trướng thâm tiêu cô đối ảnh
Măn sàng trê vũ bất kham thinh

(Nguyễn Du)

Thoát dịch:

TIỄN NGƯỜI ĐI

Hương Cần đường ấy liễu xanh xanh
Cuối ngọn đầu sông chan chứa t́nh
Ngự uyển oanh vàng ganh dáng vẻ
Cố hương rau mọn sắc tô canh
Triều đ́nh phải đạo anh lo vẹn
Quê mẹ bội thề tớ mất danh
Thăm thẳm đêm sầu riêng với bóng
Biếng ngồi mưa rớt trúng ngay tâm

 

2. Đây là nguyên tác bài thơ ĐỐI TỬU

ĐỐI TỬU

Phu tọa nhàn song tửu nhăn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ
Niên quang ám trục bạch đầu lai
Bách ḱ đăn đắc chung triêu túy
Thế sự phù vân chân khả ai


Thoát dịch:

ĐỐI MẶT CÙNG LY RƯỢU

Tựa song. mắt rượu. ngồi trông
Hoa rơi lả tả. phủ ḷng thảm xanh!
Sống. không cạn chén trọn t́nh
Chết. ai tri kỷ rượu nghiêng rưới mồ?
Chim bay. xuân đổi hững hờ
Tháng năm rơ hiện. trắng bờ tóc ai!
Trăm năm. ví được say dài
Sự đời mây nổi. năo thay kiếp người!

 

3.Đây là nguyên tác bài thơ THU NHẬT KƯ HỨNG

THU NHẬT KƯ HỨNG

Tây phong tài đáo bất quy nhân,
Đốn giác hàn uy dĩ thập phần.
Cố quốc sơn hà khan lạc nhật,
Tha hương thân thế thác phù vân.
Hốt kinh lăo cảnh kim triêu thị,
Hà xứ thu thanh tạc dạ văn.
Tự sẩn bạch đầu khiếm thu nhập,
Măn đ́nh hoàng diệp lạc phân phân.

(Nguyễn Du )

Thoát dịch:

GHI LẠI CẢM HỨNG NGÀY THU

Gió tây vừa chạm khách tha hương,
Cái lạnh từ đâu bỗng nhập xương.
Quê mẹ trông vời chiều ngút mắt,
Mây ơi ta gởi nỗi niềm thương!
Đêm trước gió thu về réo gọi,
Thất kinh già tới bóng trong gương.
Mỉm cười đầu bạc gom góp vụng,
Lá vàng lả tả rụng đầy sân!

 

 

LỜI KẾT

Qua trên là phần dịch thoát (phóng dịch) thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du, chắc sẽ có nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên, xin được xem đây như tấm ḷng trân trọng và niềm tưởng nhớ đến tiền nhân, đến bậc danh tài quí hiếm của Việt Nam thân yêu.

Nguyên Lạc

-------------------

Nguồn: Thi Viện, Chim Việt Cành Nam, art2all net, Nguyễn Hưng Quốc, Bs Nguyễn Xuân Quang, Truyện Kiều,

Tham khảo: Thơ chữ Hán của Nguyễn Du - Thi Viện, Laiquangnam...
(1) http://chimviet.free.fr/vanco/laiquangnam/lqnt261_tuongtientuu.htm
 

*
@. Phụ chú:

Có một chứng bệnh liên hệ mật thiết với “rầu thúi ruột”, “buồn đứt ruột”:

Tḥ tay mà ngứt ngọn ng̣,
Thương em đứt ruột, giả đ̣ ngó lơ.

Thương yêu, thất t́nh, sầu đau đến độ “buồn đứt ruột”, buồn đến độ ruột đứt ra từng đoạn, từng khúc, từ Hán gọi là “đoạn trường”. Chứng buồn rầu đứt ruột này khởi sự từ chứng “rầu thúi ruột”. Chúng ta thường than thở là rầu thúi ruột, buồn thúi ruột, buồn nẫu ruột, buồn năo ḷng, buồn đứt ruột… Chứng này không những thấy trong văn chương b́nh dân ca dao tục ngữ mà con thấy trong văn chương bác học, đặc biệt nhất là trong truyện Kiều của Nguyễn Du, v́ thế để nói hết ư, trong bài này tôi xin trích dẫn thêm truyện Kiều.

Năo ḷng thay, bấy hóa công,
Ngày xanh ṃn mỏi má hồng phôi pha…

(Nguyễn Du - Kiều).

hay:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng
.
(Nguyễn Du - Kiều).

Truyện Kiều của Nguyễn Du c̣n có tên là Đoạn Trường Tân Thanh tức “Khúc Ca Mới Đứt Ruột”. Có thật sự buồn đến nỗi ruột đứt ra từng đoạn từng khúc không? Xin thưa là có. Đứt ruột “đoạn trường” dựa vào sự thật là trong thiên nhiên có một loài khỉ có t́nh mẫu tử rất tuyệt vời. Khỉ mẹ rất yêu thương con. V́ một lư do ǵ đó, khỉ con bị chết mà c̣n thấy xác, khỉ mẹ ngồi ôm xác con cho tới khi xác con rữa thối. Các con khỉ khác trong bầy phải lén ŕnh cướp lấy xác đem dấu đi. Nếu con bị bắt mất, khỉ mẹ ngồi ôm hai bầu sữa, buồn rầu, bỏ ăn, bỏ uống cho tới chết. Đem xác khỉ mẹ mổ bụng ra, thấy ruột khỉ mẹ đứt ra từng đoạn, từng khúc. V́ thế cho nên mới có câu “Buồn đứt ruột” hay đoạn trường là vậy.

"Thương em đứt ruột, giả đ̣ ngó lơ" - BS Nguyễn Xuân Quang:

https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/



 

art2all.net