PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

NỖI LÒNG BÀNG GIẢI TỘC (CUA)

 


 

        Hội trường được trang trí bằng những hình ảnh về sinh hoạt của Tôm, Cua, Sò, Ốc dưới biển.  Ban nhạc Crustacea trổi lên bản Ngang Như Cua do nhạc sĩ Tôm Càng Sông Sài Gòn sáng tác.  Toàn thể các đại biểu đều vỗ tay nhịp nhàng vừa ca dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Tôm Hùm Nha Trang.  Tất cả đại biểu các động vật đều vui vì cũng hòa mình với âm điệu và lời nhạc của bài Ngang Như Cua.  Bản nhạc chấm dứt bằng những tràng pháo tay liên tục.  Đại diện Bàng Giải tộc tỏ ra sung sướng và hãnh diện về dòng tộc của mình, động vật mặc quần áo giáp bằng vỏ cứng thuộc nhóm Crutacea.  Đại diện Bàng Giải tộc là trưởng lão Cua Đồng ở làng Bình Chuẩn, một làng hẻo lánh trong tỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương) miền đông Nam Bộ.

****

            Tôi là Trưởng Lão Cua Đồng Việt Nam gốc ở một làng hẻo lánh trong tỉnh Bình Dương miền đông Nam Bộ.  Tôi được Đại Hội Đồng Bàng Giải Tộc Thế Giới đề cử đại diện cho tộc chúng tôi trong hội nghị hôm nay.  Sở dĩ tôi được đề cử thay mặt cho Bàng Giải Tộc Thế Giới vì:

1. Tôi là người có tuổi thọ cao nhất trong tộc chúng tôi.  Tôi thoát chết nhiều lần sau những ngày cày, bừa ruộng.  Nhiều thân nhân chúng tôi bị Trâu, Bò đạp chết trong lúc họ kéo cày, kéo bừa.  Nhiều anh chị Cua khác bị bắt sống nhốt trong giỏ tre, đậy nắp chặt đến gần ngộp thở.  Khám đường làm bằng tre này chật chội và tăm tối.  Nhiều chị Cua chết trước khi về đến nhà của kẻ bắt chị.  Các anh chị Cua khác bị hành hình.  Có anh chị được tắm rửa sạch rồi bị kho tiêu.  Có anh chị được nấu canh chua với lá dang Aganonerion polymorphum, gia đình:  Apocynaceae.  Có anh chị bị giã nát để nấu riêu Cua!

2. Tôi là Cua Đồng thoát chết ngoạn mục qua những cuộc chiến khủng khiếp ở Đông Dương.  Tôi thường núp trong hang với vài anh chị Rắn hung hãn lúc bình thường và tỏ ra thiếu đảm lược lúc lâm nguy.  

3. Trong thời bình Cua Đồng chúng tôi thường xuyên bị Trâu, Bò đạp, loài người bắt và thủ tiêu trong các lò hỏa táng với nước sôi sùng sục.  Trong thời chiến lại phải tránh bom đạn.  Ở Việt Nam Bàng Giải Tộc không đi ăn vào những ngày có trăng sáng.  Vào thời chiến đêm nào cũng có hỏa châu sáng như ánh trăng rằm.  Thế là nhiều họ hàng dòng tộc chúng tôi đành chịu đói khát một cách thảm thương.

Dòng Bàng Giải chúng tôi sống trong vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn và trong đồng ruộng bùn lầy.  Các nhà động vật học của loài người liệt Cua, Tôm, Sò, Ốc vào loại thủy sản có áo giáp cứng bao bọc bên ngoài nên gọi chúng tôiCrutacean.

Quốc Gia Tên Gọi
Việt Nam Cua; Bàng Giải; Giải (Hán-Việt)
Anh Crab
Pháp Crabe
Tây Ban Nha Cangrejo
Indonesia Kepiting

Tên La Tinh của Cua Đồng chúng tôi (Fresh water crab) là Somanniathelphusa sinensis hay Parathelphusa sinensis thuộc gia đình:  Parathelphusidae hay Gecarcinucidae.

Có 850 chi tộc Bàng Giải (Cua) trên thế giới.  Nhìn chung Cua có vỏ cứng ở phần trên gọi là mai hay mu và phần dưới gọi là yếm.  Cua có hai càng to, một càng lớn và một càng nhỏ, dùng để làm vỏ khí tự vệ và để bắt mồi ăn và ba cặp chân gọi là ngoe dùng để di chuyển .  Có tộc Bàng Giải có 04 hay 05 cặp ngoe.  Hai mắt Cua lồi lên.  Như vậy Cua mặc áo giáp cũng đủ màu sắc khác nhau: đen- xám nhạt, xanh, vàng-đen, đỏ hồng v.v.  Cua nam phân biệt với Cua nữ qua trọng lượng, kích thước của cặp càng và yếm.  Cua nam nặng hơn Cua nữ.  Hai càng của Cua nam to hơn càng của Cua nữ.    Các chị Cua dễ bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những anh Cua có cặp càng to.  Yếm của Cua nam chắc hơn yếm của Cua nữ.  Các chị Cua có hai bộ phần sinh dục.  Các chị Cua đẻ trứng.

Kích thước của các chi tộc Cua không đồng đều nhau.    

Cua Đồng chúng tôi sống ở miền Đông Nam Trung Hoa, các nước Đông Nam Á và đảo Taiwan (Đài Loan) chỉ dài lối 6- 7 cm.  Cua Đồng chúng tôi mặc áo quần thiếu màu sắc: đen xám, yếm trắng.  Chỉ khi bị cho vào nồi nước sôi luộc chín, màu áo của chúng tôi đổi sang màu đỏ thắm.

Loại Cua nhỏ nhất là loại Cua Đậu (Pea crab) Pinnothera faba thuộc gia đình Pinnotheridae dài lối 3 cm.

Japanese spider crab

Cua to lớn, chân dài là Cua Nhện Nhật Bản (Japanese Spider Crab).  Loại Cua Nhện Nhật Bản này có thể sống đến 100 tuổi.  Người Nhật gọi là Takaashigani.  Chiều dài Cua Nhện Nhật Bản lối 40 cm nhưng càng dài nhất đo được gần 4 m!  Trọng lượng của Cua Nhện Nhật Bản lối 19 ki- lô.  Tên khoa học của Cua Nhện Nhật Bàn là Macrocheira kaempferi thuộc gia đình Inachidae.  Các anh chị Cua Nhện Nhật Bản mặc áo quần đỏ; mắt lồi rất to.  Các ngoe dài lêu khêu như chân Nhện.  Các anh chị ấy sống nhiều ở các quần đảo phía nam nước Nhật dưới độ sâu 200 m và nhiệt độ lối 10 độ C.  Mùa yêu đương của các anh chị Cua Nhện Nhật Bản bắt đầu từ tháng giêng và kéo dài đến tháng ba.  Trứng ấp lối 10 ngày thì nở ra các Bàng Giải tử.  Mỗi mùa các chị sinh lối 1.5 triệu trứng.  Những Bàng Giải tử còn sống sót không bao nhiêu.  Sự tăng trưởng của Cua rất chậm.

Cua Khổng Lồ Tasmania được tìm thấy nhiều ở miền nam nước Úc (Tasmanai là một đảo ở cực đông nam nước Úc).  Cua Khổng Lồ Tasmania (Tasmanian Giant Crab) là cua có trọng lượng nặng nhất là 17.6 ki-lô.  Các anh chị ấy sống dưới độ sâu từ 20- 800 m dưới nhiệt độ 10- 12 độ C.  Các anh to gấp đôi các chị.  Mỗi anh hay chị Cua Khổng Lồ Tasmania có cặp càng, một càng to và một càng nhỏ, với 04 cặp ngoe màu đỏ.

Tên Khoa Học cũ Tên Khoa Học Mới Gia Đình
Cancer gigas Pseudocarcinus gigas Menippidae

 

            Cua Dừa mang nhiều tên gọi thông thường trong tiếng Anh:

Tên Gọi Thông Thường Tên Khoa Học Gia Đình

Coconut Crab

Palm Thief

Robber Crab

Birgus latro Coenobitidae

Qua các tên gọi này ta thấy loài người không mấy thiện cảm với các anh chị Cua Dừa mặc quần áo vàng cam hay hồng.  Trọng lượng trung bình của dòng tộc nầy lối 4 ki-lô.  Có anh có mai dài đến 1 m trông ghê rợn.  Địa bàn của các anh chị Cua Dừa là các hải đảo Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Caribbean nơi có nhiều dừa.  Nếu dịch tên gọi các anh chị này ra tiếng Việt ta có: Cua Dừa, Tên Trộm Lá Cọ, Bàng Giải Tặc.

Bàng Giải Quan (Mandarin Crab) hay Cua Dơi (Vampire Crab) to lớn hơn Cua Đồng chúng tôi đôi chút.  Các anh chị ấy được tìm thấy nhiều trên đảo Palua Ligga ở phía đông đảo Sumatra của xứ Indonesia.  Các anh chị Bàng Giải Quan mặc áo quần màu đỏ hồng hay đen.  Các anh chị bị loài người xem là giống ăn tạp: ăn thịt sống, thịt động vật chết, rong biển, trái cây, lăn quăn, trn v.v.  Tên La Tinh của Bàng Giải Quan là Geosesarma notophorum thuộc gia đình Sesarmidae.  Đó là một loại Cua nước ngọt và nước lợ sống sâu dưới biển 1,000 m.

Cua Xanh (Blue Crab) gọi như thế vì các anh chị ấy mặc quần áo màu xanh dương.  Tên La Tinh của các anh chị Cua Xanh là Callinectes sapidus thuộc gia đình Portunidae.  Địa bàn sống của các anh chị Cua Xanh là Đại Tây Dương, Vịnh Mexico., Địa Trung Hải, Hắc Hải.  Chiều dài của mai Cua Xanh lối 8- 10 cm.  Ngoài hai càng các anh chị Cua Xanh có 05 cặp ngoe.  Nhờ vậy các anh chị ấy lội rất nhanh dưới nước mặn.  Kẻ thù của các anh chị ấy là bọn Rùa, Sếu (Whooping Crane).

Tuyết Bàng Giải (Snow Crab) còn được gọi là Queen Crab (Cua Hoàng Hậu) hay Spider Crab (Cua Nhện) vì có ngoe dài lêu khêu như chân Nhện.  Tộc nầy sống ở những vùng biển lạnh như bắc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.  Các anh chị ấy sống sâu dưới biển từ 13- 2,000 m ở bắc Thái Bình Dương (vùng biển Bering, Alaska) và 280 m trong Đại Tây Dương dưới nhiệt độ - 1 độ C đến 5 độ C (30- 40 đó F).  Các anh Tuyết Bàng Giải trung bình đo được 16.5 cm; các chị lối 9.5 cm.  Các anh cân nặng từ 0.5 ki-lô đến 1.5 ki-lô.  Các chị tương đối nhẹ cân hơn.  Tên khoa học của tộc Tuyết Bàng Giải là Chionoecetes opilio hay Cancer opilio thuộc gia đình Oregoniidae.    

Bàng Giải Vương (King Crab) hay Cua Hoàng Đế được tìm thấy nhiều ở biển bắc Thái Bình Dương vùng Bering, Alaska.  Các anh chị tộc này mặc áo quần đỏ, đôi khi mình, ngoe có gai.  Mai của các anh Bàng Giải Vương trung bình dài 25- 30 cm với ngoe dài đến 1.8 m.  Trọng lượng có thể lên đến 12.5 ki- lô.  Ngày nay Bàng Giải Vương không còn to lớn và cân nặng như trước.  Vì người ta tiêu thụ nhiều Cua Hoàng Đế?  Điều này có thể đúng.  Trước kia người Hoa Kỳ không ăn Cua nhưng hiện nay nó là hải sản đắt tiền.  Một pound càng Cua Hoàng Đế giá 20 Mỹ Kim và một pound thịt Cua Tuyết giá lối 10 Mỹ Kim trong khi một pound Tôm Hùm (Lobster) giá $12.

Bàng Giải Vương mang tên La Tinh Paralithodes camtschaticus thuộc gia đình Lithodidae.  Vì lẽ đó mà người Anh còn gọi Bàng Giải Vương là Kamchatka Crab (Cua bán đảo Kamchatka của Nga).  Bàng Giải Vương lên 02 tuổi bắt đầu sống sâu dưới biền từ 20- 50 m dưới nhiệt độ 11.8- 12.8 độ C tương đương với 20.8- 55 độ F.

Bàng Giải tộc chúng tôi đẻ trứng.  Trứng nở ra con nhỏ li ti.  Bàng Giải Tử lớn rất chậm.  Tử suất khi mới nở rất cao.  Một số khác làm mồi cho Chim, Cá.  Các anh chị Cua Dungeness (Dungeness Crab), tên một làng chài ở Washington State, bắt đầu yêu đương khi lên 4- 5 tuổi.  Tuổi thọ trung bình của các anh chị ấy xê dịch từ 8 đến 13 tuổi.  Việc yêu đương của Bàng Giải Tộc thường xảy sau khi các chị qua thời kỳ lột vỏ (molting).  Cua Dungeness còn được gọi là Market Crab (Cua Thị Trường vì thường thấy ở các quầy thủy sản của Hoa Kỳ).  Tên khoa học của anh chị Cua Dungeness là Metacarcinus magister hay Cancer magister thuộc gia đình Cancridae.    

Sự tăng trưởng của Bàng Giải tộc rất chậm.  Cua lớn lên bằng cách lột vỏ.  Bàng Giải Vương 02 tuổi lột vỏ 03 lần.  Trong suốt quá trình sống các anh chị Bàng Giải Vương lột vỏ 20 lần!  

Bàng Giải Tộc chúng tôi được xem là giống ăn tạp.  Thức ăn của chúng tôi gồm rong rêu, trái cây, Trn, Dế, Sò, Ốc, Cá nhỏ, Lăn Quăn, thịt xác thú chết v.v.  Kẻ thù của chúng tôi rất nhiều: Chim, Cá, Rùa.  Các anh chị Cua Nhện Nhật Bản và Bàng Giải Vương (Cua Hoàng Đế) vì to lớn và ở dưới biển sâu nên ít gặp nguy hiểm.  Kẻ thù thường xuyên và đáng sợ nhất vẫn là loài người.

Cua Đồng chúng tôi sống dưới ruộng lầy nước ngọt hoặc lặn trốn dưới hang do chúng tôi đào trên các bờ đê ruộng để làm nơi ẩn trú.  Khi đến mùa bừa ruộng để cấy lúa người ta bắt chúng tôi hàng loạt.  Trẻ nít của loài người không ngại bị chúng tôi kẹp, thò tay vào hang bắt sống chúng tôi.  Gặp Cua lột người ta ăn sống tại chỗ với muối hột với vài lá dang.

Ở miền biển ngư phủ bẫy Cua hay bắt chúng tôi khi lưới cá.  Họ dùng những bẫy Cua, những lồng kẽm có mồi để chúng tôi chun vào ăn.  Vì tham mồi nên chúng tôi bị bắt dễ dàng.  Loài người nham hiểm.  Họ dùng thức ăn ngon để đánh bắt chúng tôi.  Giới trung lưu sống ở Hoa Kỳ thường dùng đầu, cổ Gà, Vịt để câu Cua trong vùng Vịnh Mễ Tây Cơ.  Việc đánh bắt các anh chị Cua Nhện, Cua Hoàng Đế ở những vùng biển lạnh và dưới độ sâu rất nguy hiểm.  Vì vậy thịt của các anh chị ấy có giá cao ngoài thị trường.

Ở Việt Nam người ta không bắt Cua chúng tôi vào những ngày sáng trăng vì cho rằng đó là lúc Cua ốm vì không dám ra ngoài kiếm ăn.  Ở Hoa Kỳ thì ngược lại.  Cua bắt vào những ngày sáng trăng là Cua mập!

Ở bất cứ nơi nào trên thế giới sơn hào, hải vị đều là những thức ăn hiếm quí và đắt tiền.  Người Việt Nam dùng hình ảnh Bầu- Cua- Cá- Cọp của sòng bạc trẻ nít như để phản ánh thức ăn bình dân và vương giả.  Thực tế không có Cọp mà có Bầu, Cua, Cá, Tôm, Nai, Gà.  Bầu nấu với Tôm là thức ăn ngon của người bình dân.  Gà xé phay, Gà nấu canh chua lá dang, Gà xào lăn, Gà quay, Gà nướng là thức ăn ngon của người Việt Nam khá giả.  Nai là thịt ngon miền rừng núi.  Tôm, Cua là hải vị, thức ăn ngon, quí hiếm.    

Loài người tàn nhẫn với Bàng Giải tộc chúng tôi.  Họ giết chúng tôi bằng cách dùng dao nhọn đâm vào yếm chúng tôi.  Họ bỏ chúng tôi vào nồi nước rồi đốt lửa cho nước nóng lên luộc chúng tôi để đổi màu quần áo từ xám-den, xanh sang màu đỏ mới thôi.  Sang trọng hơn họ câu thân nhân chúng ngoài biển đem về hầm trong một cái nồi to cao 60- 70 cm chứa đầy rượu bia.  Thân nhân Bàng Giải tộc say rượu trước khi chết ngộp và bị chết phỏng dưới nhiệt độ rượu bia sôi.

Qua cách ăn Cua loài người phân biệt sự NGHÈO- GIÀU.    

Người ăn Cua Đồng, Ba Kha, Còng là những người chưa chết đói nhưng chưa giàu có với sản nghiệp to lớn.  Ba Kha, Còng, Còng Gió, Cáy có hình hài giống như Cua với mai, yếm, càng, ngoe.  Đó là những thân nhân ốm gầy của chúng tôi

Ba Kha Sesarma mederi thuộc gia đình Sesarmidae được tìm thấy nhiều ở vùng nước lợ có rừng cây bần, cây đước như vùng Cà Mau, Cần Giờ, Gò Công v.v.  Mùa nước nồi các anh chị Ba Kha leo lên cây bần, cây đước lẩn tránh nước lụt.  Người đi bắt Ba Khía dùng thuyền len lỏi trong các kinh rạch vùng rừng Cà Mau.  Trên thuyền có vài lu nước muối rất mặn.  Ba Kha bắt được bị liệng vào lu nước muối.  Họ chết vì độ mặn của muối đến nỗi thân thể không bị sình thối.  Thân xác mặn của họ là thức ăn của loài người.  Người Anh gọi Ba Khía là Red clawed Crab tức Cua càng đỏ.

 

Còng ốm và nhỏ hơn Ba Khía.  Còng mặc áo quần đỏ, trắng, xanh.  Còng được tìm thấy ở những nơi bùn lầy, mương rãnh.  Dưới đây là tên gọi thông thường và tên khoa học của Còng:

Tên Gọi Thường Tên Khoa Học Gia Đình
Còng Trắng Uca láctea Ocypodidae
Còng Đỏ Uca arcurata  nt
Còng Xanh Uca paradusumieri  nt

Người Anh gọi Còng là Fiddler Crab tức Cua Kéo Đàn (như đàn vĩ cầm).

Tên Hán- Việt là Bàng Kỳ.

Còng Gió nhỏ như Còng.  Các anh chị ấy sống trên các đụn cát trắng dọc theo bờ biển.  Các anh chị Còng Gió chạy rất nhanh.  Các anh chị ấy mặc áo quần màu trắng sữa như màu cát; đầu có hai sừng cao.  Tên khoa học là Ocypode ceratophthalma hay Cancer canines thuộc gia đình Ocypodidae.  Vì Còng Gió ốm yếu nên người Việt Nam ví những người ốm với Còng Gió (Ốm như Còng Gió).  Người Anh gọi Còng Gió là Horned Ghost Crab:  Cua Ma Có Sừng.  Còng Gió vắng bóng dọc theo Hồng Hải.

Cáy cng gia đình với Ba Khia.  Các anh chị Cáy mặc áo quần màu đỏ, đen, có lông.  Tên khoa học là Sesarmops intermedius thuộc gia đình Sesarmidae.  Người Việt Nam dùng Cáy làm mắm (mắm Cáy).  Người Anh gọi Cáy là Crab ‘chili Red’ (Cua Màu Đỏ Ớt) hay Crab “flower’ (Cua ‘hoa’).

Người ăn Cua Đồng, Cáy, Còng, Còng Gió không được xã hội của họ trọng vọng.  Nhưng các tộc Bàng Giải nhỏ này chết và được tán liệm bằng những hương liệu như hành, tiêu, tỏi, ớt và dầu ăn nên cũng được một cái chết không oanh liệt nhưng cũng thơm tho.

Người giàu có trong xã hội loài người mới ăn được Bàng Giải Tuyết, Bàng Giải Vương, Cua Dừa, Cua Biển v.v.  Thịt các anh chị này được bán trong các nhà hàng lớn với Tôm Hùm, Nghêu, Sò.  Họ bị bắt dưới biển sâu và lạnh.  Họ chết đau đớn trong các nồi nước sôi to không được tán liệm chi cả ngoại trừ món Cua biển rang muối hay Cua Biển xào ở quán Trung Thành (cầu Băng Ky) và các tửu lâu Trung Hoa trên thế giới.  Khi áo quần của họ chuyển sang màu hồng người ta mang thân xác anh chị ấy ra bán cho thực khách ăn với muối tiêu chanh.  Nhà hàng Catalina và Red Lobster là hai nhà hàng lớn nổi tiếng về hải sản ở Hoa Kỳ.  Nhà hàng Catalina ở các tiểu bang miền Vịnh Mễ Tây Cơ nổi tiếng về sò ăn tươi.  Nhà hàng Red Lobster có mặt khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ nổi tiếng về Tôm Hùm Maine.

Trong huyền thoại Hy Lạp Karkinos (Carsinus) là tên gọi của trưởng lão Cua Khổng Lồ.  Karkinos liên kết với Hydra, Rắn Biển nhiều đầu.  Khi Hercules đánh Hydra, Karkinos cắn Hercules.  Ông tức giận nghiền nát Karkinos.  Nữ Thần Hera ghét Hercules biến Karkinos thành chòm sao Cancer (Bàng Giải Tinh)  (Cancer: Cua; u bướu, ung thư.  Trong Tử Vi Tây Phuơng có cung Cancer cho những người sinh từ 21 tháng 06 đến 22 tháng 07.

Trong Cựu Ước Kinh, Bàng Giải tộc chúng tôi cùng các anh chị Tôm Hùm, Nghêu, Sò bị xem là thức ăn thiếu thanh sạch nên không được ăn đừng nói chi đến hải vị quí giá.  Người Do Thái liệt chúng tôi vào loại động vật "dơ" không ăn được như anh chị Heo, Lạc Đà v.v.  

Không biết người Anh nghĩ sao mà gọi một loại Chí, Rận bám vào hạ bộ của loài người để hút máu là Crab louse.  Có lẽ vì bọn này có ngoe như Cua?  Tên khoa học của đám Rận này là Pthirus pubis thuộc gia đình Pthiridae không liên quan gì đến Bàng Giải tộc chúng tôi cả.    

Người Việt Nam nói về tộc Bàng Giải chúng tôi khá nhiều như Cua Dẻ: Cua lột (thay vỏ); Cua có trăng:  Cua bắt lúc trăng sáng (Cua ốm); Cua tối trời:  Cua chắc (mập); Cua Gạch:  Cua mập (gạch màu vàng cam rất đẹp ở yếm); Cua nước:  Cua ốm, ít thịt mà chỉ có nhiều nước; Ốm như Còng Gió v.v.

Ca dao, khúc hát ru con của người Việt Nam về Cua và thân thuộc cũng nhiều:

Gió đưa gió đấy về rẫy ăn Còng,

Về sông ăn Cá,

Về giồng ăn Cua.

*

Chèo ghe xuống biển bắt Cua,

Bắt Cua, Cua kẹp,

Bắt Rùa, Rùa bơi.

*

Cáy, Còng, Ba Khía, Cua Đồng,

Bốn anh so vóc anh Còng cao hơn.

*

Cua nhà nọ, rọ nhà kia.

Cua gãy càng.

Cua nói có, Vọp nói không.

Cua nướng, Ốc lùi.

Cua thâm càng, nàng thâm môi.

(Cua thâm càng rất dữ như đàn bà môi thâm vậy).

 

Chồng Còng lại lấy vợ Còng,

Nằm chiếu thì rộng, nằm nong (1) thì vừa.

 

(1) Nong:  cái nia

Trong thực vật học có:

-  Rau càng Cua Peperomia pellucida tạm xem là loại xà lách son (cresson) miền nhiệt đới mọc hoang dại.

-  Cây Ma Cua (Cây Sửa) Alstonia scholaris

Crab apple là một loại ‘pomme’ hoang, v rất chua Malus baccara.

Crab claw là hoa Helonica Heliconia rostrata.

- Crab’s eye: 1. cam thảo dây Abrus preachrius 2. đậu mắt Cua Rhynchosia phaseoloides

-   Crab grass (Bàng Giải Thảo) Digitaria sanguinalis

-   Crab Cactus:  Xương Rồng Giáng Sinh (Christmas cactus)  Schlumbergera kautskyi.

 

Bàng Giải tộc chúng tôi sống trên cạn, dưới nước hay sâu hơn dưới biển lạnh.  Chúng tôi là hình ảnh tạo cảm hứng cho loài người làm ra xe tăng lội nước.

Để kết thúc bài tham luận hôm nay, tôi xin kể cho quí vì cuộc đối thoại giữa đại diện Bàng Gii tộc và ông Diêm Vương theo chuyện khẩu truyền của dòng họ chúng tôi.

Bàng Giải tộcTại sao Bàng Giải tộc chúng tôi chết thê thảm như vậy?

Diêm Vương:  Thế nào là thê thảm?

Bàng Gii tộc:  Bị dao đâm vào yếm cho tắt thở; lột da; bỏ vào chảo chiên nóng bức; hay giã nát lúc còn sống, vắt nước cốt rồi vất xác cho Gà, Vịt ăn.  Các anh chị Cua Biền thì bị chiên xào còn cả quần áo.  Áo ướt đẫm dầu ăn, tiêu, gừng, hành, tỏi hay h.  Các anh chị bị bắt từ các vùng biển lạnh thì bị bỏ vào thùng nước rồi đốt lửa đun sôi.  Tất cả đều chết đau đớn, quần áo chuyển màu đỏ vàng cam trông ghê rợn nhưng dưới mắt của loài người đó là màu vàng cam hấp dẫn.

Diêm VươngThằng Cua!  Nghe đây!  Bọn bây sống trong nước ngọt có,  nước lợ có,   nước mặn có.  Có thằng sống trên đất ẩm ướt như bọn Cua Đồng, Còng, Cáy, Ba Khía.  Bọn bây dư thừa hành Thủy, có ít hành Mộc (rong, rêu làm thức ăn), khá nhiều hành Thổ (sống trên đất sình lầy, ẩm ướt).  Tụi bây thiếu hành Hỏa và Kim.  Do đó khi chết phải bỏ vào nồi kim khí (Kim), lửa đun sôi ùng c (Hỏa).  Nếu chiên xào trong chảo thì có hành Kim (ci chảo), hành Hỏa (lửa củi đốt cháy) nhưng thiếu Thủy và Mộc nên phải cho chút nước, chút dầu cho có hành Thủy, cho hành, tiêu, tỏi, ớt vào cho tăng thêm hành Mộc.  Thế là bọn bây chết thơm tho.  Đâu phải ai cũng có thể nhìn xác chết thơm tho của bọn bây trong đĩa sứ.  Những người đưa tiễn bọn bây là những người quyền thế trong xã hội loài người đó.  Bọn bây không biết à?  Ta làm theo luật Thiên Đnh nào dám làm điều sai trái.  Bọn bây thấy không?  Bọn Voi, Cọp hùng hổ lúc còn sống.  Lúc còn sống người Việt Nam gọi chúng nó là Ông Cọp, Ông Voi.  Khi chết Voi bị bẻ ngà, bè răng, Cọp bị cắt móng vuốt và lột da nằm chết hôi thối lm mồi cho Ruồi, Kiến, Kênh Kênh rút rỉa.  Có ai đưa tiễn chúng không?  Chúng có được cái chết thơm tho như bọn bây không?  Thôi!  Chớ nói vòng vo.  Cút đi ngay!  Nếu không tao cho Công An Âm Phủ bắt nhốt bây giờ!

Đại diện Bàng Giải chưa ra khỏi cửa thì Diêm Vương gọi nhân viên An Ninh Âm Phủ đến chửi như tát nước:  

"Đây là cửa quan.  Sao bọn bây để bất cứ ai cũng vào được và khiếu nại nọ kia?  Nếu trên Thiên Đình biết được tao bị đi đày chớ đâu phải bọn bây.  Biết chưa?”

"Bẩm Diêm Vương, tụi con canh gát kỹ lưỡng lắm.  Con kiến cũng không qua lọt.” một nhân viên An Ninh Âm Phủ nói.

Con kiến nhỏ không qua lọt sao con Cua nặng 5, 6 ki-lô qua được?” Diêm Vương nói.

“….!”

Đó là chuyện khẩu truyền của Bàng Giải tộc.  Đến đây tôi xin chấm dứt bài tham luận về nỗi lòng Bàng Giải tộc.  Kính chúc đại biểu các tộc hiện diện một ngày vui và thắng lợi.  Trân trọng kính chào toàn thể quí vị.

Bản nhạc Crab Walk của nhạc sĩ Cua Khổng Lồ Tasmania được ban nhạc Coconut Crab Band trình diễn mô tả cảnh di chuyển của hàng chục triệu anh chị Cua Đỏ Gecarcodea natalis từ biển di chuyển lên bãi biển Christmas Island ở Úc.  Dưới hội trường vang dội lời hoan hô.

 Trưởng lão Cua Đồng, Bình Chuẩn, Nam Bộ, Somanniathelphusa sinensis.

           

Trang Phạm Đình Lân

art2all.net