PHẠM Đ̀NH LÂN, F.A.B.I.

 

 

NƯỚC

 


          Loài người, động vật và thảo mộc sống bằng những thức ăn khác nhau nhưng tất cả đều phải cần đến nước. Thức ăn và chén đũa của loài người khác nhau tùy theo địa vị xă hội và tài sản của người dùng. Nhưng tất cả loài người không phân biệt giai cấp xă hội, sự phú quí hay bần hèn, học thức hay dốt nát, trẻ- già hay nam- nữ đều cần nước để sống. Nước không màu sắc và không hương vị nhưng không ai nói chán không muốn uống nước cả. Nước không có hương vị. Vậy mà người sản xuất nước ngọt, rượu mạnh, nước mắm, nước tương...đều phải dùng đến nước.

Văn minh nhân loại được h́nh thành dọc theo các ḍng nước. Bất cứ một thành phố lớn nào trên thế giới cũng có một ḍng sông chạy ngang qua. Nước quan trọng đến nỗi người Việt Nam đă dùng h́nh ảnh của đất, nước, núi, sông để gợi lên h́nh ảnh của quê hương ḿnh với những từ thân ái: NƯỚC TÔI, ĐẤT NƯỚC, SƠN HÀ, NƯỚC NHÀ. Cách gọi nôm na đầy thân thương này làm cho người ngoại quốc học tiếng Việt sẽ khổ sở khi nghĩ đơn giản rằng NƯỚC TÔI là my water và NƯỚC NHÀ là water house.

Sa mạc là nơi thiếu nước trầm trọng. Nhưng ốc đảo là nơi có thảo mộc sinh sống nhờ có nước. Văn minh Ai Cập và Assyria nẩy nở dọc theo sông Nile, sông Tiger và sông Euphrates. Sông Nile càng gây lũ lụt th́ sa mạc hai bên bờ sông càng ph́ nhiêu v́ có phù sa và đầy đủ nước. Do Thái và Jordan trông cậy vào nguồn nước ngọt của sông Jordan.

Trên thế giới có hai quốc gia nhỏ đặc biệt quan tâm đến nước. Đó là Ḥa Lan và Do Thái. Ḥa Lan nổi tiếng về công tác trị thủy v́ nước này nằm dưới mực nước biển. Trong nước có những vùng trũng đầy nước cần tháo nước để có thêm đất đai canh tác. Chữ Holland nói lên h́nh thể đặc biệt này (Hole: lỗ trũng). Do Thái chỉ rộng bằng 1/3 diện tích Nam Bộ. 55% diện tích của nước này do sa mạc Negev chiếm ngự (13,000 km2). Do đó nhu cầu về nước để canh tác rất quan trọng nên nước này phải nghĩ đến việc biến nước biển thành nước ngọt, thanh lọc nước phế thải trong nhà để dẫn vào sa mạc dùng vào việc canh tác. Nước được dẫn bằng một hệ thống ống cống to lớn nhằm giảm thiểu sự bốc hơi.

Trở lại vấn để nước ở quê nhà bằng những kư ức c̣n rơi rớt khiến tôi nhớ lại những lu nước nhỏ ở trước mọi nhà thời tiền chiến ở các làng quê trong tỉnh Thủ Dầu Một dành cho người đi đường dùng sau cuộc hành tŕnh mỏi mệt. Ngày nào tôi cũng thấy bà ngoại tôi cúng ba chum nước lạnh trên bàn Thiên ngoài Trời. Những h́nh ảnh tầm thường và quen thuộc này cho thấy ḷng nhân ái, sự quí trọng NƯỚC của tiền nhân chúng ta xem NƯỚC là cái ǵ thiêng liêng không thể thiếu được.

Quê ngoại của tôi có suối mà không có sông. Dân làng uống nước mạch. Những người khá giả dùng xe ḅ chở nước về nhà. Những người khác phải vất vả gánh nước đi trên một đoạn đường dốc đất sét trơn trợt vào mùa mưa. Một vài dân làng ở quê ngoại tôi biết bơi lội nhờ có các hầm đất sét rộng lớn và đầy nước khi trời mưa. Những hầm đất sét cạn và có hang ngách là nơi dân làng lẩn trốn lính Pháp vào làng bắt dân đem về Phú Lợi kiểm tra lư lịch xem có tên trong sổ b́a đen không.

Quê nội tôi không có sông, không suối, không núi, không đồi. Làng nằm trên một vùng đất cao đến nỗi đào giếng sâu 25m vẫn không có nước. Khi c̣n nhỏ chúng tôi phải xuống mạch Cây Đào ở làng Tân Phước lân cận thuộc tỉnh Biên Ḥa để tắm hàng ngày. Dân trong làng phải xây hồ hay mua nhiều lu để chứa nước mưa lọc kỹ để dùng quanh năm. Cây cối sống nhờ nước mưa. Quê nội tôi là một xă nông thôn không có nông dân. Đa số dân làng là công chức, tư chức, nhà giáo, nhà buôn, khai thác lâm sản v.v. Có người lập nghiệp ở Phnom Penh, Kompong Chàm, Xa Cam, Xa Cát, Lộc Ninh, Xuân Lộc. Có người thành công trong công việc bàn giấy ở Sài G̣n và Phủ Toàn quyền ở Hà Nội. Đời sống vật chất và trí thức của dân làng quê nội tôi cao hơn quê ngoại của tôi rất nhiều. Họ có nhà cửa khang trang với bàn ghế làm bằng gỗ quí như trắc, gơ, cẩm lai. Nhà có hàng rào bằng cây xanh đặc biệt là cây hoa dâm bụt. Nhưng quê nội của tôi là một xă bất hạnh nhất nước suốt hai cuộc chiến tranh Việt Nam. Xă có vị trí địa lư quan trọng ngoài ŕa Chiến Khu D cách Thủ Dầu Một (B́nh Dương) 10 km và cách Biên Ḥa 12 km. Xă có một khu rừng không quá 5 km2. Khu rừng này được gọi là Rừng C̣- Mi v́ gần đó có nhà của ông c̣- mi Mân. Trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất quê nội tôi hoàn toàn không có dân. V́ đa số dân làng có cuộc sống phú túc và ổn định ở các thành phố lân cận sau khi quân Pháp biến xă thành biển lửa vào những ngày đầu cuộc chiến. Xă trở thành mục tiêu của các giàn trọng pháo từ Phú Lợi, Dĩ An, Lái Thiêu và Thủ Đức rót vào. Sau 09 năm chiến tranh sở g̣n rộng lớn của cha tôi không c̣n sống sót một cây nào! Cây cỏ mọc um tùm không sao t́m được dấu vết của nền nhà.

Các cây ăn trái như bưởi, mận, vú sữa quanh nhà cha tôi đều chết sạch. Cây trưởng ngọt và tróc của ông nội tôi cũng biến mất. Chỉ có cây xoài trước sân nhà của ông c̣n sống sót nhưng rất èo uột. Sau năm 1954 ông Trần Văn Trai t́nh cờ gặp anh tôi ở Sài G̣n. Trong buổi nói chuyện ngắn ngủi hai người đă có mẫu số chung về việc tái thiết quê nội tôi. Ông Trai có cảm t́nh với quê nội tôi v́ ông đă từng đến đó với chị của ông, vợ của một người bác của tôi. Xă được tái thiết để có tên trên bản đồ hành chánh trong tỉnh. Trên thực tế không có người về cư trú thường trực. Người ta chỉ dựng lên những cḥi tranh nhỏ đề về nghỉ mát cuối tuần trên vườn cây ăn trái vừa mới tạo lập. Một số vườn cây ăn trái trong đó có vườn cây ăn trái và hồ tiêu của anh cả tôi bị thiệt hại ít nhiều khi có chương tŕnh thành lập Ấp Chiến Lược. Không bao lâu xă trở thành vùng oanh kích tự do. Rừng C̣- Mi bị khai quang. Xa lộ Đại Hàn nối liền Quốc Lộ 1 với B́nh Dương đi ngang qua quê nội và quê ngoại tôi. Nhưng xă quê nội tôi bị mất trên bản đồ hành chánh tỉnh B́nh Dương v́ không có dân sinh sống. Điều này làm cho tôi cảm thấy chua xót vô cùng. Không ngờ quê nội tôi chịu cảnh bất hạnh hơn bất cứ địa phương nào trong nước sau hai cuộc chiến. Tôi nhớ lại lời cha tôi nói về sự phân ly của dân làng sau khi người nghe một con chim hót như tiếng tu- hít thổi từ vườn bưởi quanh nhà trước khi người bị Pháp bắt đem ra Lái Thiêu cầm tù. Tôi không biết trong trường hợp nào cha tôi có kinh nghiệm này. Và đến bây giờ tôi cũng không biết con chim có tiếng hót như tu- hít thổi là chim ǵ? và trong số những thân hữu đọc bài viết này có kinh nghiệm tương tự nào về sự thông báo sự phân ly của tiếng chim giống tiếng tu hít thời nay không? Tôi thúc giục anh tôi t́m mọi cách xây dựng lại xă quê nội để phục hồi địa danh xă trên bản đồ hành chánh.

Sự tái thiết xă quê nội lần thứ hai này được những người trong làng có danh phận trong xă hội thời bấy giờ nhiệt liệt hưởng ứng v́ không ai muốn thấy xă sinh quán của ḿnh bị xóa trên bản đồ. Tôi bàn với anh tôi hai vấn đề ưu tiên trong công việc tái thiết xă quê nội:

1. xây dựng đ́nh làng để dân làng có nơi tế tự và phát triển tâm linh và niềm tin

2. tạo nguồn cung cấp NƯỚC, ưu tư hàng đầu của tiền nhân trong xă.

Về vấn đề thứ nhất sự vận động với Hoa Kỳ, chánh quyền tỉnh B́nh Dương, Phủ Quốc Vụ Khanh P.Q. Đán... gặp nhiều thuận lợi.

Anh tôi băn khoăn về vấn đề NƯỚC. Kinh nghiệm cho thấy không thể đào giếng được. Chuyện không khó. Đào giếng 25 m không có nước nhưng khoan giếng sâu quá 100 m th́ chắc chắn có nước trong và tinh khiết. Đó là giếng Artois (puits artesiens). Muốn khoan sâu dưới ḷng đất hàng trăm thước như vậy cần phải có máy móc cực mạnh. "Chuyện này phải nhờ đến Công Chánh vậy." Tôi nói với anh tôi. Thế là có sự trợ giúp của bộ Công Chánh lúc ấy đó ông Dương Kích Nhường làm tổng trưởng. Bộ Công Chánh khoan hai giếng sâu trên 100 m và tặng cho hai máy bơm rất mạnh để bơm nước. Không biết bây giờ dân trong xă có dùng nước của hai giếng khoan này không sau khi hai máy bơm nước bị chở đi nơi khác.
 

CHUYỆN VỀ NƯỚC

Đă một lần tôi có đề cập đến nước trong Bản Tin Thân Hữu và được Nguyễn Thị Mai cảm thông khi nhớ lại cảnh khát nước lúc vượt biên trong rừng rậm Cambodia. Nước quan trọng trong đời sống của loài người. Nó là nhu cầu cần thiết của NGƯỜI, ĐỘNG VẬT và THẢO MỘC. Thức ăn của người, động vật và thảo mộc khác nhau nhưng tất cả đều phải cần đến nước. Nó là mẫu số chung của NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THẢO MỘC và của loài người bất luận nam, phụ, lăo, ấu, nam phái hay nữ phái, có học hay vô học, nghèo nàn hay giàu sang, thảo dân hay người thống trị v.v..

Nước ở vào thể lỏng, không hương, không sắc, không mùi vị nhưng ai cũng uống và không bao giờ biết chán. Chẳng những vậy những hăng sản xuất nước mắm, nước ngọt, các loại thực phẩm cho loài người, động vật, thảo mộc, các nhà máy sản xuất phi cơ, xe hơi, tàu bè...đều cần nước trong quá tŕnh sản xuất. Các quốc gia Trung Đông nằm trong vùng khô hạn thiếu nước trầm trọng. Bao quanh vùng này có Địa Trung Hải, một nguồn nước mặn to lớn giữa lúc nội địa thiếu nước ngọt để uống và canh tác. T́nh trạng sa mạc hóa gia tăng giới hạn diện tích canh tác và cư trú.

 

 

Do Thái là quốc gia khô hạn nhất ở Trung Đông. 62% nước này là sa mạc Neguev rộng 14,000 km2 nằm ở phía nam. Phía tây là Địa Trung Hải. Phía đông có Tử Hải (Nam) có nhiều khoáng sản hơn là hồ nước ngọt. Ngược lên phía đông bắc là hồ Galilee tức hồ Tiberias. Sông Jordan đổ nước ngọt vào hồ này. Sự bốc hơi ở hồ Galilee khá cao v́ bức nhiệt của ánh sáng mặt trời miền Cận Đông (Near East- Proche Orient). Nước mưa chỉ cung ứng 50% nhu cầu về nước tiêu dùng cho Do Thái. Khi về lập quốc vấn đề nước là vấn đề hàng đầu của quốc gia tân lập này. Diện tích Do Thái chỉ có 22,580 km2. Sa mạc chiếm 14,000 km2. Nếu không có nước th́ phải hy sinh 2/3 diện tích đất đai sa mạc. Tuỳ thuộc vào nước mưa không đủ nước tiêu dùng cũng không đủ sức biến sa mạc Neguev thành những cánh đồng phủ đầy hoa màu được. Các nhà khoa học Do Thái nghĩ ngay đến nguồn nước biển của Địa Trung Hải và Hồng Hải. Trong thời gian đó họ phải nghĩ đến việc giữ nước sông Jordan, hồ Galilee (hồ Tiberias) nơi, theo Thánh Kinh, Chúa Jesus chỉ các ngư phủ thả lưới nơi có nhiều cá và ấn chứng phép lạ khi đi trên mặt nước hồ. Mặt khác người Do Thái tạo những hệ thống giữ nước mưa và nước tiêu dùng trong nhà dẫn về sa mạc bằng những hệ thống ống dẫn nước to lớn để tránh bốc hơi. 90% nước tiêu dùng trong gia đ́nh được lọc sạch và dẫn về sa mạc để tưới cây. Nhờ vậy mà Neguev phủ đầy vườn cam, quít, bưởi, nho, các loại hoa và rau cải.

Vào đầu thập niên 1960 việc nghiên cứu chuyển nước biển thành nước ngọt để tiêu dùng trong nhà và để uống đă có kết quả nhưng giá nước biển khử mặn (desalination) vẫn c̣n cao. Liên Hiệp Quốc rất quan tâm đến cuộc nghiên cứu này. Sự thành công của việc khử mặn nước biển để biến thành nước ngọt dùng để uống hay tưới cây sẽ giúp cho các vùng khí hậu khô hạn trên thế giới trở nên trù phú và đầy sức sống. Đến năm 2005 Do Thái thiết lập bốn (04) nhà máy dùng nước biển chuyển ra nước ngọt. Năm nay (2014) Do Thái thiết lập nhà máy thứ năm rộng bằng 06 sân vận động ở Sorek cách Tel Aviv 15 km. Nhà máy nầy sản xuất 624,000 m3 nước ngọt mỗi ngày. Giá sản xuất rẻ như việc cung cấp nước ngọt thường thấy ở các nước Âu Mỹ. Với nhà máy này người ta tính chi phí về nước cho mỗi gia đ́nh xê dịch từ 300- 500 Mỹ kim/ năm. Hiện nay các nhà máy khử mặn nước biển để biến thành nước ngọt cung cấp 35% nhu cầu tiêu dùng ở Do Thái. Người ta dự trù tỷ lệ nầy tăng lên 40% vào năm 2015 và 70% vào năm 2050.

Không dân tộc nào gặp nhiều thử thách cam go như dân tộc Do Thái. Họ phải chiến đấu chống với những người chung quanh đông đảo hơn gấp 100 lần để sống bám trên mảnh đất gầy mà tổ phụ họ đă hứa như một mệnh lệnh từ Thượng Đế. Họ phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thời tiết nhất là t́nh trạng thiếu nước ngọt nhưng thừa nước biển. Họ dùng cái thừa (nước biển mặn) để bồi đắp cho cái thiếu (nước ngọt) bằng cách dùng nước biển khử chất mặn thải ra biển. Về mặt kỹ thuật họ đă thành công và đi vào sản xuất bằng những nhà máy khử mặn nước biển (desalination) với giá thành rẻ. Bây giờ họ phải canh giữ cái nhà máy khử nước biển thành nước ngọt này c̣n hơn giữ những ḷ nguyên tử mặc dù nước ngọt được chế biến từ nước biển này được cung cấp cho người Palestine ở West Bank, xứ Jordan láng giềng. Ai Cập cũng quan tâm đến loại nước ngọt chế biến từ nước biển này. Do Thái sợ cái ǵ? - Sợ pháo kích từ phía nam Lebanon do Hezbollah thực hiện hay từ dăy Gaza do Hamas gây ra.

Việc biến nước biển thành nước ngọt là một đóng góp vô cùng lớn lao trong đời sống nhân loại trên Địa Cầu trên 7 tỷ người. Vùng Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết nên có một nhà máy khử nước biển mặn để biến vùng khô hạn ở đây thành những vườn cây ăn trái, vườn nho, vườn sản xuất hoa có lợi hơn làm thiết lập ḷ nguyên tử.

 

PHẠM Đ̀NH LÂN, F.A.B.I.

 

 

Trang Phạm Đ́nh Lân

art2all.net