Như Nguyệt

 

MẸ CỦA TÔI

 

 

 

HAPPY MOTHER’s DAY!

Năm nay mùa đại dịch coronavirus, nên các bà mẹ chắc không được “gần gũi” các con như những năm trước, các con cháu sợ lây bệnh qua mẹ, qua bà nên đă không dám đến gần.

Tuy thế, mong tất cả các chị em có 1 ngày lễ dành cho mẹ thật an vui, mạnh khỏe.

Như Nguyệt.

5/2020

Bài thơ trong Youtube– “Gặp mẹ trong mơ”:
http://www.dailymotion.com/video/x2pjtks

N viết bài này đă lâu rồi, vào tháng Tư năm 2010. Năm ngoái, N đi t́m bài viết này mà t́m hoài không ra nên đă viết thư hỏi thử vài người bạn “ruột” xem họ có c̣n giữ không? N có phone hỏi 2 bà chị và cô em nữa, ai cũng nói đă lâu quá rồi nên không c̣n giữ. May sao hè năm ngoái, một anh bạn trên ảo (my fan, hhihii..) từ Úc qua bên Mỹ chơi. Ảnh có mời N đi ăn; trong bữa ăn trưa, N hỏi anh cầu may về bài viết này chứ không bao giờ có hy vọng là anh c̣n giữ. Ấy thế mà may quá đi các bạn ạ. Anh bảo tất cả những bài N viết, tất cả những bài thơ của N; anh đă lưu trữ, save lại hết, khi nào về Úc lại, anh sẽ t́m và sẽ gửi lại cho N.

Có 5 bài N bị mất, anh bạn N đă t́m ra. Bởi thế N mới có bài viết “Mẹ của tôi” này để gửi đến các anh chị. Nếu rảnh rỗi, mời mọi người đọc nhé …



Mẹ của tôi (April 2010)

Tháng sau là tháng Năm. Tháng của Mother Day. Mẹ tôi mất vậy mà được 16 năm rồi! (tính đến năm nay, 2020.. là 26 năm! Thời gian đúng là vó câu qua cửa!).

Khi biết được rằng mẹ tôi bị bệnh nan y chỉ c̣n 6 tháng là mất, em tôi đă từ nhà thương đi thẳng đến nhà tôi; Hảo nghẹn ngào nói tin dữ cho tôi nghe và hai chị em chúng tôi đă ôm nhau mà khóc. Mẹ thương cô em út của tôi nhất nhà, chắc út Hảo buồn ghê gớm lắm! Tôi ôm chặt lấy cô em út ít, mong được san sẻ bớt nỗi đau của em trong khi chính ḷng ḿnh cũng vô vàn tan nát và chỉ biết khóc ṛng. Hảo ít khi để lộ t́nh cảm của nó ra ngoài. Đó là một trong những lần hiếm thấy. Chúng tôi khóc như chưa bao giờ được khóc! Mẹ tôi qua đời vào tháng Sáu. T́nh cờ thôi, tháng Sáu qui tụ nhiều ngày đáng nhớ trong cuộc đời tôi. Tôi làm lễ hôn phối với chồng vào tháng Sáu, hai đứa con tôi sinh nhật vào tháng Sáu và ngày mà anh C. và tôi ra luật sư làm giấy tờ ly dị cũng lại vào tháng Sáu. “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không dứt. Trời không mưa, em cũng lạy trời mưa!....

Trước, trong lúc và sau thời gian mà mẹ tôi bị bệnh nặng rồi mất, tôi phải “đối đầu” với thằng con trai đang dậy th́ hư hỏng của ḿnh. Tuổi mới lớn, thằng bé “quậy” dữ lắm. Thuở đó, nó đang học straight A, lâu lâu nó có 1 cái A- hoăc B là tôi đă buồn đứt ruột rồi (lúc đó tôi c̣n dại, c̣n vô minh quá, chưa tỉnh ngộ, hihi… bây giờ th́ … sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ đi đi Tám, híhí), cho nên khi thằng con quư tử quyết định bỏ học, không thèm đụng đến sách vở nữa, “run away”; khỏi nói bạn cũng biết là tôi đau khổ đến chừng nào! Khi Mẹ mất, tôi có viết một bài điếu văn dài. Tôi muốn là một người mẹ tốt, như mẹ, để hiểu con tôi hơn. Tôi muốn đặt tôi vào vị trí của con tôi (put myself in his shoes!). Nếu tôi là con tôi th́ tôi nghĩ ǵ, tại sao tôi lại làm như vậy? v..v…Tại sao đứa con trai độc nhất của tôi (nó có em gái) lại “rebel” (chống đối), lại làm cho mẹ của nó khổ sở trăm chiều như thế?!! Tôi cố nhớ lại hồi tôi mới lớn, cảm nghĩ, hành động của tôi như thế nào? Tôi sẽ phải viết cho mẹ tôi ra sao với vị trí của một người con? Nhưng, khi đặt viết xuống, tôi đă t́m thấy tôi trong cương vị của một người mẹ. Tôi “identify” với mẹ ḿnh và nhận thấy rơ ràng, thấy hiểu mẹ tôi hơn. Tôi không thể, lúc đó, identify (đặt ḿnh vào vị trí của con) với con, thằng con cưng hư đốn của ḿnh. Lúc đó, tôi chỉ thấy được một chiều, chiều làm mẹ.

Có nuôi con mới biết ḷng cha mẹ. Quả đúng là như vậy. Tôi đă thấy rất rơ là mẹ của chúng tôi thương yêu chúng tôi biết đến là chừng nào, hy sinh cho chúng tôi biết là bao nhiêu! Ḷng của bà đúng là bao dung, rộng lớn như biển cả. Mẹ tôi thương con cũng như tôi đang thương con và chắc chắn có nhiều lúc, chúng tôi đă làm cho bà phiền năo, buồn khổ, thất vọng nhiều. Tôi chỉ có 2 đứa con, mà c̣n thấy nuôi dậy con vất vả, chật vật, khó khăn, khổ tâm, khổ trí; mẹ có đến 8 lận, phục bà quá đi thôi! Lúc viết bài điếu văn cho mẹ, như đang tâm sự với mẹ th́ đúng hơn; tôi cảm thấy rất gần gũi với bà, cảm thông và thương yêu mẹ của ḿnh vô bờ bến.

Vừa viết cho mẹ, nước mắt tôi vừa chẩy xuống không ngừng. “Có quá trễ lắm không, hở mẹ yêu? Khi mẹ đă ra đi vĩnh viễn, con mới nhận ra rằng mất mẹ là mất cả một bầu trời, là mất đi nhiều lắm! Con đâu c̣n có dịp chở mẹ đi mua sắm, phụ giúp mẹ, cho ư kiến. Con biết mẹ thích diện, thích điệu, thích đi chơi, con ch́u mẹ nhưng cũng chưa ch́u đủ đâu; lẽ ra con phải ch́u mẹ nhiều, nhiều hơn nữa…..”

Bài điếu văn dài thật dài, hơn b́nh thường; viết với đẫm đầy nước mắt. Mấy hôm nay, tôi cố lục lại (trong những chồng bài thơ, bài viết, thư từ, h́nh ảnh), cố t́m cho ra bài điếu văn đó. Tôi biết, tôi không vất nó đi, nhưng t́m măi cũng không ra. Trong quyển video tape, bạn của anh C. thu h́nh rất đầy đủ, có đoạn tôi đứng ở ngoài nghĩa trang, đọc điếu văn chào vĩnh biệt, nhưng t́m hoài cũng không thấy bài viết, không biết nó thất lạc nơi đâu? Tôi chỉ t́m ra được bài thơ mà anh C. (chồng cũ của tôi), chị Minh, em Hảo và tôi đă cùng “sáng tác” ra ở nhà tôi, trong thời gian mẹ đang nằm ở nhà quàng, ngày mai là ngày chôn cất. Nguyên văn:
 

Một bài thơ do 3 cô con gái và anh con rễ làm, chữ cuối bằng vần ơi. Xin đọc cho mọi người nghe chơi:

Mẹ tôi

Mẹ ơi hỡi mẹ ơi!
Một bà già chịu chơi
Bàn tay đẹp tuyệt vời
Đôi mắt bà sáng ngời
Không bao giờ nghỉ ngơi

Du lịch khắp mọi nơi
Đi đây đó khắp nơi
Lái xe chạy khơi khơi
Dù cuộc đời tả tơi
Bà cũng không chán đời
Gặp bà ḷng phơi phới
Mẹ ơi, hỡi mẹ ơi!

*
Ít khi chịu nghỉ ngơi
Lâu lâu bà đi chơi
Cho tâm hồn thảnh thơi
Nấu cho mọi người xơi
Nghĩ đến ai cũng mời
Nhiều bạn bè đến chơi
Phúc đức bà để đời
Nhắc đến bà lệ rơi
Thương nhớ măi không vơi
Mẹ ơi hỡi mẹ ơi!
Nhớ mẹ, nhớ muôn đời!


June 1994

Vào lúc đó, 4 người chúng tôi người nào cũng buồn dễ sợ, buồn quá đỗi là buồn; nhưng v́ có ‘sense of humor’, chúng tôi tạm quên đi nỗi buồn mất mẹ, nói cười với nhau, ngồi nhắc lại những kỷ niệm vui vui của mẹ. Anh C. làm bài thơ này trước tiên, sau đó, 3 chị em tôi mới thêm ư (mỗi người một chút) vô sau. Vừa làm thơ vừa cười ̣a vui vẻ, rất hợp “gu” với nhau. Bài thơ hơi có 1 chút tiếu lâm trong đó nhưng rất thật và phản ảnh con người của mẹ. Chúng tôi nói anh C. đọc cho mẹ ngày chót khi tiễn mẹ đi, nhưng rốt cuộc, không có ai dám đọc. Chỉ có tôi, đọc cho mẹ bài viết của tôi ngay trước khi hạ huyệt. Tôi nghẹn ngào khóc và làm cho nhiều người có mặt ngày hôm đó đă khóc theo. Tôi đă không nhớ là tôi có đọc bài thơ hơi… kỳ kỳ này, hehe.. Một cô bạn của em tôi khi đọc bài viết này của tôi (em của Ngọc Quỳnh nhà ḿnh chứ ai, hihi…) có nhắc là khi tôi (dám cả gan!) đọc bài thơ tiếu lâm đó lên, cô và nguyên một nhóm bạn của Hảo đă... chưng hửng, không thể nào ngờ... quá ngạc nhiên đi; làm lúc ấy mấy cổ đang khóc, đang buồn quá chời là buồn, tự dưng bất ngờ quá, đă không kềm nổi, phá lên cười! Đúng là vừa khóc, vừa cười…

Công b́nh mà nói, mẹ tôi là cột trụ của gia đ́nh, chứ không phải bố. Mẹ giỏi lắm. Chuyện lớn, chuyện bé ǵ cũng phải qua tay mẹ. Con cái bất hoà. Vợ chồng căi vả. Khó khăn tài chánh (đến gặp mẹ vay tiền)…. Những chuyện bế tắc, khó giải quyết, đứa nào cũng t́m đến mẹ. Nhiều lúc, tôi đă nghĩ, nếu mẹ c̣n sống, có thể tôi và anh C. vẫn c̣n ở với nhau. Khi chúng tôi nghèo khó, hai vợ chồng đều c̣n đang đi học, tôi đă mang con tôi đến cho mẹ giữ mỗi khi tôi đi học hay đi công việc (những lúc chồng tôi không có nhà để thay phiên nhau giữ con). Nhiều ngày đi trễ, tôi đă vội vàng bỏ thằng nhóc mới có 3,4 tuổi xuống trước cổng cho nó một ḿnh đi vào nhà của mẹ. Mẹ đă cười bảo: “Nó vất thằng con nó xuống, cho thằng bé lửng thửng đi vào một ḿnh, rồi phóng xe đi, có muốn… “trả hiệu” cũng không được”.

Như một bài báo đă viết, mẹ tôi đúng là một nhà tâm lư học, xă hội học, peace maker, negotiator, manager, banker, excellent chef, baby sitter, investor, business woman, financial adviser, etc…. V́ thế khi mẹ mất đi, bố tôi - tất cả anh chị em của chúng tôi- rất là đau khổ, buồn thê thiết; thấy hụt hẫng nặng nề, cảm thấy rơ rành rành nỗi mất mát quá lớn lao. Những món ăn mẹ làm ngon nổi tiếng như nộm (gỏi) sứa, xôi ṿ, nộm rau muống, miến xào chay, miến xào cua, bổng (món Bắc kỳ chính gốc: bún cuộn với thịt heo luộc và tôm, được cột lại bằng một nhánh hành lá trần sơ, cuộn thật gọn đẹp chấm với bổng, ngon hay không cũng nhờ món chấm -gọi là bổng- rất đặc biệt này!), bún chả thịt nướng, canh bánh đa nấu với riêu hoặc cá rô, món ám (rau cần ta xào với cá và xương cá bằm thật nhuyễn vo viên), cua xào chua cay và nhiều nhiều món nữa không thể nào kể hết….. cũng theo mẹ tôi đi mất.

Chúng tôi, nếu có muốn nấu, cũng không tài nào nấu ngon bằng như mẹ. Mỗi lần có giỗ Tết, mẹ đảm đang làm rất nhiều món ăn ngon; thỉnh thoảng lại khoe “Mẹ làm cỗ cho hơn cả trăm người dễ dàng, chỉ… vẩy tay một cái là xong! Các cô phải chịu khó, chịu thương bắt chước mẹ chứ. Con gái nhà này chả được đứa nào, chỉ mỗi có Hảo là giống mẹ, thích làm, nhanh nhẹn, nhanh nhẩu, nhanh tay nhanh chân!” Từ nhỏ, tôi đă được nghe mẹ dậy: “Con gái phải biết nấu nướng, làm cơm; công dung ngôn hạnh, có giàu có đi chăng nữa cũng phải biết làm, để khi thuê người làm họ không thể xem thường ḿnh được, không qua mặt được ḿnh”. Mỗi lần giỗ tết, nhà có tiệc tùng; không trốn được, tôi phải vào phụ …chướng mắt mẹ tôi ghê lắm v́ tôi lười mà (chúa lười nữa là đằng khác! hihi...) lại đoảng, chậm chà chậm chạp, tà tà... hổng được giỏi giang cho lắm, khó mà vừa ư, vừa ḷng mẹ của tôi.

Khi c̣n ở Việt Nam, mẹ tôi là một người đàn bà làm hái ra tiền. Chúng tôi có được một đời sống sung túc, sung sướng cũng là nhờ mẹ. Bố chúng tôi hiền lành quá, làm công chức thanh liêm th́ lương bổng đâu có là bao nhiêu. Một tay mẹ quán xuyến việc nhà, việc chợ, việc buôn, việc bán..v.v… Khi qua bên đây, mẹ muốn mở tiệm vàng, mở chợ, mở tiệm liquor nhưng chúng tôi đứa nào cũng cản, không muốn mẹ làm. Vậy chứ mà bà cũng vẫn “áp phe” lai rai, mẹ tôi bảo muốn kiếm tí tiền để gửi về VN, giúp đỡ họ hàng, người nghèo khó.

Qua đến đất nước tự do, không c̣n người làm nữa, mẹ phải tự một ḿnh dọn dẹp cả ngày. Mẹ có nguyên một vườn rau trồng đủ loại rau thơm, rau muống, rau mồng tơi, rau củ khởi, một giàn mướp hương, bầu bí… Trồng xong, bà c̣n có cái thú vui hái mang đi cho thiên hạ. Mùa đông, khi nào rảnh rỗi, mẹ ngồi đan áo lạnh, đan vớ, mũ cho các cháu. Mẹ đi học Anh văn, lúc nào cũng là học tṛ cưng của mấy bà giáo Mỹ. Mẹ bạo dạn, dơ tay lên hỏi và tập nói chẳng sợ sai. Đi đến đâu mẹ tôi đều có bạn đến đó. Giới nào bà chơi cũng được, rất dễ ḥa đồng. (Hảo thừa hưởng được của mẹ cá tính rất hay này). Khi tôi ra đời làm việc, tôi cũng bắt đầu tập được một chút xíu cái tính “friendly”, ḥa ái này để dễ hoà đồng vui vẻ với mọi người, thích hợp với nhiều tầng lớp trong xă hội hơn, đỡ “shy” hơn, hihi… chứ hồi mới lớn; tôi cũng thuộc loại khá…. chảnh, hehe… tại lúc đó c̣n chưa biết đời là ź mờ, cứ tưởng là ḿnh…. “delicious”, ngon nhắm, hehe.. Đă chảnh lại nhút nhát nữa mới chết chứ, nên khi ra đường chả bao giờ tôi bắt chuyện với ai.

Mẹ tôi hoạt bát, vui tính lắm, ăn nói rất có duyên, tốt tính, tử tế, rộng răi, biết điều nên bà có rất là nhiều bạn. Bà thường nói với chúng tôi: “Các con nên chịu khó chia vui, sẻ buồn với mọi người” hoặc “Nghĩa tử là nghĩa tận, đi đám ma quan trọng lắm chứ các con đừng thấy đám vui th́ đến, đám buồn th́ không”, “Ai làm ǵ cho ḿnh th́ phải nhớ mà trả ơn, đừng để phải nợ nần ai, kiếp này không trả được, kiếp sau sẽ phải trả thêm gấp bao nhiêu lần đấy..” v..v.. Khi mẹ tôi qua đời, chúng tôi mới càng thấy rơ bà được quá nhiều bạn bè thương mến. Ngoài những cô, chú, bác do chúng tôi thông báo cho biết, c̣n có rất nhiều người đọc báo, nghe tin cáo phó trên Radio, nhiều người lắm... họ đă chạy đến viếng thăm bà lần chót.

Năm 1976, khi tôi mới bay xuống Cali từ New Hampshire; tôi có quen với một anh, anh là anh của một người bạn. Lúc nào tôi đi chơi với anh cũng có Hảo đi theo (dĩ nhiên là anh ấy phải lịch sự mời cả Hảo). Hảo mới vừa cho tôi biết là nó đâu có muốn đi đâu, là mẹ tôi bắt nó đi theo để làm ‘chaperone’ cho tôi đó chứ. Wow! Thế mà tôi nào có biết?!. Mẹ tôi đă tế nhị ngấm ngầm “bắt” cô em của tôi đi theo canh chừng tui mà tui nào có biết?! Giời ơi, hỡi ui.. tui chẳng được “nếm mùi” t́nh ái tại rằng th́ là mà ... hà hà hí hí.. thế đấy, hehe.. Nếu không có Hảo đi theo, dám tôi đă lấy anh D đó lắm à. Bởi thế, nếu có ai đó nói cuộc đời của ḿnh phụ thuộc vào mẹ ḿnh rất nhiều, nhiều lắm... họ nói đúng đấy, chẳng có sai đâu ạ …

*

Lần đầu tiên đi chơi ở nước ngoài, năm 1991; tôi đi với mẹ. Tôi đă quá ngạc nhiên v́ mẹ rất ư là “popular”, được ḷng hầu hết tất cả mọi người trong nhóm (nhóm người Hồng Kông, Đài Loan chứ không phải Việt Nam). Mẹ nổi bật, everybody liked her, họ không nói được tiếng Anh, mẹ tôi nói tiếng Anh không được nhiều; vậy mà mẹ dùng 1 chút tiếng Tầu, 1 chút tiếng Anh, cộng với… hai tay, vậy mà bà “communicate” được với họ mà c̣n làm cho họ thích, khoái bà mới là hay chứ. C̣n tôi? Tôi đi bên cạnh mẹ, tôi ch́m lĩm! Tôi chỉ là một cái bóng mờ nhạt, chả ai biết, để ư đến tôi, nếu có biết cũng là nhờ tôi ‘ké’ mẹ của tôi thôi, hihi... Khi mẹ giới thiệu tôi là con gái, có người c̣n không tin tôi là con của mẹ v́ tôi không giống mẹ một chút xíu nào (tôi giống bố), mẹ đẹp, mẹ diện, rất điệu đàng; c̣n tôi ….?? Tôi cứ ngỡ tôi biết tiếng Anh ḿnh rành, c̣n trẻ, đi chơi với mẹ; tôi sẽ giúp, đỡ đần mẹ được nhiều thứ. Có ngờ đâu, nhiều lúc khi tôi chưa điền đơn, làm mọi thủ tục ở phi trường -lo cho tôi chưa xong- th́ mẹ đă nhanh nhẹn làm xong từ đời nào và đă đi trước, đứng xếp hàng trước chờ tôi. Mẹ đi chơi với tôi, tôi đă không giúp được ǵ cho mẹ mà c̣n làm cho mẹ cứ phải lo cho ḿnh. Chẳng hạn như việc tôi dễ ngủ, ngồi trên xe bus, đi đâu tôi cũng ngủ. Khi đi chơi biển, ngồi trên tầu, tôi ngủ gà ngủ gật, mẹ tôi cứ phải lo lắng, ngồi canh chừng cho tôi, mẹ sợ tôi ngủ quên, bị rơi ṭm xuống biển, hihihi… Chẳng hạn như việc tôi hay tà tà, trễ năi nên lúc nào mẹ cũng phải hối tôi … Đến Hồng Kông, tôi mệt quá, chỉ muốn ở lại Hotel ngủ th́ mẹ đă xông xáo, lấy taxi đi một ḿnh; lấy subway để đi đến Macau. Đi chơi 3 tuần với mẹ, tôi mới nhận ra rằng (realize) mẹ của tôi quá giỏi, tôi không được bằng một góc của bà.

Mẹ là người của đám đông. Mỗi khi mẹ trổ tài kể chuyện là mọi người đều lắng tai nghe, cười sung sướng, cười ha hả; tôi c̣n thấy có vài người... há hốc cả miệng, nghe mẹ tôi nói chuyện say mê, quên trời quên đất. Mẹ tôi biết pha tṛ, rất tếu, ăn nói có duyên, chịu chơi, charming, lại đẹp. Bốn đứa con gái, không đứa nào được bằng mẹ cả. (Có Hảo thừa hưởng được cái có duyên, tiếu lâm, kể chuyện hay, những đứa con khác, chỉ thừa hưởng được một chút xíu thui à.. hehe, chắc cũng ‘dừa’ đủ … xài, hí hí...). Mỗi khi chúng tôi tỏ ra giỏi giang, làm thành công được việc ǵ th́ bạn mẹ, họ hàng, những người quen biết, và cả bố tôi đều hay nói: “Con bà Ninh mà lại!”, “Con gái bà Ninh có khác!”…. (Ninh là tên của bố tôi)

Mẹ giỏi và có một trí nhớ rất tốt. Bà thi Quốc tịch một lần là đậu. Thi lấy bằng lái xe cũng vậy. Chị tôi (hoặc người nào khác trong nhà, tôi không nhớ rơ) và bố tôi phải thi 2 lần mới lấy được Driver License. Mẹ hănh diện lắm, khoe: “Mẹ thi có một lần là đậu. “X” (tôi không nhớ là ai) c̣n trẻ, giỏi tiếng Anh mà phải đi thi đến 2 lần.” Mẹ lái xe bong bong, rất tự lập, không thích nhờ vả con cái bao giờ. Tôi có cái diễm phúc là tôi không phải đi làm nên tôi hay đến chơi với mẹ, giúp mẹ đóng nhiều thùng gửi quà về Việt nam...

Với bố tôi, mẹ tôi thương yêu, ch́u chuộng, chăm sóc ông hết mực. Đối với họ hàng bên chồng, mẹ rất là oai, được quí hoá, nể v́. Khi c̣n ở Việt Nam, vào dịp Tết, bà thường hay cho quà, biếu xén tất cả họ hàng không thiếu một ai. Những ai cần nhờ vả, giúp đỡ ǵ, nếu giúp được, mẹ đều giúp cả. Qua đến đây, bà gửi quà vào trong Nam cho bà con của bố tôi và gửi ra Bắc cho anh em ruột của bà (nhưng vẫn không quên gửi tiền giúp đỡ người nghèo khó). Mẹ của tôi chu đáo lắm, ai xin ǵ bà cũng cho, từ cây kim cuộn chỉ…

*****

Tôi vẫn c̣n nhớ hoài, nhớ măi cái cảnh mẹ ngồi ở bàn gương trang điểm. Hồi nhỏ, tôi thích nh́n mẹ lúc mẹ tôi sửa soạn trước khi đi chơi. Nh́n mẹ kẻ lông mày, nh́n mẹ đánh phấn, thoa son… Mẹ tôi trang điểm khéo lắm, rất nhẹ nhàng tự nhiên, làm cho bà đă đẹp lại càng đẹp thêm lên. Bà có một tủ áo dài đủ mầu, nhiều lắm! Bà biết xem, biết định giá hột soàn và có nhiều (collection) nữ trang, ṿng, nhẫn, đồng hồ, dây đeo cổ. Lúc nào đi chơi, bà cũng đeo một xâu chuỗi bằng ngọc trai, hoặc bằng đá quí mầu đen hoặc một loại đá quí mầu “tông x́ tông” hay mầu contrast với áo dài bà mặc. Make up xong, chao ôi bà đẹp lộng lẫy! Đúng đó các bạn ơi… đối với tôi, mẹ tôi đẹp lắm!. G̣ má bà hơi cao, đôi lông mày đậm nét cong cong h́nh lá liễu. Bà có làn da trắng mịn màng. Mắt to sâu hai mí làm cái mũi đă cao nh́n c̣n cao hơn. Mẹ của chúng tôi có một đôi môi đầy đặn, luôn luôn nở những nụ cười tươi tắn, mỗi khi bà cười, mắt cũng cười theo, hai đồng điếu (dimples) hiện ra … ôi chao sao mà dễ thương quá thế (Phương An, con gái tôi, giống bà ngoại ở điểm này). Mẹ nh́n vương vất có nét đẹp của người Âu châu. Khi đọc thơ của thi sĩ Quang Dũng, bài “Đôi mắt ngưới Sơn Tây”, câu: “Mắt em d́u dịu buồn Tây phương”, tôi lại liên tưởng đến cặp mắt của mẹ tôi. Từ hồi bé, tôi đă say mê ngắm bà; đă biết rằng mẹ tôi rất đẹp. Bà cao ráo (cao hơn tất cả mấy chị em tôi), lưng thẳng, dáng bà ngon lành, quí phái. Mẹ rất hănh diện v́ lúc nào mẹ cũng có một cái eo thon gọn, cho dù lớn tuổi bà vẫn không bao giờ bị xồ xề…

Khi mẹ mất, nằm trong quan tài, tôi thấy hai bàn tay của mẹ để chấp trên bụng, đẹp vô chừng! Hai bàn tay mà tôi may mắn được thừa hưởng khoảng 7/10 của mẹ. Người ta hay nói tại tôi không phải làm việc ǵ nặng nhọc nên tôi có 2 bàn tay khá đẹp, tôi th́ lại nghĩ khác, là nhờ tôi may mắn có được hai bàn tay giống mẹ của tôi thôi. Hai bàn tay của mẹ từng ôm ấp, bế bồng, vỗ về ủi an tôi, cạo gió cho tôi mỗi khi tôi nhờ mẹ, từng làm biết bao nhiêu là món ăn ngon, từng cầm bút tính toán suy nghĩ khi buôn tảo bán tần, từng khéo léo chưng bầy cho cửa nhà thêm đẹp, từng bới đất trồng rau khi về hưu, từng phải làm biết bao nhiêu là việc, khéo léo, đảm đang! Bây giờ mẹ nằm đó, hai bàn tay bà vĩnh viễn không cần phải làm ǵ nữa…. Mẹ của tôi sẽ không c̣n phải lo cho chồng, lo cho con cháu, không c̣n phải giúp đỡ, lăng xăng làm đủ thứ việc giúp mọi người… “Mẹ ngủ ngon nha mẹ. B́nh an măi măi nha, không c̣n ai nhờ vả, quấy rầy, làm cho mẹ buồn phiền nữa. Mẹ sớm siêu thoát về một cơi nào đó tốt lành hơn thế giới này, vĩnh viễn yên nghỉ nha mẹ…” Tôi đă nghĩ thầm như thế và nắm lấy hai bàn tay của mẹ. Hai bàn tay mẹ tôi lạnh ngắt! Tôi cúi xuống hôn lên trán mẹ. Nước mắt tôi ràn rụa, ướt đẫm… Tôi khóc nức nở. “Khi nắp quan tài đóng lại, con sẽ không bao giờ c̣n nh́n thấy mẹ nữa… mẹ ơi!”

Da mặt bà, trải qua 6 tháng dài bệnh hoạn, năm đó bà 67 tuổi, vẫn đẹp, không có lấy một nếp nhăn. Sở dĩ tôi nhắc đến làn da của mẹ tôi v́ khi vào nhà thương thăm mẹ, cô y tá để khuôn mặt của cô gần mặt mẹ; tôi thấy ngay sự khác biệt giữa hai người. Tuy không muốn so sánh nhưng h́nh ảnh tương phản quá rơ ràng: một bệnh nhân gầy đét nhưng da mặt hoàn toàn không hề nhăn, láng cón à; c̣n cô y tá, mặc dù c̣n trẻ nhưng da lại bị chùng, có nhiều nếp nhăn nheo.

Qua bao nhiêu năm, con vẫn nhớ mẹ lắm, mẹ biết không? Khi công chúa Diana chết, con thấy người ta ca tụng cô ta quá đáng, với con, mẹ Theresa ở Ấn Độ hơn Diana nhiều lắm, những bà mẹ Việt Nam vô danh hơn cô ta nhiều lắm. Những người đàn bà Việt Nam thầm lặng, cả một đời hy sinh cho chồng, cho con, cả một đời làm lụng vất vả, không hề có một tiếng than van. Những người mẹ mất con, đi theo sau quan tài lủi thủi, con của họ chết trận khi c̣n rất trẻ; những người vợ trẻ như con dâu của mẹ, chị Bé Kim Thạnh nhà ḿnh, chồng chết khi con c̣n đang nằm trong bụng. Mẹ ơi, mẹ có nhớ không? Khi đưa đám ma của anh Tiến đến Nghĩa Trang Quân Đội, ḿnh đă thấy cảnh một người vợ c̣n trẻ lắm, bụng chị to mà c̣n phải bế con, không thân nhân, không họ hàng ǵ cả, đám ma không ŕnh rang, âm thầm, buồn tủi! Hai mẹ con của người mẹ rất trẻ này đi theo sau một cỗ quan tài, thân xác của người chết chắc đă bị x́nh nên nước nhỉ ra hôi thối. Ai nh́n cái cảnh đó mà không thấy đau xót, không rơi nước mắt? Con đang buồn v́ gia đ́nh ḿnh mất đi anh Tiến, nhưng lúc đó thấy đám ma của anh ḿnh ŕnh rang, to lớn quá, trọng đại, hùng hậu quá (tất cả là nhờ mẹ), con tự nhiên đă cảm thấy không buồn nữa.. Hai cảnh đời tương phản, khi đă chết rồi mà cũng quá khác biệt, cách xa nhau….

Những người đàn bà như bà nội của con, goá chồng khi 2 đứa con c̣n nhỏ xíu, một ḿnh tần tảo, nhất định ở góa nuôi con. Những bà mẹ già oằn người gánh những đ̣n gánh đi bán dạo. Những người đàn bà khiêng những đống gạch nặng trên lưng! Những người mẹ quê mùa, tay lấm chân bùn… những người đó mới xứng đáng để được nêu danh và ca tụng. Những người đàn bà như cô Giang, cô Bắc, Lê thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thuỷ… đă hy sinh thân ḿnh, cam chịu tù đầy để làm chuyện lớn, mong có một đất nước, một chính thể khá hơn; những người đàn bà can đảm đó, với con, mới xứng đáng được ngưỡng mộ và bái phục. Và mẹ ơi, con đă nghĩ đến mẹ. You are my real hero. Với con, Diana làm sao bằng mẹ được?. Cô ta đâu có mang nặng 10 lần, đẻ đau 9 lần như mẹ. Cô ta đâu có phải tháo vác bán buôn, đổ mồ hôi nước mắt, tháo vác làm ra tiền để chăm lo cho gia đ́nh như mẹ. Cô công chúa đó làm sao có thể làm được những món ăn ngon lành, bổ ích như mẹ đă. Mẹ là người đàn bà giỏi giang, đảm đang, vượng phu ích tử. Mẹ mất đi, những con vịt ngoài công viên mà mẹ thường cho chúng nó ăn, chắc cũng thấy buồn. Những người hàng xóm, bạn bè của mẹ, không c̣n được mẹ cho rau, biếu cho những món ăn ngon, đến viếng thăm chào hỏi... chắc thấy tiếc nhớ mẹ vô cùng! Một số người nghèo ở VN cũng bị thiệt tḥi và anh em của mẹ, họ hàng bên bố nữa… chắc chắn họ nhớ thương mẹ rất nhiều đó mẹ ơi!

Mẹ yêu của con ơi, con vẫn cố làm một con người tốt, bắt chước mẹ để không hổ danh là con gái của bà Ninh. Nhưng khi viết những gịng chữ này, con cảm thấy sẽ chẳng bao giờ con có thể sánh bằng với mẹ. Ngày lễ dành cho những bà mẹ sắp đến, con cảm thấy nhớ mẹ vô vàn.

Happy early Mother Day, Mom.

Con viết những gịng này để tưởng nhớ đến mẹ. Mẹ yêu dấu của con.
 


Quách Như Nguyệt

4/26/2010
Sửa lại chút chút, May 7th, 2015