Dù không
biết nhiều về dữ kiện khoa học, ông bà tổ tiên ta cũng
đă hiểu tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và
vẫn ngâm nga: “ăn được ngủ được là tiên.” V́ không có
thống kê nên không biết rơ bao nhiêu người Việt đêm đêm
không được hưởng trọn thú vui thần tiên này, nhưng thống
kê ở Mỹ năm 1991 cho thấy 36% dân số, tức khoảng 68
triệu người Mỹ, than phiền không được yên giấc ban đêm
và năm 1995 con số này tăng lên 49%. Năm 1996 có hơn 24
triệu người xin toa mua thuốc ngủ, không kể những thứ
thuốc ngủ không cần toa.
Tuy giấc
ngủ chiếm trọn 1/3 đời người, trước kia, ngay các nhà
khoa học cũng không hiểu công dụng của giấc ngủ rơ ràng.
Họ cứ tưởng rằng ngủ chỉ là một trạng thái thân thể nghỉ
ngơi, bất động, cho nên có nhiều người tiếc th́ giờ,
không chịu ngủ đủ giờ như cơ thể đ̣i hỏi mà c̣n uống
thuốc chống cơn buồn ngủ để thêm giờ làm việc! Cho đến
năm 1935 với sự phát minh của máy đo điện năo đồ
(electroencephalograph) người ta mới biết được chức năng
của năo bộ một cách chính xác hơn và thấy rằng khi ngủ,
bộ óc vẫn hoạt động ảnh hưởng đến những thay đổi sinh lư
và những phản ứng hóa học rất phức tạp hỗ trợ cho những
cơ quan trong cơ thể phục hồi năng lượng đă được tiêu
thụ đi trong ngày. Một chuyên gia về giấc ngủ và miễn
nhiễm, bác sĩ James Kruger của Đại học Tennessee, nói
rằng bộ óc gồm nhiều nhóm “neurons”. Mỗi nhóm có một
phận sự riêng và nhiều nhóm chỉ làm việc ban đêm trong
lúc ta ngủ. Nếu không ngủ đủ th́ không có sự quân b́nh
giữa các nhóm neurons và như thế ban ngày đầu óc ḿnh sẽ
không được minh mẫn lắm. Thống kê cho thấy hơn 50% tai
nạn xe cộ ở Hoa Kỳ là do người lái xe buồn ngủ. Trong
lúc ngủ, các cơ quan được bồi bổ để cơ thể trở về trạng
thái quân b́nh thiên nhiên (homostaesis); các cơ quan,
xương, mô, năo bộ v.v... và quan trọng nhất là các tế
bào miễn nhiễm, được phục hồi sức lực đầy đủ khiến người
ta thấy khỏe sau một đêm ngon giấc. Cơ thể tự nó có khả
năng tự bồi bổ, tự hàn gắn vết thương nếu ngủ được. V́
vậy bác sĩ thường nói với bệnh nhân là ngủ được đêm hôm
nay th́ sáng mai tự nhiên sẽ thấy khỏe.
Gần đây người ta mới khám phá ra một tuyến rất nhỏ chỉ
bằng hạt đậu (pea) nằm ở giữa óc gần dây thần kinh thị
giác gọi là tuyến tùng (pineal gland). Tuyến này tiết ra
chất seratonin rất cần thiết để tạo chất melatonin, một
chất hoá học quan trọng gây trạng thái buồn ngủ. Tuyến
tùng chỉ làm việc về đêm khi không có ánh sáng. Sau khi
ngủ say chừng một tiếng đồng hồ, melatonin được tiết ra
nhiều nhất, giúp cho hệ thống miễn nhiễm mạnh hơn, ảnh
hưởng tốt đến các hoạt động của hệ thần kinh và chức
năng tổng quát của nội tuyến làm người trẻ lâu.
Với trẻ sơ sinh, melatonin tiết ra rất nhiều nên chúng
ngủ ngày, ngủ đêm. Theo năm tháng, lượng melatonin bớt
dần, đến chừng 7 tuổi th́ bớt nhiều thấy rơ và đến 85
tuổi th́ lượng melatonin chỉ c̣n 5% so với tuổi 25. Các
khoa học gia cho rằng người lớn tuổi khó ngủ v́ thiếu
melatonin. Năm 1994 kết quả của một thử nghiệm ở Đại học
MIT cho thấy melatonin giúp người ta dễ ngủ và ngủ nhiều
giờ hơn. Bác sĩ Richard J Wurtman, giáo sư về khoa thần
kinh, dùng melatonin thứ thiệt và giả (placebo) cho nhóm
thanh niên tự nguyện uống và kết quả là người được uống
thứ thiệt th́ cảm thấy buồn ngủ sau chừng 5, 6 phút và
người uống thuốc giả th́ sau 25 phút mới cảm thấy buồn
ngủ. Bà Judith L. Vaitukaitis, viện trưởng Viện Nghiên
Cứu Quốc gia (National Center For Research Resources),
ghi nhận rằng kết quả thử nghiệm của MIT gây phấn khởi
cho việc điều trị bệnh mất ngủ bằng melatonin, một
phương pháp giúp ngủ được mà không gây công phạt hay
quen thuốc.
Ngoài việc trợ giấc ngủ, melatonin c̣n giúp thành tŕ
bảo vệ cơ thể (immune system) làm việc tối đa, không
những giúp chống lại vi khuẩn và virus mà c̣n giúp thanh
lọc những độc tố khỏi tác hại đến các tế bào. Bác sĩ
James Priviteranói rằng melatonin c̣n giúp cơ thể thêm
khả năng chống ung bướu (antitumor). Ông đưa ra trường
hợp thử nghiệm với 54 bệnh nhân ung thư -- phần nhiều là
ung thư phổi và đường ruột già mà những thuốc chữa ung
thư không làm thuyên giảm -- được uống và chích
melatonin th́ trong ṿng hai tháng, 30 người thấy bớt
nhiều và những người kia cũng cảm thấy khỏe hơn.
Bác sĩ Andrew Weil, được bầu là Ông Đạo (Guru) phương
pháp chữa bịnh ngoại khoa của Hoa Kỳ nói rằng bệnh thiếu
ngủ đang trở thành một thứ dịch v́ dân chúng không hiểu
rằng phải ngủ đủ—thường là 8 tiếng một đêm— th́ cơ thể
mới có cơ hội phục hồi sức lực, cũng ví như chiếc xe hơi
cần dầu mỡ đều đều; v́ vậy nhiều người lấy giờ ngủ để
làm việc, và như thế đă gây ra một món nợ ngủ (sleep
debt) chồng chất từ năm này qua năm khác gây ra t́nh
trạng nhiều người ngủ gà ngủ gật trong giờ làm việc. Họ
không ư thức được rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng và khả năng sản xuất của ḿnh. Ngủ bù cuối tuần
không phải là một giải pháp tốt v́ các bộ phận cần được
bồi bổ mỗi đêm cũng như mỗi ngày ăn một quả táo th́ tốt
-- “An apple a day keeps the doctor away” -- nhưng chờ
đến cuối tuần ăn một lần 7 quả th́ sẽ đau bụng thôi!
Theo tài liệu của cơ quan World Federation of the Sleep
Society th́ nếu đêm trước thiếu ngủ ba hay bốn tiếng
đồng hồ, th́ ngày hôm sau chức năng miễn nhiễm của ḿnh
sẽ giảm gần 50%.
Quan niệm về già th́ không cần ngủ nhiều chỉ là một quan
niệm huyền thoại. Sự thật th́ già trẻ ǵ cũng cần ngủ
một số giờ giống nhau. Chỉ có khác là từ tuổi trung niên
trở đi, đêm đêm hay trở ḿnh, ngủ không say, không thẳng
giấc như hồi c̣n trẻ. Đồng ư là ngủ đủ mỗi đêm rất quan
trọng đối với sức khỏe nhưng ngủ bao nhiêu tiếng mới gọi
là đủ? Thời gian cần ngủ tùy từng cá nhân. Thạc sĩ James
Maas, chuyên môn nghiên cứu về giấc ngủ ở Đại học
Cornell và là tác giả cuốn “Power Sleep”, nói rằng mỗi
người có thể tự ḿnh t́m ra số giờ ngủ cần thiết cho
riêng ḿnh bằng cách để đồng hồ báo thức ít nhất là 8
tiếng (thí dụ vào giường 10 giờ th́ dậy 6 giờ) và liên
tiếp trong một tuần. Nếu sáng nào cũng thức dậy trước
đồng hồ báo thức mà vẫn thấy khỏe th́ điều chỉnh giờ ngủ
ít hơn, hay nếu ngủ 8 tiếng mà vẫn thèm ngủ th́ cho phép
ḿnh ngủ thêm 30 phút nữa v.v... cho đến khi thấy ngủ đă
no mắt và thức dậy tỉnh táo ngay. Người nào xưa nay vẫn
“hà tiện” giờ ngủ th́ cần sửa đổi ngay và nên cho phép
ḿnh ngủ thêm cho đủ thời gian cơ thể ḿnh đ̣i hỏi th́
sức khỏe mới khá được, đầu óc sẽ minh mẫn hơn. Nhưng ngủ
nhiều quá cũng không tốt, cũng không làm đầu óc sáng
suốt thêm mà trái lại sẽ làm mụ người đi.
Những người khó ngủ có thể theo những lời chỉ dẫn sau
đây:
1.- Tránh rượu, tránh thức ăn kích thích như cà-phê,
trà, cola hay chocolat. Những thứ thuốc mua không có toa
có thể chứa chất caffeine làm khó ngủ. Nếu phải uống
thuốc theo toa bác sĩ mà không ngủ được th́ hỏi bác sĩ.
Rượu có thể làm dễ ngủ lúc đầu nhưng sau đó sẽ làm ḿnh
trăn trở nhiều và hay thức giấc.
2.- Nên tập thể dục đều. Đi bộ mỗi ngày hay tập aerobics
nhẹ bốn lần một tuần rất tốt cho người lớn tuổi. Nên tập
thể dục vào buổi chiều, chừng 5 hay 6 tiếng trước giờ
ngủ là tốt nhất. Đi bộ hay tập thể thao ngoài trời sẽ
làm ḿnh ngủ ngon v́ cơ thể hấp thụ đầy đủ ánh sáng mặt
trời, nhất là tia hồng ngoại tuyến (Far Infrared) giúp
tăng năng lượng (energy), và chân chạm đất hấp thụ từ
trường thiên nhiên của quả đất.
3.- Giường nệm phải thoải mái; nệm cứng quá hay mềm quá
cũng không tốt. Gần đây nhiều người dùng cái nệm từ
trường của Nhật và thấy dễ ngủ, ngủ ngon, và ngủ say hơn
nệm thường v́ cơ thể cần từ trường cũng như cần không
khí. Nệm gối từ trường sẽ bồi bổ thêm từ trường cho cơ
thể.
4.- Nếu ở vùng nào ồn ào quá th́ nên mua một máy phát âm
thanh ru ngủ (white-noise generator) như tiếng sóng vỗ
bờ, tiếng suối reo, tiếng mưa rơi rỉ rả v.v... Nhạc êm
dịu hay tiếng quạt máy chạy đều cũng có thể át được
những tiếng động ồn ào khác.
5.- Tập thiền để giữ cho ḷng lắng xuống, đừng bắt đầu
óc suy nghĩ nhiều th́ dễ ngủ hơn. Đêm đêm tập ngồi yên,
tập thở kiểu Thầy Nhất Hạnh -- thở vào tâm tĩnh lặng,
thở ra miệng mỉm cười -- chừng 15 phút hay tập vài cử
động thư giản, và đọc sách cũng giúp dỗ giấc ngủ dễ
dàng.
6.- Ngâm ḿnh trong nước nóng 105 độ F (chừng 38 độ C)
khoảng 60 đến 90 phút trước khi đi ngủ và giữ nhiệt độ
trong pḥng ngủ khá lạnh th́ sẽ dễ ngủ và ngủ yên hơn v́
khi nhiệt độ cơ thể giảm mau th́ giấc ngủ sẽ đến mau.
Tắm nước nóng cũng làm bắp thịt thư giản.
7.- Trước khi đi ngủ nửa tiếng, nên ăn một lượng nhỏ
thức ăn có nhiều chất bột như ḿ, bún, nửa củ khoai
(baked), một miếng bánh ḿ (toasted) v.v... Chất
carbohydrate làm tăng lượng serotonin trong óc tức là
chất melatonin cũng tăng.
8.- Người nào hay bị chuột rút ban đêm nên uống calcium
và magnesium trước khi đi ngủ v́ hỗn hợp của hai khoáng
chất này giúp thư giản thần kinh. Phải uống hai thứ cùng
một lúc (1,000 mg mỗi thứ) th́ mới có hiệu quả.
9.- Người nào khó ngủ quá th́ cũng không nên đọc sách
trong giường, không nên đem việc vào pḥng ngủ hay làm
những việc ǵ khác ngoài việc ngủ và t́nh tự.
10.- Quay mặt đồng hồ lân tinh vào tường để khỏi nh́n
xem ḿnh đă thao thức bao lâu rồi! Nếu cứ nằm đếm giờ,
đếm phút th́ sốt ruột lắm, càng khó ngủ hơn.
11.- Nếu vào giường chừng nửa tiếng mà chưa ngủ được th́
nên ra khỏi giường, đi qua pḥng khác ngủ, hay xuống bếp
dọn dẹp, làm bất cứ một việc ǵ nhàm chán cho đến khi
thấy buồn ngủ th́ vào giường lại, không nên nằm đếm cừu
hoài!
12.- Nếu cần uống thuốc ngủ th́ nên dùng những thứ làm
bằng dược thảo thiên nhiên, đừng dùng “thuốc” ngủ hay
rượu v́ những chất hóa học này có tính cách công phạt,
quen thuốc. Bác sĩ James Privitera khuyên bệnh nhân lớn
tuổi của ông (ngoài 50) nên dùng Melatonin mỗi tối,
không những sẽ giúp ngủ yên mà c̣n trợ giúp hệ thống
miễn nhiễm luôn luôn mạnh để bảo vệ cơ thể chống vi
trùng ung thư. Nếu đă thử qua những phương pháp trên mà
vẫn không ngủ được th́ nên đi thăm bác sĩ chuyên môn.
Phóng viên Jura Koncius của tờ Wahington Post nhận xét
rằng người ta dùng cái giường nhiều hơn cái sofa nhưng
ít ai chịu bỏ nhiều tiền để mua một cái nệm thật tốt
trong khi họ không ngần ngại bỏ ra $2,000 mua một cái
sofa trang trí pḥng khách cho đẹp. Nhưng gần đây nhiều
người nh́n thấy sự tai hại của nạn mất ngủ nên đă t́m
mua những thứ nệm ǵ giúp họ ngủ được mà không lư đến
giả cả. Kỹ nghệ làm nệm gối mắc tiền bùng lên đến 6.2 tỷ
dollar một năm; giá từ $1,500 một bộ nệm đến $6,000 như
nệm “Destinee” của hăng Kingsdown Inc. ở North Carolina,
theo tờ Washington Post, June 13, 1998.
Một tài liệu của Bộ Y tế ở Cali cho thấy nếu ngủ ít hơn
6 tiếng một đêm th́ dễ gây tai nạn xe cộ. Tuy nhiên,
theo ông Mark Chamber, Director of the Sleep Clinic of
Nevada ở Las Vegas th́ miễn cái nệm thoải mái là người
ta ngủ được rồi, không cần mua những thứ cầu kỳ mắc
tiền. Gần đây ở Nhật người ta phát minh ra cái nệm từ
trường không những giúp ngủ ngon mà c̣n làm cơ thể bớt
nhức mỏi nhờ tác dụng của từ trường giúp đả thông kinh
mạch, làm khí huyết lưu thông dễ dàng. Năm 1998, bác sĩ
Agatha Colbert ở Trung tâm Newton ở Massachusetts đă thử
dùng cái nệm từ trường cho 30 bệnh nhân bị một chứng
phong thấp nặng, rất khó điều trị, th́ bệnh nhân thấy
bớt đau nhức ḿnh mẩy và ngủ được. Sau một năm thử
nghiệm ở ba bệnh viện lớn nhất ở Nhật, Bác sĩ Shimodaira
kết luận rằng cái nệm từ trường (độ mạnh từ 750 đến 950
gauss) giúp ngủ được, bớt cứng cổ, đau vai, phần dưới tứ
chi, và đau lưng mà không gây hiện tượng công phạt.
(Muốn biết thêm về từ trường xin xem bài “Từ Trường và
Sức Khỏe”).
Hoàng thị Quỳnh Hoa
_________
Tài liệu tham khảo:
• “The Secrets and Science of Sound Sleep”,
Complementary Healing Magazine/Energy Series
• “Getting a Good Night’s Sleep” by Dr. A. Weil, Self
Healing Magazine, Sept. 98
• “Melatonin: The Youth Hormone” by Dr. James Privitera,
Journal of Longevity Research/Medical Research Reviews
in Preventive Medicine Fields, 1995 Vol. 1/No. 6
• Journal of Longevity Research, 1998, Vol. 4/No.8, p.
45
• Magnetic Field Therapy/Bringing Balance and Harmony to
Your Body published by Inner Search Foundation, Inc.