BA TÔI
Chị dâu chúng tôi là người đàn bà Việt Nam của thời bà Đoàn Thị Điểm, người đàn bà sẵn sàng gánh vác giang sơn nhà chồng. Chị là típ người cân quắc, biết người biết của, không ngại cảnh: "Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam. Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân". Anh tôi rất hên và gia đ́nh chúng tôi thật có phước v́ bà chị dâu chúng tôi vừa đẹp người vừa đẹp nết, công dung ngôn hạnh, nội trợ đảm đang. Hồi ở Việt Nam có người giúp việc chứ qua đến xứ này th́ chủ cũng là ḿnh mà tớ cũng là ḿnh thôi. Chị lo giặt giũ cơm nước -- Ba lại ăn kiêng nên chị nấu riêng cho Ba mỗi ngày -- mấy chục năm qua mà không hề có một tiếng phàn nàn. Sau lần té ở pḥng tắm Ba yếu thấy rơ và cũng bắt đầu quên, không c̣n theo thời khoá biểu sinh hoạt mỗi ngày như trước nữa. Chỉ ăn và ngủ, khi thức dậy th́ than "Sống lâu mệt quá". Ngô Thị Vân cũng nhận thấy sự thay đổi, v́ mấy năm trước mỗi lần Vân kêu chúc Tết, chúc sinh nhật th́ Ba vui lắm, hỏi han huyên thuyên về Ba Má của Vân. Ba Vân học cùng khóa với Ba tôi ở Hà Nội. Năm nay (Tết con rồng) Vân nói khi chị Quả đưa điện thoại cho Ba, Vân không nghe Ba nói ǵ. Một hồi sau th́ chị Quả cầm điện thoại xin lỗi Vân là Ba lăng tai không nghe được điện thoại nữa. Đến tháng March năm 2001 th́ Ba yếu lắm, ăn rất ít và hầu như không c̣n tha thiết ǵ đến sự việc chung quanh. Chúng tôi bàn nhau tổ chức lễ thượng thọ 95 (April 19) mời hết những người bạn của Ba -- bạn nối khoá, bạn vong niên, bạn mà chược, tứ sắc, hay những ai đă quen biết Ba -- để Ba thăm và dụ khị Ba phải chịu khó ăn uống, tập thể dục mỗi ngày để có sức mà tiếp khách ngày thượng thọ. Ba vui lắm và đưa cuốn địa chỉ cho tôi dặn phải mời hết những người bạn trong cuốn địa chỉ. Giấy mời in xong và đă gởi đi một ít th́ Ba trở bệnh, không chịu ăn uống, chỉ ngủ suốt ngày; yếu đến nỗi không ngồi lâu đủ để ăn xong bữa. Ba nói với chúng tôi là sợ không đủ sức để tiếp khách và biểu đ́nh chỉ việc mời quan khách, chỉ gọi con cháu về đông đủ thôi. Chúng tôi cũng lo lắng v́ Ba cứ nhắm mắt không biết ngủ hay hôn mê, có khi sùi bọt mép. Có một tuần Ba đi tiêu ra máu mỗi ngày nhưng sau khi bác sĩ chuyên môn rọi điện cho biết Ba chỉ bị trỉ và hơi nhiểm trùng ruột, uống thuốc th́ hết. Cháu đích tôn là bác sĩ Hoàng Phước Quang Huy --cháu Huy chữa bệnh theo phương pháp thiên nhiên và toàn diện (holistic/integrated medicine ), ít dùng thuốc tây -- bàn với chúng tôi ngưng hết những thuốc tây, thuốc ta xưa nay Ba vẫn uống mà chỉ uống sâm, linh chi, thuốc trợ gan và thuốc thế thức ăn. Tôi cho Ba uống nước Pi (tiếng Hy Lạp Pi có nghiă là life; Pi Water là Water of Life) v́ thấy một bà Mỹ cho bà mẹ 90 tuổi mang tả nằm một chỗ uống nước Pi; sau hai tuần bà cụ mạnh chân tay, đ́ tiểu đi tiêu một ḿnh được. Mấy tuần sau th́ Ba tôi khỏe khỏe lại. Ăn nhiều hơn, đi đứng được nhưng vẫn không nhớ những chuyện mới xảy ra, quên cả tên của vài đứa cháu, chỉ nhớ chuyên xưa thôi. Cứ cuối tuần tôi đến dụ cho Ba nói chuyện xưa, khơi cho Ba suy nghĩ. Tôi "thách thức" Ba viết thêm một cuốn sách nữa. Lúc đầu th́ ông chịu lắm, ừ liền và nói sẽ viết về giai thoại của mấy đứa cháu và chắc v́ Ba cứ kể chuyện thằng chắc 4 tuổi láu cá lắm. Ba cho nó tờ một trăm, biểu nó đưa cho mẹ cất; nó không nói ǵ, lẳng lặng xếp tờ giấy trăm làm bốn rồi đút vào túi quần nó và đi t́m "Uncle Tư" nhờ đưa đi phố mua đồ chơi. Nhưng chỉ hôm sau th́ Ba nói như phân trần là Ba không nhớ ǵ để viết ngoài chuyện thằng chắc. Tôi khơi chuyện những ngày Ba học Dược ở Hà Nội, hỏi đùa xem Ba có bồ không th́ thật là ngạc nhiên khi Ba trả lời "có" v́ xưa nay chúng tôi có hỏi th́ Ba chỉ cười lắc đầu nói những ngày đó Ba chỉ lo học. Chúng tôi chỉ biết Ba học gạo lắm. Cuối tuần học ôn tất cả bài trong tuần và cuối tuần sau th́ học ôn bài của tuần trước nữa và cứ thế đến cuối năm th́ Ba được bầu làm "examiner" khảo hạch các bạn xem mọi người có nhớ bài vở đủ để thi cuối năm không. Ba c̣n nhớ tên mấy ông thầy ruột rất cưng Ba là Dr. Joyeux, Dr. Cesary, và Dr. Collin. Trong một kỳ thi Dr. Cesary cho 18 điểm 3/4 và ngạc nhiên thấy bài Ba viết về " Theorie de la fermentation" không phải bài mà ông đă dạy trong lớp và hỏi Ba đă học ở đâu. Ba nói Ba đă đọc trong một cuốn sách ở thư viện và thấy hay nên chọn viết về theorie này. Sau khi ăn cơm chiều là Ba đọc sách -- trong khi các bạn ra ngoài đi chơi -- cho đến giờ ngủ phải tắt đèn. Có một lần đang làm thực tập trong lab th́ Ba hô phải chạy ra ngay v́ lab sẽ nỗ. Thầy rất tin Ba nên biểu mọi người chạy ra hết và 5 phút sau th́ lab nỗ. Ba học giỏi nhứt trường cho nên cuối năm th́ được giấy mời đi dự dạ hội khiêu vũ của ông Toàn Quyền Đông Dương nhưng v́ Ba không biết nhảy đầm nên đành phải nhường cho người khác đi. Tôi thoáng thấy Ba thở dài nhẹ và h́nh như tiếc rẻ thuở thiếu thời đă không biết "ăn chơi". Ba nhớ tên những sinh viên ăn cùng bàn ở nội trú như ông Hồ Đắc Cáo, bác Ngô Khắc Trâm học kiến trúc; ông Tôn Thất Dương học thú y, bác Hoàng Sử, y sĩ v.v…Ba nói bác Trâm (ba của Ngô Thị Vân) kể một chuyện vui là có một cô bế con đến đ̣i gặp ông Trâm nhưng khi bác Trâm xuất hiện th́ té ra không phải; baby con một ông Trâm khác! Ngồi học trong lớp nh́n ra công viên th́ thường thấy từng cặp từng cặp hủ hỉ trên ghế đá công viên. Ba nói thêm là các cô hay đến bắt bồ với mấy ông sinh viên. Tôi hỏi sao ba không bị bắt th́ Ba nói Ba cứ phải lờ các cô đi v́ c̣n măi học. Bây giờ Ba công nhận là Ba "dại", chỉ biết lo học, không hề biết thú vui ǵ khác. Ba học giỏi như vậy mà không thi ra trường được, không phải v́ học tài thi phận mà v́ Ba bị bệnh vào năm cuối và đau lên đau xuống trong gần năm, cuối cùng đành bỏ dỡ. Nếu Ba không để tang cụ Phan Chu Trinh th́ Ba kịp thi ra trường trước khi bị bệnh. Tất cả sinh viên để tang cụ Phan đều bị đuổi một năm. Quả là thi cử có số. Tôi hỏi về cô T., cô bồ xưa, th́ Ba nói cô cũng học Dược trên Ba một lớp nhưng hay làm chung trong lab và thân nhau lắm. Ba nói Ba thương cô và cô cũng thương Ba nhưng Ba không dám tiến tới v́ sợ ông nội tôi không chịu người Bắc. Ông xă tôi đùa hỏi sao Ba không mời cô đi ăn phở và chúng tôi thật ngạc nhiên khi Ba nói thường thường ngày chủ nhật chính cô gợi ư là cô có tiền có thể cùng nhau đi ăn phở mà ba cũng không dám đi. Tôi hơi thấy đau ḷng v́ biết ba không chủ tŕ được ḿnh nữa nên mới nói ra những chuyện mà xưa nay ba vẫn giữ kín trong ḷng. Ba nói thêm là cô T. không đẹp nhưng dễ thương và nếu ông nội tôi không bắt về Huế cưới vợ th́ chắc Ba sẽ cưới cổ. H́nh như ông nội tôi biết mối t́nh thầm kín của Ba và sợ ba lấy vợ Bắc nên mới gọi gấp về Huế cưới mẹ tôi là em út của một ông quan đồng liêu. Ông xă tôi lại đùa nói rằng ông là em họ cô T. v́ cũng cùng họ Nguyễn, nhưng Ba c̣n sáng suốt đủ để hạch hỏi lại rằng cô T. người Bắc sao lại có họ được. Anh Liễn mồm năm, miệng mười giải thích rằng ngày xưa tổ tiên anh là người Bắc di dân vào Huế -- mà đó cũng là sư thật; tổ tiên anh có họ với chúa Nguyễn đă theo Nguyễn Hoàng di dân vào trung và định cư ở làng La Vân Hạ, huyện Quảng Điền --; vậy là Ba tin liền và từ đó mỗi lần nhắc đến cô T. Ba lại nói thêm, "té ra cô T. có họ với Liễn" và ngày nào Ba cũng nhắc đến cô T. Tôi hỏi về sau cổ có lập gia đ́nh không th́ Ba có vẻ buồn, thở dài nói cô chết trẻ chưa lập gia đ́nh. Tôi lại khơi thêm hỏi ngoài cô T. ra Ba có quen với cô nào nữa không th́ Ba nhắc lại những ngày ở nội trú trường Quốc học, cô Tham tôi (là bà Bùi Xuân Dục, sau này là tổng giám thị trường Đồng Khánh) th́ ở nội trú trường Đồng Khánh. Cứ đến cuối tuần ông nội cho xe nhà đến rước hai chị em về. Cô tôi có người bạn thân là "Chị Diệp" hay theo xe về nhà chơi. Mỗi lần có cô Diệp đi cùng là Ba phải ngồi "hạng nh́" nhường chỗ cho cô Diệp. Ba c̣n nhớ cô Diệp là con ông đốc Thọ. Ba nói thêm về sau khi cô Tham dạy ở Thanh Hoá, Ba có quen và thương một người học tṛ của cô nhưng cũng chỉ là mối t́nh câm thôi. Cô Th. cũng học Dược nhưng về sau Ba bị bệnh phải bỏ học về Huế nên mối t́nh mới chớm đành câm luôn. Ba cũng nhắc nhở một cô học tṛ nữa của Cô Tham là cô Rôm, người Tàu lai mà Ba c̣n nhớ cô Rôm chết v́ tai nạn xe lửa từ Thanh Hoá về Huế. Khi nói đến trường Quốc Học Ba nhớ chú tôi -- em út của Ba -- trước kia học ở Vinh sau đổi về Quốc học và chú đă chê thầy ở Quốc Học không giỏi. Ông hiệu trưởng mời ông nội tôi lên mắng vốn nói rằng tội chê thầy là đáng bị đuổi nhưng v́ chú học giỏi quá nên không nỡ đuổi; thật là thời đại phong kiến. Thầy Nguyễn Văn Hai của chúng ta là bạn học với chú. Thầy Hai cũng nổi tiếng học giỏi nhưng thầy nói với tôi là thầy chỉ học gạo chứ chú tôi mới thật là thần đồng về toán. Ba tôi nhớ các cô các chú hồi c̣n trẻ -- Ba là con thứ hai nhưng là trai trưởng -- đă học những ǵ, làm ǵ, có những sở trường, sở đoản ǵ v.v… rồi lan man nhớ đến chị Yến Chi đă mất hồi 1961. Ba cười nói chị Tươi Chị (c̣n tôi là Tươi Em do bà ngoại đặt) ngẳng lắm, hồi nhỏ đem dầu nhị thiên đường xức mũi miệng mấy đứa em con cậu tôi -- gia đ́nh cậu ở chung nhà -- mà cậu chỉ cười nên tụi nó chạy đi t́m Ba mách: "Dượng ơi, dượng ơi, chị Tươi Chị xức dầu Nhị Thiên vào mũi cay quá, cay quá." Tôi cũng c̣n nhớ chị nghịch ngợm cho con của chị người làm mới 6 tuổi uống bia có đường. Con nhỏ say đi loạng choạng bổ lên bổ xuống! Ba học giỏi từ hồi c̣n nhỏ. Kỳ thi tuyển vào Đệ Nhất niên (tức Đệ Thất bây giờ) ở trường Quốc học, Ba là một trong 50 người được chấm đậu trong số 300 thí sinh. Ba là người ít tuổi nhất và cũng nhỏ con nhất nên bạn bè gọi là "Toại Microbe". Năm 16 tuổi, chắc là Đệ Tứ, ông thầy người Pháp gọi đọc bài. Không những thuộc bài mà Ba c̣n trả lời trơn tru mọi câu hỏi. Thầy khen lắm và v́ thấy Ba nhỏ người nên hỏi Ba mấy tuổi. Ba chưa kịp trả lời th́ cả lớp đông thanh nói: "Hắn 8 tuổi!" Tôi đang muốn viết về Hàn Mặc Tử v́ thấy nhiều sách vở báo chí nói đến giai thoại về cô tôi và Hàn Mặc Tử sai nhiều quá. Ngay cả bài "Thôn Vỹ Dạ" mà cũng bị đổi nhiều chữ. Em họ tôi mà cũng là con nuôi cô tức Hoàng Thị Bích Tâm ức lắm. Em gởi hết những tài liệu về thi sĩ mà cô tôi cất giữ và năn nỉ tôi viết bài đính chính. Cách đây 16 năm anh Liễn về Maryland chơi có đem theo một cuốn Văn Nghệ Tiền Phong th́ phải, có bài viết về cô mà viết bậy bạ không thể tả. Tôi gởi về Huế cho cô coi. Sau đó th́ cô gởi bài "Thôn Vỹ Dạ" bút tích của Hàn Mặc Tử kèm theo một lá thơ của Hàn Mặc Tử sang cho tôi để: "em biết sự thật và tuỳ em muốn viết bài đính chính th́ tùy tiện c̣n O không muốn hệ lụy đến chuyện thế gian nữa." Tôi vừa lười vừa nhát gan nên cũng im luôn. Nhưng thế nào tôi cũng viết nên năm ngoái về Huế, em tôi cho ba cuốn sách về Hàn Mặc Tử để làm tài liệu. Tôi vẫn đem sách theo để đọc mỗi khi đến ở lại với Ba cuối tuần. Tôi dụ Ba đọc cuốn có nhắc tên Ba là bào huynh của cô Hoàng Cúc và sau hai tuần th́ Ba nói Ba t́m thấy tên Ba rố và nói thêm, "Hàn Mặc Tử ngày xưa làm việc ở Sở Đạc Điền với ông nội ở Qui Nhơn, quen O Cúc lắm, muốn cưới O nhưng O từ chối nói hai người khác đạo, không hoà hợp được." Và từ đó cứ thấy mặt tôi là Ba lại nhắc câu: "Hàn Mặc Tử ngày xưa làm việc ở Sở Đạc Điền…" Đến giờ này Ba cũng c̣n nhắc nhở chuyện Hàn Mặc Tử làm việc dưới quyền ông nội ở Qui Nhơn. Cuối năm 2000, tự nhiên Ba hỏi lúc nào th́ in được cuốn sách về sức khỏe của Ba bằng tiếng Anh -- Cuốn tiếng Anh cũng xong từ lâu nhưng chúng tôi không định in v́ không quen biết nhà xuất bản Mỹ nào --. Sau khi thấy Ba tha thiết muốn in th́ tôi bàn với một bà bạn Mỹ. Bà này là professional editor đă giúp edit bản tiếng Anh. Bà giúp tôi liên lạc với nhà xuất bản Vantage Press ở New York. Và bản tiếng Anh tựa đề "HEALTH TIPS FROM A NINETY-YEAR-YOUNG MAN: Good Health and Nutrition -- A Natural Approach, by Toai Hoang " sẽ ra mắt độc giả vào cuối năm 2001. Tôi cám ơn các anh chị chủ trương 48-55, nhất là bạn Ngô thị Vân, đă giúp chúng tôi trở thành văn, thi sĩ hết!. Viết hay hay không hay không thành vấn đề. Cái hay là chúng ta có một diễn đàn riêng để t́nh tự, để kể lể, để trải ḷng với nhau, để tập làm văn sĩ và có người đă được khen là viết hay hơn văn sĩ thứ thiệt như bạn Dạ Khê với bài "Anh Ô Kia" mà mỗi lần buồn buồn là tôi lại đem ra đọc và chợt bắt gặp ḿnh vừa cười vừa khóc thút thít. Bạn Mộng Hà viết thật dễ thương mà ngày xưa h́nh như cũng không giỏi môn Việt văn mấy, phải không Mộng Hà hay tui nhớ sai? Nếu mà tui nhớ sai th́ xin lỗi nghe. Chấm hết.
|