Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

BÓI TOÁN TỬ VI

 

 

 

          Tin bói toán, tử vi có phải là dị đoan không? Nhiều người cho rằng bói toán tử vi ở thời đại này là phản khoa học, là tào lao. Nhưng số người đi xem bói, xem tướng cũng không phải ít, có thể nói nhiều là đằng khác, mà có thể c̣n nhiều hơn số người không tin bói toán, trong số đó có tôi! Ai mà chẳng có lúc ṭ ṃ muốn biết xem tương lai hậu vận của ḿnh ra sao. Chỉ có cậu em tôi là không hề ṭ ṃ. Hắn cười mỗi khi thấy tôi đi coi bói. Hắn nói: “Chị đi coi làm chi, tốn tiền, mất th́ giờ, không ích lợi ǵ. Nghe những chuyện tốt th́ không dám tin, mà nghe những chuyện xấu th́ lo sợ. Việc ǵ mà phải lo sợ trước những chuyện không biết có xảy ra không, có phải là dại không! – Que sera sera – Cứ để tự nhiên, chuyện ǵ tới sẽ tới có phải thích thú hơn không.” Tôi thấy em nói rất hợp lư, không căi vào đâu được nhưng tôi vẫn “ṭ ṃ” nên vẫn theo bạn đi xem bói. Chắc chắn có nhiều chuyện thầy nói không trúng nhưng tôi không nhớ mà chỉ nhớ những chuyện đă xẩy ra y như lời thầy báo trước.

Những ai thích xem bói bài Tây chắc c̣n nhớ cô Tuần Lễ ở đường Nguyễn Huỳnh Đức, gần nhà tôi ở Phú Nhuận. Cô chuyên môn bói bài Tây. Không biết tên thật là ǵ, chỉ thấy mọi người gọi là cô Tuần Lễ. Tôi biết cô khi bạn dẫn đến xem hai đứa năm ấy đi thi có may mắn không, là năm 1958. Sau đó tôi thường hay đến thăm cô như bạn cho đến khi tôi đi du học Hoa Kỳ năm 1963.

Tôi thi đậu vào Dược khoa như ư nguyện của Ba tôi nhưng tôi không thích môn Hóa Học, mà v́ c̣n quá trẻ và quá lư tưởng nên viễn ảnh ra trường mở tiệm bán thuốc thấy tầm thường, chán nản quá. Tôi nghĩ bụng nếu được làm việc trong lab, nghiên cứu t́m ṭi thuốc men mới th́ cũng đáng học, chứ buôn bán th́ tôi không thích. Lại nghĩ thêm nếu cố gắng học y khoa th́ cũng chỉ thêm hai năm nữa thôi mà ra trường có thể giúp được nhiều người. Nhưng khi thấy thây người ngâm formol đen thùi th́ sợ lắm, chắc không mổ xẻ thây người được, mà thấy máu cũng sợ! Tiến thoái lưỡng nan, trẻ người non dạ, không biết tính toán hơn thiệt chứ khôn như bây giờ th́ ta cứ học xong Dược, cho thuê bằng, rồi đi làm ǵ, hay học thêm ǵ ḿnh thích th́ có phải nhất cử lưỡng tiện không, vừa làm cho Ba hạnh phúc vừa có tiền. Thật tuổi trẻ quá ngu! Sau này tôi ân hận măi đă bỏ học dù nhiều lần Ba khẳng định là Ba không hề buồn. Khi lên năm thứ nhất Dược khoa, đêm đêm ngồi học bài mà cứ ấm ức khóc nhưng không muốn đổi ngành sợ Ba buồn. Anh tôi viết thư về Huế kể lể. Hôm sau, Ba bay vô Saigon bảo tôi phải bỏ ngay. May mắn là người chú họ, sinh viên năm thứ hai trường Luật, xin cho tôi vào được dù trường đă khai giảng hơn hai tháng. Vậy là tôi có bạn mới, ngày ngày hai đứa đi học cùng nhau. Cô bạn người Bắc kỳ xinh đẹp, điệu đàng, và rất làm dáng. Nhiều chàng ở trường Luật chú ư đến hai cô sinh viên năm thứ nhất này. Họ c̣n biết hai chúng tôi họ Hoàng. Người anh của cô bạn cùng học Luật nói đùa rằng hai đứa là em gái, một cô nói tiếng Huế v́, anh ba hoa, “Nó sinh ở Huế khi cụ đổi vào Huế làm quan.” Vậy mà cũng có người tin! Trước kỳ thi, cô bạn rủ đi xem bói. Vừa trải bài ra, cô Tuần Lễ phán ngay một câu: “Cô có bạn trai đây này nhưng cô không lấy ông này đâu.” mặc dù chúng tôi không hỏi ǵ về chuyện yêu đương. Nh́n mấy con bài một lúc, cô nói thêm: “Ông này thật có phước. Nếu lấy cô th́ ông sẽ chết.” Tôi không nhớ đă nghĩ ǵ, h́nh như lúc ấy cũng không chú ư lắm v́ anh cũng mới làm quen thôi. Tôi chỉ muốn hỏi việc thi cử. Cô bảo tôi thi đậu c̣n cô bạn th́ chỉ đậu một nửa. Sự thực mà nói th́ bạn tôi nghe tiếng cô Tuần Lễ bói bài hay nên rủ nhau đi coi chứ cũng không tin ǵ mấy. Nhưng quả nhiên, kỳ thi ấy, tôi đậu, c̣n bạn th́ trượt vấn đáp! Tôi hơi lo lắng khi nghĩ đến những lời cô Tuần Lễ nói về anh bạn. Về sau, khi mối quan hệ thân thiết hơn, tôi kể anh nghe chuyện coi bói của hai chúng tôi th́ anh cười nói diễu rằng lấy hay không lấy th́ anh cũng sẽ chết. Nhưng một lần nữa, Cô Tuần Lễ nói đúng. Hè 1959 khi anh nói với gia đ́nh muốn làm đám cưới th́ v́ một sự hiểu lầm, mà cũng v́ c̣n non nớt quá, tự ái cùng ḿnh, tôi giận lẫy và đă viết bức thư Dear John nhờ cậu em đem đến nhà anh cùng với cặp kính mát anh mới tặng. Và thế là mối t́nh đầu găy đổ. Và cũng v́ tự ái, anh không t́m hiểu để giải ḥa – 27 năm sau gặp lại, anh đă thú nhận như thế và ân hận măi. Âu cũng là duyên nghiệp nên mới xảy ra chuyện hiểu lầm đáng tiếc.

Chuyện thứ ba cô Tuần Lễ bói đúng là chuyện tôi du học. Hồi ấy, thiếu giáo sư đại học nên lớp chúng tôi, khóa thứ nhất ban Anh Văn, từ năm thứ hai đă được khuyến khích đi du học lấy bằng cấp tiến sĩ. Tôi cũng đem đơn về th́ anh bạn cầm đơn xé toạt. Khi chia tay vào cuối năm ấy th́ tôi không nghĩ đến chuyện du học nữa. Vào Gia Long, thấy các đồng nghiệp dạy Anh Văn của trường ai cũng tốt nghiệp từ Anh, Mỹ, Tân Tây Lan hay Úc nên tôi thấy ḿnh hơi thua thiệt. Đầu năm 1963, t́nh cờ một thông cáo của ĐHSP gởi về nhà cho biết có học bổng Fulbright dành cho giáo sư. Hạn nộp đơn chỉ c̣n hai ngày. Tôi vội vàng nộp đơn không kịp suy nghĩ. Vậy là qua hai kỳ thi tuyển, viết và vấn đáp, tôi lo làm giấy tờ để kịp nhập học năm ấy. Mọi việc tưởng như êm xuôi nhưng cuối cùng Nha Học Chánh ra một sự vụ lệnh không cho 5 người chúng tôi – 4 là giáo sư trung học, người thứ 5 mới thi đậu cử nhân Luật khoa - xuất ngoại nêu lư do thiếu giáo sư. Tôi đến thăm cô Tuần Lễ. Cô trải bài ra rồi nói rằng thế nào tôi cũng được đi, chỉ trục trặc lúc đầu thôi. Thấy tôi có vẻ không tin, cô nói thêm nếu không đúng th́ cứ đến đập trát của cô ra. Tôi buồn cười quá, giảng giải cho cô hiểu rằng đă có sự vụ lệnh không cho đi th́ ai mà thay đổi được nhưng cô vẫn một mực khăng khăng tôi sẽ xuất ngoai. Và lạ lùng thay, một tháng sau, tôi lại được giấy của Nha Học Chánh quyết định cho 5 người chúng tôi đi du học. Tôi nhớ lời tiên đoán của cô Tuần Lễ mà ngẩn ngơ!

Cơ quan phụ trách học bổng Fulbright là USIS (United States Information Service). Ông giám đốc mới rất trẻ, rất nhiệt t́nh. Ông lên Nha Học Chánh căi nhau măi với ông giám đốc với lập luận rằng nếu thiếu giáo sư th́ khi đơn từ trường chuyển lên nha, ông giám đốc phải chận ngay, sao để đến lúc mọi sự đă an bài mới lấy quyết định như thế. Ông giám đốc đuối lư đành nhượng bộ nhưng vẫn không bằng ḷng cho hết cả 5 người đi. Ông giám đốc trẻ của USIS th́ nhất định tranh đấu cho cả 5 người, và dọa cắt hết học bổng của Việt Nam từ nay nếu lời yêu cầu của ông không được chấp thuận. Cuối cùng th́ ông giám đốc Nha Học Chánh thua. Sau hỏi ra mới biết ông giám đốc c̣n giận v́ hơn một năm trước, tôi đă căi nhau tay đôi với ông ở Nha với sự hiện diện của một ông chủ sự và bây giờ ông mới nhớ tên nên không muốn cho tôi đi! Nhưng tôi có số xuất ngoại mà cô Tuần Lễ đă thấy trong mấy lá bài nên ông giám đốc muốn cản cũng không được!

Tôi làm việc cho Vietnam Bureau, thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ 1968. Trước năm 1975, tôi quen một bà bói bài rất t́nh cờ, không t́m mà gặp. Cũng không nhớ tại sao tôi lại được mời dự tiệc sinh nhật 49 tuổi của bà. Hồi đó ít người Việt Nam ở vùng Washington DC nên gặp người đồng hương là quư lắm. Huống chi chị Ba Nguyên, người Nam, rất niềm nở, nấu ăn ngon mà lại biết bói bài. Chị thích nấu nướng, thích chuyện tṛ bằng tiếng Việt – chồng chị là Mỹ - nên tôi thường ghé chơi, ăn uống, bói bài cho vui thôi. Nhưng sau vụ tháng Tư, 1975 th́ tôi và vài người bạn đến nhà chị mỗi ngày nhờ chị bói bài về tin tức của người nhà. Chừng một, hai tuần lễ sau 30 tháng Tư là đă có dân tỵ nạn về vùng này, kể cả vài gia đ́nh của các bạn tôi. Họ cho biết dân Saigon và nhiều tỉnh khác t́m đường chạy ra biển và được tàu Mỹ vớt. Sáng nào tôi cũng chờ người đưa thư tới xem có thư từ ǵ không. Ngày hôm đó, sau khi ông đưa thơ đi rồi, tôi đến nhà chị Ba xem bói bài. Vừa trải bài ra là chị dục tôi đi về sẽ thấy có tin tức. Khi nghe tôi phân trần là đă đợi ông đưa thơ mà không thấy ǵ. Chị cứ nhất định biểu tôi về. Chị nói có một phong thơ kẹt ở khe hở (opening ở cửa để thơ rơi vào nhà) không rơi xuống đất nên tôi không thấy! Tôi ra về mà không tin tưởng mấy. Đến nhà, khi mở cửa ra th́ quả nhiên thấy một phong thơ kẹt không rơi xuống, thơ của cậu em tôi. Tôi run run mở thơ và mừng rỡ biết được cả gia đ́nh em, cùng ba tôi và con trai bà chị (đă mất) đă an toàn đến đảo Guam. Em c̣n ghi rằng gia đ́nh ông anh tôi đi sau. Bây giờ chỉ c̣n chờ tin tức gia đ́nh cô em được Mỹ “bốc” đi trước v́ em làm cho đài phát thanh do Mỹ tài trợ. Một lần nữa tôi lại thấy tài bói bài của chị Ba. Chỉ hai ngày sau khi nhận được thơ của em trai, khi mở bài ra, chị vui mừng bảo, “Em đừng lo nữa. Tối nay là có tin tức của nó thôi, nhưng qua một người bạn cho em biết có người đă thấy gia đ́nh em gái em chứ không phải trực tiếp từ cô em. Tôi nửa tin nửa ngờ. Chị Ba thấy con bài ǵ mà nói chi tiết quá như thế. Cả ngày hôm ấy, tôi hồi hộp ngồi nhà, mong cho trời mau tối. Vừa ăn chiều xong th́ chuông điện thoại reo, giọng cô bạn vui mừng: “Chị ơi, đừng lo nữa. Em em vừa gọi điện cho hay đă thấy gia đ́nh con Nguyên rồi, hai vợ chồng, năm đứa con cùng đi một tàu với nó.” Tôi mừng rỡ, bàng hoàng và cứ lấy làm lạ sao chị Ba có thể xem bài mà nói đúng quá như thế! Chừng một tiếng sau th́ em tôi gọi collect từ Guam. Em bảo đến Guam mấy ngày rồi mà không có tiền gọi điện thoại. Nay có người chỉ cách gọi collect! Tôi thầm cảm tạ ơn trên đă phù hộ cho đại gia đ́nh b́nh an. Hôm sau tôi sang nhà chị Ba tán chuyện gẫu và bày tỏ ḷng cảm phục tài bói bài của chị th́ chị nói rằng, “Em ơi, cô Năm nói đó, chứ chị đâu biết ǵ, có bao giờ chị học bói bài đâu!” Rồi chị kể rằng, người con thứ năm của chị lúc 18 tuổi đi học về buổi trưa đứng bóng, than mệt, lên giường úp cái nón lên mặt, nằm nghỉ. Một lúc sau, chị vào gọi ra ăn cơm th́ thấy cô chết rồi. Và từ đó, tự nhiên chị biết bói bài. Chuyện cũng lạ, không biết cô Năm có nhập vào chị không, có khả năng điều khiển mấy lá bài không, thật là chuyện không thể nghĩ bàn! Và rồi bận rộn lo định cư cho hơn 40 người, tôi không có th́ giờ gặp chị Ba nhiều nữa.

Một chuyện bói bài Tây đúng nữa là một vị thượng tọa ở chùa Long Beach ở California đă tiên đoán rằng tôi sẽ “gặp người cũ” khi thầy bói bài cho tôi. Chuyện thật khó tin nhưng có thật! Tôi thường sang Cali chơi và thich t́m thăm bạn cũ. Năm 1984, một cựu giáo sư Gia Long cho biết vị thượng tọa ở Long Beach đă xem bói bài cho chị và nói rất đúng ngày tháng chị t́m được việc làm và hỏi tôi có muốn đi xem không. Dĩ nhiên là tôi muốn lắm nhưng chị gọi lại nói thầy đi xa dự lễ Vu Lan rồi. Năm sau tôi cùng ba tôi sang Nam Cali làm lễ hỏi vợ cho cháu tôi. Chị bạn Gia Long lại rủ đi xem thầy. Chị đón tôi đi Long Beach sau khi biết thầy có mặt ở chùa. Tôi xin một quẻ về công việc làm ăn nhưng khi trải bài ra, thầy nói, “Chị sẽ gặp người cũ.” Tôi chưng hửng nhưng cũng nói đùa, “Người cũ có vợ hết rồi thầy ơi!” Thấy thầy có vẻ nghiêm trang, tôi vội đổi giọng, “Mà lúc nào gặp, thưa thầy?” Thầy nói, “Tôi không biết nhưng giờ này sang năm là xong xuôi cả.” Trong ḷng không tin – tôi đă gần 50 tuổi và từ lâu không nghĩ đến chuyện chồng con nữa - nhưng tôi cũng không nói ǵ mà cũng không nhớ thầy có nói chuyện ǵ khác nữa không. Chúng tôi ra xe đi về. Bạn nói cứ chờ xem, ông thượng tọa này nói đúng lắm. Chuyện lạ là khi bước vào nhà người cô th́ thấy một ông ngồi ở pḥng khách chờ tôi! Tôi giật ḿnh nghĩ không lẽ “người cũ” này! Anh là người muốn cưới tôi làm vợ năm 1959 và tôi đă giận và chia tay. Từ lúc ấy tôi không hề có tin tức về anh. Chỉ nghe anh cưới vợ năm 1968. Anh biết cô tôi v́ vợ của chú ruột anh là chị em bạn d́ với cô. T́nh cờ biết tôi sẽ sang Cali nên anh bảo con trai của cô tôi, là em họ anh, cho anh biết lúc tôi sang để anh đến thăm. Lúc này th́ anh đă biết tôi sống một ḿnh c̣n anh th́ đă ly thân. Câu chuyện dông dài không tiện kể ra đây, chỉ biết rằng một năm sau khi gặp “người cũ” th́ chúng tôi làm đám cưới, đúng y như lời ông thầy ở Long Beach giảng đoán từ mấy con bài Tây, mà cũng đúng y như lời giải tử vi của một vị nổi tiếng giỏi tử vi ở vùng Washington DC.

Khoa tử vi cũng rất lạ lùng. Tôi nhớ có đọc ở đâu rằng ông Trần Đoàn, nhà tử vi đệ nhất ở bên Tàu ngày xưa, đă buồn rầu thề không xem tử vi nữa khi ông chấm tử vi của hai chị em song sinh, người chị là đương kim hoàng hậu c̣n người em lại ở chốn lầu xanh. Hai đứa bé ra đời chỉ cách nhau vài phút! Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Ngày nay khoa tử vi cũng vẫn rất thịnh hành và tôi cũng có duyên với vài người xem tử vi rất đúng mà những vị này không hành nghề, chỉ nghiên cứu tử vi v́ thích thú thôi. Xin lược kể một chuyện xảy ra sau ngày 30 tháng Tư định mệnh. Nhóm bạn bè chúng tôi ở vùng này đă có người được đón tiếp người thân di tản, riêng tôi và một người bạn rất sốt ruột v́ chưa có tin tức người nhà. Chị bạn đề nghị đi xem tử vi khi biết anh ruột của một người bạn thân, vừa từ Việt Nam đến, rất giỏi tử vi. Xem lá số của cô bạn, anh A vui vẻ nói chỉ vài ngày nữa là được tin tốt thôi. Nhưng khi nh́n lá số của tôi th́ anh cứ lơ là. Tôi sợ quá hỏi dồn xem có phải anh thấy tin xấu th́ anh hỏi: “Gần đây có chuyện ǵ xảy ra cho cô không?” Tôi sực nhớ là mấy hôm trước, đang đợi đèn xanh ở một ngă tư th́ bị xe sau húc đít. Lúc xuống xe thấy hai mẹ con người Mỹ bước ra. Bà mẹ xin lỗi nói cô con gái 16 tuổi đang tập lái xe, không đạp thắng kịp và xin bồi thường nếu xe tôi hư. Tôi thấy xe không hư hao ǵ, thấy cô gái run sợ, mà tôi cũng đang nóng ḷng đến nhà chị Ba xem bói nên cho họ đi. Anh A thở phào nói: “Vậy là cô gánh tai nạn rồi! nhà đang di tản mà tôi thấy có tai nạn giao thông nên cũng lo sợ.” Rồi anh vui vẻ cho biết sẽ có tin tức người nhà, mọi người b́nh yên nhưng anh thấy có một người đàn ông kẹt lại. [Tôi xem tử vi trước khi được thơ của cậu em]. Trầm ngâm một hồi, anh nói tiếp là chỉ một năm thôi, tôi sẽ gặp lại người này. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi, và quả nhiên chỉ một hai ngày sau là bạn tôi có tin tức của người thân. C̣n tôi th́ chờ đợi lâu hơn. Khi gặp lại cả gia đ́nh ở Fort Chaffee (?), tôi mới biết gia đ́nh anh tôi kẹt lại. Và như lời tiên đoán của anh A, gia đ́nh anh chị tôi vượt biên năm 1976 và gần đúng một năm sau chuyện xem tử vi th́ gia đ́nh anh chị đến Maryland b́nh an. Tôi không hiểu sao anh A nh́n tinh tú trong lá số tử vi mà có thể nói chi tiết thần t́nh như thế.

Năm 1971 khi tôi đến Bonn, Germany, thăm cô bạn cùng xuất ngoại với tôi và nay là tham vụ ngoại giao th́ gặp bác sĩ Tự - chị của vợ anh là bạn học ở Đồng Khánh với tôi - cũng đến chơi. Tôi nói đùa rằng tôi là nạn nhân của bác sĩ, v́ nhiều ông chẩn đoán bệnh sai nên tôi bị mổ xẻ nhiều lần rất oan. Nếu là ở Mỹ th́ tôi kiện bác sĩ và sẽ giàu sụ rồi. Tôi kể anh nghe một bác sĩ ở Huế mới ở bên Tây về, coi lầm X-ray đem tôi ra mổ ở má bên mặt v́ bệnh xoan mũi (sinusite) khi tôi chỉ bị khó thở v́ allergy. Tôi phải nằm viện mấy tháng chích Vitamin K trước khi mổ. Sau ông lại đục một lỗ ở trán để cho thuốc vào (frontale) để lại một cái thẹo trên mặt. Năm thứ hai ĐHSP ở Saigon, tôi lại ngột thở. Em họ tôi, đang học y khoa, đưa vào bệnh viện nhờ giáo sư bác sĩ Rivolaine khám. Ông là thầy dạy môn Tai, Mũi, Họng. Khi nh́n h́nh X-ray cũ, ông la lên rằng tôi không bị bệnh xoan mũi nhưng sau khi mổ, vết mổ không được săn sóc kỹ nên bây giờ làm độc, và nay th́ tôi bị bệnh xoan mũi thật, cần xẻ ra lại để tẩy rửa cho sạch. Ông cho thuốc trụ sinh giảm đau chờ mùa hè mổ lại. Mùa hè đến th́ bs Rivolaine về Pháp nên một bs nội trú Tai, Mũi, Họng mổ cho tôi. Không hiểu sao ông bác sĩ này nghĩ ǵ mà mổ phía bên má kia thành ra tôi bị mổ cả hai má và trên trán trong khi tôi không bị bệnh! Lúc này tôi quen với một ông sinh viên y khoa là em vợ của ông bác sĩ mổ cho tôi nên ông có vẻ săn sóc nhiều hơn. Ông cho thử chất lầy nhầy trong mũi (mucus) để xem có vi trùng ǵ không th́ thấy có Staphilocoque doré (?) nên ông cho chích thuốc để diệt con sâu này. Tôi mua thuốc rồi nhờ một cô cháu bác sĩ chích giùm. Cô này nói thuốc có thể gây phản ứng phụ, rất nguy hiểm, thường th́ phải làm test trước khi chích. Nói vậy nhưng cô vẫn chích tám mũi chung quanh rốn. Tuần sau, đang ngồi học trong lớp th́ tôi ngứa cả đầu, ngứa quay quắt không chịu được phải về nhà ngay, nhờ cậu em sang cầu cứu anh bạn sinh viên y khoa mới quen v́ anh ở gần nhà th́ anh đi vắng. Khuya hôm ấy, anh chạy sang nhà tôi liền khi được tin và vội vàng đưa tôi vào nhà thương Saint Paul. Ba ngày sau tôi xuất viện, anh bạn mới cho biết là nhà thương nói tôi bị phản ứng của thuốc nhưng may là mấy ngày sau mới phát chứ phản ứng ngay sau khi chích th́ không thể cứu được! Số tôi chưa chết! C̣n một chuyện về lỗi lầm của bác sĩ nữa. Trước khi đi du học chừng nửa năm, tôi đem cháu, con bà chị, đến khám bác sĩ. Không hiểu sao ông lại hỏi dự tính tương lai và tôi cho biết sẽ đi học cao học ở Mỹ. Ông lại hỏi tôi đă chụp phổi bao giờ chưa, rồi gợi ư nên để ông chụp, nếu có ǵ th́ chữa chạy cũng kịp và tôi cũng nghe lời. Hôm sau ông nói phổi tôi hơi bị nám (voilé) cần chữa gấp. Thế là ngày nào cũng có y tá đến nhà chích một mũi streptomicine, phải ăn thịt ḅ nhúng mỗi ngày và cứ chiều chiều là tôi có cảm tưởng như bị sốt! Hơn một tháng sau, anh họ tôi, bác sĩ, đến chơi hỏi tại sao phải chích streptomicine. Khi nghe tôi kể lể, anh đem tôi vào nhà thương lao Hồng Bàng nhờ ông thầy của anh khám. Ông thầy bảo phổi rất tốt! Chưa hết. Sau đó, chỗ chích thuốc bị làm độc (abscess), lại phải xẻ ra rửa sạch máu mủ! Nghe tôi kể chuyện, anh Tự bảo tôi cho anh biết ngày sinh tháng đẻ để anh xem tử vi. Sau khi tính toán, anh nghiêm trang bảo tôi, “Chị đừng hận bác sĩ. Trong cung này có sao thiên h́nh – anh chỉ nhưng tôi không nhớ sao thiên h́nh ấy ở cung nào - , số chị bị dao kéo đụng hoài nên xui bác sĩ chẩn bệnh sai, mổ sai chứ bị bệnh thiệt th́ c̣n mệt hơn!” Sau này Đại tá Y cũng nói như vậy. T́nh cờ tôi gặp lại cô học tṛ cũ ở Gia Long là con gái của ĐT Y. Cô hay đưa tôi về nhà chơi. ĐT coi tử vi cho tôi rất kỹ và nói đúng mấy chuyện quá khứ. Hồi ấy tôi hay bị đụng xe. Ông Y nói tôi c̣n lái xe th́ sẽ c̣n bị đụng xe dài dài, cái xe hư hại là gánh bớt cho tôi v́ số tôi hay bị chạm sắt thép, v́ tử vi có sao thiên h́nh nằm ở chỗ cấm kỵ. Cho đến gần đây, năm 2007, tôi bị té lầu găy ở cổ tay, găy cái xương gắn liền với xương hông. Bác sĩ phải dùng 3 đinh vít níu xương bắp vế vào xương hông và nay ba cái đinh vít vẫn ở trong người tôi. Từ ngày ấy, tôi không c̣n bị đụng xe nữa v́ sắt thép đă nằm trong người tôi rồi! Sao thiên h́nh là chuyện có thật đấy.

Trở lại câu chuyện “người cũ”. Trước khi gặp lại nhà tôi năm 1985, ông Y nói theo Tử vi th́ nhất đinh tôi không thể ở vậy được. Khi tôi chỉ sao ‘tuyệt’ nằm trong cung phu th́ ông lắc đầu nói rằng sao ‘tuyệt’ nằm ở đây có nghĩa là chồng tôi bị tật ở mắt, chứ không phải là không lập gia đ́nh. Không lâu sau đám cưới, tôi mới biết anh chỉ thấy một mắt. Nhớ lời ông Y nói về sao ‘tuyệt’, tôi không dám nói ǵ v́ sợ anh không chịu đi khám mắt. Nhưng anh cười, đem ra một hồ sơ dày của Đại Học Stanford ở Cali nói khi anh mới sang Mỹ năm 1983 th́ anh họ của anh đă đưa đi khám mắt ở Stanford. Bác sĩ nói vơng mạc (retina) rời ra (detached) đă lâu rồi, không nối lại được. Tuy nh́n hai mắt b́nh thường nhưng một mắt hỏng rồi! Tử vi chính xác quá!

Một người giỏi tử vi nữa mà tôi được biết là anh Tiến. Anh sang Mỹ học Ph D về địa lư. Anh là một trong hơn 200 người được qua Mỹ học ESL trước khi vào trường thay v́ học ở Việt Nam như trước kia. Tôi đă đi theo chuyến bay, năm 1967, theo lời yêu cầu của chính phủ Mỹ. Khi biết anh giỏi tử vi, tôi nhờ anh xem tương lai hậu vận th́ anh bảo rằng số tôi sống ở nước ngoài. Khi tôi phản đối nói rằng tôi không có ư định ở lại Mỹ, tôi sẽ về, anh bảo, “Theo lá số này th́ chị phải chờ chừng 5 năm nữa mới về được, mà về thăm thôi.” Anh nói thêm: “Nhưng tôi thấy sau này, khi về hưu th́ chị muốn về lúc nào cũng được.” Rồi anh xem cung điền trạch và nói rằng tôi sẽ có nhà năm 39 tuổi, rằng tôi mua nhà hai lần nữa nhưng chỉ cái thứ ba tôi mới ở lâu dài. Nghe th́ biết vậy chứ đâu dám tin, mà cũng khó tin. Sau chuyến đưa sinh viên qua Mỹ, tôi về Việt Nam ăn Noel 1967 ở Saigon. Sau đó, định ra Huế ăn Tết nhưng đầu tháng Giêng năm 1968, US AID năn nỉ tôi tháp tùng một phái đoàn sang Mỹ theo chương tŕnh Observation Tour (tu nghiệp?) chừng hai tháng nhưng chỉ hai tuần sau th́ vụ Mậu Thân xảy ra. Ba tôi nhắn tôi đừng về vội v́ ở nhà t́nh h́nh bất ổn. Tôi nhớ lời anh Tiến và lo lắng không biết phải chờ đợi bao lâu. Khi Hội Nghị Paris xảy ra năm 1972 (Paris Peace Talk), và sau chuyến thăm trung Quốc của Tổng Thống Nixon, chúng tôi, cộng đồng Việt Nam ở Washington DC, biết là Mỹ sẽ rút quân nên tôi không hy vọng có ngày về. Năm 1973, tôi mua một condo hai pḥng ngủ ở Kensington, Maryland, ngoại ô của Washington DC để định cư. Cũng năm 1973, một nhóm anh chị em thuê khoáng một chiếc máy bay (charter plane) về Việt Nam thăm một tháng. Khi ấy tôi mới giật ḿnh nhớ lời tiên đoán của anh Tiến. Năm mua cái nhà đầu tiên là năm tôi 39 tuổi ta. Kể từ lúc anh Tiến coi tử vi cho tôi (cuối năm Mùi, 1967) đến lúc tôi về Việt Nam thăm một tháng là hơn 5 năm. Và ngày hôm nay, như lời anh Tiến nói năm xưa, tôi muốn về Việt Nam sinh sống th́ cũng được. Và tôi mua nhà hai lần nữa thật. Tôi dọn vào nhà thứ ba, nhà tôi đang ở, từ 1994.

Tử vi thật là huyền bí. Người giải đoán tử vi chính xác cũng thật là hiếm quư. Không biết giờ này anh Tiến ở đâu, không biết anh có chạy thoát sau 30 tháng Tư không. Ba anh cũng giỏi tử vi. Anh học từ cụ và vẫn nhớ lời ba anh dặn là thà mang tiếng nói sai chứ không nói cho thân chủ biết nếu thấy tử vi của họ xấu quá v́ biết trước cũng không thay đổi được ǵ, cũng giống như lời em tôi khuyên không nên coi bói, coi tử vi v́ không thay đổi được ǵ cả. Nhà tôi cũng nói hồi c̣n trẻ, anh không tin tử vi. Anh rất bực khi thấy tử vi của anh ghi là có hai vợ! Tôi th́ tin những lời Phật dạy, tin nhân quả. Tôi nghĩ rằng nhân quả là định luật của vũ trụ, tin hay không tin vẫn bị định luật nhân quả chi phối. Những ǵ xảy ra trong đời một người không phải ngẩu nhiên mà do nhân quả nhiều đời, tạo nhiều duyên nghiệp trùng trùng, không thể nghĩ bàn. Nhưng cũng có người có khả năng đặc biệt, thấy được những nhân duyên (trường họp ngoại cảm) nghiệp quả, hay học được khoa tử vi, bói toán mà thấy được chuyện quá khứ, đoán được chuyện tương lai. Chuyện vợ chồng là do nghiệp duyên từ nhiều đời, nhiều kiếp, chứ không phải chỉ gặp một lần mà nên đôi. Chắc v́ vậy mà tuy có nhiều người theo, nhưng tôi vẫn không chịu ai cho đến khi gặp người cũ. C̣n anh th́ nợ hơn một người nên phải trả cho xong. Bác sĩ Brian Weiss, trong cuốn Only Love is Real, cho rằng một người có nhiều đối tượng để thương yêu v́ duyên nợ nhiều đời nên đời này có thể có nhiều vợ, hay nhiều người yêu. Ông Edgar Cayce, nhà tiên tri Mỹ thế kỷ 20, cũng cho rằng vợ chồng sống với nhau là để trả nợ nhân quả (karmic debts) cho nhau. Trong cuốn The Story of Edgar Cayce của tác giả Thomas Sugrue, c̣n nói ông có thể khuyên nên chọn nghề (career) cho thích hợp v́ ông thấy được tiềm năng của người đó (tr 223). Có thể tôi không nhận biết được tiềm năng của tôi, không biết được công việc ǵ làm tôi hạnh phúc nên bỏ phí mất hai năm học, hơn một năm ở trường Dược, và một năm ở trường Luật. Tôi vừa đậu Luật năm thứ nhất th́ có kỳ thi tuyển vào Đại Học Sư Phạm Anh Văn, môn tôi rất thích nên tôi ghi tên dự thi liền và theo nghề dạy học. Và cũng may là tôi yêu nghề, mến trẻ, không như nhiều người đi làm là để kiếm sống chứ không thích thú công việc ḿnh làm.

Nh́n lại mấy mươi năm qua từ ngày gặp cô Tuần Lễ đến nay đă ngoài bát tuần, tuy không cố ư t́m thầy tử vi, thầy bói bài mà vẫn gặp được nhiều vị thật giỏi, nói trước nhiều điều thật đúng nhưng nghĩ lại th́ thấy nếu không gặp những vị này th́ những chuyện ấy cũng xảy ra như lời cậu em tôi nói. Bôn ba cũng chẳng qua số mạng. Nhưng đức năng thắng số, có trời mà cũng tại ta. Cứ ăn ở cho có đức th́ có thể chuyển nghiệp dữ sang nghiệp lành không cần xem bói toán, tử vi.

Hoàng Thị Quỳnh Hoa

 

 

art2all.net