Đầu mùa hè
2004, tôi theo anh chị và các cháu tháp tùng một phái
đoàn du lịch đi thăm các di tích lịch sử Việt Nam từ
miền Bắc đến Phố Cổ Hội An ở miền Trung. Đến Cali mới
biết đă có một nhóm 28 người đi Bangkok hôm trước rồi.
C̣n 9 người trong gia đ́nh chúng tôi sẽ đi thăm viếng
Đài Loan hai ngày trước khi đến Hà Nội. Mục đích ghé Đài
Loan là để đi thăm một ngôi chùa của phái Phật Thừa (Forshang
Buddhism), nơi sư phụ của cháu tôi trụ tŕ.
Chúng tôi phải đổi máy bay ở Hán Thành (Seoul), Đại Hàn.
Tôi đă ghé đây năm 2000 trên đường về Việt Nam với nhà
tôi nhưng chỉ ghé đổi máy bay rồi đi mà không vào bên
trong. Lần này phải chờ 10 tiếng mới có chuyến bay đi
Đài Bắc nên chúng tôi tha hồ lang thang ngắm nghía và
cảm phục người Đại Hàn. Phi trường của họ rộng hơn, sang
hơn, sạch sẽ hơn phi trường ở Mỹ nữa! Chuyến về từ Việt
Nam cũng phải dừng ở phi trường Seoul 10 tiếng. Lần này
th́ họ cho xe đưa vào thành phố chơi, thăm viếng hoàng
thành xưa, và một ngôi chùa cổ ở trung tâm thành phố.
Tôi thích lối kiến trúc ở đây. Cũng mái cong kiểu Á đông
nhưng cong nhẹ nhàng thôi và màu sắc rất hài ḥa với
thiên nhiên. Cung điện trang nghiêm với mái ngói màu
xanh lá cây tiệp với màu xanh của những rặng núi không
cao lắm ở đằng sau. Tường gạch th́ màu lam giống như màu
những đám mây lơ lửng trên bầu trời chứ không màu mè hoe
hoét như kiến trúc của người Tàu.
Đến Đài Bắc th́ có người hướng dẫn địa phương đưa đi ăn
tối. Ông ấy giới thiệu là sẽ đến một nhà hàng đặc biệt
về tỉm sấm ở đây, nhưng ăn đến món thứ hai, thứ ba th́
chúng tôi thất vọng v́ món nào cũng dở. Cũng như khi
được đưa đi ăn trưa ở dưới phố Seoul, người hướng dẫn
cũng giới thiệu là nhà hàng đặc biệt về những đặc sản
của Đại Hàn mà món nào tôi thấy cũng không bằng ở những
Restaurant Đại Hàn ở vùng phụ cận của Hoa Thịnh Đốn. Hôm
sau có xe rước đi thăm chùa Quan Âm của Phật Thừa tông ở
ngoại ô Đài Bắc. Anh Trần Chính, hướng dẫn viên đi cùng
chúng tôi từ California, rất rành rẽ về lịch sử và văn
hóa nơi này. Ngoài những dữ kiện lịch sử, anh c̣n chỉ
cho xem những cơ sở thương mại lớn của bà Tống Mỹ Linh,
vợ Tổng thống Tưởng Giới Thạch. Hèn chi dân đảo Đài Loan
không ưa những người nắm chính quyền từ lục địa tới.

Ngôi chùa Quan Âm tọa lạc ở một vùng yên tịnh bao bọc
bởi nhiều cây cỏ và suối nước róc rách. Phái Phật Thừa (Forshang
Buddhism) được thành lập ở Đài Loan cách đây 60 năm.
Khác với các tông phái Tiểu Thừa và Đại thừa chỉ chú ư
nhiều về phần tâm linh, phái Phật Thừa nhấn mạnh phải
tôi luyện cả thân lẫn tâm cùng một lúc v́ thân thể có
khỏe mạnh th́ trí huệ mới dễ dàng phát huy. Đệ tử của
phái này thường xuyên tập luyện khí công tâm pháp. Họ
tin rằng nếu tập tành đúng phương pháp th́ thân không
tật bệnh, công phu miên mật th́ tâm sẽ bớt dần phiền năo
và hành giả sẽ đạt được thường lạc, ngă tịnh. Giáo lư
của phái Phật Thừa dựa vào Kinh Hoa Nghiêm. Họ đưa ra
những phương pháp tu học cụ thể hầu giúp hành giả chứng
được quả vị ngay trong đời này. Họ nói đến 10 quả vị Bồ
Tát, từ cấp sơ đẳng (cấp một) đến thượng đẳng (cấp mười).
Đặc biệt là phái này ngoài ba ngôi tam bảo, họ c̣n tôn
thầy bổn sư ḿnh lên ngôi tứ bảo cũng giống Mật tông Tây
Tạng, nhưng Phật Thừa c̣n đi xa một bước nữa; họ tôn
xưng chơn tâm Phật tánh (Buddha nature) của ḿnh là ngũ
báu mà mục đích của cuộc đời là phát triển ngôi báu thứ
năm này để đưa ta tới con đường tu chứng giải thoát.
Đến Hà Nội th́ gặp nhóm du khách đi Bangkok cũng vừa tới.
Anh Tuấn, giám dốc hăng du lịch ở Việt Nam, đón chúng
tôi tại phi trường Nội Bài với hai cô nhân viên và một
phụ tá đem hoa hồng chào đón mọi người. Ngoài ra c̣n có
anh Long là hướng dẫn viên của những ngày chúng tôi ở Hà
Nôi. Anh nói tiếng Anh rất lưu loát v́ có một số trẻ em
không hiểu rành tiếng Việt. Chúng tôi xin có đôi lời
khen ngợi hăng Du Lịch Voyages Saigon của anh Trần Chính
ở California đă rất chu đáo từ khách sạn, ăn uống đến
cách lựa chọn những địa điểm tham quan. Theo phái đoàn
có đến 4 hướng dẫn viên chưa kể người lơ xe. Làm thủ tục
giấy tờ ở khách sạn xong th́ anh Tuấn đưa đến tiệm bún
chả nổi tiếng của Hà Thành đă có trên 100 năm. Tiệm bún
chả b́nh dân này gần giống mấy tiệm ăn b́nh dân ở Chợ Cũ
ngày xưa ở Sài G̣n. Bún chả Hà Nội là bún ăn với thịt
heo viên và thịt ba rọi nướng (khác với bún chả ở Huế),
ngoài ra c̣n có chả gị cua ngon lắm nhưng trời quá nóng
nên ai cũng mong về khách sạn nghỉ ngơi v́ có máy lạnh!
Ăn tối th́ tại một nhà hàng sang trọng có máy lạnh và có
nghệ sĩ tŕnh diễn ca nhạc cổ miền Bắc.

Sáng hôm sau chúng tôi đến viếng Văn Miếu nơi ghi danh
những vị tiến sĩ của nước ta được xây từ thời vua Lư
Thánh Tông năm 1070. Anh Chính cho biết là Nguyễn Ánh,
khi bắt được ông Ngô Thời Nhậm đời Tây Sơn, đă đem ông
đến đây và đánh ông trước bia tiến sĩ của tổ tiên ông,
rồi cho xóa tên các ông tiến sĩ ḍng dơi họ Ngô Thời.
Trong ḷng tôi thấy rất khó chịu và thầm trách ông vua
đầu tiên của triều Nguyễn có tâm địa quá hẹp ḥi, nhất
là khi nhớ lại chính ông vua này đă cho quật mồ của vị
anh hùng áo vải của dân ta: vua Quang Trung. Âu là nước
Nam đến hồi mạt vận, phải trả quả báo diệt người Chàm,
áp chế người Miên nên mới xui khiến vị vua tài giỏi mưu
lược mà Trung Quốc cũng phải nể sợ bị bạo bệnh qua đời
bất th́nh ĺnh (nhà tôi nói chắc vua Quang Trung bị đau
ruột thừa cấp tính, ngay thời đại này mà không mổ kịp
th́ cũng chào thua). Anh Long kể sự tích tại sao hai cửa
hông của cổng tam quan vào Văn Miếu có khắc 4 con rồng
mà tôi thấy hay quá nhưng chưa từng thấy sử sách nào ghi
lại. Anh nói ở Á Châu, rồng tượng trưng cho cái ǵ cao
quí và người ta hay nói “cá hóa rồng”, nghĩa là từ một
con vật tầm thường như con cá mà trở nên một con vật
sang cả như con rồng, ngụ ư người dân giả cũng có thể
vươn lên thành cao sang, như mấy ông tiến sĩ được thờ
trong Khuê Văn Các cũng có ông xuất thân hàng dân giả,
khác hẳn với quan niệm của người Âu cho rằng tiện dân
không thể nào trở thành quí tộc được v́ quí tộc là người
có máu màu xanh (blue blood) th́ đẻ ra con cháu có máu
màu xanh! Mỗi bia tiến sĩ ngự trên lưng một con rùa to
tướng. Rùa tượng trưng cho sự sống lâu, sự tồn tại đời
đời và sự trường sinh bất tử. Đằng sau Văn Miếu là Quốc
Tử Giám được vua Lư Nhân Tông cho xây cất năm 1076. Đây
là trường đại học đầu tiên của Việt Nam để đào tạo nhân
tài ra giúp nước. Ông Chu Văn An là một trong mấy vị
khoa trưởng của trường Quốc Tử Giám.
Mới sáng sớm mà trời cũng đă nóng bức khó chịu. Ai cũng
mua cây quạt phe phẩy. Quạt lụa có vẽ phong cảnh rất đẹp
mà chỉ có 50 cents thôi. Khi chúng tôi đến đền Quan
Thánh th́ trời đă nóng lắm, có quạt liền tay th́ cũng
chỉ quạt gió nóng vào mặt thôi nhưng anh guide kể chuyện
rất hấp dẫn nên chúng tôi cũng tạm quên cái nóng nung
người. Đền Quan Thánh thờ tượng đồng đen của ông Trấn
Thiên Chân Vũ. Tục truyền rằng có một bà góa nh́n ngắm
một vị sư rồi có thai sinh ra một bé trai mà sau này
được triều đ́nh trọng dụng phong là Trấn Thiên Chân Vũ.
Khi đi sứ sang Tàu, ông giúp vua Tàu đánh đuổi được rợ
Hung Nô nên về sau ông cũng được người Tàu thờ phượng.
Mỗi khi rợ Hung Nô quấy phá th́ người Tàu lại đem tượng
ông Trấn ra dọa. Vua Minh Mạng của nước ta cho đúc tượng
ông thờ ở đền Quan Thánh, tượng nặng 4000 kg, có lẽ là
tượng đồng đen nặng nhất ở Việt Nam. Người ta nói ông
rất linh thiêng. Ai mà đến thề thốt trước tượng ông thế
nào cũng mắc lời thề!

Từ Đền Quan Thánh đến Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây cũng gần.
Đặc biệt trên Hồ Tây có chùa Trấn Quốc là di tích lịch
sử có dính dáng đến bà Nguyên Phi Ỷ Lan. Bà là một thôn
nữ sinh trưởng ở Bắc Ninh. Nhân một hôm đi hái dâu gặp
xa giá của vua và hoàng hậu đi qua bèn nghỉ tay đứng tựa
gốc lan nh́n. Vua Lư Thánh Tông trông thấy truyền đem cô
gái về cung và phong làm Phu nhân (5 cấp dưới hoàng hậu)
đặt tên là Ỷ Lan (có nghĩa là tựa gốc cây lan). Số là bà
hoàng hậu họ Dương không có con nên vua và hoàng hậu đi
đến Chùa Thầy cầu con. Về sau vua có được một trai là
thái tử Càn Đức do bà Ỷ Lan sanh ra và nhờ vậy bà được
tấn phong làm nguyên phi. Bà phi Ỷ Lan rất thông minh mà
cũng nhiều cao vọng được vua tín nhiệm giao quyền nhiếp
chính khi vua đi đánh Chiêm Thành. Bà cho trùng tu ngôi
chùa trên Hồ Tây mà vua Lư Nam Đế đặt tên là Chùa An
Quốc từ thế kỷ thứ VI, và đổi tên là Chùa Trấn Quốc. Khi
vua Thánh Tông mất, Càn Đức mới được 7 tuổi, Ỷ Lan muốn
dành chức Thái Hậu nên âm mưu giết bà Hoàng hậu họ Dương.
Về cuối đời, bà ăn năn sám hối nên đă cho làm chay đàn ở
nhiều chùa. Riêng bà cũng hay pháp đàm trao đổi với các
vị cao tăng để học hỏi Phật Pháp.
Ăn trưa xong th́ mọi người đi dạo chơi ở Hồ Hoàn Kiếm.
Tôi không hề biết Hồ Hoàn Kiếm trước kia là một phần của
sông Hồng Hà. Khi con sông đổi hướng th́ khúc sông này
trở thành một cái hồ xinh đẹp ngay giữa thành phố Hà Nội.
Thành phố này cũng được đổi tên mấy lần. Khi vua Lư Công
Uẩn dời kinh đô từ Đại La (ở Hoa Lư)) về gần Hà Nội năm
1010 đặt tên là Đông Đô. Một thời gian ngắn sau đó Lư
Công Uẩn lại dời đô đến chỗ khác gần Đông Đô và lấy tên
là Thăng Long v́ nhà vua thấy mây xanh ở trên trời cuộn
lại thành h́nh con rồng xanh. Đến triều Nguyễn Gia Long
th́ kinh đô được dời về Phú Xuân (Huế). Vua Minh Mạng
cho đổi tên kinh đô cũ thành Hà Nội để mong xóa hai chữ
Thăng Long trong ḷng người dân đất Bắc.
Trên đường đi Hạ Long anh guide nói về nếp sống của
người dân ở đây. Hơn một nửa dân số tỉnh Quảng Ninh đều
làm việc cho nhà máy than cung cấp điện cho nhiều nơi.
Vải Hưng Yên vẫn nổi tiếng mà rất rẻ chỉ có 2 hay 3
cents một kilo, tức là chừng 1 cent một pound. Mức lời
của những người đi bán hàng rong chừng $2.00 một ngày
(20,000 đến 30,000 tiền VN)! Ruộng đất th́ vẫn thuộc nhà
nước. Đất đai để cày cấy th́ gọi là thổ canh và được xă
chia đều cho người dân canh tác. Nay nhà nước áp dụng
kinh tế thị trường nên khuyến khích người dân ra sức làm,
v́ sau khi nộp cho xă họ được giữ phần thặng dư. Đất đai
dân được làm chủ th́ gọi là thổ cư, tức là dân có quyền
làm nhà, làm vườn v.v...

Khi đến Hạ Long mặt trời cũng vừa lặn, những ḥn núi đá
chập chùng mờ mờ, ảo ảo qua lớp mù sương và hơi nước
trông như những bức tranh thủy mạc của Tàu. Sáng hôm sau
chúng tôi tản bộ thăm thành phố trước khi xuống tàu ra
thăm động Thiên Cung. Chỉ có 4 năm (tôi đến thăm Hạ Long
lần đầu vào năm 2000) mà thành phố thay đổi nhiều. Đường
xá rộng răi hơn, nhiều clubs, nhiều khách sạn, nhiều nhà
hàng ăn hơn nhưng tôi chỉ thích thú con đường đi bộ dọc
theo bờ biển rất đẹp. Ở Hạ Long có rất nhiều động nhưng
hiện nay động Thiên Cung được xem là đẹp nhất. Động này
mới được một ngư phủ t́nh cờ khám phá năm 1994. Khi ông
đuổi theo mấy con khỉ vào núi tự nhiên bầy khỉ biến mất.
Ông mon men bước sâu vào và thấy một lỗ hổng, ông chắc
là bầy khỉ vào đây nên ông cũng chui vào thám thính bên
trong và thấy động thạch nhũ. Động này đẹp và có tính
cách thiên nhiên hơn Luray Cavern ở Front Royal của
Virginia. Năm 1997, Động Thiên Cung được UNESCO cho vào
hàng Di Sản Thế Giới. Tôi được đọc đoạn văn tả huyền
thoại về Hạ Long trong cuốn Những Di Sản Thế Giới ở Việt
Nam rất dễ thương, xin trích ra đây để các bạn cùng
thưởng thức: “ Thuở lập quốc xa xưa, có một lần nước
Việt phải đứng trước nạn ngoại xâm. Để giúp người Việt,
thiên đ́nh sai Rồng mẹ mang theo đàn Rồng con xuống trần
dẹp loạn. Gặp thuyền giặc ào ạt từ biển tiến vào, đàn
rồng lập tức phun ra vô vàn châu ngọc. Và những châu
ngọc đó hóa thành muôn đảo đá màu ngọc thạch, có nơi kết
tụ tựa bức tường thành, có nơi trải dài như chiến lũy
chặn đứng bước tiến của quân giặc... Tàn cơn binh biến,
Rồng mẹ, Rồng con thương dân ta bèn lưu lại. Nơi Rồng mẹ
ngự là Hạ Long, chỗ Rồng con ở là Bái Tử Long, đuôi của
đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Ô Long Vĩ với băi cát
trắng mịn chạy dài hàng chục cây số.” Tôi rất tiếc là
phái đoàn không được đi thăm động Đầu Gỗ bên cạnh động
Thiên Cung, nơi mà Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đă dấu
những cây gỗ lim để đóng các hàng cọc trên sông Bạch
Đằng phá vỡ chiến thuyền của quân Nguyên vào năm 1288.
Năm 2000 khi tôi được đến thăm hang động này, tôi rất
cảm động tưởng tượng lại h́nh ảnh chiến thuyền của địch
bị đắm trên sông Bạch Đằng mà quân Tàu Ô không hiểu v́
sao! Hang động này ngày ấy được gọi là hang Dấu Gỗ; về
sau người ta đọc trại ra là hang Đầu Gỗ. Hang động này
vẫn giữ vẻ hoang sơ thiên nhiên.
Chiều tối th́ phái đoàn về đến Hà Nội và được thưởng
thức một bữa ăn 10 món có cả rượu nếp cẩm nữa mà tiếc
thay tôi không thử được v́ sợ phạm giới! Sau đó th́ được
đưa đi xem chương tŕnh Múa Rối Nước, một màn múa rối
đặc biệt của Việt Nam do Pháp Sư Từ Đạo Hạnh ở Chùa Thầy
sáng chế từ thế kỷ thứ 11. Thấy trong rạp rất đông người
ngoại quốc. Màn Múa Rối Nước này đă được đi tŕnh diễn
khắp các nơi trên thế giới kể cả Hoa Kỳ.
Hôm sau đi viếng chùa Thầy để chiêm ngưỡng ba pho tượng
chuyển hóa ba kiếp của pháp sư Từ Đạo Hạnh. Khi xe đi
ngang qua Sơn Tây, anh Long (guide) nói ở đây có làng
Đường Lâm là quê hương của bà chúa Mía, một nguyên phi
rất được sủng ái của chúa Trịnh Tráng. Sau khi chúa mất,
bà cho trùng tu ngôi chùa ở làng rồi vào chùa tu luôn và
từ đó chùa được gọi là chùa Mía. Chùa Thầy là chùa của
Sư Từ Đạo Hạnh đời nhà Lư. “Thầy” có nghĩa là thầy thuốc
mà cũng có nghĩa là thầy tu v́ Sư Từ Đạo Hạnh là một
thầy thuốc đi tu. Tục truyện vua Lư Nhân Tông là hậu
thân của Thầy Từ Đạo Hạnh. Số là vua Lư Thánh Tông không
có con mới cùng hoàng hậu đến chùa cầu con. Nhà sư chay
tịnh rồi vào hang động sau núi nhập thiền. Một trăm ngày
sau th́ sư tịch. Khi người ta vào động th́ thấy nhục
thân đă khô và toát ra một mùi hương kỳ diệu. Sau đó bà
nguyên phi Ỷ Lan hạ sinh Thái Tử Càn Đức và người ta cho
rằng Càn Đức là hoá thân của Sư Từ Đạo Hạnh. Chùa gồm ba
phần, chùa Thượng gồm ba gian, gian giữa thờ tam thế chư
Phật và h́nh tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp một tu
sĩ. Gian bên phải thờ xá lợi của ngài với một bức tượng
lớn bằng người thật, tượng trưng cho giai đoạn ngài đạt
đạo. Hằng năm cứ đến mồng bảy tháng ba âm lịch th́ người
ta chọn hai vị bô lăo trong làng có đủ đạo vị, đủ con
cái cháu chắt, đến làm lễ tắm tôn tượng ngài và thay áo.
Gian trái th́ thờ vua Lư Nhân Tông (con vua Lư Thánh
Tông), là hậu thân của nhà sư. Kế là chùa Trung với bàn
thờ tam thế chư Phật ở trên cao, rồi đến bàn thờ Đức
Thích Ca khi ngài tu khổ hạnh nên tượng gầy g̣ ốm yếu.
Đằng sau pho tượng Phật Thích Ca là tượng bốn vị đại đệ
tử của ngài và tám vị A La Hán. Chùa Hạ là nơi các nhà
sư đến tụng kinh có trưng bày tranh thập thiện trên vách
để nhắc nhở các nhà sư và đại chúng tinh tấn tu hành.

Gần chùa Thầy là Chùa Tây Phương cũng có kiến trúc giống
chùa Thầy với chùa Thượng thờ Di Đà Tam Thế và h́nh
tượng ngài Tuyết Sơn, tức Đức Phật Thích Ca trước khi
thành đạo. Ở đây cũng có tượng tám vị La Hán gồm có ngài
Long Thọ và ngài Mă Minh. Ngài có tên này v́ ngài đă nói
pháp cho năm con ngựa. Chùa Trung có tượng của tám vị La
Hán khác và chùa Hạ th́ thờ tượng ngài Chuẩn Đề. Tục
truyền rằng tướng Tàu Cao Biền bắt đầu cho xây chùa từ
thế kỷ thứ III mà măi đến thế kỷ thứ XVIII, chùa Tây
Phương mới h́nh thành như kiến trúc ta thấy ngày nay.
Người ta nói rằng khi Cao Biền đến vùng này thấy đất có
long mạch nên cho xây chùa để yểm long mạch, nghĩa là
yểm nhân tài của Việt Nam, chứ không phải xây chùa v́
đạo tâm. Cao Biền cũng khuyến cáo người Tàu không nên
lưu luyến Việt Nam lâu quá v́ vượng khí của nước Nam rất
tốt, ở lâu thế nào cũng có hại. Chắc cũng v́ vậy mà ông
chỉ đặt đá để yểm đại khái thôi cho nên vùng đất này về
sau rất mở mang và đă sản xuất được một ông trạng là
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Xin kể cho quí vị một câu
chuyện vui về ngài Tuyết Sơn. Anh guide, người Hà Nội và
cũng là người công giáo, bảo tôi: “Cô có biết tại sao
ngài Tuyết Sơn gầy g̣ ốm yếu như bộ xương vậy không?” và
hăng hái giải thích tiếp: “Lúc bấy giờ ngài đang tu khổ
hạnh ép xác trên núi Tuyết Sơn, mỗi ngày chỉ ăn một hạt
ngũ cốc, cho đến một hôm Chúa Trời hiện ra bảo ngài phải
đi chỗ khác mà ngồi, không thể ngồi đây được nữa. V́ vậy
ngài mới xuống núi và đến ngồi dưới gốc Bồ Đề!” Tôi cười
bảo: “Anh nói giỡn há?” nhưng anh ta nghiêm nghị bảo:
“Thật đó cô à, con học như vậy mà!” Tôi thấy anh có vẻ
chơn chất thật thà nên cũng không hỏi tới nữa, chỉ nhẹ
nhàng bảo anh nên nghiên cứu lại.
Ở chùa Tây Phương ra là phái đoàn có chương tŕnh đi
thăm làng Vạn Phúc, nơi sản xuất lụa Hà Đông. Nhưng
không may xe bị chết máy phải chờ thợ sửa xe ở phố vào.
Anh guide tỏ ra rất rành rẽ về mọi đề tài, trừ chuyện
ngài Tuyết Sơn bị chúa Trời không cho tiếp tục tu hành
trên núi Tuyết Sơn. Anh chỉ đàn ḅ b́nh thản gặm cỏ và
phóng uế ngay dưới gốc cây chúng tôi núp nắng nói rằng
ḅ này là ḅ sữa được nhập cảng từ Ḥa Lan. Một con ḅ
giá chừng bốn hay năm triệu đồng VN. Mỗi năm con ḅ sản
xuất được một con bê. Nhà nào có được đôi ba con ḅ là
khá lắm. Thường th́ nếu có con nhỏ chưa đến tuổi đi học,
và nếu cả hai vợ chồng đều đi làm th́ có thể nuôi một
người ở trong nhà trông con với số lương ba hay bốn trăm
ngàn VN một tháng, chừng hai đến ba chục đô la.
Cũng mất cả tiếng đồng hồ xe mới chạy được nên chúng tôi
không được đi thăm, mua lụa Hà Đông mà phải trực chỉ Hà
Nội để ăn trưa và đi shopping . Ngày hôm sau chúng tôi
lại lên đường đi thăm chùa Đậu nơi có hai anh em nhà sư
(Vũ Khắc Minh và người em) tịch ở tư thế ngồi thiền cách
đây mấy trăm năm mà nhục thân vẫn c̣n và được gọi là
toàn thân xá lợi.
Sau chùa Đậu chúng tôi đến thăm Hoa Lư, giang sơn của
anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, người dân giả đă dẹp được loạn
Thập Nhị Sứ Quân rồi lên ngôi đóng đô ở Hoa Lư, lấy niên
hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Làm vua được được 12 năm th́
Đinh Tiên Hoàng bị giết vào năm 979 lúc 56 tuổi v́ nhà
vua đă phạm vào tội cấm kỵ là mê người phi trẻ Dương Vân
Nga nên phế con trưởng là Thái Tử Đinh Liễn, người đă có
công giúp vua cha dẹp loạn sứ quân, mà lập con trai bà
Dương Vân Nga. Đinh Liễn uất ức kêu gọi các vị sứ quân
trước về làm áp lực giành lại ngôi thái tử. Trong khi xô
xát, con trai bà Dương Vân Nga là Đinh Toàn bị giết, vua
Đinh Tiên Hoàng trả ngôi thái tử lại cho người con
trưởng nhưng lúc bấy giờ triều thần không phục nhà vua
nữa v́ thấy ông đă không tề gia được th́ chắc cũng không
trị quốc giỏi nên có người thừa lúc hai cha con yến tiệc
say sưa đă giết luôn cả vua và thái tử Đinh Liễn rồi lập
Đinh Tuệ mới sáu tuổi, con bà Dương Vân Nga, lên làm vua.
Theo truyền thống th́ mẹ của ấu chúa có thể buông rèm
nhiếp chính nhưng theo truyền thuyết th́ bà Dương Vân
Nga v́ mê ông Lê Hoàn là Thập Đạo Tướng Quân của vua
Đinh Tiên Hoàng nên đă giao cho tướng Lê Hoàn quyền
nhiếp chính. Những vị khai quốc công thần khác không
phục nên đă móc nối với thập nhị sứ quân mong lật đổ Lê
Hoàn để khôi phục nhà Đinh nhưng không thành. Họ sang
Tàu cầu cứu. Vua Tống nhận lời giúp v́ vua Tàu lúc nào
cũng muốn ăn tươi nuốt sống nước ta! Lê Hoàn vội vàng
sai sứ sang Tống xin phong vương cho Đinh Tuệ chứ không
dám xin phong vương cho ḿnh. Vua Tàu cho sứ sang nước
ta buộc Dương Vân Nga đưa ấu chúa sang Tống để được thụ
phong. Lê Hoàn đuổi sứ về Tàu và sửa soạn đánh Tống. Ông
đă oanh liệt thắng quân Tàu, lên ngôi lấy hiệu là Lê Đại
Hành và phong cho Dương Vân Nga làm hoàng hậu. Thật là
thú vị và ngạc nhiên khi được biết những giai thoại lịch
sử này mà tại sao không thấy nói tới trong những bài sử
kư thời trung học! Ở đây cũng có một câu chuyện ngoài lề
vui vui. Anh Long hớn hở cho biết rằng v́ Dương Vân Nga
là hoàng hậu của hai vua nên ngày trước bà được thờ ở
hai nơi. Anh có vẻ phục dân địa phương hồi ấy đă có sáng
kiến là rước tượng bà về đặt ở đền thờ vua Đinh sáu
tháng, rồi sau đó rước bà về đền vua Lê sáu tháng. Năm
nào cũng có lễ rước tượng bà cho đến một ngày có một ông
quan phản đối nói rằng theo luân lư Khổng Mạnh th́ xuất
giá phải ṭng phu; bà đă tái giá th́ tượng bà không được
đem về đền vua Đinh nữa. Từ đó lễ rước tượng bà được băi
bỏ. Đền thờ vua Lê cách đền thờ vua Đinh chừng 10 phút
đi bộ. Người ta cố ư để tượng bà Vân Nga ngoảnh mặt nh́n
ra ngoài đường hướng về đền vua Đinh! Anh Long chưng
hửng khi tôi và chị dâu tôi (bà Quả) cực lực phản đối
việc thờ bà ở hai nơi. Chúng tôi nói nếu theo Khổng Mạnh
th́ phu tử phải ṭng tử chứ! Bà đă không ṭng tử lại đem
ngôi báu của con ḿnh dâng cho người t́nh th́ thật là
một người đàn bà không xứng đáng để người dân tôn thờ.
Anh Long chống chế rằng vào thời ấy, Phật giáo mạnh hơn
Khổng giáo nên thiên hạ không để ư mấy đến phong tục tam
ṭng tứ đức của Nho giáo!

Từ giă Hoa Lư, chúng tôi thẳng tiến về hang núi Tam Cốc.
Đây là lần đầu tôi được biết đến ba hang động này. Từng
nhóm ba, bốn người lên một chiếc thuyền nan để được đưa
vào sâu trong hang động. Trời rất nóng nực nên mọi người
ai cũng thích thú cuộc du thuyền nan 2 tiếng đồng hồ vào
hang động thạch nhũ mát lạnh và khá đẹp với nhiều h́nh
đá thiên nhiên giống h́nh những con thú, tiên nữ, tiên
ông đánh cờ, và Phật Bà... Buổi tối lại được thưởng thức
ca nhạc cổ miền Bắc ở Văn Miếu, Hà Nội gồm hát Cô Đầu,
Quan Họ Bắc Ninh và Chèo Cổ do những nghệ sĩ lăo thành
tŕnh diễn.
Trưa hôm sau phái đoàn đáp máy bay vào Huế. Về đến đây
những người con của Huế vội vă về thăm từ đường nhà ḿnh.
Chỉ những vị không có từ đường ở Huế mới đi thăm chợ
Đông Ba, đi viếng lăng Khải Định, lăng Tự Đức v.v...
Sáng hôm sau chúng tôi được xe đưa ra Quảng B́nh thăm
động Phong Nha, một kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất ở miền
Trung. Hang động thạch nhũ dọc theo con sông ở xă Kẻ
Bàng. Hang động do một phái đoàn thám hiểm người Anh
khám phá từ thế kỷ 19 nhưng măi gần đây du khách mới
được đến thưởng ngoạn v́ thiếu tiện nghi đi lại. Cô
Hương, người guide của chặng thăm viếng miền Trung, cẩn
thận giới thiệu tên của những nơi xe đi qua. Ra khỏi Huế
là làng An Ḥa, An Lỗ, rồi đến Sịa trên con đường ra
Quảng Trị. Tôi bùi ngùi khi nghe lại những địa danh quen
thuộc từ hồi c̣n nhỏ ở Huế. Sịa là làng của cô Nguyệt
tôi. Không hiểu học ở đâu mà chúng tôi thuộc ḷng câu,
“Láo thiên láo địa, láo từ bên Sịa láo về!” để nhiếc
mắng người nói láo, c̣n Quảng Trị là nơi chó ăn đá, gà
ăn muối, nơi người dân sống rất cơ cực mà c̣n chịu nhiều
tai biến, sông Bến Hải ở Vỹ tuyến 17 chia cách hai miền
quốc cộng đă chứng kiến nhiều cuộc xung đột ở Vùng Phi
Quân Sự. Năm 1955 Cha Cao Văn Luận dẫn lớp 12 C chúng
tôi ra thăm Bến Hải. Chúng tôi bước lên cầu Hiền Lương
tiến về giữa sông th́ lính bên kia chĩa súng vào chúng
tôi và bắc loa bảo chúng tôi phải quay trở lại. Đứng bên
này sông nh́n sang bên kia sông mà thấy buồn cho thân
phận nước ḿnh; rồi đến Đại Lộ Kinh Hoàng nơi thấm máu
của không biết bao nhiêu dân lành vô tội và lính tráng
hai bên. Ra đến khu phận thánh địa La Vang chúng tôi mới
biết rằng tục truyền Đức Mẹ Maria đă hiện ra năm 1897
chỉ cho giáo dân miền Bắc chạy vào vùng này tị nạn khi
chiến dịch diệt đạo Công giáo của các vua nhà Nguyễn bắt
đầu. Ở đây mọc lên một thứ cỏ tên cỏ Lá Vằng có thể dùng
làm thuốc chữa bệnh. Nhà thờ Đức Mẹ mà Tổng thống họ Ngô
cho xây ở đây được gọi là nhà thờ La Vang, hai chữ Lá
Vằng đọc bỏ hết dấu! Sông Thạch Hăn ở Đông Hà cũng đă
chứng kiến cảnh trao đổi tù binh năm 1972. Kế đến là
sông Gianh, con sông lịch sử chia đôi đất nước trong
cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn gần hai
thế kỷ. Chúng tôi được biết ông Đào Duy Từ, người miền
Bắc, đă ngậm ống đu đủ lặn qua sông Gianh vào Nam giúp
chúa Nguyễn. Ông cho xây lũy Thầy ở đây nên về sau có
câu ca dao:
Lũy Thầy ai đắp mà cao.
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu?
Và cuối cùng th́ chúng tôi cũng đến chân núi động Phong
Nha. Thuyền chạy bằng máy chở chừng 20 người đi hàng một,
vào đến bên trong th́ họ chèo v́ tiếng máy nổ ồn quá và
có nơi chiều sâu của ḷng sông chỉ chừng 1 mét rưỡi. Họ
dở mui ra để du khách nh́n lên vách động bên trên. Động
Phong Nha được xem là hang động dài nhất Đông Nam Á với
hằng ngh́n thạch nhũ nhiều màu đẹp như chốn thần tiên.
Có người cho Động Tiên Cung ở đây đẹp hơn hang động ở Hạ
Long nữa. Bên trong là Động Bi Kư ở một hang không có
nước. Cô Hương nói động đá vôi này có từ mấy trăm triệu
năm và đă có người nguyên thủy sinh sống ở đây. Những
người này đă ghi khắc trên đá nhiều dấu tích nên về sau
người ta đặt tên là “Bi Kư”. Thăm hang động, ăn uống
xong th́ mọi người cũng đă thấm mệt nên chuyến trở về
lại Huế rất yên lặng.
Sáng hôm sau là chương tŕnh phái đoàn đi thăm chùa
Thiên Mụ, Cửa Ngọ Môn và đại nội nhưng tôi th́ theo chú
Túy, em họ nhà tôi, đi thăm phần lăng mộ bên chồng. Sau
đó chúng tôi đến thăm chùa Từ Đàm. Tôi thích thú mấy câu
thơ của Ôn Thiện Siêu treo trên vách nên ghi xuống như
sau:
Một chút giận,
Hai chút tham.
Lận đận cả đời chi cũng khổ!
Trăm điều lành,
Ngàn điều nhịn.
Thong dong tấc dạ rứa mà vui.

Tôi cũng được đi thăm chùa Thuyền Tôn nơi vị tăng thống
thứ nh́ trụ tŕ. Nghe nói chùa mới được khánh thành sau
một thời gian trùng tu và chi phí tăng lên đến 500,000
dollars. Thầy tri khách chỉ cho tôi xem cái chuông lớn
vẫn được cất giữ ở đây từ đời Cảnh Hưng (Tây Sơn) thứ 8.
Thầy nói gần đây có hai vợ chồng người Việt ở ngoại quốc
về phát tâm đúc một cái chuông lớn hơn nữa cho xứng với
cái vĩ đại của chùa sau khi được trùng tu. Lần đầu gióng
chuông lên, âm ba của chuông làm vỡ mái ngói nên họ phải
chờ lúc nào xây được một lầu chuông ở ngoài mới sử dụng
chuông này được! Sau đó chú Túy đưa tôi đến thăm chùa
Tường Vân, chùa của Ôn Tịnh Khiết, vị Tăng thống đầu
tiên của giáo hội. Chùa này cũng được trùng tu trông rất
khang trang rộng răi.
Đi thăm hai nơi lăng mộ và ba ngôi chùa mà chỉ mất gần
hai tiếng. Anh tài xế taxi nói tôi có thể tháp tùng phái
đoàn đang đi thăm thành nội nếu tôi biết họ đang ở đâu.
Chú Túy cho tôi mượn điện thoại cầm tay để liên lạc với
phái đoàn - Huế bây giờ văn minh lắm, người nào cũng có
điện thoại cầm tay - Thật không ngờ khi nghe anh tài nói
chỉ mười lăm phút nữa là anh có thể đưa tôi đến gặp họ ở
cửa Ngọ Môn bên kia thành phố. Ngày trước mỗi lần đi
thăm một ngôi chùa hay đi thăm mộ ở vùng này là mất một
ngày trời! Tôi tháp tùng phái đoàn đi thăm đại nội vừa
kịp nghe cô Hương nói về Tử Cấm Thành là nơi gia đ́nh
của Hoàng đế ở và làm việc mà giờ đây Tử Cấm Thành (tử
có nghĩa là màu tía, màu nước sơn của cung điện này chứ
không phải là chết) bị hoang tàn không c̣n dấu vết vua
chúa ǵ nữa, v́ quân CS (sic) hồi Mậu Thân đă đốt mất
hết 80 phần trăm. Có người phê b́nh nói tiêu thổ kháng
chiến là đốt nhà của dân để quân địch không có chỗ ăn
chỗ ở, chứ sao lại đốt cung điện không thiệt hại ǵ cho
địch mà chỉ mất đi một di tích lịch sử của nước ḿnh.
Chiều lại chúng tôi từ giă Huế đi thăm bán đảo Lăng Cô.
Đường đi dọc theo bờ biển rất đẹp nhưng cũng có nhiều
nơi cheo leo rất nguy hiểm như đèo Phước Tượng, đèo Phù
Gia trước khi đến Lăng Cô. Có giả thuyết cho rằng ngày
trước ở đây có tên là Làng C̣ v́ là nơi nhiều gia đ́nh
con c̣ lập nghiệp nhưng về sau người Pháp đọc trại ra là
Lăng Cô. Xuống hết đèo Hải Vân th́ đến Nam Ô nơi nổi
tiếng sản xuất nước mắm ngon. Tuy là thành phố kỹ nghệ,
Đà Nẵng vẫn giữ được vẻ thanh lịch v́ được nằm ven cái
vịnh, có dăy Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước) chấn ở đằng sau.
Một địa điểm gồm đủ ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ đề huề!
Chắc Đà Nẳng sẽ c̣n phát triển tốt đẹp hơn.
Ăn trưa xong
th́ đi thăm Musée Chàm. Ở Việt Nam bao nhiêu lâu mà tôi
không hề biết có bảo tàng viện Chàm! Văn minh Chàm ảnh
hưởng đạo Bà La Môn (Ấn giáo) của Ấn Độ nên họ thờ dương
vật Linga, tượng trưng cho Thần Shiva. Từ Musée Chàm,
chúng tôi đi thẳng vào thăm thành phố cổ Hội An. Ở đây
ngày trước có hai khu buôn bán sầm uất là khu của người
Nhật và khu của người Tàu được chia ranh giới bởi chiếc
cầu Lai Viễn, một bên có tượng hai con chó và bên kia là
hai con khỉ để kỷ niệm năm khởi công xây cầu là năm thân
mà đến năm tuất mới xong! Người Nhật theo đường biển đến
Hôi An buôn bán và định cư ở đây cho đến khi vua Minh
Trị kêu gọi dân chúng trở về Nhật. C̣n người Tàu là ḍng
họ ngươi Minh chạy loạn ra khơi xuôi về miền nam và tấp
vào Hội An. Tục truyền rằng tàu sắp đắm v́ bị băo lớn
ngoài khơi nhưng nhờ có Thánh Mẫu đỡ tàu của họ và đưa
vào Hội An nên sau này họ thờ Mẫu. Họ lập ra năm hội
quán của năm bộ tộc khác nhau bây giờ cũng c̣n. Chúng
tôi đến thăm hội quán Phúc Kiến là nơi những người Phúc
Kiến gặp gỡ nhau và cùng nhau thờ phượng Thánh Mẫu rất
trang nghiêm. Ở lại Hội An một đêm, sáng hôm sau đi thăm
Mỹ Sơn, một thành quách cổ của vương quốc Chàm, bây giờ
đổ nát trông rất buồn thảm. Dọc hai bên đường vào Mỹ Sơn
có mấy hàng quán của hậu duệ người Chàm bán đồ kỷ niệm
do họ làm trông thương lắm, nhất là con nít đi chào hàng.

Trở lại Đà Nẵng trời c̣n sớm. Nhiều người rủ nhau đi tắm
biển. Tôi ở lại khách sạn để được đấm bóp. Không biết
các cô này học tay nghề ở đâu mà đấm bóp giỏi hơn mấy
masseuses ở Mỹ nhiều. Tôi tự nhủ thế nào cũng trở lại
đây để được các cô đấm bóp. Bữa cơm tối chia tay chấm
dứt chương tŕnh tham quan được tổ chức tại một nhà hàng
nổi đặc biệt của thành phố, mọi người ai cũng hài ḷng.
Chỉ 12 ngày thôi mà tôi thấy như lâu lắm v́ đă đi bao
nhiêu ngàn dặm theo đường thủy, đường bộ, đường trên
không và đă tham quan bao nhiêu nơi từ Đại Hàn, Đài Bắc,
qua Hà Nội, về miền Trung, thấy được bao nhiêu di tích
lịch sử mà xưa nay ḿnh chỉ biết trên sách vở. Tôi nhận
thấy rằng nhiều di tích lịch sử của nước ta gắn liền với
di tích văn hóa Phật giáo, nhất là ở miền Bắc, v́ trước
cuộc nội chiến giữa hai chúa Trịnh Nguyễn th́ nước ta
chỉ thu hẹp ở một miền Bắc mà thôi. Lịch sử cũng cho
thấy rằng thời đại của vị vua nào theo Phật th́ thời đại
ấy được thái b́nh thịnh trị (đời Lư, đời Trần), vua,
quan, và dân đều được thấm nhuần tứ vô lượng tâm tức là
hạnh từ bi hỷ xả, không những trải ḷng từ với người
đồng loại mà c̣n thương tưởng đến loài vật nữa. Không
biết di tích lịch sử miền Nam có nhuốm mùi Thiền như ở
miền Bắc không.