Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

 HÀN MẠC TỬ

LÀ T̀NH YÊU ĐẦU ĐỜI CỦA MỘNG CẦM?

 

 

          Gần đây khi biết tôi đang viết tuyển tập Hàn Mạc Tử và mối t́nh đầu của thi sĩ th́ hai em cựu học sinh Gia Long niên khóa 1973, Phương Thúy và Phi Nga, gởi cho tôi xem hai bài về Mộng Cầm từ trên mạng. Đọc xong bài viết “Giải mă bí ẩn cuộc t́nh Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm* tôi ngạc nhiên lắm, v́ đây là lần đầu tiên tôi được thấy một tài liệu ghi Mộng Cầm thú nhận Mạc Tử là t́nh yêu đầu đời của bà. Càng ngạc nhiên hơn nữa là được biết Mộng Cầm “ghét cay ghét đắng” bài thơ Thôn Vỹ -- bà ghen với mối t́nh đầu của thi nhân?-- Tác giả bài viết tả rơ, “Bà [Mộng Cầm] trải các câu thơ và dằn từng tiếng, khác với các nghệ sĩ ngâm thơ ngọt ngào. Và dằn cho đến câu cuối:


Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”


Tôi có dịp đọc nhiều sách báo về Hàn Mạc Tử khi thu thập tài liệu để viết tuyển tập, tôi chưa hề thấy Mộng Cầm ra mặt nh́n nhận ḿnh đă từng yêu Hàn mà cũng không hề thấy nói bà ghét bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ”, bài thơ Hàn Mạc Tử làm năm 1939 gởi tặng người ông từng thương mến ở Thôn Vỹ.

Tác giả bài “Giải mă bí ẩn cuộc t́nh Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm” [trên mạng, không thấy kư tên] kể rơ vào mùa hè, năm 1997, t́nh cờ ông (hay bà?) được gặp Mộng Cầm -- lúc bấy giờ là một cụ bà 80 tuổi -- ở tại quán cà phê sân vườn mang tên Mộng Cầm do con gái bà là bác sĩ Mộng Đào và chồng là Phạm Thiên Bê làm chủ. Mộng Cầm nói rằng, “Vào tuổi này rồi chẳng c̣n ǵ để giấu.” Và thế là bà xả bầu tâm sự và thật thà cho biết Hàn Mạc Tử là t́nh yêu đầu đời của ḿnh và giải thích lư do tại sao mối t́nh ấy chẳng đi đến đâu. Bà nói là con nhà phong kiến, cha mẹ không bằng ḷng gả con cho một người công giáo, mà lại là văn nhân thi sĩ. Nhưng, bà nhấn mạnh, lư do chính là v́ lúc ấy bà quá thương yêu Hàn mà theo sự hiểu biết của bà th́ người bị bệnh phung gần đàn bà mau chết, cho nên bà cố tránh né để Hàn mau b́nh phục; sau đó sẽ liệu lần với cha mẹ. Nhưng tiếc thay là Hàn không qua khỏi. Tác giả viết tiếp rằng Mộng Cầm lập gia đ́nh sau khi Hàn Mạc Tử qua đời. Không biết ông lấy tài liệu này ở đâu chứ ai cũng biết Mộng Cầm lấy chồng chỉ sáu tháng sau khi chia tay với Hàn (Vũ Hải, tr 55).

Tôi cho rằng lúc tâm sự với tác giả bài văn này năm 1997, v́ tuổi hạc đă cao, có thể Mộng Cầm không c̣n nhớ rằng 36 năm trước đó, bà đă từng tuyên bố công khai là không hề có chuyện yêu đương với Hàn Mạc Tử. Và lời tuyên bố này đă gây ra nhiều bất b́nh, thị phi v́ theo cuốn Hàn Mạc Tử - Thân thế và Thi văn của Trần Thanh Mại -- bạn của Hàn Mạc Tử -- xuất bản năm 1942 th́ mối quan hệ giữa hai người được coi như “một cặp vợ chồng chưa cưới.” Trần Đức Thu, tác giả một loạt bài trên mạng với tựa đề “Hàn Mạc Tử kỳ 1,2,3,4…..”, đă viết về Mộng Cầm với tiểu đề “Mối t́nh Mộng Cầm và Hàn Mạc Tử đă được tái hiện qua phim.” ghi lại bài phỏng vấn của Châu Mộng Kỳ [Trần Thị Huyền Trang trong tập Hàn Mạc Tử - thơ và đời, tr 264 th́ ghi là Châu Hải Kỳ]. Bà Mộng Cầm xưa nay vẫn từ chối các nhà báo xin phỏng vấn cho đến năm 1961, nhờ mối quan hệ đặc biệt là thầy dạy con riêng của chồng Mộng Cầm nên phóng viên Châu Mộng Kỳ của tạp chí Phổ Thông mới được Mộng Cầm tiếp chuyện, và nhờ vậy bài phỏng vấn mới thực hiện được. Tờ Phổ Thông số 63, ra ngày 15/8/1961, đăng lời tuyên bố của Mộng Cầm phủ nhận hoàn toàn chuyện t́nh cảm giữa ḿnh và Hàn Mạc Tử. Bà nói: “Một dịp thứ Bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối t́nh với tôi. Tôi có trả lời anh chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lư do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra v́ biết Hàn Mạc Tử mắc chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ư tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện… Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần, Hàn Mạc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quăng Ngăi thăm nhà và trong nhiều bức thư, anh đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời nhưng luôn luôn ngụy biện để từ chối: ‘Em thiết nghĩ chúng ta sống như thế này thanh cao hơn, tôn giáo bất đồng, chữ hiếu bắt buộc em phải nghe lời thân mẫu.’” [Trần Thị Huyền Trang trong tập Hàn Mạc Tử - thơ và đời của Lữ Huy Nguyên đă dành 7 trang nói về chuyện t́nh của hai người với đầy đủ chi tiết, từ trang 264 đến 270]

Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Phổ Thông, cho biết Mộng Cầm đă đọc bài phỏng vấn của Châu Mộng Kỳ và không có điều ǵ thắc mắc nên ông kết luận “đă giải đáp dứt khoát một nghi vấn thường bị nhiều người xuyên tạc.” Nhưng sự thật có phải như vậy không?

Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mạc Tử, viết trong cuốn hồi kư Đôi nét về Hàn Mặc Tử (tr 39):
" Nguyên Tử có một người yêu ở Phan Thiết bí danh Mộng Cầm. Hai bên đă nặng lời thề thốt “trăm năm cùng già”. Nhưng sau khi lâm bệnh nguy –nghèo th́ Mộng Cầm đi lấy chồng, gieo vào ḷng Tử một mối buồn thương vô hạn…

Cuộc t́nh duyên giữa Tử và Mộng Cầm, trong thời kỳ Tử c̣n lành mạnh, rất có nhiều thơ mộng. Nhưng hiện Mộng Cầm có gia đ́nh. Cuộc đời quá văng không gây hạnh phúc cho cuộc đời hiện tại. Nên chỉ xin đưa ra những ǵ không thể dấu được v́ liên hệ đến văn chương."

Nói vậy nghĩa là Quách Tấn đă dấu đi những ǵ có thể dấu được và ông cho rằng việc đi lấy chồng của Mộng Cầm không có chi đáng trách mà có thể là đáng thương nữa. Sự thật th́ cũng không ai nở trách quyết định đi lấy chồng của người con gái chưa đầy 20 tuổi trong hoàn cảnh như thế. Nhưng đáng trách là việc nàng phủ nhận mối t́nh ấy, cố t́nh che đậy một sự thật mà nhiều người biết với lời nói dối ngây ngô. Nếu Mộng Cầm thẳng thắn thú nhận mối quan hệ khắng khít giữa ḿnh và Hàn th́ có thể người đời tôn trọng bà hơn, yêu mến bà hơn và có thể làm cho nhà thơ được an ủi hơn, đỡ đau khổ hơn. Nhưng, nếu Hàn Mạc Tử không “chết lịm đi trong cảm giác mất mát sững sờ” v́ nỗi đau t́nh phụ như nhà văn nữ Trần Thị Huyền Trang ghi nhận trong chương Những bóng dáng khuynh thi trong cuốn Hàn Mạc Tử - thơ và đời của Lữ Huy Nguyên (tr 268) th́ có thể chúng ta đă không được đọc những vần thơ tuyệt tác như:


Họ đă xa rồi không níu lại
Ḷng thương chưa đă mến chưa bưa
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ…
(Những giọt lệ)

hay:
Không rên xiết là thơ vô nghĩa lư
Em có chồng mà đành đoạn chia đôi
Xưa thứ ǵ dính dáng ở đầu môi
Nay trả lại để tôi làm dấu tích…
(Dấu tích)

Năm 1961, Mộng Cầm trả lời phóng viên Châu Mộng Kỳ: “Chúng tôi rất mến nhau. Nhưng đó là mối t́nh văn thơ. C̣n xác thịt hoàn toàn không nghĩ tới.” (Trần Thị Huyền Trang trong tập Hàn Mạc Tử của Lữ Huy Nguyên, tr 267). Mộng Cầm cũng tâm sự với tác giả bài viết “Giải mă ‘bí ẩn’ cuộc t́nh Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm” -- người được tiếp chuyện với bà năm 1997 – rằng giữa bà và Hàn Mạc Tử không có chuyện ǵ ra ngoài lễ giáo. Ông viết, “Bây giờ người đọc thấy những vần thơ hai người viết cho nhau rất thắm thiết, nhưng thật sự cho đến lúc Hàn Mạc Tử mất, giữa Mộng Cầm và Hàn Mạc Tử không hề có chuyện gần gũi. Thời ấy, mới cầm tay nhau là đă run lắm rồi.” Chúng ta không thể biết hết tất cả sự thật, bởi v́ như Nguyễn Đ́nh Niên trong tập luận án về Hàn Mạc Tử của ông đă nói rằng: “T́nh ái là phạm vi bí mật nhất, u uẩn nhất của một đời người………..T́nh ái là một cuộc yêu dấu, trong đó chỉ có tay đôi, không có và không thể là tay ba. Cho nên, thiết tưởng ta chỉ nên xem những lời chứng của các chứng nhân – tức là những người thứ ba – đối với cuộc t́nh người, cuộc t́nh thi sĩ, như là những giai thoại, những mẫu chuyện nên thơ, những huyền thoại ở cái mặt ngoài sáng sủa nhất, rơ ràng nhất của chúng…” (tr 128,129). Nhưng, qua những vần thơ để lại, ta có thể đoán được một phần nào những ǵ đă xẩy ra mà người trong cuộc không muốn hay không tiện nói. Tôi không thể tin lời tuyên bố của Mộng Cầm rằng sự quan hệ giữa bà và Hàn Mạc Tử chỉ là mối t́nh văn thơ. Mối t́nh văn thơ không thể làm cho thi sĩ bi lụy, ràn rụa nức nở như bài Phan Thiết (Nguyễn Bá Tín, Hàn Mạc Tử trong riêng tư, tr 41):


Ối trời ơi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương c̣n lại mănh trăng rơi
Ta đến nơi Nường ấy vắng lâu rồi
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ
Trăng vàng ngọc, trăng ân t́nh chưa phỉ!
…………………………………………………..
Hởi Phan Thiết! Phan Thiết!
Mi là nơi ta chôn hận ngh́n thu,
Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư.


Mối t́nh văn thơ không thể làm cho thi sĩ nhớ thương thảm thiết đến thân tàn ma dại:


Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm
Nhớ thương c̣n một nắm xương thôi
Thân tàn ma dại đi rồi
Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan
……………………………….
Nhớ lắm lúc như si như dại
Nhớ làm sao bải hoải tay chân
Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng
Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều
Dẫu đau đớn v́ điều phụ rẫy…
(Muôn năm sầu thảm)

Nếu không có sự gần gũi th́ thi nhân không thể kêu rên thảng thốt “nhớ hàm răng, nhớ hàm răng!”

Quách Tấn viết trong cuốn hồi kư, “Mối t́nh giữa Tử và Mộng Cầm rất đậm đà thắm thiết, ít ra cũng đậm đà thắm thiết về phần Tử”, (tr 60) c̣n về phía Mộng Cầm th́ ông không dám nói v́ muốn bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh cho nàng, nhưng câu chuyện yêu đương giữa cô nàng và Hàn Mạc tử có quá nhiều chứng cớ không thể dấu được. Bích Khê, cậu ruột của Mộng Cầm, đă trả lời câu hỏi của Quách Tấn: Mộng Cầm có yêu Hàn Mạc Tử chăng như sau:
" Không yêu mà chiều thứ bảy nào, Tử cũng ra Phan Thiết để cùng Mộng Cầm đi chơi với nhau cho đến chiều chủ nhật hôm sau mới vào Sài G̣n. Hai bên giao tiếp thân mật với nhau ngót hai năm trời mà nếu không yêu nhau th́ chỉ có gỗ đá." (Lữ Huy Nguyên, tr 269)

Và đây là lời Quách Tấn nói với một người bạn:
" Tôi đă từng đọc thơ Mộng Cầm gởi cho Tử. Nếu anh được xem bức thư nàng gởi cho Tử năm 1936 lúc anh Mộng Châu bị nạn mất ở Phú Yên, chỉ xem một bức ấy thôi, th́ anh cũng có thể đo được mức thiết tha của t́nh yêu đôi bên…Mộng Châu là anh ruột Tử và Mộng Cầm tỏ ư muốn… Thôi nàng đă có chồng rồi, nhắc lại không hay ho ǵ. ” (Lữ Huy Nguyên, tr 270).

Bức thư Mộng Cầm gởi cho Tử mà Quách Tấn không muốn nhắc lại th́ nhà phê b́nh Trần Thanh Mại đă kể chi tiết trong cuốn Hàn Mạc Tử của ông xuất bản năm 1942. Vũ Hải ghi lại trong cuốn Hành trang cho thơ và sự trở lại chính ḿnh của Hàn Mạc Tử, tr. 55, 56:


Mộng Cầm được Hàn Mạc Tử yêu say đắm và chắc rằng t́nh yêu của nàng cũng nồng nàn không kém ǵ thi nhân. Cả hai cùng thề nguyền gắn bó keo sơn. Nàng tự xem ḿnh là vợ chưa cưới của Hàn Mạc Tử. Khi hay tin anh cả của nhà thơ, ông Nguyễn Bá Nhân [thi sĩ Mộng Châu] mất, nàng viết thư xin được để tang, và đây là thư nàng viết cho Hàn Mạc Tử: “Lệ Thanh [một biệt danh của Hàn] anh ơi! Em không thể ra tận ngoài ấy để đưa linh cữu ông anh cả về nơi an nghỉ cuối cùng. Vậy anh cho phép em thành tâm cư tang cho ông anh một năm cũng như anh, nghe anh. Ở trên mấy từng mây, vong linh ông anh cả nếu có linh thiêng nên nhận người đang cầm bút viết mấy hàng thơ trên đây là người em dâu chắc chắn, nhất định của ông anh rồi. Vậy ông anh nên phù hộ cho chúng em thương nhau đến bạc đầu.

Như Quách Tấn nói chỉ xem một bức thư này thôi th́ ai cũng có thể đo được mức thiết tha của t́nh yêu đôi bên. Chắc năm 1961, 25 năm sau khi Mộng Cầm viết bức thư t́nh nghĩa kia (1936) th́ bà quên rồi mới có thể mạnh dạn trả lời Châu Mộng Kỳ, “Chúng tôi rất mến nhau. Nhưng đó là mối t́nh văn thơ…” Không những thư của Mộng Cầm nói lên hết tấm ḷng của ḿnh mà bút tích của thi sĩ cũng ghi rơ người t́nh đă phụ ḿnh v́ chứng bệnh hiểm ác. Nguyễn Đ́nh niên viết: “Hàn Mạc Tử lật lại những lá thư cũ Mộng Cầm gởi cho chàng, rồi ngoài lề, ngay những chỗ nàng thề thốt chung t́nh, chàng đánh những dấu hỏi (?) và những dấu cảm thán (!) to tướng. Có chỗ chàng phê: “Lạy trời! Em X đă phụ tôi, khi thấy tôi đau yếu, lâm phải tai nạn, nghĩa là em X đă phạm lời thề thốt trên mảnh giấy này. Tôi lạy trời xóa bỏ lời thề ấy đi, đừng hành phạt em X tôi, tội nghiệp.” (Nguyễn Đ́nh Niên, tr 139.)

Đến năm 1990, 29 năm sau ngày tuyên bố phủ nhận t́nh yêu đối với Hàn Mạc Tử, Mộng Cầm dường như quên hết sự đời, đă vui vẻ cùng Phạm Xuân Tuyển, tác giả cuốn Đi t́m chân dung Hàn Mạc Tử, ngày 18.8.1990, đi thăm lầu Ông Hoàng ở Phú Hải, nơi bà có nhiều kỷ niệm với người yêu đầu đời của ḿnh. Mộng Cầm c̣n muốn dẫn Phạm Xuân Tuyển đến Mũi Né, vùng biển t́nh sử, nơi gặp gỡ đầu tiên giữa bà và Hàn Mạc Tử, để t́m lại dấu vết mối t́nh đầu của ḿnh với nhà thơ gần 60 năm về trước. Nhưng v́ tuổi cao sức yếu đi lại khó khăn nên bà vẻ một sơ đồ tỉ mỉ hướng dẫn Phạm Xuân Tuyển đi t́m lại dấu vết ghi mối t́nh đầu xa xưa ấy (Phạm Xuân Tuyển, tr 89. Phạm Xuân Tuyển dành 10 trang, 89-99, nói về mối t́nh Mộng Cầm + Hàn Mạc Tử).

Giờ đây Mộng Cầm mới công khai nh́n nhận câu chuyện t́nh của ḿnh. Khi thăm lại lầu Ông Hoàng, bà xúc cảm quá đă làm ra những vần thơ:


Lầu Ông Hoàng đây anh ở đâu?
Hồn xưa đi mất cảnh gieo sầu
Mây mù phủ kín vùng b́nh địa
Tháp cũ căm hờn cuộc bể dâu
……………………………………….
Rồi như khói lạnh tro tàn
T́nh xưa âu hẳn mơ màng chiêm bao
Biệt ly cách trở thương đau
H́nh anh, em giữ lắng sâu đáy ḷng…


hay:


Rồi có khi nào trong phút giây
Trăng lên khỏi núi, gió đùa mây
Th́ anh nên nhớ người năm nọ
Xưa đă cùng anh sống những ngày…


Và Mộng Cầm cũng không dấu diếm rằng ḿnh đă có những ngày yêu đương đằm thắm. Mỗi cuối tuần trong suốt một thời gian 2 năm tṛn, từ 1934 đến giữa năm 1936, khi bà ra ga xe lửa Phan Thiết đón người yêu Hàn Mạc Tử ở Sài G̣n ra (Phạm Xuân Tuyển tr 99) th́ đó là mùa xuân của hai người. Khi đưa tiễn người yêu ở nhà ga trở lại Saigon th́ ḷng bà phơi phới trông chờ đón người t́nh vào cuối tuần tới. Mùa xuân của đất trời mỗi năm mới đến một lần nhưng đối với Mộng Cầm th́ mỗi lần gặp gỡ người yêu là ḷng bà rộn ră như mùa xuân mới:


Cả năm chỉ có một lần xuân
Nhưng với ḷng em xuân mỗi tuần…
(Chan Chứa, thơ Mộng Cầm)

Theo nhà sưu khảo Phạm Xuân Tuyển (tr 83) th́ trước khi đi lấy chồng, Mộng Cầm đă đến thăm nhà thơ lần cuối cùng. Quá đau thương, không ḱm nén được nên Hàn Mạc Tử thốt lên:

 

Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm
Nhớ thương c̣n một nắm xương thôi

(Muôn Năm sầu thảm – Đau thương)

Nhưng theo bút tích của Nguyễn Bá Tín – em ruột Hàn Mạc Tử -- trong cuốn Dang Dở Thi Tập của ông kể lại lần cuối Mộng Cầm đến thăm Hàn Mạc Tử th́ nhà thơ có thái độ lạnh lùng. Nguyễn Bá tín ghi: “Buổi hội kiến giữa HMT & MC tại số 20 đường Khải Định năm 1936 thật đơn giản và ngắn ngủi… h́nh như để cổi ước cho nhau. Anh Trí ngồi khoanh tay nh́n như người ngoại cuộc.” Có lẽ Hàn Mạc Tử ngẩn ngơ chưa hoàn hồn không biết phải cư xử như thế nào khi đối mặt với người vừa viết bức tâm thư xin được để tang anh ḿnh (năm 1936) mà nay đến gặp mặt xin phép đi lấy chồng!

Cũng xin được đính chính một điều là Mộng Cầm không chờ sau khi Hàn Mạc Tử mất mới đi lấy chồng như tác giả bài “Giải mă ‘bí ẩn’ cuộc t́nh Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm” kết luận. Nguyễn Bá Tin cho biết sau khi đă lập gia đ́nh, Mộng Cầm thỉnh thoảng vẫn đến thăm. Ông viết trong cuốn Hàn Mạc Tử trong riêng tư: “Mộng Cầm tuy giải ước với anh, nhưng vẫn thỉnh thoảng ghé Qui Nhơn thăm anh. Có lần mang cả con theo nữa.” tr 41.

Trước khi chấm dứt bài viết, tôi muốn nói đến một người t́nh của Hàn Mạc Tử rất dễ thương, rất chung thủy, rất can đảm, dám yêu, dám nói:


Em đă yêu anh đến dại người
Ḷng em ngày tháng dễ nào nguôi
Yêu anh trên hết t́nh yêu mến
Và sẽ yêu anh suốt một đời


để những bạn đọc nào chưa có dịp đọc sách của nhà sưu khảo Phạm Xuân Tuyển cũng được biết về người đàn bà kỳ lạ, trên đời có một này là Mai Đ́nh nữ sĩ, tục danh Lê Thị Ngọc Mai. Phạm Xuân Tuyển, trang 84, ghi: “…hiện nay dù đă là bà nội, bà ngoại, sống rất hạnh phúc bên người chồng biết cảm thông cùng các con trai, con gái đều có địa vị trong xă hội, nhưng người nữ sĩ này vẫn một ḷng yêu quí người xưa bằng một bàn thờ có ảnh Hàn Mạc Tử và Kim Cúc với đèn hương hoa quả trang nghiêm sạch sẽ ở tư gia.” Không những bà công khai thờ phượng người ḿnh yêu quí ngày xưa mà c̣n thờ luôn cả người yêu của người ấy nữa.


 


Tài liệu tham khảo:


1. Bài viết trên mạng với tựa đề “Giải mă ‘bí ẩn’ cuộc t́nh Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm*, không biết tên tác giả
2. Bài viết trên mạng “Mối t́nh Mộng Cầm và Hàn Mạc Tử…” của Trần Đ́nh Thu
3. Quách Tấn, Đôi nét về Hàn Mạc Tử, nxb Quê Mẹ, Paris 1988
4. Lữ Huy Nguyên, Hàn Mạc Tử - thơ và đời, nxb Văn học, Hà Nội 1995
5. Nguyễn Bá Tín, Hàn Mạc Tử trong riêng tư, nxb Hội Nhà Văn 1994
6. Vũ Hải, Hành trang cho thơ và sự trở lại chính ḿnh của Hàn Mạc Tử, nxb Đà Nẳng 1996
7. Phạm Xuân Tuyển, Đi t́m chân dung Hàn Mạc Tử, nxb Văn học Hà Nội 1997
8. Nguyễn Đ́nh Niên, Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử, nxb SEACAEF (Southeast Asian Culture and Education), Hoa Kỳ 2009
9. Nguyễn Bá Tín, Dang Dỡ Thi Tập, một tập thơ viết tay.

 

* a2a : Bài viết "Giải mă bí ẩn cuộc t́nh Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm" được t́m thấy trên mạng baomoi.com, tác giả Lê Văn Sâm (?)


 

art2all.net