KỲ THỊ CHỦNG TỘC Ở MỸ
Dường như kỳ thị chủng tộc là tự tính, là thuộc tính của con người. Bất kỳ ḿnh là chủng tộc nào, sinh ra và lớn lên ở đất nước nào th́ ḿnh thương nơi chốn ấy, thương những người có chung một tiếng nói, chung một môi trường sống với ḿnh. Cũng như làm người ai cũng có ba độc: tham, sân, si; ít nhiều khác nhau thôi th́ kỳ thị chủng tộc cũng vậy, ở trong máu rồi. Khách quan mà nói, người Việt ḿnh là chúa kỳ thị! Người Tàu đến Việt Nam cả hơn ngàn năm, tỵ nạn cũng có như gia đ́nh Mạc Cửu đă khai phá Hà Tiên trước khi dâng đất cho chúa Nguyễn; tha phương cầu thực cũng có như phần đông dân Triều Châu, không bao giờ đủ no ở quê bên Tàu nên thường cả gia đ́nh già trẻ lớn bé phải ăn cháo qua ngày. Sau này làm ăn khấm khá, người Triều Châu vẫn thích ăn cháo. Vậy mà ḿnh tặng họ một chữ Chệt rất trịch thượng, gọi họ là khách trú. Chắc chữ trú đọc thành chú, chú Chệt. Không hiểu chữ Chệt do đâu mà ra! Người ḿnh xem họ là khách ở trọ thôi. C̣n người Ấn Độ cũng sang nước ta đă lâu lắm, chuyên buôn bán vải cũng bị người ḿnh xem thường, gọi là Chà Và, hay anh Bảy Chà. Anh Bảy, không phải anh Hai!
Khi qua Mỹ định cư, người ḿnh cũng kỳ thị, không muốn có dâu rể người bản xứ. Sau mấy mươi năm chung sống, thế hệ thứ hai dường như không coi trọng vấn đề này nữa. Tôi c̣n nhớ lúc được học bổng sang Mỹ du học, một bài trắc nghiệm trong tuần hội thảo hướng dẫn đời sống (orientation) có câu hỏi người Mỹ đối với sinh viên nước ngoài như thế nào và câu trả lời là họ không quan tâm (indifferent). Nhưng khi cả triệu người Việt sinh sống với người Mỹ th́ sao?
Ai cũng thấy phần đông người Mỹ (trắng) được tiếng không phân biệt đối xử với người khác xứ v́ Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc, tức gồm sắc dân nhiều nước hợp thành. Họ kỳ thị người da đen v́ người da đen bị bán đến xứ này làm nô lệ chứ không phải tự ư phiêu lưu đến xứ này lập nghiệp như dân các nước khác. Thời kỳ người da đen bị bán đến xứ này, người ta quan niệm rằng người da đen là subhuman (thấp hơn người) nên không được đối xử như người. Sau nội chiến, chế độ nô lệ được băi bỏ th́ mọi công dân, không phân biệt gốc gác, được b́nh đẳng trước pháp luật nhưng trong thực tế th́ không hẳn vậy. Một thói quen lâu đời không dễ ǵ một sớm một chiều thay đổi được. Những vụ kỳ thị vẫn xảy ra. Ngày nay c̣n có hiện tượng kỳ thị “ngược” nghĩa là người da trắng không dám sa thải công nhân da đen dù năng xuất của người này kém v́ sợ bị mang tiếng kỳ thị da đen.
Không hẹn mà tôi định cư ở Mỹ từ 1968, làm việc cho chính phủ liên bang nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi vẫn sống đề huề với mọi người mà không hề nghĩ đến vấn đề kỳ thị cho đến sau 1975, khi làn sóng di dân ồ ạt sang đất nước này. Lần đầu tiên nhiều người Mỹ biết đến người Việt và họ ngạc nhiên thấy trẻ con học hành xuất sắc, người lớn cần cù, chịu thương chịu khó. Chỉ một thời gian ngắn nhiều gia đ́nh đă tạo cho ḿnh một đời sống ổn định kể cả gia đ́nh hai người em tôi. Một năm sau, gia đ́nh anh tôi vượt biển b́nh yên đến bến bờ tự do với một cháu bé chưa đầy một tuổi. T́nh cờ một luật sư người Mỹ tôi gặp tại một buổi họp mặt chào đón người tỵ nạn hỏi tôi có muốn tạo công ăn việc làm cho người nhà và dĩ nhiên là tôi muốn lắm. Vậy là ông giới thiệu tôi với một người Mỹ trắng muốn bán lại cái franchise 7-11 của ông ở Georgetown, Washington DC. Tôi không biết ǵ về buôn bán nhưng đây là một franchise nghĩa là ḿnh chỉ làm theo những hướng dẫn của hăng chính là được rồi. Họ thấy ḿnh làm được họ mới nhận. Ḿnh chỉ lo một số tiền mua lại quyền sang nhượng của người chủ trước. Anh tôi thông thạo Anh ngữ có thể coi sóc cửa hàng, hai cháu tuổi teen có thể giúp bán hàng cuối tuần, chị tôi trông coi hàng họ cho đầy đủ và tôi giúp trông coi sổ sách. Anh tôi cũng đồng ư nên tôi quyết định mua lại cái franchise này. Hồi đó tôi không biết rằng địa điểm ở Georgetown là rất tốt, ở trong vùng toàn người ăn học, rất an toàn. Nhà riêng của Tổng Thống Kennedy cách mấy đường. Khách hàng cũng khá đặc biệt, Jim Vance của đài NBC hay mua cà phê buổi sáng, vợ Henry Kissinger nhà ở gần đó dắt chó đi chơi cũng có ghé qua. Có một đêm Linda Johnson, con gái tổng thống, gọi tới nhờ tôi giữ cho bà một loại sport card mà con nít thích chơi rồi tự bà ghé lấy. Tôi không hề biết rằng nhiều người Mỹ hàng xóm nh́n tôi với cặp mắt kỳ thị. Sau gần một năm làm ăn khấm khá và họ chắc biết rơ về tôi sau một bài phỏng vấn đăng trong tờ báo Franchise, một bà hàng xóm, cách cửa hàng hai căn, mời tôi ghé nhà chơi và xin lỗi đă có ư nghĩ không đẹp về tôi ngày trước. Bà nói bà tưởng tôi học nói tiếng Anh với lính Mỹ ở mấy quán bar ở Saigon! Bây giờ th́ bà biết rơ rồi và bà xin lỗi. Tôi nh́n bà mà không biết nói ǵ, quá ngạc nhiên mà cũng thấy cảm phục bà có đủ trí và dũng để thú nhận sự sai lầm của ḿnh và sẵn sàng nhận lỗi. Về sau bà thành bạn.
Trong những người cảnh sát hay ghé tiệm uống cà phê free có một anh da đen tên Joe. Một hôm anh kéo tôi ra đằng sau và nói nhỏ rằng anh rất hănh diện v́ tôi không phải da trắng mà làm chủ một franchise ở trong vùng người da trắng. Tôi ngạc nhiên nhưng chỉ gật gù không biết nói ǵ. Anh vẫn có mặc cảm với người da trắng và thấy gần gũi với người da vàng.
Quên thưa chuyện là chỉ sau vài tuần ngắn ngủi, anh tôi quá lo lắng không thuộc giá mặt hàng, sợ bán dưới giá mất tiền, chỉ ice cream thôi cũng cả hơn mấy chục thứ với giá cả khác nhau! Anh lo lắng bất an nên khi gặp lại người bạn làm tàu rủ anh đi New York làm việc, anh muốn đi và tôi khuyến khích anh đi v́ thấy anh lo lắng mỗi ngày rất thương. Thế là cả gia đ́nh anh dọn đi New York. Tôi làm việc hầu như 16 giờ một ngày, coi như để học việc và biết cách cư xử với hăng chủ (franchisor) và rồi mọi chuyện cũng ổn.
Trời thương nên đưa đẩy một người Việt đă từng coi 7-11 ở Chicago đến giúp. Anh chàng này con nhà giàu ở Việt Nam, học trường Tây, tính t́nh phóng khoáng rất dễ thương, không coi trọng đồng tiền mà coi trọng t́nh nghĩa. Anh tận t́nh giúp nên sau một thời gian biết việc th́ tôi không phải thức khuya dậy sớm như trước. Ngoài ra c̣n có một người bạn thiết từ quê nhà giúp coi trong ngó ngoài nên tôi cũng không phải vất vả lắm. Nhưng thật sự đối phó với quần chúng không dễ dàng chút nào.
Một hôm nhằm ngày hàng đến mà trời mưa nên trong tiệm bừa bộn, nền nhà dơ. Một bà Mỹ trắng bước vào, lắc đầu nói rằng người Á Đông ở dơ. Tôi nóng mặt sừng sộ với bà rằng trời mưa, chúng tôi đang nhận hàng, dù là bà cũng không thể nào giữ cửa hàng sạch sẽ hơn được! Và bà lẳng lặng đi ra. Cũng may bà không nói ǵ thêm! Tuy không nói ra nhưng có thể người da trắng vẫn cho họ sang hơn, sạch sẽ hơn người da vàng! Một sự việc xảy ra sau đó cho thấy người da trắng kỳ thị ngầm. Có hai người khách Mỹ trắng, đôi vợ chồng trẻ th́ phải, viết cho tôi một lá thơ yêu cầu tôi phải cho quét dọn sạch sẽ lề đường, không những trước cửa tiệm mà phải quét dọn luôn lề đường của cả dăy phố! Tôi giận lắm mà chưa biết phải làm ǵ th́ có người bạn ghé thăm. Nghe tôi phàn nàn, bạn tôi biểu phải viết thư trả lời liền cho họ để họ biết không dễ ǵ bắt nạt người da vàng! Tôi cho hai người kia biết rằng tôi chỉ có trách nhiệm giữ sạch sẽ và an toàn lề đường trước cửa tiệm cho khách hàng. Nếu họ thấy lề đường của dăy phố dơ th́ phải khiếu nại với chính quyền thành phố! Tôi cũng như họ, đă đóng thuế cho thành phố lo vệ sinh cho thành phố! Và từ đó không thấy mặt hai người này nữa.
Hồi đó có người bạn của cô họ tôi chuyên mua bán và sửa xe Mercedes, giới thiệu cho tôi một chiếc Benz nhỏ khá xinh (240 C). Một hôm, tôi bước tới xe đậu trước tiệm, sắp mở cửa th́ một ông khách hàng quen, Mỹ trắng -- h́nh như ông ở đâu gần tiệm -- chận lại và hỏi sao tôi có thể đi Mercedes! Tôi khựng lại, trố mắt nh́n ông và nói tôi mua nó với đồng tiền tôi làm ra. Ông vẫn cứ lảm nhảm là dân tỵ nạn sao có thể đi xe Mercedes được. Tôi nói ông cũng là dân tỵ nạn từ Âu Châu đến thôi mà. Ông giận dữ nói tổ tiên ông sang xứ này từ thế kỷ 16. Tôi cho ông biết rằng xứ này là của dân Da Đỏ, cư dân đầu tiên của đất nước này là dân Da Đỏ. Tổ tiên ông di dân sang từ thế kỷ 16 hay chúng tôi đến đây ở thế kỷ này th́ cũng là refugee thôi, kẻ trước người sau đâu có ǵ khác. Ông đỏ mặt giận dữ bỏ đi, chắc ông không ngờ tôi biết lịch sử nước này! Và từ đó ông tránh mặt.
Như đă đề cập ở phần dẫn nhập là làm người ai cũng có máu kỳ thị. Nhiều người tưởng ḿnh không kỳ thị v́ chưa có dịp thấy máu kỳ thị của ḿnh trồi lên thôi. Có nhiều trường hợp kỳ thị lạ lắm, như một lần trên đường về nhà, xe tôi bị trục trặc. Tôi bước ra khỏi xe và chưa biết phải gọi ai th́ có một chiếc Mercedes dừng lại, một cô Mỹ trắng bước ra đến bên tôi nói rằng ḿnh đi xe Mercedes phải giúp nhau thôi v́ người ta ganh tỵ không giúp ḿnh đâu. Tôi thật ngỡ ngàng khi nghe cô tuyên bố vậy v́ tôi không hề nghĩ rằng người ta đối xử phân biệt với những người lái xe Mercedes! Không biết có ai khác có kinh nghiệm lạ kỳ như vậy không. Chắc có nhiều chuyện kỳ thị không phải v́ chủng tộc. Gần đây với phong trào Black Lives Matter, người da màu có vẻ chiếm thế thượng phong ở ngoài đường mà người da trắng không dám lên tiếng v́ sợ mang tiếng kỳ thị da đen. Cô Yeomi Park -- người con gái trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên đă đi một ṿng kể lể vụ vượt biên gian khổ của cô và mẹ -- tường tŕnh trên TV 20/20 rằng mùa hè năm ngoái cô bị ba người đàn bà Mỹ đen đánh cướp ngoài đường. Cô chụp được người giựt ví th́ người này la toáng lên là cô kỳ thị v́ thấy chị là da đen mà cho chị là kẻ cắp! Những người Mỹ trắng chung quanh cũng phụ họa không được kỳ thị v́ màu da làm cô chưng hửng. Không biết tệ nạn này sẽ đưa nước Mỹ về đâu!
Ăn cây nào rào cây ấy, người xưa nói vậy cũng đúng lắm. Cứ nh́n cảnh người Việt ở Mỹ theo dơi những trận đấu đá tranh giải Olympic mùa hè vừa rồi ở Nhật reo ḥ khi Mỹ thắng và buồn rầu khi thấy Trung Cộng chiếm nhiều huy chương vàng. Ta xót xa thấy rằng người ḿnh không c̣n một Việt Nam Cộng Ḥa để thương yêu nên thương mến xứ này. Bà chị dâu tôi thấy Trung Cộng chiếm nhiều huy chương vàng ghét quá không muốn coi tiếp nữa cho đến khi tôi báo cáo là Mỹ vượt gần kịp rồi. Chúng tôi hồi hộp và cầu nguyện mỗi ngày! Rơ ràng là kỳ thị ở trong máu ḿnh. Làm người ai cũng có máu tham sân si và máu kỳ thị. Mô Phật, chúng con không thể nào coi chúng sinh b́nh đẳng như Phật dạy được.
Hoàng Thị Quỳnh Hoa ~~oOo~~ |