Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

LỜI CON TRẺ
Hiện tượng luân hồi tái sinh ở phương Tây

 



          Nhà văn Ruyard Kippling, người Anh sinh trưởng ở Ấn Độ ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 (1865-1936) đă kết luận là “Đông Tây không thể gặp nhau”. Ông chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn minh Ấn Độ và sau khi chu du nhiều nước trên thế giới có thể ông thấy rằng nhân quả luân hồi, cốt lơi của nhiều tôn giáo lâu đời ở đông phương, là một tư tưởng quá xa lạ đối với nền văn minh Tây phương, một nền văn minh đặt cơ sở trên niềm tin Kito giáo cho rằng con người chỉ sống một lần, rằng người chết phải chờ đến Ngày Phán Xét (Judgement Day) mới được biết ḿnh sẽ lên Thiên Đàng vĩnh viễn hay xuống hỏa ngục đời đời.

Nhưng theo tôi th́ văn minh Đông Tây cũng đă gặp nhau ở một điểm là ngày xửa ngày xưa, phương nào cũng tin có thần thánh sống lẫn lộn với loài người. Đứng trước những hiện tượng thiên nhiên hùng vỹ, con người thấy ḿnh nhỏ bé, sợ hăi sấm sét, núi lửa, sóng thần, phong ba băo táp nên con người đă tạo dựng một lớp thần thánh để cầu họ che chở cho ḿnh, như những vị thần ở Hy lạp mà Jupiter là chúa tể. Gia đ́nh chúa tể Jupiter sống ở trong một lâu đài trên một ngọn núi ở Hy Lạp có tên là Mount Olympus. Anh em thần Jupiter chia nhau ngự trị khắp nơi như Poseidon là Thần Biển, Helios là Thần Mặt Trời, Artemis là Thần Mặt Trăng, Hades là Thần cai quản Cơi Âm v.v... Những vị thần này cũng có vợ có con, cũng hỉ nộ ái ố, ghen tương không khác ǵ người trần tục. Niềm tin này không khác ǵ niềm tin của nhiều xă hội ở Đông phương ngày trước, nhất là người theo đạo Bà La Môn hay Ấn giáo ở Ấn Độ. Tín đồ Ấn giáo tin Thần Shiva là chúa tể của mọi thần linh. Thần Shiva cưới nữ thần Parvati làm vợ và đẻ ra Kumara là Thần Chiến Tranh v.v... Chỉ có khác chăng là tích truyện của những vị thần ở Hy Lạp ngày nay được coi như là những chuyện thần thoại (myths), c̣n những vị thần của đạo Hindu vẫn được cung kính tôn thờ. Nếu có dịp viếng thăm Ấn Độ, bạn sẽ thấy chỗ nào có buôn bán là chỗ ấy có thờ thần Ganesa, ḿnh người mặt voi. Thần Ganesa là con trai của thần Shiva và nữ thần Parvati được thờ như ông Thần Tài của người Việt Nam vậy.

Ngày nay khoa học đă giải thích được nhiều hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ nên con người không c̣n tin tưởng thần thánh mấy nữa. Nhưng khoa học không thể nào giải thích hết được mọi hiện tượng xẩy ra quanh ta, những hiện tượng có tính cách huyền bí mà trí óc thông minh hữu hạn của con người không thể hiểu được, như hiện tượng thần đồng, tái sinh, nhớ lại kiếp trước v.v... Rất nhiều khoa học gia trên thế giới đă mon men t́m hiểu lư luân hồi nghiệp báo của Phật giáo để mong giải tỏa những thắc mắc lớn của nhân loại như, “Tôi là ai? Tại sao tôi sinh ra ở cơi đời này? Tôi từ đâu đến? Và tôi sẽ đi về đâu?” mà tác giả Vicki Mackenzie đă nêu lên trong cuốn Tái Sinh Ở phương Tây (Reborn in the West) được xuất bản năm 1995.

Người phương tây muốn t́m hiểu mọi hiện tượng siêu h́nh với tinh thần khoa học nên họ đă dày công nghiên cứu, thu thập dữ kiện trong một thời gian dài, rồi mới đi đến kết luận. Tiến sĩ Ian Stevenson, người được xem như cha đẻ phong trào nghiên cứu hiện tượng luân hồi, đă bỏ ra trên 40 năm miệt mài không ngừng nghỉ, đă từng đi khắp nơi trên thế giới để nói chuyện trực tiếp với những người nhớ tiền tiếp. Ông dùng phương pháp khoa học giảo nghiệm những câu chuyên của họ và đă ghi lại công tŕnh nghiên cứu trong pho sách hai cuốn gồm 2268 trang với tựa đề Reincarnation and Biology ghi rơ những dấu, tật bẩm sinh (birth marks) của đứa trẻ là dấu ấn của tiền kiếp.

Càng ngày càng có nhiều khoa học gia có cảm t́nh với đạo Phật và muốn t́m hiểu đạo Phật v́ họ thấy những khám phá khoa học rất gần với những lời giảng dạy của Đức Phật Thích Ca. Các bạn cứ thử nghĩ xem, đến thế kỷ thứ 16 người ta mới biết sử dụng kính hiển vi, mới thấy được những con trùng li ti, vậy mà gần 20 thế kỷ trước, Đức Phật đă khuyến cáo đệ tử trước khi uống nước nên đọc chú cầu văng sanh cho những chúng sinh lăn tăn trong nước! Trong kinh Hoa Nghiêm nói rơ là ngoài cơi Ta Bà này c̣n có vô vàn thế giới khác, vô vàn hành tinh khác và tả rơ h́nh dáng của những hành tinh đó nữa mà bây giờ những nhà thiên văn mới dần dần khám phá ra. Trong ṿng 10 năm qua, họ đă biết thêm 100 hành tinh mới và họ tin chắc rằng có cả hằng ngàn hành tinh khác đang chờ được khám phá.

Ngoài tiến sĩ Ian Stevenson của Đại Học Virginia, bác sĩ Raymond Moody cũng đă bỏ hơn 25 năm nghiên cứu về trường hợp người chết sống lại (Near Death Experience), đă tả cảnh giới bên kia cửa tử rất rơ ràng. Ngày nay tài liệu về tái sinh luân hồi th́ nhiều vô số kể và tài liệu nào cũng được tác giả khẳng định là đă được nghiên cứu theo phương pháp khoa học như tựa đề của tác phẩm của Joel L. Whitton: Life Between Life: scientific explanation into the void separating one incarnation from the next, tác phẩm của bà S. L. Cranston với nhan đề Reincarnation: a new horizon in science, religion, and society. Thậm chí người ta c̣n viết cả sách chỉ nam về luân hồi nữa như cuốn A Reincarnation Handbook của tác giả Michael Talbot. Hiện tượng luân hồi nghiệp báo của phương Đông huyền bí ngày nay đă được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây mổ xẻ theo tinh thần và phương pháp khoa học.

Ở đây chúng tôi xin được giới thiệu công tŕnh nghiên cứu của một tác giả trẻ người Mỹ, một bà mẹ đă lao ḿnh vào công cuộc nghiên cứu hiện tượng tái sinh, không phải v́ bà là một nhà nghiên cứu chuyên môn về những hiện tượng siêu h́nh, nhưng là để t́m hiểu chuyện tiền thân kiếp trước mà hai con nhỏ của bà cứ nhắc nhở hoài. Bà kể rằng, cũng như bao nhiêu tín đồ Tin Lành khác, bà lớn lên với niềm tin mà sách Phúc Âm giảng dạy là con người chỉ sống có một đời. Một ngày nọ đứa con gái nhỏ của bà hô hoán lên rằng kiếp trước nó bị chết cháy! Thằng con trai 5 tuổi cũng kể lại tiền kiếp xa xưa của nó là một người lính da đen có vợ, có con, đă trúng đạn chết trong cuộc chiến thanh Nam Bắc ở Mỹ. Bà hoang mang không hiểu tại sao con bà lại phát ngôn lạ lùng như vậy. Có điều bà tin chắc là chúng không bịa đặt, chắc phải có một nguyên nhân ǵ. Bà vào thư viện t́m kiếm sách vở tài liệu nói về kiếp trước kiếp sau và bà mừng rỡ được đọc những tác phẩm của tiến sĩ Ian Stevenson, lúc bấy giờ là giảng sư của đại học Virginia. Bà t́m cách liên lạc với ông Stevenson và kể câu chuyện tiền thân của hai con bà. Bà yên tâm hơn khi biết được rằng có cả hằng ngàn trẻ con nhớ lại kiếp trước của ḿnh chứ không riêng ǵ hai đứa con của bà. Nhưng những tác phẩm của tiến sĩ Stevenson chỉ ghi lại những trường hợp tái sinh mà không đưa ra biện pháp nào khả dĩ có thể giúp đỡ những gia đ́nh có con nhớ lại kiếp trước. Đây là một hiện tượng mới mẻ ở xă hội này đă gây hoang mang, lo sợ cho nhiều gia đ́nh khi họ nghe đứa con nhỏ kể chuyện tiền kiếp của ḿnh, nên bà Carol Bowman quyết định tiến hành công cuộc nghiên cứu riêng của bà. Bà bắt đầu thu thập dữ kiện, t́m gặp những gia đ́nh có con trẻ nhớ lại kiếp trước. Bà ghi tên học hậu đại học về khoa hướng dẫn an ủi tinh thần (counseling) để có thể giúp đỡ trấn an những gia đ́nh chưa hề biết ǵ về hiện tượng tái sinh và cứ tưởng con ḿnh bị loạn thần kinh!

Từ 1988 đến 1997 bà đă thu thập trên hơn một trăm vụ trẻ con nhớ tiền thân và cho ra đời tác phẩm đầu tay của bà 'Children’s Past Lives'. Sau khi cuốn sách này ra đời, bà Bowman tiếp tục nhận email của nhiều bà mẹ mỗi ngày về trường hợp nhớ kiếp trước của con họ. Họ cám ơn bà đă cho họ cơ hội “tâm sự” với bà. Họ nói ngày trước có người đem tŕnh với các linh mục những chuyện lạ này th́ mấy vị ấy nói con họ bị ma làm và đ̣i làm lễ trừ tà. Có người lo sợ đem con ḿnh đến tham vấn bác sĩ tâm thần th́ bác sĩ phán rằng con họ bị bệnh tâm thần! Những gia đ́nh này xưa nay không tin luân hồi tái sinh nhưng nay đă chứng kiến trường hợp tái sinh ngay trong gia đ́nh, và họ bắt đầu thay đổi lối suy nghĩ của họ. Sau khi nhận được câu chuyện tái sinh của nhiều gia đ́nh, bà Bowman nhận thấy rằng có rất nhiều trường hợp người quá cố tái sinh lại trong gia đ́nh ḿnh, như ông ngoại trở lại làm con của con gái ḿnh, người em tái sinh làm con của người chị trong gia đ́nh v.v... Bà Bowman kết luận rằng chết không phải là hết, người thân ấy có thể trở về sum họp với gia đ́nh trong một thân thể khác, t́nh thương có thể tiếp diễn đến đời sau. Năm 2001 bà xuất bản cuốn sách thứ hai dưới nhan đề Return From Heaven ghi lại nhiều trường hợp tái sinh trở lại trong gia đ́nh. Và hiện giờ bà vẫn tiếp tục thu thập tài liệu, tiếp tục nghiên cứu hiện tượng luân hồi tái sinh. Các bạn có thể đến thăm trang nhà của bà ở www.childpastlife.org. Năm nay bà Bowman mới 55 tuổi hiện sinh sống ở Philadelphia với chồng. Hai đứa con nhớ lại tiền thân của chúng đă lên đại học.

Sau khi được nghe nhiều câu chuyện tái sinh, bà Bowman nhận xét rằng thường thường đứa trẻ tái sinh hay có những hành xử kỳ cục khác thường, hay tự dưng kể lại chi tiết của những sự việc mà một đứa trẻ ở tuổi ấy không thể biết được. Sau đây là câu chuyện của bé Peter, 3 tuổi, đă trở lại làm con của em gái ḿnh.
 


Chết Dưới Tấm Nệm


Mẹ Peter tên Tracy kể rằng khi nhà của cha mẹ cô bị cháy rụi năm 1970 th́ cô mới hai tuổi nên không nhớ ǵ nhiều. Cô chỉ nhớ đại khái rằng hồi ấy gia đ́nh cô ở miền bắc Michigan. Không ai biết tại sao nhà bị cháy, cô chỉ nhớ là nhà phát cháy vào một đêm rất lạnh, cha mẹ, năm người anh trai và cô chạy được ra khỏi nhà nhưng khi người cha phát hiện ra đứa con trai thứ sáu là Gary c̣n ở trong nhà th́ ông chạy vội vào, nhưng lửa cháy quá lớn, cả ông và Gary chết cháy trong nhà. Từ đó, không ai dám đả động ǵ về vụ cháy nhà vị mẹ cô, bị mất chồng và mất đứa con trai út, không muốn nghe ai nhắc nhở biến cố thảm thương ấy.

Tracy không nhớ ǵ về cái đêm cháy nhà hăi hùng ấy nữa nhưng đứa con trai tên Peter sinh năm 1990 lại biết từng chi tiết của vụ cháy nhà. Khi vừa lên ba, Peter bắt đầu thức dậy lúc nửa đêm và hét lên “Má, má má ơi”. Tracy chạy vào pḥng con th́ kinh ngạc thấy điệu bộ của nó rất kinh dị. Nó có vẻ tỉnh ngủ v́ nó ngồi thẳng lên với hai mắt mở lớn nh́n trừng trừng về phiá trước. Nhưng khi Tracy bước đến gần th́ nó hất mẹ ra và tiếp tục la, “Đi đi. Tôi muốn má tôi mà. Má ơi, con muốn má!” dường như nó không nhận ra Tracy. Mẹ nó dỗ dành thế nào cũng không được . Nó vẫn cứ kêu la cho đến khi mệt quá mới thôi. Những đêm hăi hùng như thế xảy ra trong mấy tháng liền làm Tracy rất lo sợ và mỏi mệt. Cũng cùng thời gian này, ban ngày, Peter bắt đầu nói đến “Gary, người bạn” của nó đă chết như thế nào. Nó nói đến cái đêm mà cả gia đ́nh Gary đang ngủ nghe chó sủa thức dậy th́ thấy căn nhà đă phát cháy. Nó tả là cái nhà đó màu vàng, có cây thông sát nhà cũng bị cháy, có đường cho xe hơi vào nhà h́nh ṿng cung chứ không phải đường thẳng như nhà nó bây giờ. Nó nói thêm rằng ông bà ngoại của Gary ở bên kia đường cũng chạy sang và cùng mọi người trong gia đ́nh đau xót bó tay đứng nh́n ông thần lửa thiêu rụi dần căn nhà màu vàng. Nó nói đến ba xe chữa lửa và một ông lính chữa lửa có cḥm râu màu nâu. Nó nói đến vụ cháy này hoài và mỗi lúc lại nhớ thêm một chi tiết mới, dường như nó thấy cả toàn bức tranh nhà cháy này trong trí nhớ. Cùng một lúc nó biết chính xác những ǵ đă xảy ra ở trong và ngoài nhà.

Những chi tiết về vụ nhà cháy này mẹ Peter không hề biết nên mỗi khi em nói một chi tiết mới th́ Tracy lại gọi người mẹ ḿnh là bà Edith th́ bà mẹ xác nhận những chi tiết như đường xe hơi ṿng cung, cây thông bị cháy, ông bà ngoại, chó sủa, và ông lính chữa lửa với cḥm râu màu nâu... đều đúng cả. Chuyện lạ hơn nữa là Peter tả rất rơ cảnh Gary và người cha chết như thế nào. Peter nói khi người cha chạy vào t́m thấy Gary th́ hai cha con bị ngọn lửa lớn chặn lối không thoát ra cửa được nên vội chui dưới tấm nệm cho đỡ ngạt khói. Tracy không muốn hỏi mẹ về chi tiết đau ḷng này nên cô ta gọi người anh cả th́ ông anh cho biết đúng là cha và em đă ẩn núp dưới nệm v́ lính chữa lửa đă t́m được xác hai cha con dưới tấm nệm.

Trước kia Tracy đă có ư nghi rằng có thể Peter là Gary tái sinh, nhưng v́ chung quanh không ai tin hiện tượng luân hồi nên Tracy cố t́nh t́m cách biện bạch cho rằng có thể Peter nói bậy mà trúng chăng. Nhưng khi nghe Peter nói đến việc hai cha con ẩn núp dưới tấm nệm và chết ở đó th́ Tracy không nghi ngờ ǵ nữa, v́ một đứa trẻ lên ba không thể nào thêu dệt những chuyện như thế được. Peter cứ lập đi lập lại câu chuyện nhà cháy này một cách bất chợt với những chi tiết như thế suốt gần cả năm cho đến khi em lên bốn tuổi. Tracy nói tự dưng Peter đang ngồi lê la trên sàn nhà với những đồ chơi th́ em bỗng dưng ngừng chơi rồi nh́n mẹ và với một điệu bộ nghiêm trang, em bắt đầu kể chi tiết vụ cháy nhà, từ lúc chó sủa, lính chữa lửa đến, nhà um khói và vụ ẩn núp dưới tấm nệm. Nếu mẹ Peter đứng dậy đi làm chuyện ǵ khác trong khi Peter đang kể chuyện th́ em cũng lẽo đẽo theo mẹ và bắt mẹ phải chú ư nghe hết câu chuyện.

Không những Peter nhớ rơ từng chi tiết về vụ cháy nhà mà em c̣n nhận diện được Gary trong h́nh, bức h́nh chụp cả gia đ́nh không lâu trước tai nạn cháy nhà. Khi thấy bức h́nh, Peter chỉ ngay vào Gary và nói, “Đây là Gary, bạn con.” Có điều lạ là em không nhận diện được ai cả ngoài Gary. Tracy bấy giờ mới để ư thấy Peter rất giống Gary là người anh sát Tracy mà không giống ǵ mấy người anh kia. Tracy cũng nghĩ rằng v́ thảm nạn cháy nhà mà Peter rất sợ lửa. Hễ có người châm thuốc lá trước mặt là Peter hoảng sợ bỏ chạy liền. Chỉ nh́n thấy cái bật lửa cũng làm cho Peter cuống cuồng. Nó không thích nh́n cái bếp bằng gỗ; cái lồng ấp bằng dầu của bà ngoại cũng làm nó kinh hăi.

Không ai biết chắc v́ lư do ǵ ngôi nhà phát cháy đă giết chết Gary nhưng sự việc Peter sợ lửa là chuyện dễ hiểu v́ những đứa trẻ tái sinh, nhất là những đứa chết bất th́nh ĺnh hay v́ những tai nạn thảm thương, thường nhớ cái chết của kiếp trước rất rơ, và kiếp này c̣n hăi sợ những ǵ có thể gây ra tai nạn tương tợ. Trong tập hồ sơ dày của tác giả đầy dẫy trường hợp nhiều em bé khóc thất thanh mỗi khi nghe tiếng máy bay. Khi bắt đầu biết nói th́ mỗi khi thấy máy bay chúng nó lại sợ hăi bảo bố mẹ phải trốn. Chúng nói rằng hồi trước khi chúng là người lớn đă bị bom từ máy bay giết chết. Cha mẹ không hiểu sao có nhiều đứa trẻ sợ hăi nhiều thứ vô căn cứ (phobia) như sợ nước, sợ lửa, sợ tiếng động v.v...nhưng nếu chúng nhớ lại cái chết của chúng ở kiếp trước th́ chúng sẽ sợ những ǵ liên hệ đến cái chết của chúng. Có điều lạ là nếu chúng nhớ lại những lư do gây ra cái chết ở kiếp trước th́ dần đà chúng sẽ bớt sợ hăi vô căn cứ.

Bà ngoại của Peter, tức mẹ của Tracy, nhận thấy tính t́nh của Peter có nhiều điểm giống Gary như tính rụt rè sợ sệt, hễ thấy người lạ là níu lấy mẹ không rời. Tuy rụt rè mà Gary lúc nào cũng sẵn sàng “bảo vệ” mẹ. Nếu ai nói xấu Edith trước mặt Gary là hắn nhảy chồm lên bênh mẹ liền. Peter bây giờ cũng thế, lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ Tracy. Cả hai đứa trẻ đều bị tật nói ngọng và đều phải đi học lớp đặc biệt với chuyên viên sửa giọng. Peter vẫn phải theo học lớp này cho đến lúc lên mười mới thôi.

Sau khi Peter kể chi tiết vụ cháy nhà, Tracy nhờ mẹ hỏi thêm xem nó c̣n nhớ ǵ chính xác nữa không th́ bà mẹ nói hỏi ǵ nó cũng đáp đúng. Từ ngày có cơ hội nói chuyện với bà ngoại, Peter không đả động ǵ về tai nạn nhà cháy với mẹ nữa. Nó chỉ chờ có bà ngoại mới tỉ tê nói chuyện với ngoại nó thôi. Bà Edith mừng rỡ, tin chắc rằng Peter là Gary tái sinh. Và cũng nhờ thế, sau hơn 20 năm câm nín, bây giờ bà mới bắt đầu nói đến tai nạn cháy nhà với con cái, và là lần đầu tiên bà đă nhắc đến tên đứa con trai út chết cháy. Bây giờ bà mới thổ lộ với con gái một bí mật bà vẫn giữ trong ḷng hơn 20 năm. Bà nói bà vẫn ân hận măi v́ đêm cháy nhà Gary quấy phá ǵ đó nên bà đă đánh con thay v́ ôm hôn con trước khi Gary đi ngủ. Và cũng v́ vậy mà bà không bao giờ đánh Tracy, cho dù cô bé có quấy phá nghịch ngợm quá tệ cũng không bị đ̣n. Tin rằng Peter là Gary tái sinh đă cho mẹ Tracy một cơ hội mới để đền bù cho Gary nên bà không c̣n thấy tội lỗi lắm nữa. Hai bà cháu cứ quấn quít bên nhau và lâu lâu Tracy lại nghe mẹ buột miệng gọi Peter là “con” và Peter cũng thưa gởi với Edith là “mẹ”. Tracy nói nếu không tin Peter là Gary tái sinh th́ chắc cô ấy sẽ ganh với bà mẹ v́ t́nh thương đặc biệt Peter dành cho bà ngoại. Cô nói tiếp rằng có một điều lạ là mẹ Tracy không hề để ư đến những đứa cháu khác khi chúng mới sinh mà lại đến nhà thương chứng kiến giây phút Peter ra đời, làm như bà cũng linh cảm có một điều ǵ đặc biệt về đứa cháu này. Peter là đứa cháu bà cưng ch́u hơn hết.

Mặc dù sinh trưởng trong truyền thống Tin Lành, tác giả Carol Bowman đă tỏ ra là một người có tinh thần độc lập tự trị. Ngày c̣n bé, cũng như phần đông những đứa trẻ khác, bà tin rằng một con c̣ đă ẵm em bé đến nhà và thả xuống cho cha mẹ theo ống khói ḷ sưởi. Cô bé Carol suy nghĩ rằng ông già Noel cũng theo ống khói xuống nhà đem quà đến cho những đứa trẻ ngoan th́ chuyện con c̣ thả em bé xuống theo đường này nghe cũng có lư. Nhưng cô lại suy nghĩ thêm rằng, nếu nhà nào không có ḷ sưởi th́ những chuyện hay ho này làm sao xảy ra được! Khôn lớn hơn một chút th́ cô hiểu rằng em bé ra đời từ bụng mẹ. Khi biết suy nghĩ chính chắn hơn và được học Phúc Âm nói rơ có một đấng Thượng Đế toàn năng quyết định vận mạng của con người th́ cô thấy có cái ǵ không ổn. Cô muốn t́m hiểu tại sao Thượng Đế lại đặc ân cho những đứa bé này được sinh vào những gia đ́nh êm ấm hạnh phúc mà nhiều đứa khác lại bị đói rách hay chết chóc v́ chiến tranh!

Nhờ có đầu óc khoa học và tinh thần muốn t́m hiểu nên khi chứng kiến cảnh hai đứa con nhớ lại kiếp trước của chúng, bà Bowman đă bỏ công nghiên cứu và cuối cùng th́ bà thấy có kiếp trước kiếp sau rơ ràng. Bà c̣n tin rằng linh hồn có thể chọn cha mẹ cho kiếp lai sinh của ḿnh. Những người có đầu óc hẹp ḥi chắc không muốn t́m hiểu những lời nói của trẻ con mà có thể sẵn sàng đồng ư với những bề trên ở nhà thờ cho rằng con ḿnh bị ma làm nên ăn nói bậy bạ hay con ḿnh bị bệnh tâm thần. Gia đ́nh nào có con nhỏ nên xem chừng chúng đă phát ngôn những ǵ. Biết đâu các bạn có thể nhận ra được người thân đă trở lại để tiếp nối giây thân ái trong gia đ́nh. Cuốn Return From Heaven kể lại mười hai câu chuyện tái sinh trở lại trong gia đ́nh.

 

 

Nguyên Ngọc Hoàng thị Quỳnh Hoa sưu tầm

 

art2all.net